Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

hsg van 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.01 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GD & ĐT THANH OAI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 </b>
<b> TRƯỜNG THCS DÂN HOÀ NĂM HỌC 2015- 2016</b>


<b> MÔN : NGỮ VĂN</b>
(Thời gian: 150 phút)
<b>Câu 1(4 điểm)</b>


Đọc kĩ những câu thơ miêu tả cỏ mùa xuân dưới đây:
<i>- Cỏ xanh như khói bến xn tươi.</i>
( Bến đị xn đầu trại- Nguyễn Trãi)


<i>- Cỏ non xanh tận chân trời.</i>
( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
<i>- Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.</i>


( Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử)


Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của mỗi câu thơ, cùng là cỏ mùa
xuân mà mỗi nhà thơ lại có một cách cảm nhận riêng, điều đó cho ta thấy đặc
điểm gì của thơ ca, nếu thiếu nó nghệ thuật sẽ thế nào?


<b>Câu 2 (6 điểm):</b>


<b>LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN</b>


Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có
xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng khơng kiềm chế được mình
đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh khơng nói gì, chỉ viết
lên cát: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tơi đã làm khác đi những gì tơi nghĩ”.


Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị


lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu
anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người
bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.


Người kia hỏi: “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây
giờ anh lại khắc lên đá” ?


Anh ta trả lời : “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xố nhồ theo thời
gian, nhưng khơng ai có thể xố được được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc
trên đá, trong lòng người ”.


Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát
và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.


<i>(Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr 160).</i>


Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1trang giấy
thi) bàn về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.


<b>Câu 3 (10 điểm): </b>


<b>“ Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, ngồi hình ảnh</b>
<i>người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con</i>
<i>người lao động mới”.</i>


Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận
định trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 </b>
<b>Câu 1(4 điểm)</b>



<b>*Yêu cầu hình thức:</b>


-Học sinh viết dưới dạng một bài văn ngắn
-Lời văn trong sáng,mạch lạc,giàu cảm xúc
<b>*Yều cầu nội dung</b>


<b>a. Học sinh cần cảm thụ được vẻ đẹp riêng của mỗi câu thơ.</b>


- “ Cỏ xanh như khói” là cảm nhận rất độc đáo của Nguyễn Trãi về cỏ mùa
xuân, “như khói” là cảm giác của người nghệ sĩ, miêu tả một màu xanh hư
ảo, lay động và lan tỏa…vì đây là sắc cỏ được nhìn từ xa (ở bến đị) lại qua
màn mưa xn giăng mắc…một vẻ đẹp bình dị mà vơ cùng tinh tế. (1đ)


- Câu thơ tả cỏ của Nguyễn Du trải ra trên một không gian rộng: “xanh tận
chân trời”, màu xanh mênh mang, mơn mởn của cỏ non làm nền cho hình
ảnh ở câu thơ tiếp theo “ cành lê trắng điểm một vài bơng hoa”, tạo sự hài
hịa về hình ảnh, màu sắc, đường nét,…Câu thơ rất giàu chất hội họa. (1đ)
- Câu thơ của Hàn Mạc Tử có thể là một sự kế thừa của hai bậc tiền nhân: ở
thi liệu ( mùa xuân hiện lên qua thảm cỏ): ở tính chất động “ sóng cỏ xanh
tươi gợn tới trời”; ở chiều rộng của không gian “ tới trời”. Nhưng sáng tạo là
hình ảnh “ sóng cỏ…gợn…” tả cỏ mà gợn cả ngọn gió nhẹ của mùa xuân.
(1đ)


<b>b. Trên cơ sở đó cần chỉ ra:</b>


- Mỗi thi nhân cảm nhận một vẻ đẹp riêng của cỏ ở góc nhìn khác nhau đó là
đặc điểm sáng tạo trong thơ ca của người nghệ sĩ.


