Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

thi ATGT 5 buoc day theo PP Ban tay nan botdoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.38 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đối với công tác soạn giảng, đây là một công việc rất quan trọng vì GV có chuẩn bị soạn giảng tốt thì việc đưa kiến thức về luật giao thông đến với các em HS tiểu học tiếp nhận sẽ không thấy khô khan, khó khăn mà giúp cho tiết dạy nhẹ nhàng đạt hiệu quả . Nhiệm vụ của người GV là làm thế nào để HS của mình nắm vững nội dung bài học khi xem tranh, đọc qua các câu chuyện chuyển tải hết định hướng của tác giả ở các phần : mục tiêu, nội dung kiến thức về ATGT câu chuyện trong sách, các thiết bị hổ trợ cho việc hướng dẫn truyền đạt, phương pháp dẫn dắt và tổ chức các hoạt động .Vì vậy, anh chị em GV chủ nhiệm lớp đã nhiệt tình nghiên cứu sách GK và sách hướng dẫn GV để sọan giáo án, thiết kế bài học, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết dạy trên lớp thật chu đáo. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc Tiểu học phải được vận dụng một cách sáng tạo, có hiệu quả trong việc hướng dẫn và tổ chức các hoạt động tìm hiểu về ATGT qua từng câu chuyện trong sách Giáo khoa, GV đã ra sức vận dụng linh hoạt và phối hợp các phương pháp dạy học mới vào việc thiết kế, tổ chức các hoạt động cho phù hợp với từng nội dung câu chuyện và với trình độ nhận thức của hs. Ngoài ra, GV còn hướng dẫn HS làm thêm các biển báo giao thông để việc tổ chức các hoạt động trò chơi học tập thêm phần sinh động giúp cho các em tham gia học mà chơi, chơi mà học một cách thoải mái, kiến thức gắn liền trong thực tế. Hãy dành thời gian để tìm hiểu về nguồn gốc của sinh viên bạn. Phải hiểu được chúng và nguồn gốc xuất thân của chúng, bạn mới có cách giáo dục tốt. Giống như câu nói “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Bạn càng hiểu về học sinh của bạn, thì bạn sẽ biết được nhu cầu của chúng và có cách giáo dục chúng tốt hơn Hãy dành thời gian để tìm hiểu về nguồn gốc của sinh viên bạn. Phải hiểu được chúng và nguồn gốc xuất thân của chúng, bạn mới có cách giáo dục tốt. Giống như câu nói “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Bạn càng hiểu về học sinh của bạn, thì bạn sẽ biết được nhu cầu của chúng và có cách giáo dục chúng tốt hơn. Duy trì ánh mắt thân thiện, sử dụng cử chỉ tay thích hợp, và điều chỉnh giọng điệu và tốc độ của giọng nói của bạn phù hợp với ngữ cảnh. Thỉnh thoảng nên chia sẻ suy nghĩ và kinh nghiệm của bạn với các sinh viên, bao gồm cả niềm đam mê và sự nhiệt tình cho chủ đề mà bạn đang đề cập. Các sinh viên có thể nhìn thấy sự chăm sóc của bạn đối với chúng, quan tâm đến việc học của chúng , và cung cấp cho chúng những thứ cần thiết cho việc học. Đây chính là lúc chúng muốn tận dụng tất cả những thứ đó để phát huy nhiều hơn nữa và sẽ không làm phụ lòng btâm thế thoải mái, sự tự tin của người thầy giáo khi bước vào lớp học là một chất xúc tác cần thiết cho tiết dạy nhưng lại ít được GV chú ý. Những GV chuẩn bị bài kỹ thường là rất tự tin khi bước vào lớp học, và chính sự tự tin của người thầy, thái độ cởi mở thân mật của thầy khi bước vào lớp làm không khí lớp học thêm phấn chấn. Hệ thống câu hỏi kiểm tra bài cũ cũng phải đảm bảo tính tối ưu như hệ thống câu hỏi dẫn đắt tìm hiểu bài mới: Tính bao quát, tính trọng tâm, tính vừa sức. một điều quan trọng nhất của người thầy là tạo nhiệt huyết trong bài giảng. Sự nhiệt huyết đó nó nằm trên mắt, nó qua cách giảng dạy, truyền đạt và trong tình cảm quý mến, lòng tin của người thầy với học trò và mang lại cho họ sự ham muốn đến tận cùng của vấn đề. Thế mới đánh giá được kết quảĐa số HS khi được hỏi “em thích học với một giáo viên như thế nào” thì các em đều trả lời: Thích những thầy cô giáo dạy nhẹ nhàng, có óc khôi hài. Thực tế cho thấy, không một phương tiện máy móc hiện đại nào có thể thay thế được vai trò của nhà giáo trong việc truyền cảm hứng học tập cho HS. Một phong cách mô phạm, một giọng nói gợi cảm, một nét chữ, nét vẽ hoa mỹ, một lối diễn đạt tinh tế… tất cả đều không chỉ cho hiệu quả tức thời trong một giờ lên lớp mà còn tạo dấu ấn tốt đẹp, có giá trị giáo dục với học sinh.Việc chủ động trong thiết kế bài giảng của GV có thể tiến hành như sau: Xem xét dung lượng kiến thức vừa đủ trong một tiết dạy (tránh sự quá tải); Chuẩn bị hệ thống câu hỏi đảm bảo tính tối ưu (có tính chất phân hóa đối tượng); Những kỹ năng học sinh cần đạt được. Cuối cùng là sự chuẩn bị những tình huống gọi là “gia vị” nhằm tránh sự căng thẳng, nhàm chán, để “giữ lửa” trong suốt tiết học.Với việc sử dụng máy chiếu và giáo án điện tử, GV có điều kiện tổ chức bài dạy tốt hơn, kích thích sự tập trung chú ý của các em. Cô giáo dạy hay sẽ lôi cuốn HS và giúp các em thuộc bài ngay tại lớp. Khi ở nhà, phụ huynh.