Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

BÁO CÁO TỔNG HỢP đề TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN “KINH TẾ KHU VỰC VÀ ASEAN” đề tài tổng quan về myanmar

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN
“KINH TẾ KHU VỰC VÀ ASEAN”

Đề tài: Tổng quan về Myanmar

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương
Lớp HP: H2102FECO2031
Thực hiện: Nhóm 8
HÀ NỘI – 2021


LỜI CẢM ƠN
Nhóm 8 chúng em xin chân thành cảm ơn cơ Nguyễn Thị Thùy Dương đã nhiệt tình
giảng dạy và cung cấp những kiến thức quý báu để chúng em có thể hoàn thành tốt bài
thảo luận này.
Vì thời gian có hạn và trình độ bản thân cịn nhiều hạn chế, cho nên bài thảo luận của
nhóm khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý quý báu của cô
cùng toàn thể các bạn trong lớp để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1


Mục Lục
A. Tổng quan về Myanmar
B. Kinh tế Myanmar
I. Thương mại của Myanmar


II. Đầu tư của Myanmar
III. Lao động của Myanmar
C. Hợp tác kinh tế
I. Hợp tác kinh tế giữa Myanmar và Singapore
II. Hợp tác kinh tế giữa Myanmar và Việt Nam

2


A. Tổng quan về Myanmar
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lí
Myanmar là một quốc gia thuộc vùng Đơng Nam Á, có biên giới với Bangladesh,
Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Một phần ba tổng chu vi của Myanmar là
đường bờ biển giáp với vịnh Bengal và biển Andaman. Nước này nằm dọc theo mảng
Ấn Độ và mảng Á-Âu, phía đơng nam của dãy Himalaya, về phía tây là Vịnh Bengal
và phía nam là biển Andaman. Đây là vị trí chiến lược, nằm gần các tuyến đường vận
tải chính của Ấn Độ Dương. Thủ đơ của Myanmar là Naypyidaw.
2. Khí hậu
Myanmar mang khí hậu gió mùa với 3 mùa chính trong năm. Mùa hè từ tháng 3
đến tháng 6: Đây là khoảng thời kì nóng nhất, mưa ít hoặc không mưa. Mùa mưa của
tháng 7 đến tháng 9: Ở Yangon thời gian này, trời mưa cả ngày lẫn đêm, cịn tại
Bangan và Mandalay trời lại siêu ít mưa, đây cũng là khoảng thời gian rất ít khách du
lịch đến Myanmar. Mùa thu từ tháng 10 tới tháng 2 năm sau, đây là thời khắc ưa thích
cho du lịch ở Myanmar hơn cả. Với khí hậu ơn hịa, trời ít mưa, số đông khách du lịch
lựa chọn mùa thu để tới với Myanmar.
3. Diện tích
Myanmar có diện tích 676.577 km2, là quốc gia lớn thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau
Indonesia.
4. Tài nguyên thiên nhiên

Myanmar giàu tài nguyên thiên nhiên. Với hơn 50% diện tích là rừng trở thành
quốc gia có sản lượng gỗ tếch lớn nhất thế giới, mỗi năm Myanmar cung cấp cho thế
giới khoảng 40 triệu m3 gỗ. Điểm nổi bật của Myanmar so với các nước Đơng Nam Á
đó là tại Myanmar vàng ở khắp mọi nơi và rất dễ tìm thấy, chính vì vậy Myanmar
được gọi là “vùng đất phủ đầy vàng”. Đây cũng là nước sản xuất đá quý đứng thứ nhất
châu Á với sự đa dạng về thể loại, đặc biệt là hồng ngọc. Myanmar cũng dồi dào các
khoáng sản khác như sắt, thép và đồng, có trữ lượng dầu và khí tự nhiên rất lớn, đứng

