Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

ĐỀ ÁN LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG TRUNG TÂM HUYỆN LỲ MỚI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 44 trang )

SỞ XÂY DỰNG QUẢNG BÌNH

VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG QUẢNG BÌNH
Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới - Quảng Bình
Tel: 02323 828729: Fax: 02323 833558;
Email:

ĐỀ ÁN
LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
TRUNG TÂM HUYỆN LỲ MỚI
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH.

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT: UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
CHỦ ĐẦU TƢ: UỴ BAN NHÂN DÂN HUYỆN LỆ THỦY.
ĐƠN VỊ TƢ VẤN: VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG QB.

Quảng Bình, 11/2017


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

ĐỀ ÁN
LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
TRUNG TÂM HUYỆN LỲ MỚI HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH.

Cơ quan phê duyệt
UBND TỈNH QUẢNG BÌNH

Cơ quan thẩm định
SỞ XÂY DỰNG QUẢNG BÌNH



Chủ đầu tƣ
UBND HUYỆN LỆ THỦY

Đơn vị tƣ vấn
VIỆN QUY HOẠCH XD QB

Quảng Bình, 11/2017.

Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

1


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
SỞ XÂY DỰNG QUẢNG BÌNH

VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG QUẢNG BÌNH
Đường Nguyễn Hữu Cảnh-TP. Đồng Hới-Quảng Bỡnh
Tel: 02323.828729; Fax: 02323 833558;
Email:

ĐỀ ÁN
LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
TRUNG TÂM HUYỆN LỴ MỚI HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH.

VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG QUẢNG BÌNH
VIỆN TRƢỞNG.

THS-KS LÊ HÕA SƠN
CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN: THS-KS LÊ HÕA SƠN
NHÓM LẬP ĐỀ ÁN:
KS. ĐINH NGỌC HÀ
THS-KTS. NGUYỄN Đ. M. HOÀNG
KTS. TRƢƠNG VĂN DIỄN
KTS. LÊ ANH ĐỨC
KS. HOÀNG HỮU NGHỊ
THS.KS. LÊ QUỐC VƢƠNG.

Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

2


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU.
II. CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC, CĂN CỨ LUẬN CHỨNG VỀ CƠ SỞ
KINH TẾ, XÃ HỘI, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HẠ TẦNG KĨ THUẬT
CHO LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM THỊ TRẤN HUYỆN LỲ MỚI.
III. TẦM NHÌN VỀ VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRẤN
HUYỆN LỲ MỚI- XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỂM LỰA CHỌN.
IV. ĐỀ XUẤT RANH GIỚI HÀNH CHÍNH & QUY MƠ, PHẠM VI
NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH THỊ TRẤN.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.


Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

3


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

I. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT:
1. 1. Lý do, sự cần thiết phải lựa chọn địa điểm mới:
Quảng Bình là tỉnh thuộc khu vực Miền Trung, nằm trên hành lang kinh tế
Đông-Tây (Quốc lộ 12A) kết nối Việt Nam qua cửa khẩu Cha Lo với Lào,
Đông Bắc Thái Lan, Myanma, là vùng có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát
triển. Tỉnh Quảng Bình có hệ thống giao thơng vận tải tương đối thuận lợi: Sân
bay Đồng Hới, tuyến đường sắt Bắc-Nam, Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh đi
qua hầu hết các vùng dân cư. Quảng Bình có khoảng 116km bờ biển với 02
cảng là cảng Gianh và Hòn La, rất thuận tiện trong vận tải biển. Vườn Quốc
gia Phong Nha- Kẻ Bàng với trên 300 hang động lớn nhỏ đã mở ra cơ hội phát
triển du lịch, phát triển kinh tế xã hội cho cả tỉnh. Ngoài ra, các khu vực mang
đậm văn hóa, lịch sử, du lịch tâm linh mới có tầm ảnh hưởng và động lực phát
triển kinh tế du lịch của tỉnh nhà như: Khu di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc,
Khu lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nhà lưu niệm đại tướng Võ Nguyên
Giáp, Khu lăng mộ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Khu suối nước nóng
Bang...
Thực hiện chương trình phát triển đơ thị Quốc Gia giai đoạn 2012-2020,
tỉnh Quảng Bình đang tập trung nguồn lực để nâng cấp và phát triển các đô thị
trên địa bàn tồn tỉnh trong đó hướng tới việc thành lập mới các thị trấn và thị
xã.
Sau khi được chia tách từ huyện Quảng Trạch, đô thị Ba Đồn được chỉnh
trang phát triển nhanh chóng, tạo điểm nhấn cho đơ thị trung tâm của vùng

phía Bắc Quảng Bình. Huyện Quảng Trạch đã lựa chọn địa điểm xã Quảng
Phương làm trung tâm huyện lỵ mới với sự đầu tư đồng bộ, quy mô đô thị
hướng tới đô thị loại IV, sẽ trở thành thị trấn trong tương lai, đáp ứng nhu cầu
phát triển đô thị cũng như tăng năng lực quản lý đô thị nhằm khai thác được
thế mạnh và tiềm năng của từng khu vực được mạnh mẽ hơn và xứng đáng với
bản chất của nó.
Thị trấn Kiến Giang mở rộng đã được Bộ Xây dựng cơng nhận đạt tiêu
chí đô thị loại IV tại Quyết định số 37/QĐ-BXD ngày 23/01/2017, đây là điều
kiện cần để chia tách và thành lập thị xã Kiến Giang trong thời gian tới. Kiến
Giang đang từng bước phát triển thành đô thị trung tâm phía Nam của tỉnh
Quảng Bình với vai trị là thị xã tương lai trực thuộc tỉnh. Đó là động lực phát
triển kinh tế xã hội, đồng thời sẽ có sự thay đổi về địa giới hành chính cũng
Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

