Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Kinh nghiệm viết kịch bản truyện tranh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.3 KB, 8 trang )

Kinh nghiệm viết kịch bản truyện tranh
Người ta thường bảo rằng, có 3 yếu tố để một bộ truyện tranh thành công: -
thứ nhất: kịch bản, - thứ hai: kịch bản, và thứ ba: cũng lại là kịch bản. Sở dĩ họ
muốn nhấn mạnh như thế để cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của kịch bản
truyện tranh như thế nào. Có khá nhiều cuốn truyện vẽ rất đẹp, nhưng xem qua
chán ngắt vì nội dung lan man chẳng có gì, nhưng lại có một số truyện đọc rất hay
và mê mải, nhưng vẽ thì không đẹp bằng. Yếu tố kịch bản quan trọng là thế nên
nay tôi cũng nói thêm một số kinh nghiệm khi viết kịch bản truyện tranh, chẳng
qua là hiện giờ chúng tôi cũng đang cần kịch bản, cần người viết kịch bản cho bộ
Truyện Tranh Thằng Bờm Xưa và Nay mà tôi đã có lần giới thiệu gần đây. Không
phải chỉ chúng tôi thôi mà cả Việt Nam mình đang cần kịch bản truyện tranh đấy,
tôi không nói ngoa đâu! Thị trường Truyện tranh Việt Nam mình đang loay hoay
vì cái khâu này đấy.
Đừng nghĩ rằng anh là một nhà văn đại tài nên anh có thể viết kịch bản
truyện tranh rất hay và thành công. Chưa chắc đâu! Nếu như anh là một người
chuyên đọc truyện tranh, và phải đọc nhiều thể loại thì anh cũng vẫn có thể viết
kịch bản truyện tranh như thường, và cơ may thành công của anh cũng rất cao,
không thua kém gì ai đâu.
Tôi nói điều này vì chẳng qua hơn mười lăm năm trước đây, một mình tôi
vừa vẽ, vừa viết kịch bản cho bộ truyện tranh Dũng Sĩ Hesman và Siêu Nhân Việt
Nam tiếp theo sau đó ròng rã đến gần 5 năm liên tục, cả hai bộ trên 200 tập nên tôi
cũng có đôi chút kinh nghiệm về chuyện này, mặc dù không thiếu người bảo rằng
nội dung chẳng ra gì, cứ gặp nhau đánh nhau rồi cuối cùng Hesman cũng thắng
quay về. Vâng, họ nói đúng, nhưng chỉ quanh đi quẩn lại đánh nhau nhàm chán thế
thì làm sao nó tồn tại đến hơn 200 tập được? Chắc cũng phải có tình tiết gì đó chứ,
đánh cũng phải biết đánh đấm ra sao? đánh thế nào? vì sao phải đánh? do hoàn
cảnh nào mà đánh? đánh để cứu ai? cứu rồi mang đi đâu? để làm gì? vân vân và
vân vân… đó chính là những tình tiết cần có thể hiện trong kịch bản để cuốn
truyện ra mắt bạn đọc tồn tại trong một thời gian dài như thế. Vả lại, theo yêu cầu
của Nhà Xuất bản cứ mỗi tập là kết thúc một cuộc phiêu lưu nên cuối truyện nhân
vật chính Hesman phải thắng thôi, chứ chết mất tiêu thì làm sao ra tiếp tập sau, do