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> cũng cần phải nắm được tâm lý của con để giúp con học được nhẹ nhàng và hiệu quả, tránh gây áp lực cho trẻ. Thời gian đầu bé đi học, cả bố và mẹ nên bàn bạc để có cách dạy thống nhất.. để nắm được các nguyên nhân xảy ra tai nạn và cách thức tuyên truyền để học sinh nắm được luật giao thông nhất là với học sinh. Từ đó tôi đã áp dụng được cách thức tuyên truyền an toàn giao thông cho phụ huynh trong trường , đồng thới áp dụng phương pháp dạy an toàn giao thông cho các em học sinh để làm sao đạt hiệu quả nhất. Thường thì những bài học về an toàn giao thông có nội dung rất khô khan, đơn điệu, dễ gây nhàm chán, vì vậy cần có nhiều hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và làm cho các em nhớ lâu. Tránh dạy áp đặt bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu học sinh nhớ, rồi thực hiện cho đúng. Cũng như những môn học khác khi dạy an toàn giao thông để cho sinh động tôi thường sử dụng phương pháp dạy tích cực là cho phép học sinh chủ động rút ra những hiểu biết cần thiết cho bản thân, học sinh luôn làm trọng tâm dưới sự chỉ dẫn của gi Phương pháp thảo luận nhóm: Khi dạy các em lựa chọn chiếc xe đạp an toàn trước khi đi ra đường. Học sinh các nhóm cùng trao đổi, nhận xét, phát hiện, bày tỏ ý kiến của mình về an toàn giao thông, cách tham gia giao thông thế nào là đúng và an toàn, phù hợp với mình, sau đó giáo viên mới chốt lại những ý đúng, từ đó các em nhớ rất lâu những điều đã học. Phương pháp hồi tưởng: Khi dạy phần: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi ngoài đường. Cho học sinh kể lại những hành vi ngoài đường mà em cho là không an toàn (tức là vi phạm những điều cấm). Sau đó học sinh trình bày những điều mà mình nhìn thấy. . Phương pháp thực hành: Cho các em thực hành ngay trên sân trường tôi dạy lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tập thể. Đường đi là từ sân trường ra tới cổng, hướng dẫn các em cần phải đi.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> cho đúng theo lề phải, khi sang đường, khi rẽ phải, rẽ trái phải giơ tay xin đường sau đó cho học sinh nhận xét, và cuối cùng là đánh giá của giáo viên. Từ đó các em được nhắc lại những quy định đối với những người tham gia giao thông. Phương pháp trò chơi: Tôi hay áp dụng lồng ghép trong những buổi sinh hoạt như trò chơi đi xe đạp an toàn, đi bộ an toàn,.. cho các em giải thích các vạch kẻ đường, chỉ về những cách đi xe đạp khác nhau, đi bộ khác nhau trong những tình huống khác nhau trên mô hình như: Khi vượt xe đỗ bên đường. Khi đi từ trong ngõ, cổng trường ra. Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào trên sơ đồ là đúng. Phương pháp trắc nghiệm: Cũng như những môn học khác trong một giờ học phải tạo cho các em hứng thú học tập, nên các hoạt động dạy an toàn giao thông cũng phải phong phú đa dạng, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, các em có kỹ năng an toàn phải hình thành từ thụ động đến chủ động, hướng dẫn các em từ từ không nên ép buộc các em phải nhớ ngay mà các em sẽ có kỹ năng dần theo những giờ thực hành, trò chơi hay từ những tình huống thật mà các em đã gặp phải. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức dạy học nào tôi đều phải chú ý: Từ ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải phù hợp, có quy tắc chơi rõ ràng, hình ảnh đưa ra phải sát với thực tế. . - Tổ chức tốt các chương trình ngoại khóa ATGT bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng như trò chơi – tiểu phẩm - đố vui – kể chuyện sắm vai – đàm thoại giữa HS với HS, kết hợp bài giảng Power point tạo hứng thú thu hút các em tham gia. Hình thành kỹ năng đi xe đạp an toàn cho sau này, biết cách lên, xuống và dừng, đỗ xe an toàn trên đường. Phán đoán và nhận thức được những điều kiện an toàn và không an toàn khi đi xe đạp. Biết lựa chọn con đường đi an toàn, có hành vi đúng và xử lí tốt các tình huống giao thông khi đi học, biết phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra. Làm tiền đề cho việc phát triển ý thức chấp hành luật giao thông về sau này, làm nền tảng cho thái độ tham gia giao thông an toàn, văn minh của một công dân khi các em lớn lên. . Kiến thức về đi xe đạp an toàn không nhiều, không khó nhưng lại gần với cuộc sống thực nên phải dạy các em lặp đi lặp lại nhiều lần lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tập thể để học sinh nắm vững. Tiết dạy an toàn giao thông phải nhẹ nhàng, tự nhiên, không nặng nề, áp đặt, tạo không khí lớp học vui, làm sao thu hút tất cả các em cùng tham gia. Giáo viên phải sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học: Trò chơi, hoạt động nhóm, thực hành, trắc nghiệm. . . Giáo viên phải căn cứ vào điều kiện cụ thể ở địa phương để lựa chọn kiến thức và kỹ năng cơ bản để hình thành cho học sinh của mình không nhất thiết phải tuân thủ máy móc, nhưng tuyệt đối phải dạy đúng yêu cầu về an toàn giao thông, đúng luật giao thông. Hình thức tổ chức lớp học, địa điểm học an toàn giao thông không nhất thiết phải tổ chức như các giờ học khác chủ yếu để học sinh thấy thoải mái trong giờ học. Đặc biệt tạo ý thức thực hiện tốt các quy định của luật giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp, đi bộ, hình thành thói quen chấp hành theo luật giao thông. Rèn luyện và nâng cao ý thức tự giác khi tham gia giao thông, không cần bố mẹ đưa đến trường mà vẫn đảm bảo an toàn khi đi học. Hình thành kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho sau này, phán đoán và nhận thức được những điều kiện an toàn và không an toàn khi tham gia giao thông. Biết lựa chọn con đường đi an toàn, có hành vi đúng và xử lí tốt các tình huống giao thông khi đi học, biết phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra. Làm tiền đề cho việc phát triển ý thức chấp hành luật giao thông về sau này, làm nền tảng cho thái độ tham gia giao thông an toàn, văn minh của một công dân khi các em lớn lên. 2. Tôi thầm nghĩ chúng ta cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoặc lồng ghép các hoạt động này vào hoạt động đa dạng phong phú hơn nữa phù hợp với điều kiện từng lứa tuổi học sinh. Có thể giao lưu giữa các học sinh bằng nhiều hình thức như: Kể chuyện, đố vui để học thì hiệu quả sẽ càng cao hơn nữa. Và người giáo viên của chúng ta cần phát huy tính tích cực chủ động của HS trong việc tham gia tổ chức các hoạt động nhằm làm công tác giáo dục ATGT thực sự có tác dụng hiệu quả. Giáo dục an toàn cho học sinh tiểu học là việc làm cấp bách, thực tế và.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> hoàn toàn có thể thực hiện được, nhằm ngay từ bước đầu hình thành cho các em có hiểu biết ban đầu về luật giao thông, có ý thức chấp hành luật giao thông, các em cần biết nguy hiểm để tránh, trái với nguy hiểm là an toàn, hơn thế nữa là có kĩ năng thực hiện hành vi an toàn trong các tình huống khi tham gia giao thông, nhất là biết lựa chọn một chiếc xe đạp an toàn và phải đi xe đạp thật vững mới đi ra đường, đồng thời phải nắm đươc những quy định để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, tránh những điều cấm khi tham gia giao thông, tôi nghĩ rằng với các em học sinh tiểu học sẽ có thể tự đảm bảo giữ an toàn cho mình và cho mọi người. góp một phần nhỏ bé tham gia vào công cuộc xây dựng được một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. vì tôi cũng như tất cả các thầy cô đều hiểu rằng: “AN TOÀN LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NGƯỜI” Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy và giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học. Đã có nhiều trường trong tỉnh xây dựng hệ thống sa bàn, tổ chức các hoạt động vui chơi, dựng tình huống,… để giúp các em có điều kiện tìm hiểu rõ hơn hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ; các kỹ năng đi bộ trên đường an toàn, đi bộ qua đường an toàn, đi xe đạp trên đường an toàn. Thiết nghĩ, chương trình giáo