3


thứ 10 trên thế giới với trữ lượng dầu khoảng 3,2 tỷ thùng và khí ước tính 89,7 nghìn
tỷ m3.
II. Lịch sử
Người mơn được cho là nhóm người đầu tiên di cư tới vùng hạ lưu châu thổ sông
Ayeyarwady (ở phía nam Myanmar) và tới khoảng giữa thập niên 900 trước Cơng
ngun họ đã giành quyền kiểm sốt khu vực này. Sau đó, vào thế kỷ 1 trước Cơng
ngun, người Pyu di cư tới đây và tiến tới xây dựng các thành bang có quan hệ
thương mại với Ấn Độ và Trung Quốc.
Vào khoảng trước những năm 800, người Bamar (người Miến Điện) bắt đầu di cư
tới châu thổ Ayeyarwady từ Tây Tạng hiện nay. Người Miến điện đã 03 lần tạo dựng
nên Đế chế Miến Điện tại Myanmar vào thế kỷ thứ 12 (vương quốc Pagan), thế kỷ thứ
16 (Vương quốc Toungoo) và đầu thế kỷ 18 (Triều đại Konbaung). Cùng với đó, lịch
sử Myanmar có các giai đoạn bị xâm lược bởi Mông Cổ, Trung Quốc.
Trong thế kỷ 19, thực dân Anh đã 3 lần xâm chiếm và đánh vào Myanmar:
- Chiến tranh Anh – Miến lần thứ nhất (1824 – 1826): Miến Điện thua trận, phải
nhượng cho Anh các vùng lãnh thổ Rakhine, Taninthayi và Atxam và bồi thường
chiến tranh cho Anh 1 triệu Sterling.
- Chiến tranh Anh – Miến lần thứ hai (1852 – 1853): Thực dân Anh mở rộng vùng
đất chiếm đóng tới tồn bộ Yangon, Toungoo và vùng đồng bằng Irrawaddy rộng

lớn.
- Chiến tranh Anh – Miến lần thứ ba (1885): Thực dân Anh hoàn tất việc đặt cai trị
trên toàn bộ lãnh thổ Miến Điện. 1886 sáp nhập Miến Điện thành 1 bang của Ấn
Độ thuộc Anh.
Đấu tranh giành độc lập: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai Miến Điện trở thành
một mặt trận chính tại Mặt trận Đơng Nam Á. Qn đội Miến Điện độc lập dưới
quyền chỉ huy của Aung San và Quân đội quốc gia Arakan đã chiến đấu với Nhật Bản
từ 1942-1944, nhưng đã nổi lên chống lại người Nhật năm 1945. Năm 1947, Aung
San trở thành Phó chủ tịch Uỷ ban hành pháp Miến Điện, một chính phủ chuyển tiếp.
Tuy nhiên, trong tháng 7 năm 1947, các đối thủ chính trị đã ám sát Aung San và nhiều

4


thành viên chính phủ khác. Ngày 4 tháng 1 năm 1948, quốc gia này trở thành một
nước cộng hòa độc lập, với cái tên Liên bang Myanmar, với Sao Shwe Thaik là tổng
thống đầu tiên và U Nu là thủ tướng.
III. Văn hóa 
Tính đến tháng 6/2021, dân số hiện tại của Myanmar là 54.790.115. Myanmar đa
dạng về chủng tộc dân cư: Người Bamar chiếm khoảng 68% dân số, người San 10%,
người Kayin 7%, người Rakhine 4%, người Hoa gần 3%, người Mơn 2%, người Ấn
2%. Số cịn lại là người Kachin, Chin và các nhóm thiểu số khác.
Văn hóa nổi bật: là Phật giáo và Bamar bởi vì Gần 90% dân số Myanmar đi theo
đạo Phật nên hình ảnh những ngơi chùa có lẽ là đặc trưng nổi bật nhất khi bạn ghé
thăm quốc gia này. Nằm ở phía tây bắc bán đảo Trung – Ấn, Myanmar là đất nước
Phật giáo với hàng vạn ngôi đền, chùa tháp, cùng bề dày lịch sử và văn hóa truyền
thống được bảo tồn và lưu giữ nguyên vẹn. Ngoài ra Hồi giáo và Thiên Chúa giáo đều
chiếm 4% dân số và còn lại là các tôn giáo khác.
Quốc kỳ: được sử dụng từ năm 2010 có ba sọc ngang từ trên xuống gồm: Màu
vàng tượng trưng cho tình đồn kết dân tộc - Màu xanh lá cây là hịa bình và vẻ đẹp

của thiên nhiên đất nước - Màu đỏ tượng trưng cho dũng cảm và quyết đốn của người
dân Myanmar. Ngơi sao năm cánh màu trắng tượng trưng cho sự hòa hợp dân tộc. Lá
cờ này thay cho lá cờ cũ (bên phải trong hình ảnh dưới) vào ngày 21/10/2010.