- Thiếu nó, nghệ thuật sẽ chỉ là sự lặp lại, sao chép… thiếu nó, ngọn cỏ mùa


xuân và những sự vật được miêu tả không thể biến hóa khơn lường, sống
động như ở những câu thơ trên, (1đ)


<b>Câu 2( 6 điểm ) </b>
* Về kĩ năng: (1đ)


- Kiểu bài nghị luận xã hội


- Trình bày bố cục 3 phần, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, dẫn
chứng cụ thể, sinh động, lời văn trong sáng, giàu hình ảnh, khơng sai lỗi chính
tả, độ dài khoảng 1 trang giấy thi.


* Về nội dung: Bàn về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống
l. Giải thích, bàn luận


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá, nghĩa là luôn biết trân trọng, và
khắc sâu mãi mãi trong tim lòng biết ơn đối với những ai đã quan tâm, giúp đỡ
ta, nhất là trong những hoàn cảnh éo le. (0,5đ)


- Đau buồn và thù hận là những điều không may, nỗi bất hạnh xảy ra không ai
muốn. Đối với mỗi con người, trong cuộc đời ít nhiều cũng trải qua đau buồn,
gặp những thù hận. (0,5đ)


- Không tha thứ, bỏ qua, quên đi những chuyện đau buồn, oán hận, lỗi
lầm người khác gây ra cho mình thì sẽ mãi gây ra mâu thuẫn, luôn sống trong sự
thù hận, và gây hận thù cho nhau không chỉ ở thế hệ này mà còn cả ở các thế hệ
sau. Sống trong thù hận sẽ khơng thể bình n, chỉ làm khổ mình, người thân và
ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. (0,5đ)


- Ân nghĩa là những điều tốt, những điều ln cần có trong mỗi con người. Ghi


nhớ khơng qn ân nghĩa mới là người tốt, mới phát huy truyền thống biết
ơn của dân tộc, mới góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp. (0,5đ)


- Mỗi chúng ta hãy học cách viết những đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi
<i>những ân nghĩa trên đá (0,5đ)</i>


<i>- Dân tộc ta sống vốn trọng tình nghĩa, có lịng vị tha (“Đánh kẻ chạy đi không</i>
ai đánh kẻ chạy lại”, “Mình vì mọi người”…). Đức hi sinh, sự tha thứ là nét đẹp
trong cách làm người đã ăn sâu vào máu thịt của con người Việt Nam nên lời
khuyên trên rất bổ ích, cần thiết để chúng ta vận dụng mà ứng xử tốt trong cuộc
sống. (0,5đ)


- Lời khuyên trên đúng với mỗi con người và luôn phù hợp với mỗi thời đại.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đối với cái xấu, cái ác lộng hành, chúng ta không nên
bàng quan, xem thường mà cần phải đấu tranh không khoan nhượng, có thể mới
góp phần để cái thiện tồn tại, phát triển, mới tạo điều kiện tốt cho ân nghĩa được
trường tồn, được mãi “khắc ghi trên đá”. (0,5đ)


2. Dẫn chứng minh hoa


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nước Pháp, Mĩ… Tất cả là những minh chứng thuyết phục nhất về việc đau
buồn, thù hận chỉ “ghi trên cát”. “ Về việc “học cách khắc ghi những ân nghĩa
trên đá ; ở nước ta có truyền thống thờ phụng, tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết
<b>ơn với các anh hùng dân tộc, các chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc; lấy tên những danh</b>
nhân, những người có cơng trong việc xây dựng bảo vệ đất nước từ xưa đến nay
để đặt tên cho những đường phố; làm nhà tình nghĩa trao tặng các gia đình liệt
sĩ, thương binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng…(o,5đ)


3. Liên hệ:



Là học sinh cần hiểu cho đúng lời khuyên này và thực hiện thật tốt. Hãy
vị tha đối với người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng và đặc biệt phải ln ghi
nhớ ơn nghĩa của những người đã sinh thành, dạy dỗ, chăm sóc, giúp đỡ mình,
… (0,5đ)


<b>Câu 2 (10 điểm)</b>


a. Yêu cầu về kĩ năng


- Học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn
học. Bố cục rõ ràng, luận điểm khoa học, chặt chẽ, phép lập luận phù hợp.