đó nên cuối truyện thì thế nào cũng biết trước kết cục, nhưng cũng lắm lúc tôi cho
người đọc khá nhiều sự tức tối, để thế nào họ cũng mua tiếp tập sau là vậy.
Thời gian gần đây, tôi gặp một số anh em sinh viên ra trường rồi, họ vẫn
còn nhớ như in những nhân vật như Kíp, Plen, Hóc, như Gátcô, Sukhan, như Huy
Hùng do tôi tạo ra ngày ấy, lúc đó họ còn là học sinh cấp 2 và xem không sót cuốn
nào, tuy rằng cuốn truyện chưa hay, chưa đẹp, nhưng vẫn để lại những kỷ niệm
nhỏ trong lòng các bạn trẻ là được rồi. Thế cũng đã là mừng rồi.
Ngày ấy tôi làm việc phải hết công suất thì mới kịp, như robot vậy, mỗi
ngày không dưới 13 tiếng, mỗi tuần một tập 72 trang và mỗi tuần chỉ được nghỉ
nửa ngày, mà không phải nghỉ đâu, thời gian nghỉ ngơi ấy là để suy nghĩ viết kịch
bản cho tập tiếp theo đấy. Chỉ nửa ngày, nhưng bạn phải hoàn thành một kịch bản
72 trang và công việc này tiến hành gần suốt 5 năm liên tục, Tết Nguyên đán chỉ
nghỉ được 2 tuần, và trong suốt gần 5 năm đó, tôi chỉ bị trễ hạn 4 lần, tức là 4 tuần
không có sách phát hành, chỉ thế thôi. Cứ vẽ xong nửa cuốn là có người đến lấy
bản thảo về duyệt và in ngay, xong nửa cuốn sau thì ráp vào, liên tục liên tục và
liên tục, tôi không hóa thành robot cũng là một phép lạ đấy. Nhắc thế để chúng ta
biết được rằng, chúng ta vẫn có thể viết kịch bản nhanh và dễ dàng là vậy.
Kinh nghiệm cho biết, để viết kịch bản, bạn cần thảo ra bố cục tình tiết
ngắn gọn, sau đó diễn giải ra cho đến khi hoàn thành. Để làm điều này, bạn cần
phải chọn một chủ đề trước, tôi thí dụ như là “Một vụ bắt cóc” chẳng hạn, lúc đầu
bạn cần phác thảo vụ bắt cóc ấy nhằm mục đích gì? tống tiền hay ghen tuông? Sau
đó bạn phải nghĩ ra thêm những tình tiết sao cho sự việc trở nên rối rắm thêm, rồi
lần lần bạn mở gút thắt của sự việc cho tới khi giải cứu được nhân vật chính chẳng
hạn, thế là có ngay 1 kịch bản thôi. Trong quá trình tạo sự rối rắm, bạn phải cố
sáng tạo ra những tình tiết giật gân và thú vị, càng rối càng tốt, sau đó nghĩ ra cách
gỡ bí làm sao cho hay, cho tinh tế thì mới hấp dẫn người đọc được.
Thôi nhé, hãy thử bắt tay vào đi thì bạn sẽ thấy thú vị ngay. Chuẩn mực của
chúng tôi từ trước đến nay trên trang web này là LÀM NHIỀU HƠN NÓI là vậy,
forum có lúc ít bài, ít người, nhưng chúng ta hãy dành thời gian mà vẽ, mà viết, ắt
sẽ có lợi hơn là dùng những ngôn từ đao to búa lớn này nọ, phải không các bạn

