Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.76 KB, 13 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>DANH SÁCH CÁC HỌC SINH TỔ 2. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10.. Biên tập nội dung Biên tập kĩ – mỹ thuật Trình bày bìa Nội dung bài nghị luận. Lê Thị Thu Thủy Trần Thị Duyên Dương Thị Yến Linh Nguyễn Chí Hiển Trần Nguyễn Thanh Thúy Phan Thị Ngân Nguyễn Thành Văn Phạm Võ Hùng Huỳnh Văn Chiến Nguyễn Thị Thủy Ngân. : : : :. Nguyễn Thành Văn Nguyễn Thành Văn Nguyễn Thành Văn các thành viên trong tổ.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> VỊ TRÍ ĐỊA LÝAnh): CỦAJohnson Reef, có những tài liệu gọi là Johnson South Reef Đá Gạc Ma (tiếng I.. Tọa độ : 9°42′B ; 114°17′Đ Là rạn san hô nằm ở đầu phía Tây Nam của cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa ( thuộc chủ quyền Việt Nam ) . Nằm cách rạn gần nhất là đá Cô Lin hơn 3km về phía Đông Nam và được bao quanh bởi vành đai san hô trắng, phần lớn bãi đá này chìm dưới mặt nước. Gạc Ma thuộc nhóm bãi cạn nằm ở tây bắc của Trường Sa, ảnh hưởng lớn tới hoạt động quân sự, an ninh, quốc phòng và kinh tế của Việt Nam. Nó nằm gần bờ biển miền Trung của Việt Nam, nơi chúng ta có rất nhiều căn cứ và cơ sở kinh tế, quốc phòng, an ninh. Nó cũng nằm trên con đường từ đất liền của Việt Nam ra Trường Sa, nơi chúng ta liên tục có các chuyến đi ra quần đảo này để tiếp tế lương thực và các hàng hóa khác cho dân cư và lực lượng bảo vệ của mình ở Trường Sa. Đó là tuyến đường huyết mạch nối với đất liền. Gạc Ma cũng nằm gần khu vực chúng ta đang thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa. Rõ ràng vị trí này khá hiểm yếu.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đá Gạc Ma cách đất liền khoảng 500 km. Đá Gạc Ma thuộc khu vực chồng lấn của nhiều quốc gia như Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines. Các bên vẫn chưa giải quyết vấn đề phân định vùng đặc quyền kinh tế tại vùng biển này..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> II. GẠC MA – MỘT PHẦN CỦA ĐẤT NƯỚC.. Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên đá Gạc Ma hay trên quần đảo Trường Sa Đá Gạc Ma thuộc vùng thềm lục địa của vùng biển Việt Nam ( cách đất liền khoảng 270 hải lý ), vì vậy theo công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 đá Gạc Ma thuộc chủ quyền của nước ta. Về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới. Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp quần đảo Hoàng Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa cũng như đá Gạc Ma một cách liên tục và hòa bình. Ngoài ra Việt Nam còn có một số bằng chứng lịch sử cho thấy quần đảo Trường Sa là của nước ta. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng cái tên Bãi Cát Vàng ( hay Vạn lý Trường Sa) và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ba là, Có rất nhiều bản đồ chính thức của Trung Quốc từ đời Nguyên, Minh đến Thanh, trong đó có bản đồ ấn bản gần thời điểm có tranh chấp như bản đồ Đại Thanh Đế Quốc trong Đại Thanh Đế Quốc toàn đồ, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910 đã vẽ cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không vẽ bất cứ hải đảo nào khác ở biển Đông. Bản đồ Hoàng Triều Nhất Thống dư địa tổng đồ trong cuốn Hoàng Thanh Nhất Thống dư địa toàn đồ xuất bản năm Quang Tự 20 (1894) đã ghi rõ cực nam lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông ở 18 độ 30 phút Bắc, trong khi Tây Sa hay Hoàng Sa được Trung Quốc đặt tên, có đảo ở vị trí cao nhất là 17 độ 5 phút. Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại Ký Sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa Điều này chứng tỏ Tây Sa hay Hoàng Sa chưa hề là lãnh thổ của Trung Quốc huống chi là đá Gạc Ma thuộc Hoàng Sa.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (1904). Bản đồ Trung Quốc thể hiện phần cực Nam chỉ đến đảo Hải Nam xuất bản năm 1851. Bốn là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bản đồ Đông Ấn xuất bản năm 1736 không thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc. Bản đồ biển Đông do người Hà Lan vẽ vào năm 1754 đã ghi nhận quần đảo Hoàng Sa dưới tên gọi De Paracelles. Hầu hết tất cả các bản đồ của Trung Quốc chỉ thể hiện gới hạn ở cực nam là đảo Hải Nam. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm kí sắc lệnh số 143-NV đổi tên các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, theo đó tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được đổi thành tỉnh Phước Tuy, đồng thời xác định "Hoàng Sa (Spratley)" (nguyên văn) thuộc tỉnh Phước Tuy.Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa kí nghị định số 420-BNV/HCĐP/26 sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Thái Bình (nguyên văn), Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai (nguyên văn), cum Sinh Tồn ( Trong đó có Đá Gạc MA ) và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Không chỉ có Trung Quốc mà Philippines cũng tranh chấp Đá Gạc Ma với nước ta. Philippines dựa trên các luận điểm là terra nullius (đất vô chủ) và sự gần gũi về khoảng cách địa lí để tuyên bố chủ quyền đối với Nhóm đảo Kalayaan ( trong đó có đá Gạc Ma).. Đường giới hạn "Nhóm đảo Kalayaan" theo Sắc lệnh Tổng thống số 1596 của Philippines Nhưng các chứng cứ của Việt Nam cho thấy đã có sự quản lý của triều đình nhà Nguyễn ở đây, vì thế, đây không phải là đất vô chủ . Thứ hai về địa lí của Philippines cũng có điểm yếu bởi vì quần đảo Philippines bị máng biển Palawan ngăn cách khỏi quần đảo Trường Sa, không thoả điều 76 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển về sự "kéo dài tự nhiên" nên nước này không thể đòi hỏi đặc quyền vượt quá phạm vi 200 hải lí tính từ đường cơ sở Những bằng chứng trên cho thấy đá Gạc Ma hay cả quần đảo Trường Sa đề thuộc cương vực lãnh thổ Việt Nam tự bao giờ.. III. TRẬN HẢI CHIẾN NĂM 1988. Hải chiến Trường Sa 1988 là tên gọi của cuộc chiến trên biển Đông năm 1988 khi Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Theo thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó chính trị Trung đoàn Công binh 83 giai đoạn 1988-1997, cuối năm 1987 Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ Quốc phòng Việt Nam chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, bao gồm việc củng cố, xây dựng thêm các hạng mục công trình chiến đấu, sinh hoạt cho bộ đội..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tàu HQ 604 khi nhận lệnh ra Gạc Ma. Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125 Sau Tết Nguyên đán, các chiến sĩ Trung đoàn công binh 83 (Quân chủng Hải quân) nhận lệnh từ Sơn Trà (Đà Nẵng) vào Cam Ranh (Khánh Hòa) cùng với lực lượng bảo vệ đảo của Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) ra Trường Sa cắm mốc chủ quyền và xây dựng đảo chìm ở Trường Sa theo chiến dịch CQ88. 20h ngày 11/3/1988, tàu 604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ nhổ neo từ Cam Ranh chở theo lính công binh của Trung đoàn 83 và lực lượng giữ đảo của lữ đoàn 146 ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin (thuộc cụm đảo Sinh Tồn) - cách đất liền khoảng 500 km. Đảo chìm Gạc Ma lúc đó chỉ là những bãi san hô nổi lên giữa biển, có tên trong Bản đồ Việt Nam. 2h sáng ngày 12/3, nhận thấy nhiều diễn biến bất thường, Tư lệnh quân chủng điều thêm tàu HQ 605 cùng HQ 604 tăng cường xây dựng đảo Gạc Ma và Len Đao. Tàu 505 đang làm nhiệm vụ trực tại Trường Sa nhận lệnh chuyển đến Cô Lin. Sau hai ngày đêm, HQ 604 và HQ 605 có mặt tại Gạc Ma vào chiều tối 13/3. Đêm đó, Sở chỉ huy Quân chủng lệnh cho bộ phận giữ đảo quyết tâm phải giữ vững các mục tiêu đã xác định là Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma. "Xuồng vận tải chở vật liệu xây dựng được chuyển xuống đảo. Một nhóm chiến sĩ gồm trung úy Trần Văn Phương và 4 đồng chí khác nhận lệnh vào đảo cắm cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền", ông Hoàng Hoan nhớ lại. Lội xuống nước chừng 5 phút, các chiến sĩ tiếp cận bãi san hô đang lộ dần khi thủy triều rút. Phía xa, 3 tàu Trung Quốc bắt đầu di chuyển đội hình áp sát đảo. Binh nhất Nguyễn Văn Lanh mặc chiếc quần đùi đỏ cùng nhiều chiến sĩ khác bơi vào bãi Gạc Ma theo lệnh của chỉ huy cụm đảo Trần Đức Thông. Các chuyến vật liệu được hối hả chuyển lên đảo. 6h30 ngày 14/3, tàu Trung Quốc thả xuồng máy chuyển từng tốp lính lên Gạc Ma. "Tôi đếm có 49 lính Trung Quốc mang AK và một tên chỉ huy dáng người cao to mang súng ngắn. Chúng bao vây theo thế vòng cung men theo bãi san hô, những chỗ vòng vây gần nhất, hai bên cách nhau chỉ chừng một mét. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc", trung sĩ Lê Hữu Thảo nhớ lại. Sau một hồi giằng cờ và uy hiếp tinh thần, tên sĩ quan chỉ huy lính Trung Quốc bắn súng chỉ thiên phát lệnh rồi chĩa thẳng vào bụng trung úy Phương, bóp cò. Anh Phương ngã xuống, tay vẫn giữ chặt cán cờ tổ quốc. Một tên khác xông lên chĩa thẳng súng vào đầu trung úy Phương nhả đạn..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3 tàu chiến Trung Quốc tăng tốc áp sát đảo, cách tàu HQ 604 chừng 300 mét. Giữa vòng vây quân thù, binh nhất Nguyễn Văn Lanh vừa đỡ lá cờ trên tay trung úy Phương vừa đá văng khẩu súng trên tay tên sĩ quan Trung Quốc. Một tên lính gần đó đâm lưỡi lê vào binh nhất Lanh. Anh gục xuống nhưng tay vẫn ghì chặt cán cờ. Liền sau đó, tiếng đạn nổ chát chúa, lính Trung Quốc dùng AK bắn xối xả vào các chiến sĩ trên đảo. Cùng lúc, tàu chiến Trung Quốc nã pháo vào tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Vì ở gần, HQ 604 hứng trọn làn đạn 12 ly 7, thuyền tưởng tàu HQ 604 Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy chiến sĩ xuống các xuồng dùng súng chiến đấu tự vệ, vừa băng bó cho đồng đội bị thương. Thuyền trưởng Trừ đứng ở mũi tàu dùng AK và B40 đánh trả kẻ địch. Khi thấy HQ 604, rồi HQ 605 chìm hẳn, thuyền trưởng tàu HQ 505 Vũ Huy Lễ quyết định lao thẳng con tàu