dục về ATGT ngay từ cấp Tiểu học là cần thiết. Bên cạnh các bài học lý thuyết, cần phải có tiết thực hành dành cho học sinh có điều kiện hiểu thêm về các qui định bảo đảm ATGT, tổ chức cho học sinh xem những hình ảnh về các lỗi vi phạm, về hậu quả của các vụ tai nạn giao thông sẽ có sức tác động mạnh mẽ hơn tới nhận thức của các em. Từ đó hình thành ý thức chấp hành tốt luật giao thông cho học sinh ngay từ khi cắp sách tới trường. Giáo dục ngay từ nhỏ cho các em sẽ giúp thế hệ trẻ trong tương lai biết sống và làm việc theo pháp luật, Để có một tiết dạy tốt (thành công), giáo viên (GV) phải làm gì? Theo tôi, hiểu một tiết dạy tốt của người thầy bao hàm cả tiết học tốt của trò. Tiết dạy tốt phải là tiết dạy dễ hiểu, rõ ràng, rành mạch, có trật tự, làm cho học sinh (HS) hứng thú, chăm chú nghe giảng một cách tập trung. Dạy xong, HS nắm vững nội dung bài giảng, khắc sâu được kiến thức trọng tâm, ứng dụng làm được bài tập. Muốn vậy, người thầy phải hội đủ năm điều kiện sau: Một là: GV phải có một vốn kiến thức sâu rộng về bộ môn mình đảm trách, để có thể “lớn hơn HS một cái đầu” và “để biết mười mà dạy một”. Hai là: Nắm vững các phương pháp. Ta thường nói “nội dung nào phương pháp ấy”. Ba là: Phân phối thời gian hợp lý. Xác định cho được đâu là nội dung trọng tâm của bài, để dành thời gian thích đáng. Có như vậy mới tránh được miên man sa đà vào những phần “râu ria”. Bốn là: Phải quan tâm đến đối tượng HS mà ta giảng dạy. Đã đành cùng một lớp là có một trình độ phổ thông như nhau, nhưng lại khác biệt về mặt tâm sinh lý. Có em hay lơ đãng, thiếu tập trung, có em tiếp thu chậm, có em “ngồi nhầm lớp Có thể bằng nhiều cách, bất chợt hỏi một câu để “đánh thức” một em đang lơ đãng, hay đặt một câu hỏi để kiểm tra em tiếp thu chậm, hoặc hỏi cả lớp xem có nội dung nào chưa hiểu để giảng lại kỹ hơn… Năm là: Cần chuẩn bị kỹ, để có thể sẵn sàng giải đáp được các câu hỏi của HS đặt ra. Tóm lại: Để dạy tốt một tiết hay dạy tốt cả đời, GV cần phải học, và tiếp tục học hoài để tích lũy kiến thức. GV phải có một quá trình chuẩn bị đầy đủ, chu đáo cho một tiết dạy, không được hời hợt chủ quan. Vì đó là “pháp lệnh”. Song không quá câu nệ và lệ thuộc vào sách mà phải tìm tòi chuẩn bị thêm một số kiến thức, một vài ví dụ để mở rộng, để minh họa, làm phong phú thêm cho bài giảng. *Cần sự hợp tác tích cực của thầy và trò: Trên lớp, người thầy phải linh hoạt trong phương pháp giảng dạy để HS hiểu và tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. GV phải làm thế nào để.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> thể hiện được sự năng động và sáng tạo trong từng tiết dạy của mình. Hay nói đúng hơn phải có những “chiêu thức” khác nhau để tạo niềm hứng khởi đối với HS ở môn học mình phụ trách. Ví dụ, bắt đầu một tiết dạy, thay vì nêu câu hỏi trả bài thông thường, GV có thể thay thế bằng một tình huống cụ thể trong đời sống hàng ngày để dẫn dắt các em vào bài học. *Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy hiện nay cũng góp phần vào sự thành công của tiết dạy nếu GV biết vận dụng hợp lí và không gây nhàm chán với HS. Không phải lúc nào cũng “chiếu và chiếu” mà chúng ta phải ứng dụng thế nào cho “cần và đủ”. Một điều quan trọng nữa, đó là GV phải làm sao cho HS thể hiện được mình trong từng tiết dạy. Trong một lớp học có nhiều HS với trình độ khác nhau, vì thế chúng ta phải có một sự phân công hợp lí trong những hoạt động học tập. Hay nói đúng hơn là người thầy phải hiểu được học trò mình để giúp các em có được niềm hứng thú trong học tập cho dù các em là HS giỏi hay trung bình, yếu, kém. Bằng những thủ thuật khác nhau trong các hoạt động giảng dạy, người thầy sẽ tạo cho học trò mình một môi trường học tập thuận lợi để từ đó các em có được một động cơ tốt hơn qua từng tiết học. Sự hợp tác tích cực giữa thầy và trò sẽ là một yếu tố quan trọng trong tiết dạy. Chúng ta đừng quan niệm rằng HS chỉ là một người học mà phải xem các em là một “đối tác” trong các hoạt động giáo dục. Cũng như trong kinh doanh, trong giáo dục cũng thế, người thầy phải làm thế nào để cho “đối tác” thấy được lợi ích của mình thì sẽ thành công Với việc sử dụng máy chiếu và giáo án điện tử, GV có điều kiện tổ chức bài dạy tốt hơn, kích thích sự tập