- Lời văn chính xác, sinh động, có cảm xúc.
- Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
<b>a. u cầu về kiến thức</b>


Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm
nhận riêng, miễn là phù hợp yêu cầu của đề. Với đề bài này cần đảm bảo những
ý sau:


<b>* Giải thích nhận định</b>


- Hiện thực của đất nước ta từ 1945 đến 1975 là hiện thực của những cuộc
kháng chiến vệ quốc vĩ đại và công cuộc xây dựng cuộc sống mới đi lên chủ
nghĩa xã hội của. Hiện thực đó đã tạo nên cho dân tộc Việt Nam một vóc dáng
nổi bật: vóc dáng người chiến sĩ ln trong tư thế chủ động chiến đấu chống kẻ
thù, vóc dáng của con người mới xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.


- Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động mới kết hợp hài hoà tạo nên
vẻ đẹp của con người Việt Nam. Điều này đã làm nên hơi thở, sức sống của văn


học thời kì 1945 - 1975.


<b>* Chứng minh</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Đó là người nơng dân mặc áo lính (Đồng chí của Chính Hữu), những
chàng trai trí thức vừa rời ghế nhà trường (Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính của
Phạm Tiến Duật), là em bé liên lạc (Lượm của Tố Hữu)...


- Ở họ đều có lịng u nước sâu sắc, có ý chí quyết tâm chiến đấu chống
kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc (dẫn chứng).


- Hoàn cảnh sống chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ song họ ln có tinh
thần lạc quan và tình đồng chí, đồng đội cao đẹp... (dẫn chứng)


b. Hình ảnh người lao động mới: họ xuất hiện với tư cách là những người
làm chủ cuộc sống mới, họ lao động, cống hiến một cách hăng say, hào hứng,
sẵn sàng hi sinh cả tuổi thanh xn của mình vì những lí tưởng cao cả và tương
lai đất nước.


- Người lao động trong "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy cận mang nhịp
thở tươi vui, hăm hở, hồ mình cùng trời cao biển rộng: họ ra khơi với niềm hân
hoan trong câu hát, với ước mơ trong công việc, với niềm vui thắng lợi trong lao
động. Đó là những con người mang tầm vóc vũ trụ, hăm hở lao động bằng tất cả
sức lực và trí tụê của mình (dẫn chứng).


- "Lặng lẽ SaPa" của Nguyễn Thành Long mang nhịp thở của người lao
động mới với phong cách sống đẹp, suy nghĩ đẹp, có lí tưởng, say mê cơng việc,
qn mình vì cuộc sống chung, vơ tư thầm lặng cống hiến hết mình cho đất
nước. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp (dẫn chứng).



<b>* Đánh giá, bình luận</b>


- Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã đáp ứng được những yêu cầu
của lịch sử và thời đại. Ở ngoài tiền tuyến khói lửa là hình ảnh của những người
lính dũng cảm, kiên cường. Nơi hậu phương là những người lao động bình dị
mang nhịp thở của thời đại mới. Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động đã
kết tinh thành sức mạnh của con người và dân tộc Việt Nam thế kỉ XX.


- Các tác giả văn học thời kì này họ đồng thời vừa là nhà văn, nhà thơ,
vừa là người lính, người chiến sĩ, người lao động cầm bút để ngợi ca về con
người dân tộc Việt với niềm say mê và tự hào. Họ đã làm nên vẻ đẹp và sức
sống mới cho văn học Việt Nam.


<b>B. Biểu điểm</b>


- Điểm 9 - 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bài làm có sự sáng tạo.


- Điểm 7- : 8: Đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu của bài.Có thể có một
vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả...


- Điểm 5- 6: Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề, nhưng bài làm chưa
sâu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp…


- Điểm 3- 4: Hiểu được yêu cầu của đề, cơ bản hiểu bài thơ nhưng giải
thích, chứng minh và bình luận còn lúng túng. Mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng
từ, chính tả, ngữ pháp…


- Điểm 1- 2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài làm sơ sài, thiên về phân
tích đơn thuần. Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa. Mắc nhiều lỗi.



- Điểm 0: Lạc đề, không làm bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×