bị bắn cháy phần đuôi lên bãi cạn Cô Lin, cắm cờ chủ quyền. "Ba tàu của ta lúc đó tạo thành hình tam giác trên biển. Anh em muốn quay lại Gạc Ma nhưng không thể vì tàu HQ 505 khi đó bị hư hỏng nặng", đại tá Lễ kể. Ông lệnh hạ xuồng máy ra cứu hộ đồng đội ở tàu 605 và 604. Trời sáng, lính Trung Quốc rút khỏi Gạc Ma. Trung sĩ Thảo bơi ngược lại đảo tìm xác đồng đội và cấp cứu chiến sĩ bị thương, xé áo nút lại chiếc xuồng vận tải bị đạn địch bắn thủng, dùng báng súng làm chèo chở thi thể trung úy Phương và thương binh Lanh về hướng tàu HQ 505.. Tàu HQ 931 đưa các thương binh và chiến sĩ trong trận Gạc Ma về đất liền. Ảnh tư liệu 12h trưa 14/3, máy bay của Việt Nam bay trên bầu trời Gạc Ma. Chiếc xuồng của anh Thảo vừa nhích từng mét nước, vừa cứu thêm những đồng đội đang đuối sức trên biển. Đầu giờ chiều, xuồng của HQ 505 đến nơi ứng cứu đưa các chiến sĩ về tàu, sau đó về đảo Sinh Tồn. Binh nhất Lanh được chuyển bằng trực thăng vào đất liền cấp cứu và may mắn giữ được tính mạng. Trong trận chiến rạng sáng 14/3, 64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 đã hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt giữ đưa về Quảng Đông. Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã xâm chiếm Gạc Ma. Việt Nam bảo IV. HÀNH vệ được Cô Lin và Len Đao.. ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC TRÊN ĐẢO GẠC MA.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Sau khi chiếm thành công đá Gạc Ma năm 1988, Trung Quốc đã có nhiều hành động phi pháp ở đây như bồi đắp, xây đường băng quân sự, nạo vét, xây dựng cảng biển,…. Sơ đồ khu vực xây dựng của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma. Hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Đường băng mà Trung Quốc xây dựng tại đảo Gạc Ma. Hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại đảo Gạc Ma. V. CẢM NHẬN VỀ BÀI VIẾT. Bài cảm nhận của bạn Phạm Võ Hùng :. Hiện nay tình hình biển đông đang có nhiều bất ổn, Trung Quốc đã có nhiều hành động gây hấn, tranh chấp lãnh thổ trên biển với Việt Nam. Một vụ việc gần đây là việc Trung Quốc cải tạo bãi đá Gạc Ma – một phần lãnh thổ của Việt Nam. Sau vụ việc đặt trái phép giàn khoang HD981 trong vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc lại tiếp tục cho quân đội cải tạo Gạc Ma trở thành một đảo nhân tạo. Trước những ý kiến không tán thành của dư luận trong và ngoài nước nhưng Trung Quốc vẫn không dừng lại hành động tría phép của mình. Vào năm 1988, Trung Quốc với lực lượng và vũ khí đầy đủ đã tấn công vào đảo Gạc Ma của Việt Nam. Còn phía Việt Nam chỉ với 74 chiến sĩ với khoảng 4 khẩu AK Mà vẫn kiên quyết chống lại kẻ thù để giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ dân tộc. Cuộc chiến kết thúc, 64 chiến sĩ đã anh dũng hi sinh nhưng vẫn không giữ được đảo Gạc Ma. Từ năm 1988 đến nay Trung Quốc đã chiếm và có những hành động phi pháp trên đảo này..