Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Khẩu phần cho trẻ mầm non pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.19 KB, 4 trang )

Khẩu phần cho trẻ mầm non
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển tốt


Trẻ bước qua 2 tuổi, có thể dùng được những
thức ăn gần giống với người lớn nhưng sức nhai
còn kém, bộ phận tiêu hóa chưa phát triển hoàn
chỉnh, vậy phải cho trẻ ăn như thế nào?
Ngoài những bữa chính, cần cho trẻ ăn xen với
những bữa ăn phụ.
Theo Trung tâm Dinh dưỡng (TP.HCM), lượng các
loại thực phẩm, nhu cầu dinh dưỡng cần cung cấp
mỗi ngày cho trẻ trong độ tuổi này như sau: cho trẻ
dùng 3-4 chén cháo đặc (hoặc cơm) để cung cấp
chất bột đường; lượng chất đạm (có trong thịt, cá,
trứng, tôm, cua, đậu hũ...) bình quân cần từ 120-
150g; lượng chất béo (có trong dầu, mỡ, bơ...) cần
khoảng 30g; còn rau, củ quả tươi cần cung cấp độ
300g. Còn với các loại vitamin và chất khoáng cần
cho trẻ trong độ tuổi này trong một ngày như sau: can
- xi cần khoảng 500mg, sắt 6-7mg, vitamin D khoảng
400 đơn vị, vitamin A độ 1.000 đơn vị...
Ngoài ra, theo các bác sĩ dinh dưỡng, mỗi ngày cần
cho trẻ dùng thêm 1-2 ly sữa để bổ sung thêm hàm
lượng can - xi. Không nên loại sữa ra khỏi khẩu phần
của trẻ khi thấy trẻ đã lớn. Nhưng cần chọn loại sữa
phù hợp, loại mà bé thích dùng (có thể là sữa bột,
sữa tươi, hay sản phẩm từ sữa - yaourt, phô mai...)
và cho trẻ dùng với lượng thích hợp theo nhu cầu với
độ tuổi này (khoảng 400ml-500ml mỗi ngày). Các bác
sĩ cũng khuyến cáo, không nên dùng sữa đặc có


đường để nuôi trẻ ở độ tuổi này. Những bé ít uống
được sữa cần cho dùng thêm các thức ăn giàu can -
xi (tôm, tép, cua đồng...). Cần theo dõi cân nặng trẻ
(dựa vào biểu đồ tăng trưởng sẵn có) để sớm phát
hiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Qua 2 tuổi, trẻ
tăng cân chậm hơn giai đoạn trước đó, cũng như
tăng cân có thể không đều đặn mỗi tháng, cũng có
tháng trẻ không tăng cân, có tháng lại tăng nhiều.
Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu trẻ không tăng cân, hoặc
sụt cân trong hai tháng liền thì cần đưa trẻ đi khám ở
bác sĩ dinh dưỡng hay bác sĩ nhi khoa để sớm phát
hiện những bất thường (nếu có). Việc theo dõi cân
nặng trẻ theo biểu đồ tăng trưởng không chỉ giúp sớm
phát hiện trẻ suy dinh dưỡng mà còn giúp phát hiện
trẻ béo phì nhằm có hướng điều chỉnh chế độ dinh
dưỡng hợp lý hơn.

×