4


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

như về quản lý hành chính hiện tại của huyện Lệ Thủy... đặt ra yêu cầu phải
chuẩn bị xây dựng trung tâm huyện lỵ mới trên địa bàn huyện đáp ứng được
yêu cầu về phát triển và quản lý hành chính là rất thiết thực. Thị trấn huyện lỵ
mới của Lệ Thủy có vị trí hết sức thuận lợi trong quan hệ chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội của Tỉnh, huyện và là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế
văn hóa xã hội của huyện Lệ Thủy, một trong những đô thị động lực phía Nam
của thị xã Kiến Giang tương lai. Nằm trong vùng có tầm chiến lược quan trọng
về chính trị, kinh tế, xã hội quốc phịng an ninh của tỉnh Quảng Bình, trung
tâm huyện lỵ mới có sự gắn kết chặt chẽ với đô thị Kiến Giang mở rộng (thị xã
tương lai) và các xã, thị trấn còn lại của huyện Lệ Thủy; gắn kết với hệ thống

chuỗi kinh tế dọc hành lang đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông) và trục kinh tế
Quốc lộ 1 với các đô thị khu vực lân cận của tỉnh Quảng Trị, đồng thời kết nối
chuỗi du lịch văn hóa trên địa bàn huyện cũng như các trung tâm du lịch lân
cận.
Từ những động lực trong mối quan hệ vùng, việc hình thành trung tâm
huyện lỵ mới cũng như hướng tới thành lập thị trấn huyện lỵ mới huyện Lệ
Thủy tạo ra cơ hội hết sức thuận lợi để khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi
thế về lao động, đất đai và các di tích lịch sử, văn hóa, tài ngun du lịch, cảnh
quan, mở ra các hướng phát triển kinh tế mang tính đột phá mang tính chất
vùng Nam Quảng Bình, vùng kinh tế biển kết nối kinh tế rừng theo trục Đông
Tây. Đô thị huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy sẽ trở thành đô thị theo cơ cấu kinh
tế: du lịch, dịch vụ, làng nghề truyền thống gắn kết tài nguyên rừng, đồng bằng
và biển, phát triển theo xu hướng bền vững, tính hiện đại trong thời kì cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vì vậy, việc lựa chọn địa điểm xây dựng thị trấn huyện lỵ mới của huyện
Lệ Thủy là cần thiết và cấp bách.
Về mặt chủ trương, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Quyết định số
..../UBND ngày / /2017 về việc phê duyệt nhiệm vụ Đề án lựa chọn địa điểm
xây dựng trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy.
1.2. Mục tiêu:
Đề án lựa chọn địa điểm thị trấn huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình đạt mục tiêu:
- Nhằm đánh giá và lựa chọn vị trí, ranh giới, quy mơ khu vực đảm bảo
chức năng là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội và dịch vụ, có vai
Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

5



Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, thay thế thị trấn Kiến Giang
trở thành thị xã trực thuộc tỉnh Quảng Bình trong tương lai;
- Là bước đi ban đầu nhằm xây dựng cơ sở mới cho các cơ quan ban ngành
của huyện, đảm bảo chức năng quản lý Nhà nước được thuận lợi;
Hình thành một đơ thị mới, hiện đại, phát triển bền vững trong hệ thống đô thị
của tỉnh, phù hợp định hướng quy hoạch vùng tỉnh Quảng Bình.
- Làm cơ sở pháp lý để triển khai đầu tư xây dựng và phát triển đô thị.
1.3. Các căn cứ pháp lý:
- Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/QH13 ngày 18/6/2014;
- Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
- Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơ thị
hành chính;
- Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ
về Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về
Quản lý quản lý khơng gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
- Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về
Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng
về Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy
hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
- Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Định hướng quy hoạch tổng thể phát
triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050;
- Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng

Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển đơ thị Quốc gia giai đoạn
2012-2020;
- Căn cứ Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 23/6/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng
Bình đến năm 2020;

Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

6


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Quyết định số 37/QĐ-BXD ngày 23/01/2017 của Bộ Xây dựng về việc
công nhận khu vực thị trấn Kiến Giang mở rộng, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình đạt tiêu chí đơ thị loại IV;
- Căn cứ Quyết định số 2865/QĐ-UBND ngày 18/11/2013 của UBND
tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt quy hoạch vùng tỉnh Quảng Bình đến năm
2030;
- Quyết định số 2205/QĐ-UBND ngày 25/7/2016 của UBND tỉnh Quảng
Bình về việc phê duyệt Chương trình phát triển đơ thị tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030;
- Căn cứ Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 01/11/2016 của UBND
tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp về lập, thẩm
định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng và cấp giấy phép xây dựng trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 40/2017/QĐ-UBND ngày 05/10/2017
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định phân công, phân cấp về lập,
thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng và cấp giấy phép xây dựng
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

- Quyết định số 3209/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh
Quảng Bình về việc phê duyệt quy hoạch chung đơ thị Kiến Giang đến năm
2035;
- Căn cứ Quyết định số..../2017/QĐ-UBND ngày / /2017 của UBND
tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt nhiệm vụ đề án lựa chọn địa điểm xây dựng
Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Căn cứ Cơng văn số 1045/VPUBND-XDCB ngày 05/4/2017 của Văn
phịng UBND tỉnh Quảng Bình về việc lập quy hoạch chung xây dựng thị trấn
huyện lỵ mới của huyện Lệ Thủy;
- Căn cứ Công văn số 3122/SXD-PTĐT&HTKT ngày 24/8/2017 của Sở
Xây dựng về việc lựa chọn địa điểm để triển khai lập quy hoạch chung xây
dựng thị trấn huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy;
- Căn cứ Kết luận số 42-KL/TV ngày 19/9/2017 của Ban Thường vụ
Huyện ủy Lệ Thủy tại Hội nghị lần thứ 42 của Ban Thường vụ Huyện ủy;
- Căn cứ Công văn số 1948/UBND-KT&HT ngày 08/9/2017 của UBND
huyện Lệ Thủy về việc giao lập Đề án lựa chọn địa điểm xây dựng trung tâm
huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy;
- Các tài liệu, văn bản pháp lý của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện Lệ
Thủy;
Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

7


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Căn cứ hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung
xây dựng, quy hoạch Nông thôn mới các xã, thị trấn của huyện Lệ Thủy bao
gồm: xã Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam, Hưng Thủy, Sen Thủy, Tân Thủy,