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Các vua hùng đã có công dựng nước bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Là một người dân Việt Nam, đứng trước một vụ việc như vậy lòng tự tôn dân tộc trong tôi lại nổi lên. Dù không đóng góp nhiều sức lực cho đất nước nhưng tôi cũng góp một phần công sức nhỏ nhoi vào công cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước. Và một lần nữa tôi khẳng định rằng Gạc Ma là của Việt Nam Bài cảm nhận cảu bạn Trần Nguyễn Thanh Thúy Gạc Ma – một phần của tổ quốc. Nó là một hòn đảo nhỏ thuộc chủ quyền Việt Nam. Hiện nay Trung Quốc lại đang hiên ngang xây dựng sấn bay, căn cứ quân sự trên đó. Trung Quốc có quyền gì mà làm những việc đó? Thực sự Trung Quốc chẳng có quyền để xây dựng trên hòn đảo này. Trung Quốc đã đặt điều nói Gạc Ma là thuộc về mình, những bằng chứng của Trung Quốc đưa ra chỉ là chứng cớ ngụy tạo, không có cơ sở pháp lý. Trong khi đó ông cha ta, những người đi trước đã bỏ biết bao mồ hôi, công sức và cả máu để xây dựng, cắm mốc chủ quyền trên hòn đảo này Bài cảm nghĩ của bạn Phan Thị Ngân Mỗi năm cứ đến ngày 14/3 cả nước lại tổ chức tưởng niệm các anh hùng, những người lính đã hi sinh xương máu của mình trong trận hải chiến bảo vệ đảo Gạc-ma năm 1988 và sự anh dũng hi sinh và chiến đấu ngan cường đó luôn được thế hệ sau nhắc đến. Lực lượng không cân sức, ba tàu vận tải làm nhiệm vụ vận chuyển lực lượng công binh và nguyên vật liệu ra xây dựng các công trình nhằm phục vụ cho ddowifsoongs của quân nhân Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa theo kế hoạch thường niên đã đấu chọi với Trung Quốc hùng mạnh với trên 6 tàu chiến được trang bị nhieeug vũ khí hạng nặng 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã hi sinh, 11 người bị thương nhưng vẫn bảo vệ được CôLin và Len Đao. Về phía Trung Quốc họ lợi dụng chiến dich triển khai chiến dịch đánh chiếm các đảo chìm,…. Nhằm biến các bãi cạn này thành các căn cứ quân sự, các điểm đóng quân để đặt được chân vào khu vực Trường Sa của Việt Nam. Trước tình hình đó trong tình thế hết sức khó khăn về nhiều mặt, Việt Nam vẫn cố gắng tìm mọi cách xây dựng củng cố các khu vực, các vị trí của quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang quản lí, bằng việc đưa tàu vận tải chở vật liệu xây dựng các đảo chìm, bãi đá theo một kế hoạch mang tên Ca-88 Hải quân ra làm nhiệm vụ xây dựng đảo đá với hai công đợi phân binh gồm 70 người và 4 tổ chiến đấu. Các tàu vận tải của Việt Nam gồm HQ-604, HQ505,HQ605 đều không trang bị vũ khí ngoại trừ các khẩu súng AK của các chiến sĩ công binh để tự vệ khi cần thiết. Với lực lượng mạnh như Trung Quốc tưởng chừng như các chiến sĩ công binh không thể kháng cự nổi nhwung bằng sức mạnh của lòng yêu nước không tiếc máu xương họ đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ mảnh đất thiên liêng của cha ông để lại giữ vững ngọn cờ vẻ vang của tổ quốc luôn tung bay giữa rừng khơi sóng gió. Khoảng một tháng sau trận hải chiến tại Gạc ma, hải quân Việt Nam đã đưa 35 công binh và 7 thủy binh cùng vật liệu xây dựng bí mật đổ bộ trong đêm đén đá Len Đao xây nahf đánh dấu chủ quyền. Lặp lại kịch bản Gạc ma. Trong này Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân nhân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên Việt Nam cho 7 máy bay chiến đấu từ đất liền bay ra phía đá hỗ trợ nên số tàu của Trung Quốc tản ra. Như vậy là quân nhân Việt Nam đã bảo vệ thành công Cô Lin và Len Đao. Máu và thân xác các anh đã hòa cùng sóng biển những tấm gương dũng cảm đầy mưu trí bảo vệ chủ quyền tổ quốc các anh vẫn mãi là những thiên sứ anh hùng, bất diệt.
<span class='text_page_counter'>(14)</span>