trung chú ý của các em. Cô giáo dạy hay sẽ lôi cuốn HS và giúp các em thuộc bài ngay tại lớp.. Thay đổi “khẩu vị” bài giảng Những GV chuẩn bị bài kỹ thường là rất tự tin khi bước vào lớp học, và chính sự tự tin của người thầy, thái độ cởi mở thân mật của thầy khi bước vào lớp làm không khí lớp học thêm phấn chấn. Hệ thống câu hỏi kiểm tra bài cũ cũng phải đảm bảo tính tối ưu như hệ thống câu hỏi dẫn đắt tìm hiểu bài mới: Tính bao quát, tính trọng tâm, tính vừa sức. Để một tiết học diễn ra nhẹ nhàng, sinh động, GV cần lưu ý những điểm sau đây: Bao quát tốt lớp học để nhận biết đối tượng học sinh thiếu tập trung do tác động của hoàn cảnh khách quan. từ đó lường được thái độ nóng giận ảnh hưởng chung tới sinh khí của cả tập thể; Không rập khuôn theo một trình tự mà học sinh đã quá quen thuộc; Linh hoạt thay đổi khẩu khí, thay đổi cách thức hỏi, giảng giải đối với học sinh; Tăng tính trực quan sinh động bằng trình chiếu hình ảnh, minh họa đúng lúc, đúng chỗ. : Khi có biểu hiện mất trật tự ở trong lớp học thì cách tốt nhất là GV nên dừng lại ít phút để tạo ra khoảng lặng, rồi bắt đầu từ một nốt “bổng” trở lại cho tiết học. Đa số HS khi được hỏi “em thích học với một giáo viên như thế nào” thì các em đều trả lời: Thích những thầy cô giáo dạy nhẹ nhàng, có óc khôi hài. Mỗi tiết học của cô luôn đem lại hứng thú cho học sinh, truyền đạt tất cả những gì bài học yêu cầu đến học sinh một cách nhẹ nhàng và thân thiệnTrong các tiết học, cô thường cho các bạn tham gia trò chơi cũng như đặt ra câu đố liên quan đến bài học, tạo cho tụi em sự thích thú khi vừa học vừa chơi”. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc Tiểu học phải được vận dụng một cách sáng tạo, có hiệu quả trong việc hướng dẫn và tổ chức các hoạt động tìm hiểu về ATGT qua từng câu chuyện trong sách Giáo khoa, GV đã ra sức vận dụng linh hoạt và phối hợp các phương pháp dạy học mới vào việc thiết kế, tổ chức các hoạt động cho phù hợp với từng nội dung câu chuyện và với trình độ nhận thức của hs. Ngoài ra, GV còn hướng dẫn HS làm thêm các biển báo giao thông để việc tổ chức các hoạt động trò chơi học tập thêm phần sinh động giúp cho các em tham gia học mà chơi, chơi mà học một cách thoải mái, kiến thức gắn liền trong thực tế..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Việc giảng dạy lồng ghép với các môn học cần hết sức chú trọng về phương pháp và tổ chức các hoạt động sinh động gây hứng thú, phát huy tính tích cực và áp dụng kiến thức vào thực tế cho các em nhất là rèn kĩ năng nhận thức về biển báo và kĩ năng tham gia giao thông an toàn. Việc giáo dục nhận thức và nâng cao ý thức giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho toàn dân và ngay trong nhà trường đã được xem đây là một giải pháp tối ưu để giúp cho mọi người ai ai cũng hiểu rõ và chấp hành luật pháp, bảo vệ chính bản thân mình và người khác được an toàn mỗi khi cùng tham gia giao thông, Vì thế, nếu mọi người dân ai cũng biết tuân thủ giữ gìn trật tự an toàn giao thông thì đó chính là niềm vui và hạnh phúc cho mọi nhà.. 5 QUY TẮC GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN. 1. Quy tắc 2H (Hiểu rõ – Hợp tác) 1.1. Hiểu rõ: - Tìm hiểu tình hình của lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ. Đây là dịp để kiện toàn lại đội ngũ cán bộ lớp, bổ sung những cái chưa làm được và phát huy những mặt mạnh mà lớp đã có. Từ đó giáo viên chủ nhiệm có thể triển khai dễ dàng kế hoạch giáo dục học sinh “chưa ngoan” dựa trên những bao quát khởi đầu mà giáo viên chủ nhiệm cũ cung cấp. - Tìm hiểu một cách hết sức tế nhị học sinh “chưa ngoan” từ cán bộ lớp đến cả những em thuộc “nhóm” của học sinh “chưa ngoan” để từ đó có kế hoạch hợp lý và phối hợp với gia đình để giáo dục các em. 1.2. Hợp tác: - Khi đã tiếp xúc được với phụ huynh của học sinh “chưa ngoan”, điều cần tránh là không nên gay gắt, dồn dập việc báo cáo và phê bình con em họ, vì hơn ai hết họ đã từng nghe nhiều lời ca thán và đã biết rõ con em mình. Điều đó sẽ không có tác dụng gì mà ngược lại làm mất đi ý.