Dương Thủy, Mỹ Thủy, Thái Thủy, Văn Thủy, Trường Thủy, Kim Thủy,
Ngân Thủy, Lâm Thủy, Hoa Thủy, Sơn Thủy, Thị trấn Nông trường Lệ Ninh;
- Các quy hoạch chuyên ngành và các dự án đầu tư đã và đang triển khai
trên phạm vi ranh giới lập đề án;
- Căn cứ yêu cầu của UBND huyện Lệ Thủy.
1.4. Các nguồn tài liệu:
- Định hướng tổng thể phát triển Đô thị Việt Nam đến năm 2020;
- Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2016;
- Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2016;
- Quy hoạch phát triển Kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy đến năm 2020;
- Các bản đồ đo đạc địa hình huyện Lệ Thủy tỷ lệ 1/5000; 1/25.000.
II. CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC, CĂN CỨ LUẬN CHỨNG VỀ CƠ SỞ
KINH TẾ XÃ HỘI, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
CHO LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM TRUNG TÂM HUYỆN LỲ MỚI.
2.1. Đánh giá tổng quan:
Lệ Thủy là một huyện thuộc tỉnh Quảng Bình. Phía Nam giáp với huyện
Vĩnh Linh (thuộc tỉnh Quảng Trị); phía Bắc giáp với huyện Quảng Ninh; phía
Tây giáp tỉnh Khammouan của Lào; phía Đông giáp biển Đông.
Hiện nay, các dự án khu du lịch lớn đang dần hình thành khai thác tiềm
năng của bãi tắm ở Hải Ninh- Hồng Thủy, Ngư Thủy Bắc. Các dự án năng
lượng sạch như Pin năng lượng mặt trời của tập đồn Dohwa tại Ngư Thủy
Bắc, khu cơng nghiệp Cam Liên đã thúc đẩy nền kinh tế cũng như khả năng
thu hút đầu tư của huyện được đẩy mạnh và thể hiện tiềm năng kinh tế to lớn
của huyện nhà.
2.2. Điều kiện tự nhiên:
2.2.1-Địa hình:
Phía Tây huyện Lệ Thủy là dãy Trường Sơn, địa hình dốc theo hướng
Đơng với vùng núi, đồi, có suối nước khống Bang với nguồn nước khoáng
đang được khai thác làm nơi nghỉ dưỡng và làm nước uống đóng chai. Ở giữa
là một dải đồng bằng hẹp hai bên bờ sông Kiến Giang. Ven biển là một dải cồn

cát trắng. Vùng biển của huyện Lệ Thủy là những bãi cát trắng, nước biển
sạch.
2.2.2- Khí hậu:
Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

8


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Huyện nằm trong vùng khí hậu duyên hải miền Trung Việt Nam, chịu ảnh
hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam-Bắc.
a, Nhiệt độ:
+ Trung bình: 250C.
+ Cao nhất tuyệt đối: 40,40C (năm 1954).
+ Thấp nhất tuyệt đối: 90C (năm 1997).
b, Độ ẩm:
+ Tối đa: 96,7%.
+ Thấp nhất tuyệt đối: 23,0%.
c, Lượng mưa: + Cao nhất: 3.814 mm.
+ Thấp nhất : 1.377 mm.
+ Trung bình: 2.200 2.580 mm.
d, Gió: Hình thành hai mùa:
+ Mùa Hè từ tháng 48 có gió Tây Nam khơ nóng.
+ Mùa Đơng từ tháng 93 có gió mùa Đơng Bắc.
e, Bão: Xuất hiện trong các tháng 1012, gió cấp 10, 11 có khi cấp 12 và
giật trên cấp 12.
f, Chế độ thuỷ văn sông Kiến Giang:
+ QMAX = 8.00012.000m3/s (về mùa lũ).

+ QMIN = 8,5m3/s.
+ QTB = 19m3/s.
Hồ An Mã ở thượng nguồn sông Kiến Giang được xây dựng và đi vào
hoạt động nên đã điều tiết được lưu lượng nước trên sông Kiến Giang.
* Qua điều tra, số liệu thuỷ văn tại cầu Kiến Giang như sau:
- Mực nước lũ năm 1970:
3,38m.
- Mực nước lũ năm 1979:
3,91m.
- Mực nước lũ năm 1985:
3,45m.
- Mực nước lũ năm 1993:
3,91m.
- Mực nước lũ năm 1995:
3,46m.
- Mực nước lũ năm 1999:
2,82m.
- Mực nước kiệt:
- 0,8m.
2.2.3- Thủy văn:
Do lãnh thổ Quảng Bình hẹp về bề ngang, độ dốc lớn nên sơng ngịi
thường ngắn, dốc, có hiện tượng đào lịng mạnh chảy theo hướng từ Tây sang
Đơng. Lượng dịng chảy trong năm tương đối phong phú với mơ đun dịng
chảy trung bình là 57 lít/s/km2 (tương đương 4 tỷ m3 năm). Thủy chế cũng theo
2 mùa rõ rệt, tương ứng với mùa mưa và khô. Trong mùa mưa, ở vùng đồi núi,
Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

9



Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

sơng suối có khả năng tập trung nước rất nhanh, nhưng lũ không kéo dài do
khả năng thốt nước tốt.
Huyện Lệ Thủy có dịng sơng Kiến Giang đặc trưng cho chế độ thủy văn
của huyện. Sông Kiến Giang là hợp lưu của nhiều nguồn sơng suối phát
ngun từ vùng núi phía Tây Nam huyện Lệ Thuỷ đổ về Luật Sơn (xã Trường
Thuỷ, Lệ Thuỷ) chảy theo hướng Nam - Bắc. Từ đây, sông chảy theo hướng
Tây Nam - Đông Bắc, về đến ngã ba Thượng Phong, sông chảy theo hướng
Đông Nam - Tây Bắc, đến đoạn ngã ba Phú Thọ (xã An Thuỷ, Lệ Thuỷ), sơng
đón nhận thêm nước của sơng Cẩm Ly (chảy từ hướng Tây đổ về), tiếp tục
chảy theo hướng trên, băng qua cánh đồng trũng huyện Lệ Thuỷ (đoạn này
sông rất hẹp) sắp hết đoạn đồng trũng huyện Lệ Thuỷ để vào địa phận huyện
Quảng Ninh, sông được mở rộng và chảy băng qua phá Hạc Hải (có chiều dài
gần 2km) về đến xã Duy Ninh (Quảng Ninh), sông tiếp tục chảy ngược về
hướng Tây đến ngã ba Trần Xá thì hợp lưu với sơng Long Đại đổ nước vào
sơng Nhật Lệ (chỉ tính riêng chiều dài sơng Kiến Giang đo được 69km). Sơng
Kiến Giang có độ dốc nhỏ, trước lúc chưa đắp đập chắn mặn ở Mỹ Trung, về
mùa Hè nhiều năm nước mặn ở biển do thuỷ triều đẩy lên đã vượt quá cầu Mỹ
Trạch (cách cửa biển Nhật Lệ trên 40km).
Trên sông Kiến Giang thể hiện thống nhất thời khoảng của hai mùa: Mùa
lũ gồm 4 tháng liên tục từ tháng IX đến tháng XII. Mùa cạn từ tháng I đến
tháng VIII. Trên sông Kiến Giang tháng I là tháng chuyển tiếp từ mùa lũ sang
mùa cạn và tháng VIII là tháng chuyển tiếp từ mùa cạn sang mùa lũ.
Những tháng chuyển tiếp này vẫn còn khả năng xuất hiện lũ sớm hoặc lũ
muộn phụ thuộc vào thời tiết khí hậu của mỗi năm.
Đặc trưng của vùng huyện Lệ Thủy là mùa nước lụt từ tháng 9 đến tháng
12. Tần suất ngập lụt là thường xuyên mỗi năm khoảng 3-4 lần. Các vùng ngập
lụt chủ yếu là vùng giữa bao gồm các xã Sơn Thủy, Hoa Thủy, Mỹ Thủy, Tân

