Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Trái cây những mối hại không ngờ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.87 KB, 5 trang )

Trái cây những mối hại không ngờ

Trái cây luôn có trong danh
sách những lời khuyên giúp
trẻ lâu, tăng cường đề
kháng chống lại bệnh tật...
Thậm chí trái cây còn được
dùng làm mặt nạ dưỡng da.
Tuy nhiên, trong quá trình
sử dụng trái cây, không ít
phụ nữ đã vô tình rước họa
vào thân.


Tăng cân, mất sức khỏe

Bí quyết giảm cân thường là: nên ăn nhiều rau, trái cây thay
vì các chất đường, bột, béo. Sau khi đã thực hiện lời
khuyên, không ít người phải "nhói lòng" khi bước chân lên


bàn cân mà kim đồng hồ quay đến... chóng mặt!

TS Nguyễn Thị Minh Kiều - Hội dinh dưỡng TP.HCM giải
thích: "Chị em cứ nghĩ ăn trái cây, chẳng hạn như bưởi, sẽ
thanh lọc cholesterol giảm mỡ, giảm cân. Thực chất trong
trái cây có đường, ăn nhiều sẽ tăng cân. Giảm cân chỉ hiệu
quả khi thay thế một phần cơm và thức ăn bằng các loại trái
cây không ngọt và rau luộc".
Uống nước ép trái cây lúc nào thì tốt cho cơ thể?


Theo TS Nguyễn Thị Minh Kiều, thời điểm dùng nước ép
tùy theo mục đích. Nếu muốn giảm cân nên dùng trong bữa
ăn, bớt một phần thức ăn thay bằng nước ép. Nếu muốn
tăng cân nên uống vào các bữa phụ. Chúng ta có thói quen
ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn, thực chất một số trái
cây như đu đủ, thơm, bưởi có chứa các men giúp tiêu hoá
thức ăn rất tốt nên ăn trước bữa ăn sẽ có lợi hơn.

Nếu có ăn trái cây để tráng miệng, chỉ nên dùng một hai lát,
dùng nhiều dễ bị chướng bụng. Nên ăn trái cây sau khi gọt
vỏ, xắt miếng. Làm nước ép nên dùng ngay mới tốt nếu
không sẽ mất đi một số vitamin E tan trong nước như
vitamin E, C (qua quá trình bốc hơi nước). Các sinh tố A,
C, E... rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn trái cây có màu
vàng trong thời gian dài sẽ bị vàng da.

TS Trần Thị Minh Hạnh, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM
khuyên: nên ăn trái cây thay đổi theo mùa, không nên ăn
chỉ một loại trái cây, củ quả có màu vàng như: đu đủ, cà
rốt...

Một số bệnh, không nên dùng trái cây.

TS Phạm Văn Bùi - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
TP.HCM hướng dẫn: những người mắc chứng viêm loét dạ
dày, tá tràng, viêm tuyến tuỵ thì không nên ăn, uống các
loại nước trái cây chua như bưởi, chanh, cam, dâu...

Người suy thận mạn giai đoạn cuối, có nước tiểu dưới 1lít/
ngày, đang được lọc máu định kỳ cần thận trọng khi ăn trái

cây chứa nhiều kali như: chuối, cam, bưởi, chanh. Người
mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn các loại trái cây ngọt
như: nhãn, mãng cầu, sầu riêng... Các loại trái cây ngọt,
năng lượng cao còn có nguy cơ gây mọc mụn nhọt do
chúng có nhiều năng lượng, sẽ sinh mụn trong quá trình
chuyển hóa.

Dị ứng, rát da: Dưa leo, nho, dâu, dưa hấu, thanh long...
được dùng làm mặt nạ dưỡng da. Song, không ít người đã
bị dị ứng sưng tấy mặt hoặc khô da sau khi đắp chúng.
Theo BS Võ Thị Bạch Sương - ĐH Y Dược TP. HCM,
nguyên nhân gây dị ứng da là do: chất bảo quản, thuốc trừ
sâu có trong vỏ trái cây gây dị ứng da; trái cây chua có
chứa một số acid dễ làm rát, đỏ da.

Như vậy, để hạn chế dị ứng, đỏ, rát, sưng tấy da, cần rửa
trái cây bằng nước rửa rau quả hoặc gọt sạch vỏ, lấy hết
nhựa trước khi làm mặt nạ. Những người thường bị ngứa
da không nên làm mặt nạ bằng dưa leo, bơ...

BS Sương lưu ý: "Đắp mặt nạ trái cây chỉ cần mỗi tuần một
lần, đắp trong 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Riêng
những người có làn da nhạy cảm thì không nên dùng trái
cây làm mặt nạ".

×