nhỉ? Già và lớn tuổi như tôi mà vẫn còn viết được vẽ được, huống chi là các bạn
trẻ phải không. Hãy thử đi nhé!
__________________
Làm sao để viết hay một kịch bản phim ngắn?
Tại sao tôi lại làm phim này?
Không một ai có thể tránh khỏi việc viết hay đạo diễn một phim ngắn. Hầu
hết mọi người coi phim ngắn như một công cụ để học và thử nghiệm ý tưởng, hoặc
là một cách để thể hiện rằng mình có đủ khả năng để làm một việc khác. Nhìn
chung, cái "một việc khác" ở đây là làm phim truyện.
Dù bạn đang làm phim một mình hay với một tập thể, hãy chắc chắn rằng
công việc bạn đang thực hiện phải thể hiện được thế mạnh của bạn và không vượt
quá ngân sách cho phép. Đừng nên tạo ra các nhân vật có tính cách quá mạnh nếu
bạn e sợ rằng diễn viên ko đủ khả năng hoặc một câu chuyện hành động yêu cầu
các pha nguy hiểm, rượt đuổi ô tô và các hiệu ứng đặc biệt nếu bạn chỉ có 5 triệu
đồng kinh phí.
Phim ngắn là gì?
Điều quan trọng nhất cần phải nhắc tới là một bộ phim ngắn ko phải là một
phim truyện thông thường. Sẽ là một ý tưởng tồi nếu bạn cố gò câu chuyện mà bạn
muốn thể hiện hay vừa viết thành một phim truyện hoàn chỉnh trong một bộ phim
ngắn.
Hầu hết các liên hoan phim đều chấp nhận một phim ngắn dài dưới 30 phút,
nhưng nhiều chương trình hay các nhà quản lí nói rằng họ chỉ muốn chiếu những
phim ngắn không quá 20 phút. Nếu phim của bạn dài hơn 20 phút, nó có thể sẽ cần
nhiều nhân vật hơn với thêm một phân cảnh thứ 2. Hầu hết các quĩ hỗ trợ ở Anh
đều chỉ cho các phim ngắn trong khoảng 10 phút.
Nếu phim của bạn đơn thuần chỉ là phim cơ bạn như phim hài, vậy hãy làm
nó ngắn thôi (tối đa 2-3 phút) và hãy bảo đảm rằng khán giả sẽ ko phải chờ quá lâu
để xem đến đoạn thắt nút gây cười của phim. Những bộ phim thế này sẽ gây ấn
tượng nhiều hơn nếu chúng ko chỉ làm cho khán giả cười mà còn phải để họ ngẫm
nghĩ sau khi xem.

Tìm một câu chuyện
Bất kì một câu chuyện phim nào cũng cần 3 yếu tố cơ bản sau:
-Bối cảnh
-Nhân vật
-Tình huống
Phim ngắn cũng không ngoại lệ, chỉ là bạn cần ít thời gian hơn để tạo ra và
phát triển mỗi yếu tố mà thôi. Các phim ngắn thành công thường chỉ tập trung vào
MỘT khoảnh khắc hay sự kiện nhất định trong cuộc sống của MỘT nhân vật. Do
đó, các phim ngắn thường không có nội dung kéo dài trong một thời gian dài-
thông thường chỉ nhìn vào ngay vấn đề chính hay kết quả của vấn đề đó.
Bối cảnh
Do cần tạo dựng một bối cảnh trực tiếp dễ nhận biết để đưa ra vấn đề của
nhân vật, sẽ rất hữu ích nếu bạn làm phim xoay quanh một sự kiện quen thuộc hay
lễ nghi: đám cưới, tiệc sinh nhật, ngày đầu tiên đi học, một bữa trà chiều với
những người họ hàng tẻ ngắt, hay lễ Giáng Sinh, v.v... Làm một bộ phim với đề tài
như vậy, bạn hiển nhiên sẽ làm cho khán giả cảm thấy quen thuộc hơn với câu
chuyện và bạn ngay lập tức đặt những nhân vật của mình vào một thế giới với sức
ép tâm lí, điều luôn luôn có ích trong việc tạo ra các câu chuyện kịch tính. Một
thuận lợi khác của việc chọn làm phim theo đề tài này là tạo ra giới hạn cho câu
chuyện.
Một bối cảnh phổ biến khác cho phim ngắn là một chuyến đi. Hầu hết các
phim ngắn tập trung vào các sự kiện đặc biệt và trọng đại của cuộc đời một nhân
vật để câu chuyện chắc chắn sẽ đưa nhân vật vào một chuyến phiêu lưu có ẩn chứa
nhiều cảm xúc và sẽ là một lựa chọn tốt nếu bạn tạo ra một chuyến phiêu lưu có
tính văn học.
Nhân vật và tình huống
Những câu câu hỏi cần thiết bạn nên hỏi bản thân khi bắt đầu xây dựng một
câu chuyện là:
Ai là nhân vật chính?
Đâu là tình huống của các nhân vật chính?

Khán giả sẽ nhận ra tình huống đó như thế nào?
Điểm mấu chốt của câu chuyện có rõ ràng không?
Bạn có nhìn nhận câu chuyện theo một hướng chính xác nhất không?

×