Thủy, Dương Thủy và Tân Thủy.
2.3. Diện tích và dân số:
Tổng diện tích huyện Lệ Thủy là 140.180,44ha, bao gồm 2 thị trấn Kiến
Giang, Nông trường Lệ Ninh và 26 xã. Theo định hướng quy hoạch chung đô
thị Kiến Giang đến năm 2035 và Quyết định 37/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng đã
công nhận đô thị Kiến Giang đạt chuẩn đơ thị loại IV, trong đó Đơ thị Kiến
Giang có quy mơ diện tích: 20.666,7ha bao gồm thị trấn Kiến Giang và 11 xã:
Phong Thủy, An Thủy, Lộc Thủy, Liên Thủy, Xuân Thủy, Cam Thủy, Hồng
Thủy, Thanh Thủy, Ngư Thủy Bắc, Mai Thủy và Phú Thủy.
Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

10


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Khu vực nội thị (bao gồm thị trấn Kiến Giang và các xã: Phong Thủy,
Liên Thủy, Xuân Thủy và Lộc Thủy), tổng diện tích: 3468,99ha.
Khu vực ngoại thị (bao gồm các xã: Mai Thủy, Phú Thủy, Ngư Thủy
Bắc, Thanh Thủy, Hồng Thủy, Cam Thủy và An Thủy), tổng diện tích:
18200,72ha.
Phần cịn lại của huyện Lệ Thủy bao gồm thị trấn Nông trường Lệ Ninh
và 15 xã bao gồm: xã Hoa Thủy, Sơn Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy, Kim
Thủy, Trường Thủy, Văn Thủy, Mỹ Thủy, Dương Thủy, Tân Thủy, Thái
Thủy, Sen Thủy, Hưng Thủy, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam có tổng
diện tích 119.513,74.
Bảng tổng hợp diện tích, dân số của các xã huyện Lệ Thủy
Tên xã, thị trấn


Diện tích
(ha)

I

Thị trấn Kiến Giang
mở rộng

20.666,7

II

Các xã, thị trấn vùng
huyện còn lại

119.513,74

71.238

1

Thị trấn Lệ Ninh

1.140

5.010

2

Xã Hoa Thủy


TT

Dân số
(người)

1.797,21

7.330

3

Xã Sơn Thủy

2.569

7.235

4

Xã Ngân Thủy

16.580

1.836

5

Xã Lâm Thủy


22.793,35

1.360

6

Xã Kim Thủy

4.874

3.672

7

Xã TrườngThủy

2.046

1.648

8

Xã Văn Thủy

1.514

2.811

9


Xã Mỹ Thủy
1.374,3

5.052

Ghi chú

Địa điểm để đánh giá lựa
chọn (Địa điểm 1)
Địa điểm để đánh giá lựa
chọn (Địa điểm 1)

Địa điểm để đánh giá lựa
chọn (Địa điểm 3)

10

Xã Dương Thủy

961,46

4.211

1 phần khu vực để đánh giá
lựa chọn (Địa điểm 3)

11

Xã Thái Thủy


5.874

4.626

12

Xã Tân Thủy

2.048

6.001

1 phần khu vực để đánh giá
lựa chọn (Địa điểm 3)

13

Xã Hưng Thủy

2.145,24

6.395

Địa điểm để đánh giá lựa
chọn (Địa điểm 2)

