Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Thái Lan - Lễ hội té nước Thái Lan pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.68 KB, 7 trang )

Thái Lan - Lễ hội té nước

Thái Lan - đất nước của màu tím. Cả một hành lang phong
lan tím đón bạn từ cửa máy bay. Chóp nhọn của những
ngôi nhà yên ả và những đền chùa san sát, chứ không phải
những bảng chữ dọc đường, nói cho bạn biết bạn đang ở
quốc gia nào...

Bằng lăng xum xuê tím ngát nở cạnh những cây nữ hoàng
vàng rực dọc những con phố Chiang Mai - thành phố phía
bắc, có khung cảnh dịu dàng của phố núi, có bức tường
thành cổ chạy dọc con phố chính và một kênh đào mát rượi
dưới những tán hoa...

Nếu cuối tháng tư là lễ hội lớn mừng giải phóng của người
Việt thì sớm hơn một chút, khoảng giữa tháng tư, người
dân bốn nước láng giềng Đông Nam Á cũng náo nức với lễ
hội cổ truyền quan trọng nhất trong năm: người Campuchia
gọi là “Chaul Chnam Thmey”, người Lào là “Pimai”,
Myanmar là “Thingyan” và người Thái “Songkran”, với tục
tạt nước vô cùng náo nhiệt. Càng bị tạt càng được nhiều
may mắn.


Vui sướng với trò chơi té nước.

Chưa tới 7h sáng đường phố đã đông nghẹt. Người người
đứng đen đặc bờ kênh. Người người chạy xe mui trần chở
nước dọc phố. Dưới tạt lên, trên tạt xuống. Đường phố đẫm
nước. Người đẫm nước. Vừa tạt nhau, vừa mở nhạc nhảy
nhót tưng bừng. Các chị bán xô được dịp đắt hàng 10 baht


(chừng 4.000 đồng Việt Nam) một cái xô có buộc sẵn dây
dài, tha hồ mua, tha hồ hối hả quăng xuống lòng kênh múc
nước lên tạt.


Du khách cưỡi voi, tham dự lễ hội ở Chiang Mai

Tờ Bangkok Post hôm ấy chạy hàng tít lớn vui vẻ: “Water
lot of Songkran fun” (quá nhiều nước cho ngày Songkran).
Cắc cớ, nhiều người thả cả cây nước đá ướp cho nước lạnh
ngắt, tạt cho “đối phương” giật mình chơi. Dân nước ngoài
lăm lăm súng nước, vòi nước, tạt còn hăng hơn cả người
bản xứ.


Khách du lịch tạt nước còn hăng hơn cả dân bản xứ.

Nhiều phóng viên tham dự lễ hội hôm ấy cứ luôn miệng
“van xin” đừng tạt, sợ ướt máy quay phim, máy chụp ảnh,
thế là được đặc ân: giội cả xô từ phía sau, ướt sũng như
chuột lột! Vui khủng khiếp! Ai cũng ao ước lễ hội ở Việt
Nam cũng có những trò vui hết mình như thế để dân mình
được chơi, được vui đùa hò hét nhảy múa đúng nghĩa lễ
hội...

Measa Camp tọa lạc trên vùng núi ngoại ô Chiang Mai là
trung tâm biểu diễn voi nổi tiếng nhất miền Bắc Thái Lan.

Có khoảng 73 con voi, chia làm hai lực lượng: biểu diễn và
chuyên chở khách đi dạo trong núi. Có rất nhiều trò vui thú

vị từ đây, nhưng thú vị nhất có lẽ là xem chúng... vẽ tranh.

Quản tượng chấm màu, chú voi 21 tuổi đón lấy bằng... vòi
và đưa những nét cọ đầu tiên. Những đường sọc xuống,
ngoằn ngoèo. Rồi những nét ngang. Những chiếc dù màu
xanh đang bay hay những chiếc lá sen? Không phải, vì
chiếc vòi khéo léo đã phết tiếp những nét cọ vàng rực. Một
bức tranh hoa hiện ra, hoàn chỉnh. Thật sự chuẩn xác và
đẹp mắt.


Một hoạ sĩ... voi đang trổ tài.

Cô chủ trẻ xinh đẹp của Measa Camp kể: “Việc tập cho voi
vẽ tranh là một mối duyên lạ: có một họa sĩ người Trung
Quốc một lần đến trại thấy lũ voi thông minh bèn nảy ra ý
ở lại trại ba tháng để huấn luyện chúng vẽ tranh. Quản
tượng và voi cùng học, vì quản tượng sẽ giúp chúng lựa
màu, chấm màu và phải đủ khiếu thẩm mỹ để nhận thấy khi
nào bức tranh hoàn tất mà dừng lại”.
Cùng thời điểm diễn ra lễ hội Songkran, một triển lãm
tranh voi đang được tổ chức trong thành phố.

Cô chủ trẻ xinh đẹp của trại có vẻ rất tự hào về bầy voi,
nhưng tự hào hơn không phải vì có thể kiếm ra nhiều tiền
mà vì “hằng năm có khoảng 2.000 con voi bị giết, bị mang
ra khỏi Thái Lan, và trại voi của chúng tôi đã góp phần giữ
gìn, phát triển bầy voi là một trong những biểu tượng của
đất nước này”. Bầy voi rõ ràng đang sinh sôi trong một
công cuộc rất riêng tư của gia đình cô gái trẻ.


Tam giác vàng, vùng biên giới Lào - Thái Lan - Myanmar
thuộc tỉnh Chiangrai, cách Chiang Mai ba giờ đồng hồ đi
bằng ôtô, địa danh khét tiếng thế giới một thời với những
huyền thoại và thực tế xoay quanh thuốc phiện..., ngày nay
là một khu du lịch khang trang, có trung tâm là Golden
Triangle Park rộng khoảng 40ha, với tòa nhà Hall of Opium
(bảo tàng thuốc phiện) hoành tráng, có diện tích 5.600m2 -
một bảo tàng trưng bày... cái xấu, giúp người xem nhìn
thẳng vào sự thật, để lại ấn tượng cực kỳ mạnh mẽ cho
người xem.

Để vào khu triển lãm, du khách phải đi qua một đường hầm
dài 137m tranh tối tranh sáng, hai bên tường đắp nổi những
hình thù ma quái diễn tả mọi trạng thái đau đớn, sợ hãi, bí
ẩn, hiểm nguy, những cơn ác mộng... của một thế giới đen
rùng rợn.

Một căn phòng dài dưới dạng một thuyền chiến cổ bằng gỗ
trưng bày kho thuốc phiện, đạn dược, những khẩu thần
công sẵn sàng nhả những viên đạn tròn của những cuộc
chiến tranh thuốc phiện một thời. Những gian phòng trưng
bày mô hình bằng sáp chuyển động y như người thật diễn ta
cảnh hút thuốc bên bàn đèn, cảnh tù đày khổ ải với tiếng
rên siết...

Những quả cân của mỗi nước dùng để cân ma túy (trong đó
có cả quả cân của Việt Nam thời xưa). Những tang vật giấu
thuốc phiện bị bắt ở các cửa khẩu như những chiếc giày,
hoa quả, đồ chơi trẻ em, cả những miếng bột bó tay chân...


Ấn tượng nhất có lẽ là phòng trưng bày chân dung những
người đã chết hoặc vẫn sống nhưng đầy tai tiếng của vô số
nghệ sĩ nổi tiếng thế giới dính vào ma túy, trong đó có mặt

×