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> nghĩa của sự hợp tác, phối hợp giáo dục. Vì vậy, cần phải giao tiếp ở một góc độ cởi mở một cách hết sức tâm lý và tế nhị nhưng chân tình, tạo cho phụ huynh học sinh một sự tin tưởng, một tình cảm gần gũi, thân mật, một thái độ tận tâm hợp tác để giáo dục con em họ trở thành người tốt. * Quy tắc 2H sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm hiểu và chia sẻ với gia đình những khó khăn trong việc dạy dỗ các em, và ngược lại gia đình sẵn sàng hợp tác với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục con em mình suốt năm học. Vấn đề ở đây là các em cần phải được giáo dục để hiểu, nhận ra và chống lại tác động tiêu cực của những con người và sự việc xấu bằng sự quan tâm của gia đình và của giáo viên chủ nhiệm. 2. Quy tắc 2Q (Quan tâm – Quan sát) 2.1. Quan tâm: - Giáo viên chủ nhiệm quan tâm bằng cách trực tiếp hỏi thăm học sinh “chưa ngoan” về hoàn cảnh gia đình để giúp các em dần dần ý thức về việc quan tâm đến gia đình mình kết hợp với quan tâm thăm hỏi học sinh “chưa ngoan” về bạn bè thân thích thường hay chơi với nhau. Đồng thời thông qua phối hợp chặt chẽ gia đình, giáo viên bộ môn để hiểu thêm về năng lực học tập cũng như thái độ và sự tôn trọng, lễ phép của học sinh “chưa ngoan” và gián tiếp giúp đỡ, quan tâm, ân cần hơn đối với các em. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường để gắn các em vào những hoạt động mà các em ưa thích, hoặc chia sẻ, giúp đỡ các em những khó khăn. Kêu gọi và yêu cầu các em khác trong lớp biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn mình (là những học sinh “chưa ngoan”), không nên xem thường và cô lập bạn, hoặc phê phán một cách thái quá hay gay gắt dẫn đến mâu thuẫn chỉ vì thi đua của lớp quá thấp. Điều đó lại có thể thúc đẩy việc tìm kiếm bạn bên ngoài nhà trường (nhất là những nhóm thiếu niên hư hỏng sẽ có khả năng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc). 2.2 Quan sát: - Quan sát, theo dõi học sinh “chưa ngoan” hằng ngày về việc thực hiện nội quy, quy chế trường lớp, về thái độ học tập bằng nhiều hình thức khác nhau sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm nắm vững và sẽ không vội vàng kết luận mội vi phạm nào đó khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện cần quan sát nhằm tránh làm tổn thương đến tâm lý và tình cảm của các em. 3. Quy tắc 2N (Nghiêm khắc – Ngọt dịu) 3.1. Nghiêm khắc: - Giáo viên chủ nhiệm cần xử lí những vi phạm của tất cả học sinh trong lớp với một thái độ nghiêm khắc, công bằng và tôn trọng học sinh, cho dù đó là cán bộ lớp hay học sinh “chưa ngoan”. Có như vậy những em “chưa ngoan” sẽ cảm thấy giáo viên chủ nhiệm đã tôn trọng tất cả thành viên trong lớp, không thiên vị, không hề “ghét bỏ” mình (theo suy nghĩ của các em). Cần lưu ý: nếu nghiêm khắc quá mức sẽ dẫn đến “phản sư phạm” và phản tác dụng. 3.2. Ngọt dịu: - Giáo viên chủ nhiệm phải là người tận tụy với công việc, có tình yêu thương, tấm lòng độ lượng và bao dung đối với học sinh. Tuy nhiên lòng yêu thương ấy không thể pha trộn với những nét ủy mị, mềm yếu và thiếu sự đề ra yêu cầu nghiêm khắc đối với các em, mà ngược lại. Quy tắc này sẽ xóa bỏ khoảng cách, làm cho học sinh “chưa ngoan” cảm thấy mình không bị “ghét bỏ” hay bị “bỏ rơi.” Tình cảm thầy-trò dần được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho những tâm sự, những chia sẻ... Khi đó những lời động viên, những định hướng của giáo viên chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả cao. 4. Quy tắc 2Đ (Động viên – Định hướng) 4.1. Động viên: - Trong việc giáo dục học sinh “chưa ngoan” thì sự động viên và khuyến khích có vai trò rất quan trọng. Học sinh “chưa ngoan” đa số là những em có học lực yếu kém, dẫn đến bất mãn, không thiết tha gì đến học tập, hay nói cách khác, không có động cơ, ý thức học tập. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người trực tiếp quan tâm, động viên các em trên tinh thần “kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “có công mài sắt, có ngày nên kim”..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Cần huy động và vận hành cả guồng máy: Gia đình - Giáo viên - Đoàn thể - Các tổ chức xã hội - Bạn bè học sinh – và cả cá nhân học sinh “chưa ngoan” để động viên, hỗ trợ, giúp đỡ các em có được tinh thần, động cơ, và ý thức trong rèn luyện đạo đức và học tập. 4.2. Định hướng: - Học sinh “chưa ngoan” thường là những em không định hướng được mình cần phải rèn luyện những gì để giúp ích cho bản thân mình để hoàn thành nhiệm vụ của mình là học tốt và rèn luyện tốt. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm sẽ là người giúp các em biết quan tâm đến bản thân, gia đình ... cũng như suy nghĩ đến việc chọn nghề để các em có hoài bão, ước mơ và trở thành người hữu ích. 5. Quy tắc 2T (Tâm huyết – Trách nhiệm) Chính tâm huyết và trách nhiệm sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm có được năng lực “cảm hóa” học sinh nói chung, học sinh “chưa ngoan” nói riêng. Đó là năng lực gây ảnh hưởng trực tiếp của mình đến với học sinh về mặt tình cảm và ý chí. Tâm huyết và trách nhiệm nằm trong nhân cách của người thầy giáo. Giáo viên chủ nhiệm phải dùng nhân cách của mình để tác động vào học sinh, giáo dục các em nên người. Đây chính là dùng nhân cách để giáo dục nhân cách là vậy. Có thể nói rằng chỉ có người giáo viên nào luôn ý thức sẽ cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ, lấy việc hy sinh phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đào tạo con người làm hạnh phúc cao cả của đời mình thì mới có thể thực hiện được chức năng “người kỹ sư tâm hồn” một cách xứng đáng. 5 bước dạy theo PP Bàn tay nặn bột: Bước 1:Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề - Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách hấp dẫn nhập vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với HS; nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. VD: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào? GV nêu câu hỏi: Theo em không khí gồm những thành phần nào? - Khi dạy bài Sự lan truyền âm thanh: GV hỏi: Theo em âm thanh được lan truyền như thế nào? - Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học; cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của HS nhằm chuẩn bị tâm thế cho HS trước khi khám phá, lĩnh hội kiến thức. GV dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng (trả lời có hoặc không) đối với câu hỏi nêu vấn đề. Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh Làm bộc lộ quan niệm ban đầu hay biểu tượng ban đầu để từ đó hình thành các câu hỏi hay giả thuyết của HS là bước quan trọng đặc trưng của PPBTNB. Trong bước này, GV khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật hiện tượng mới (kiến thức mới) trước khi học được kiến thức đó. Khi yêu cầu HS trình bày quan niệm ban đầu, GV có thể yêu cầu bằng nhiều hình thức biểu hiện của HS như có thể là bằng lời nói (thông qua phát biểu cá nhân), bằng cách viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ. VD: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> HS trình bày quan điểm: (có thể có các ý kiến khác nhau) VD: Không khí gồm có ô-xi, ni-tơ; không khí gồm có bụi; không khí gồm có vi khuẩn;… Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm - Đề xuất câu hỏi: Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của HS, GV giúp HS đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó. Chú ý xoáy sâu vào những sự khác biệt 11 liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học. Đây là một bước khá khó khăn vì GV cần phải chọn lựa các biểu tượng ban đầu tiêu biểu trong hàng chục biểu tượng của HS một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học, đồng thời linh hoạt điều khiển thảo luận của HS nhằm giúp HS đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó theo ý đồ dạy học Sau khi chọn lọc các biểu tượng ban đầu của HS để ghi chép (đối với mô tả bằng lời) hoặc gắn hình vẽ lên bảng hoặc vẽ nhanh lên bảng (đối với hình vẽ), GV cần khéo léo gợi ý cho HS so sánh các điểm giống (đồng thuận giữa các ý kiến) hoặc khác nhau (không nhất trí giữa các ý kiến) các biểu tượng ban đầu. Từ những sự khác nhau cơ bản đó GV giúp HS đề xuất các câu hỏi. Sau khi giúp HS so sánh và gợi ý để HS phân nhóm các ý kiến ban đầu, GV hướng dẫn HS đặt các câu hỏi nghi vấn. VD: * Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào? HS đặt câu hỏi: - Trong không khí có ô-xi và ni-tơ không? - Trong không khí có khí các-bô-níc không? - Trong không khí có bụi không? - Trong không khí có khí độc và vi khuẩn không? * Khi dạy bài Sự lan truyền âm thanh. HS đặt câu hỏi: - Âm thanh có truyền qua được không khí không? - Âm thanh có truyền qau chất lỏng không? - Âm thanh có truyền qua được chất rắn không? - Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn? - Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu: Từ các câu hỏi được đề xuất, GV nêu câu hỏi cho HS đề nghị các em đề xuất thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó. Các câu hỏi có thể là: “Theo các em làm thế nào để chúng ta tìm câu trả lời cho các câu hỏi nói trên?”; “Bây giờ các em hãy suy nghĩ để tìm phương án giải quyết các câu hỏi mà lớp mình đặt ra?”