14

Xã Sen Thủy


7.595,2

5.706

Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

11


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
15

Xã Ngư Thủy Trung

1.347,23

2.192

16

Xã Ngư Thủy Nam

992,02

2.876

2.4. Phân tích tổng quát:
a. Các thế mạnh:
- Thuận lợi về đường biển kéo dài khoảng 13km, nhằm phát triển kinh tế

biển và du lịch sinh thái biển.
- Nằm trong hành lang kinh tế Bắc-Nam trục đường Quốc lộ 1, Quốc lộ 1
(BOT), đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông).
- Thuận lợi về giao thông – vận tải với hệ thống đường bộ, đường thủy,
đường sắt Bắc Nam.
- Khu vực trung tâm huyện lỵ huyện Lệ Thủy kế cận đơ thị thị trấn Kiến
Giang mở rộng, do đó có tính kế thừa và ảnh hưởng về mặt đơ thị.
b. Các điểm yếu:
- Khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng, gió Lào, lũ lụt.
- Đất đai phân bố không đồng đều, vùng giữa chủ yếu là ruộng lúa và
sơng ngịi, vùng ven biển là các dải cát trắng nhấp nhơ, nhiều đồi cát cao, phía
Tây là hệ thống núi, rừng trung điệp và vùng lâm nghiệp rộng lớn.
- Nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng và trình độ tay nghề còn thấp.
c. Các cơ hội:
- Các vùng đất có cơ hội phát triển du lịch trọng điểm như: khu du lịch
suối nước nóng Bang, khu di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc, Khu lưu niệm Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, Lăng mộ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, khu dịch
vụ du lịch bàu Sen xã Sen Thủy...
- Vùng cát xã Sen Thủy, Hưng Thủy, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam
có khả năng phát triển du lịch, năng lượng sạch với quy mơ lớn.
- Vùng lâm nghiệp phía Tây huyện Lệ Thủy.
- Xu thế phát triển: Kinh tế huyện tăng trưởng, cơ cấu chuyển dịch với tỷ
lệ cao từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp trên cơ sở dịch chuyển cơ cấu lao
động từ nông nghiệp sang dịch vụ, du lịch, thương mại và công nghiệp.
- Hành lang kinh tế Bắc-Nam trục đường Hồ Chí Minh, trục đường Quốc
lộ 1, Quốc lộ 1 (BOT) tạo điều kiện để giao thương với các vùng miền.
d. Các thách thức:
- Khi đô thị thị trấn Kiến Giang mở rộng thì chênh lệch giữa vùng đô thị
và nông thôn ngày càng tăng, đặc biệt là các vùng xã phía Tây.
Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.

ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

12


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Việc phát triển trung tâm huyện lỵ mới làm thay đổi hệ thống giao thông
huyết mạch từ các vùng xã về khu vực xây dựng trung tâm huyện lỵ mới.
2.5. Hiện trạng hệ thống trung tâm thị trấn, xã và các vùng động lực
phát triển trên địa bàn huyện:
2.5.1- Hệ thống trung tâm xã:
Về mặt hành chính, huyện Lệ Thủy bao gồm 26 xã và 02 thị trấn Kiến
Giang và Nông trường Lệ Ninh. Sau khi định hướng đô thị Kiến Giang mở
rộng bao gồm thị trấn Kiến Giang và 11 xã thì huyện Lệ Thủy cịn lại thị trấn
Nơng trường Lệ Ninh và 15 xã, bao gồm: Hoa Thủy, Sơn Thủy, Ngân Thủy
(xã miền núi), Lâm Thủy (xã miền núi), Kim Thủy (xã miền núi), Trường
Thủy, Văn Thủy, Mỹ Thủy, Dương Thủy, Thái Thủy, Tân Thủy, Sen Thủy,
Hưng Thủy, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam. Các điểm trung tâm xã cơ
bản đã chỉnh trang và nâng cấp theo quy hoạch nơng thơn mới, trong đó hệ
thống hạ tầng kỹ thuật được ưu tiên đầu tư.

Ảnh: Sơ đồ hệ thống trung tâm xã huyện Lệ Thủy
+ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
Giao thông liên xã: hệ thống đường liên xã đã 100% đường ô tô vào tận
trung tâm xã.
Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

13



Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Hệ thống cấp nước: chủ yếu là sử dụng giếng khoan và nước khe suối,
trên cát.
Hệ thống cấp điện: đã đầu tư về điện nông thôn, tỉ lệ sử dụng điện đạt trên
90%.
Thông tin - liên lạc: Đã phủ sóng truyền hình, truyền thanh và kết nối
điện thoại 100% số xã, thị trấn.
+ Hệ thống hạ tầng xã hội:
- Hệ thống nhà văn hóa được đầu tư xây dựng từ cấp xã đến thôn.
- Hệ thống trường học, bệnh viện, trạm xá của các xã đang được quan tâm
theo xu hướng hiện đại.
2.5.2- Các vùng động lực phát triển thuận lợi phát triển đô thị:
+ Các vùng kinh tế huyện Lệ Thủy bao gồm: Hệ thống vùng đồi núi phía
Tây huyện nhằm khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp
(cao su, keo, tràm...) chăn nuôi gia súc, chế biến lâm sản, xây dựng điểm du
lịch sinh thái (suối nước nóng Bang...), du lịch sinh thái, tâm linh, văn hóa (di
tích Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, di tích lịch sử chùa Hoằng
Phúc...).
- Vùng đồng bằng phát triển cây lương thực (lúa nước là chính), cây thực
phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến lương thực, thực phẩm, mây tre
đan...
- Vùng ven biển phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia
súc, gia cầm, chế biến thủy sản, làm muối, phát triển dịch vụ phục vụ đánh bắt
và nuôi trồng hải sản, xây dựng bãi tắm và du lịch sinh thái biển (biển Ngư
Thủy Trung, Ngư Thủy Nam), sinh thái cát, sinh thái ven hồ (Bàu Sen- Sen
Thủy), phát triển công nghiệp năng lượng sạch...
+ Dải ven biển- Hành lang kinh tế Bắc-Nam (Quốc lộ1, Quốc lộ 1 –BOT,

đường Hồ Chí Minh (nhánh Đơng)):
- Hành lang kinh tế Bắc-Nam đường Hồ Chí Minh bao gồm thị trấn:
Nông trường Lệ Ninh và các xã: Hoa Thủy, Sơn Thủy, Ngân Thủy, Trường
Thủy, Văn Thủy, Kim Thủy và Thái Thủy. Hạt nhân là thị trấn Nông trường
Lệ Ninh.
- Hành lang kinh tế Bắc-Nam trục đường Quốc lộ 1 bao gồm các xã:
Hưng Thủy, Tân Thủy, Sen Thủy, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam. Hạt
nhân là xã Hưng Thủy có tính đơ thị hóa cao, kết nối giao thơng thuận lợi.
Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

14


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

2.6. Xác định các tiêu chí lựa chọn địa điểm:
Căn cứ các tiêu chí cơ bản để phân tích lựa chọn địa điểm:
1- Vai trị và chức năng đơ thị
2- Tiêu chí về tính kế thừa đơ thị.
3- Tiêu chí về động lực hình thành và phát triển kinh tế xã hội.
4- Tiêu chí về điều kiện tự nhiên và quỹ đất phát triển trung tâm
huyện lỵ.
5- Tiêu chí về quy mơ dân số.
6- Tiêu chí về điều kiện văn hóa xã hội.
7- Tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật và mối liên hệ vùng.
8- Tiêu chí về mơi trường, cảnh quan và phát triển bền vững.
9- Tính kinh tế- khả thi.
Cụ thể các tiêu chí đánh giá như sau:
Tiêu chí 1- Chức năng và vai trị đơ thị:

Đơ thị được thành lập mới phải đảm bảo yếu tố cơ bản phân loại đô thị
theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị và Nghị quyết số
1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, trong đó:
- Về chức năng: Đơ thị (tiêu chí loại V) là trung tâm hành chính hoặc
trung tâm tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh
tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, đầu mối giao thông; hoặc là trung tâm
chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, đầu mối
giao thơng.
- Về vai trị: Có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
Tiêu chí 2- Tiêu chí về tính kế thừa đơ thị:
Các lĩnh vực kế thừa đơ thị đã có như cơ sở hạ tầng, dân cư hiện hữu, các
trung tâm y tế, giáo dục, dịch vụ...
Tiêu chí 3 - Tiêu chí về động lực hình thành và phát triển đơ thị:
Sự hình thành và phát triển một đô thị phụ thuộc rất nhiều vào khả năng
phát huy nội lực, các thế mạnh của khu vực và nắm bắt, khai thác các tác động
ngoại lực thông qua các cơ hội. Các cơ hội là động lực và xu thế phát triển. Vì
vậy, thị trấn huyện lỵ mới hình thành cần gắn kết tốt nhất với các vùng kinh tế
quan trọng như: Trung tâm thị trấn Kiến Giang (thị xã tương lai), hành lang
Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

15


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

kinh tế Quốc lộ 1, các khu công nghiệp lớn như vùng công nghiệp năng lượng
sạch, vùng cơng nghiệp Cam Liên, Bang...Ngồi ra kết nối các điểm nổi bật về

thu hút dân số như điểm du lịch tâm linh chùa Hoằng Phúc, du lịch sinh thái
nước nóng Bang... Từ những động lực đó, đô thị sẽ phát triển và đảm bảo được
các tiêu chuẩn về hạ tầng, quy mô, mật độ dân số, tỉ lệ lao động phi nơng
nghiệp.
Tiêu chí 4 - Tiêu chí về điều kiện tự nhiên và quỹ đất phát triển trung
tâm huyện lỳ:
Khu vực xây dựng trung tâm huyện lỵ mới phải có điều kiện tự nhiên
thuận lợi về địa hình, địa mạo, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, ngập lụt, hạn
chế tối đa việc sử dụng đất lúa.
Về quỹ đất xây dựng: Khu vực đất xây dựng trung tâm huyện lỵ phải có
quỹ đất phát triển ngắn hạn tối thiểu 300ha và dài hạn là 800-1000 ha. Theo
tiêu chuẩn để thành lập thị trấn thì diện tích tự nhiên từ 14km2 trở lên.
Ranh giới trung tâm huyện lỵ hạn chế tối đa việc chia tách địa giới hành
chính làm phát sinh thêm đơn vị hành chính cấp xã. Phương án ưu tiên nên
chọn 01 xã để thành lập thị trấn sau này (hạn chế điều chỉnh ranh giới hành
chính các xã).
Tiêu chí 5 - Tiêu chí về quy mô dân số:
Quy mô dân số theo tiêu chuẩn của đô thị loại V là 4.000 người đến
50.000 người, dân số tối thiểu để đạt tiêu chuẩn thị trấn là 8.000 người trở lên.
Tiêu chí 6- Tiêu chí về điều kiện văn hóa xã hội:
Thị trấn huyện lỵ mới cần kế thừa được truyền thống văn hóa- xã hội của
địa phương. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Đảm
bảo tính tính đặc trưng của văn hóa địa phương.
Tiêu chí 7- Tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật và mối liên hệ vùng:
Phải ưu tiên các vị trí có giao thơng kết nối thuận lợi. Vị trí cơ bản phải ở
khu vực trung tâm của huyện, đảm bảo bán kính phục vụ tương đương cho dân
cư các xã, thị trấn trực thuộc.
Có điều kiện xây dựng hồn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: Giao
thông, cấp điện, cấp nước, thốt nước bẩn, vệ sinh mơi trường và thơng tin liên
lạc.

Tiêu chí 8- Tiêu chí về mơi trƣờng, cảnh quan và phát triển bền
vững:
Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

16


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Địa điểm xây dựng đô thị cần tránh những khu vực bị thiên tai như lũ lụt,
xói lở..., ơ nhiễm mơi trường khơng khí, tiếng ồn, nguồn nước..., khu vực bảo
vệ nguồn nước, rừng phòng hộ.
Cảnh quan tự nhiên: cần ưu tiên các vị trí có cảnh quan tự nhiên đẹp, đặc
trưng, hấp dẫn, có tiềm năng gắn kết và phát triển từ cảnh quan tự nhiên với
cảnh quan đô thị như sông, suối, hồ, thảm thực vật...
Tiêu chí 9-Tính kinh tế- khả thi:
Vị trí xây dựng trung tâm huyện lỵ mới phải thuận lợi cho cơng tác giải
phóng mặt bằng, ít đền bù giải tỏa.
Hạn chế sự xáo động dân cư, ổn định đời sống, xã hội.
Suất đầu tư thấp, hiệu quả.
Thuận lợi phân kì đầu tư, tính khả thi cao.
III. TẦM NHÌN VỀ VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRẤN HUYỆN LỲ MỚI- XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỂM LỰA
CHỌN:
3.1. Tầm nhìn:
Tổng quan về điều kiện tự nhiên cho thấy trong 03 vùng địa lý của huyện
Lệ Thủy (đồi núi, đồng bằng và ven biển), mỗi vùng có một lợi thế riêng.
Nhận định tồn diện có các vùng lợi thế sau:
Khu vực 1: Vùng ven đường Hồ Chí Minh - hành lang kinh tế Bắc Nam

khu vực phía Tây huyện Lệ Thủy.
Khu vực 2: Vùng đồng bằng kết hợp vùng ven biển – lõi giữa khu trung
tâm huyện lỵ theo bán kính địa lý.
Khu vực 3: Vùng đồng bằng tập trung phía Đơng trục đường Quốc lộ 1,
Quốc lộ 1 (BOT).
- Các khu vực trên đều có thuận lợi và khó khăn nhất định, cả 03 vị trí
đều nằm trên khu vực có quỹ đất lớn, có khả năng phát triển đô thị dài hạn.
- Kề cận với các hành lang kinh tế Bắc-Nam và liên hệ thuận lợi với khu
vực thị trấn Kiến Giang mở rộng (tương lai thành thị xã Kiến Giang).
- Có khả năng kết nối thuận lợi với các vùng xã phía Tây và Đơng và
vùng xã đồng bằng phía Nam huyện Lệ Thủy.
- Các điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, địa chất, thủy văn...) và có khả
năng khai thác quỹ đất xây dựng thuận lợi hơn so với các khu vực khác.

Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

17


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

3.2. Dự báo quy mô dân số và nhu cầu quỹ đất phát triển cho thị trấn
mới:
Đô thị được thành lập mới phải đảm bảo yếu tố cơ bản phân loại đô thị
theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị và Nghị quyết số
1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính
- Quy mơ dân số theo tiêu chuẩn của đô thị loại V là 4.000 người đến

50.000 người, dân số tối thiểu để đạt tiêu chuẩn thị trấn là 8.000 người trở lên.
- Mật độ dân số tồn đơ thị 1.200 người/km2 trở lên.
Trên cơ sở thực thế về nhu cầu lao động và phát triển trong giai đoạn đầu
năm 2020-2025 có khoảng 2000 lao động và đến năm 2030 có khoảng 4000
lao động, đến năm 2035 đạt khoảng 6000 lao động.
Dự báo và định hướng đến năm 2025 thị trấn sẽ có quy mơ khoảng
10.000 người.
Dự báo và định hướng đến năm 2030 thị trấn sẽ có quy mơ khoảng
13.000 người.
Dự báo và định hướng đến năm 2035 thị trấn sẽ có quy mơ khoảng
15.000-20.000 người.
Do đó, quỹ đất tối thiểu để xây dựng thị trấn trong tương lai đến năm
2025 là khoảng 300ha, đến năm 2030 là 400ha, đến năm 2035 là khoảng 500600ha. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sự phát triển đô thị mang tính sinh thái, bền
vững lâu dài thì việc lựa chọn để xây dựng thị trấn cần xét đến các khu vực
đảm bảo quỹ đất dự phịng phát triển đơ thị cho tương lai cũng như quỹ đất tự
nhiên đảm bảo môi trường cảnh quan đô thị.
3.3. Xác định các địa điểm có khả năng lựa chọn đƣa vào đánh giá:
Địa điểm 1: Vùng ven đường Hồ Chí Minh cụ thể là: Thị trấn Nông
trường Lệ Ninh và một phần xã Hoa Thủy, Sơn Thủy;

Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

18


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Địa điểm 1


Hình ảnh: Vị trí Nơng trường Lệ Ninh so với các xã vùng huyện Lệ Thủy
- Diện tích thị
trấn
Nơng
trường
Lệ
Ninh:
1.139,56ha.
- Diện tích một
phần xã Hoa
Thủy: 180ha,
Sơn
Thủy
khoảng 300ha:

Địa điểm 2: Vùng đồng bằng kết hợp vùng ven biển cụ thể là: Khu vực
xã Hưng Thủy và có thể một phần xã Tân Thủy;
Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

19


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Địa điểm 2.

Hình ảnh: Vị trí xã Hưng Thủy so với các xã vùng huyện Lệ Thủy
- Diện tích xã
Hưng Thủy:

2.145,24ha.
Có thể đề xuất
lấy một phần
xã Tân Thủy,
diện tích
khoảng: 380ha.

Địa điểm 3: Vùng đồng bằng tập trung cụ thể là: Khu vực xã Mỹ Thủy
và một phần của xã Dương Thủy, Tân Thủy.
Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

20


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Địa điểm 3

- Diện tích xã
Mỹ
Thủy:
1.374,30ha.
đề xuất lấy một
phần xã Dương
Thủy, diện tích
khoảng: 300ha,
Tân
Thủy
400ha.

Tổng
dự
kiến:2074.3ha
3.4. Đánh giá, phân tích, so sánh theo các tiêu chí 03 địa điểm đề xuất
lựa chọn theo phƣơng pháp định tính:
Căn cứ 09 tiêu chí cơ bản để phân tích so sánh các địa điểm lựa chọn:
1- Vai trị và chức năng đơ thị
2- Tiêu chí về tính kế thừa đơ thị.
3- Tiêu chí về động lực hình thành và phát triển đơ thị.
4- Tiêu chí về điều kiện tự nhiên và quỹ đất phát triển trung tâm
huyện lỵ.
Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

21


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

5- Tiêu chí về quy mơ dân số.
6- Tiêu chí về điều kiện văn hóa xã hội.
7- Tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật và mối liên hệ vùng.
8- Tiêu chí về mơi trường, cảnh quan và phát triển bền vững.
9- Tính kinh tế- khả thi.
3.4.1. Tiêu chí Vai trị và chức năng đơ thị:
Bảng so sánh vai trị, chức năng đơ thị
Tiêu chí 1

Địa điểm 1


Địa điểm 2

Địa điểm 3

Vị trí

Nằm dọc hành lang kinh
tế đường Hồ Chí Minh,
tiếp cận với các vùng xã
phía Tây của huyện Lệ
Thủy như xã Hoa Thủy,
Sơn Thủy, Ngân Thủy,
Lâm Thủy, Kim Thủy,
Trường Thủy, Văn Thủy,
Thái Thủy.

Nằm ở vị trí phía Đơng
huyện Lệ Thủy kết nối với
các vùng xã phía Đơng
huyện thuận lợi như xã Ngư
Thủy Trung, Ngư Thủy
Nam, Sen Thủy, Tân Thủy,
Dương Thủy, Thái Thủy.
Nằm trên hành lang kinh tế
Bắc-Nam là trục đường
Quốc lộ 1, Quốc lộ 1
(BOT).

Nằm ở vị trí trung tâm
đồng bằng huyện Lệ

Thủy, kề cận thị xã Kiến
Giang kết nối các vùng
xã giữa như Mỹ Thủy,
Dương Thủy, Tân Thủy,
Thái Thủy, Văn Thủy.

Vai trò,
chức năng

Khu vực này có thúc đẩy
thành trung tâm hành
chính, phát triển cơng
nghiệp gắn liền vùng lâm
nghiệp phía Tây của
huyện Lệ Thủy. Kết hợp
phát triển kinh tế vận tải,
du lịch liên quan đến hành
lang kinh tế đường Hồ
Chí Minh.

Vị trí này có khả năng phát
triển đơ thị hành chính,
chính trị gắn liền phát triển
kinh tế đối ngoại như vận
tải, dịch vụ đồng thời kết
hợp du lịch văn hóa tâm
linh ở vùng giữa chùa
Hoằng Phúc – Mỹ Thủy và
du lịch sinh thái vùng biển
Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy

Nam.

Thuận lợi về chính trị,
kinh tế, văn hóa và dịch
vụ. Có khả năng thúc đẩy
phát triển kinh tế du lịch
gắn liền văn hóa của địa
phương như Di tích lịch
sử Chùa Hoằng Phúc kết
nối các điểm du lịch của
thị xã Kiến Giang mở
rộng như khu Lưu niệm
Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, chùa An Xá, đền
thờ Hoàng Hối Khanh...

Đánh giá
chung

Với sự lựa chọn địa điểm cho một thị trấn huyện lỵ với vai trò chức năng là trung tâm
hành chính, chính trí thì vị trí 3 là lợi thế hơn.

3.4.2. Tiêu chí về tính kế thừa đơ thị:
Bảng so sánh về tính kế thừa đơ thị
Tiêu chí 2
Vị trí

Địa điểm 1

Địa điểm 2


Địa điểm 3

Thị trấn Nơng trường Lệ Khu vực xã Hưng Thủy là Khu vực xã Mỹ Thủy và
Ninh cách trung tâm thị một xã có địa hình kết hợp một phần xã Dương Thủy
trấn Kiến Giang 12km về giữa đồng bằng vùng giữa (khoảng 300ha), Tân

Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

22


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Tính kế
thừa đơ
thị

phía Tât, cách khu du lịch
suối Bang 20km về phía
Bắc, cách khu công
nghiệp Áng Sơn (tương
lai là thị trấn công nghiệp
Áng Sơn) 03km về phía
Tây Nam trên trục đường
Hồ Chí Minh.

(ruộng lúa) và đồi cát ven Thủy (400ha)
biển. Xã Hưng Thủy có lợi

thế là đường Quốc lộ 1
(khoảng 6km) và Quốc lộ
1-BOT (khoảng 4km)

- Đây là đô thị loại V- thị
trấn lâu đời của huyện Lệ
Thủy. Năm 2015, UBND
tỉnh Quảng Bình đã phê
duyệt Quy hoạch chung
xây dựng Nông trường Lệ
Ninh của huyện Lệ Thủy
đến năm 2025 tại Quyết
định số 573/QĐ-UBND
ngày 11/3/2015, trong đó
định hướng phát triển mở
rộng thị trấn với các khu
chức năng là dân cư đô thị
và các khu chức năng xã
hội khác, trong đó nhấn
mạnh vai trị là trung tâm
của các vùng xã phía Tây
của huyện Lệ Thủy. Hiện
tại, đơ thị- thị trấn Nơng
trường Lệ Ninh có hệ
thống hạ tầng cơ bản như:
trục đường Hồ Chí Minh
đi qua, trục đường liên xã
đi xã Ngân Thủy, đấu nối
Quốc lộ 9B đi cửa khẩu
Chút Mút, trục đường

trung tâm rộng 27m nối
trung tâm thị trấn với
Quốc lộ 9B.
- Hiện nay, hệ thống dân
cư đô thị của thị trấn khá
dày đặc với mật độ cao,
diện tích khoảng 189ha
chiếm 61% đất dân dụng
thị trấn. Các hệ thống hạ

- Các hệ thống dân cư bám
mặt đường Quốc lộ 1, đi
kèm các dịch vụ thương
mại, vận tải đa dạng như
khách sạn, nhà nghỉ, dịch
vụ giải khát, điểm dừng
nghỉ, cây xăng... rất phát
triển. Đây cũng là điểm
thuận lợi để đẩy mạnh q
trình đơ thị hóa, nhanh
chóng tạo ra bộ mặt đô thị.
Các hệ thống xã hội khác
như: Trụ sở xã, các cơ sở
giáo dục, y tế... chỉ đáp ứng
được cấp độ xã.
- Khu vực một phần xã Tân
Thủy (khoảng 380ha) dự
kiến đưa vào đánh giá lựa
chọn chủ yếu là vùng đất
màu, ruộng lúa, và một

phần nhỏ dân cư nơng thơn.

- Được đánh giá là khu
vực với tính chất là xã
thuần nơng.
- Q trình đơ thị hóa, xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội chủ
yếu phục vụ cho cấp xã và
dân cư nơng thơn chưa
tính đến khả năng phát
triển đô thị.
- Khu vực dự kiến đưa
vào đánh giá xã Dương
Thủy và Tân Thủy chủ
yếu là đất ruộng lúa, dịng
sơng Đâu Giang và dân
cư nhỏ lẻ bám dọc trục
đường liên xã nối từ xã
Mỹ Thủy đi xã Hưng
Thủy.

Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:

23


Đề án: Lựa chọn địa điểm XD Trung tâm huyện lỵ mới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.


Đánh giá
chung

tầng xã hội như: Trụ sở
thị trấn Nơng trường Lệ
Ninh, Phịng khám của
Bệnh viện Đa khoa
huyện Lệ Thủy, đồn
Công an thị trấn, trường
học như: Trường PTTH
Hoàng Hoa Thám, các
trường cấp 1, 2, mầm
non cơ bản đáp ứng cho
nhu cầu của thị trấn.
- Tuy nhiên, để đảm bảo
vai trò là trung tâm
huyện lỵ của huyện Lệ
Thủy thì thị trấn Nơng
trường Lệ Ninh cần mở
rộng quy mơ hơn nữa
đáp ứng nhu cầu diện
tích xây dựng cũng như
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội…
Về tính kế thừa đơ thị thì 03 địa điểm đánh giá trên được nhận định là thị trấn Nông
trường Lệ Ninh là tốt nhất, thứ đến là khu vực xã Hưng Thủy.

Ảnh hiện trạng: Đường Hồ Chí Minh, mương nước thủy lợi
Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình - Đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP. Đồng Hới.
ĐT: 02323.828729; FAX: 02323 833558; Email:


24


×