… Sau khi HS đề xuất phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, GV nêu nhận xét chung và quyết định tiến hành PP thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn. 12 Lưu ý rằng phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu ở đây được hiểu là các phương án để tìm ra câu trả lời. Có nhiều PP như quan sát, thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu, … Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu - Từ các phương án thực nghiệm tìm tòi-nghiên cứu mà HS nêu ra, GV khéo léo nhận xét và lựa chọn dụng cụ thí nghiệm thích hợp để HS tiến hành nghiên cứu. - Khi tiến hành thí nghiệm, GV nêu rõ yêu cầu và mục đích thí nghiệm hoặc yêu cầu HS cho biết mục đích của thí nghiệm chuẩn bị tiến hành. Sau đó GV phát cho HS các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm tương ứng với các hoạt động. - Mỗi thí nghiệm được thực hiện xong, GV nên dừng lại để HS rút ra kết luận. GV lưu ý HS ghi chép vật liệu thí nghiệm, cách bố trí và thực hiện thí nghiệm (mô tả bằng lời hay vẽ sơ đồ), ghi chú lại kết quả thực hiện thí nghiệm, kết luận sau thí nghiệm vào vở thực hành. GV chú ý yêu cầu HS thực hiện độc lập các thí nghiệm (theo cá nhân hoặc nhóm) để tránh việc HS nhìn và làm theo cách của nhau, thụ động trong suy nghĩ và cũng tiện lợi.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> cho GV phát hiện các nhóm hay các cá nhân xuất sắc trong thực hiện thí nghiệm. * Lưu ý: Trong quá trình HS vẽ hình và thực hiện thí nghiệm, nếu sách giáo khoa có hình vẽ tương ứng thì không cho HS mở sách để tránh việc các em không quan sát mà chỉ sao chép lại hình vẽ trong sách ra vở thí nghiệm. VD: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào? - Với nội dung tìm hiểu không khí có khí các-bô-níc, GV sử dụng phương pháp thí nghiệm với nước vôi trong kết hợp với nghiên cứu tài liệu. Nên tổ chức HS thực hiện vào đầu tiết học để có hiệu quả. Quan sát một lọ thuỷ tinh đựng nước vôi trong, sau thời gian 30 phút, lọ nước vôi còn trong nữa không? (HS giải thích dựa vào bài học) - Với nội dung tìm hiểu không khí có khí ô-xi duy trì sự cháy và ni – tơ không duy trì sự cháy, GV sử dụng phương pháp thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu. thí nghiệm: đốt cháy một cây nến, gắn vào một đĩa thuỷ tinh rồi rót nước vào đĩa , lấy một lọ thuỷ tinh úp lên cây nến đang cháy. Yêu cầu HS quan sát: HS sẽ thấy sau khi nến tắt, nước lại dâng vào cốc. Chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cố chiếm chỗ phần không khí bị mất đi. Vì nến bị tắt nên phần không khí còn lại không 13 duy trì sự cháy. Cho HS nghiên cứu tài liệu và rút ra kết luận: Không khí gồm 2 thành phần chính là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy… Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức Sau khi khi thực hiện thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu, các câu trả lời dần dần dược giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học. GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để HS ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học. Trước khi kết luận chung, GV nên yêu cầu một vài ý kiến của HS cho kết luận sau khi thực nghiệm. GV khắc sâu kiến thức cho HS bằng cách cho HS nhìn lại, đối chiếu lại các ý kiến ban đầu (bước 2). Như vậy từ những quan niệm ban đầu sai lệch, sau quá trình thực nghiệm tìm tòi-nghiên cứu, chính HS tự phát hiện ra mình sai hay đúng mà không phải do GV nhận xét một cách áp đặt. Chính HS tự phát hiện những sai lệch trong nhận thức và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động. Những thay đổi này sẽ giúp HS ghi nhớ một cách lâu hơn, khắc sâu kiến thức..

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×