Quốc hoa: lồi hoa thơm mọc thành từng chùm nhỏ có màu vàng - Padauk. Đối
với người Myanmar, loài hoa này là biểu tượng của tình yêu, sự lãng mạn và tuổi trẻ.

5


Chính vì vậy, trong rất nhiều lễ hội truyền thống của Myanmar khơng thể thiếu lồi
hoa này.

Ngơn ngữ: tiếng Miến điện hay tiếng Myanmar là tiếng mẹ đẻ của người Bamar và
là ngơn ngữ chính thức của Myanmar, về mặt ngơn ngữ học có liên quan tới tiếng Tây
Tạng và tiếng Trung Quốc. Nó được viết bằng ký tự gồm các chữ hình trịn và nửa
hình trịn, có nguồn gốc từ ký tự Mơn. Ngồi ra tiếng anh cũng rất phổ biến tại quốc
gia này.
Ẩm thực: Myanmar bị ảnh hưởng nhiều từ ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,
và các nền văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số khác. Món chủ yếu trong ẩm thực
Myanmar là gạo, tôm, cá, patê cá lên men, thịt lợn và thịt cừu. Thịt bị, bị coi là món
cấm kỵ, rất hiếm được sử dụng. 
Quốc ca: bài hát quốc ca của Myanmar có tên là Gaba Majay Bama Payay. Nội
dung là: chúng ta mãi mãi yêu nồng nàn đất mẹ Myanmar. Chúng ta hiến thân vị Liên
bang, chúng ta có chủ quyền, chúng ta hiến dâng vì Liên bang, gánh vác trọng trách,
đồn kết nhất trí, bảo vệ vùng đất thiêng liêng này”.
Quốc phục: tồn tại từ lâu đời trong xã hội, các công sở nhà nước và doanh nghiệp,
đàn ông và phụ nữ đều mặc trang phục gọi là Longyi gồm áo kín cổ và váy quấn, đi
dép hai quai chéo. Áo của đàn ơng gồm 2 lớp, có cổ liền, khuy vải, ban ngày mặc áo
màu sáng, buổi tối mặc áo màu đen, trên đầu đội khăn quấn màu trắng nhơ ra một góc

nhọn như hình chiếc lá. Phụ nữ không quấn khăn. Các dân tộc thiểu số mặc trang phục
truyền thống của họ.

6


Quốc huy: quốc huy của Myanmar có một hoa văn hình trịn gồm bánh xe 14 răng
và bản đồ Myanmar tại vị trí trung tâm, bao quanh vịng trịn là bông lúa vàng. Bánh
xe tượng trưng cho công nghiệp; 14 răng tượng trưng cho 14 bang và vùng; bản đồ
biểu thị hình dạng biên giới của Myanmar; bơng lúa vàng tượng trưng Myanmar là đất
nước có nền nơng nghiệp trồng lúa nước. Hai bên hình trịn có hai con thánh sư màu
vàng canh gác.

7


Tín ngưỡng quốc gia: là Phật giáo. Trong Phật giáo, thánh sư là biểu tượng của sự
tốt lành, còn là hóa thân của thần bảo hộ, tượng trưng cho việc bảo vệ quốc gia, bảo vệ
tổ quốc. Trên đỉnh chính giữa quốc huy có ngơi sao năm cánh, tượng trưng cho việc
bảo vệ quốc gia, bảo vệ tổ quốc. Trên đỉnh chính giữa quốc huy có ngơi sao năm cánh,
tượng trưng cho độc lập dân tộc của đất nước. Phía dưới quốc huy là một dải trang trí
màu vàng, trên đó dịng chữ “Cộng hồ Liên bang Myanmar” bằng tiếng Myanmar.
Quốc huy này được chế định đồng thời với quốc kỳ năm 1974, khi đó có dịng chữ
trên dải trang trí phía dưới quốc huy là “Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Liên bang Miến
Điện”. Tháng 5-1989, đổi thành “Liên bang Myanmar”. Ngày 22-11-2010, đổi thành
“Cộng hòa Liên bang Myanmar”.
Di sản văn hóa được UNESCO cơng nhận là Di sản thế giới:
- Thánh địa Phật giáo Bagan là một di tích lịch sử nổi tiếng ở vùng Mandalay, khu
vực đồng bằng miền trung đất nước Myanmar. Đây là một thành phố cổ do tầng lớp
thượng lưu Bagan đã cho xây dựng hàng ngàn đền thờ và tu viện trên bình ngun

Bagan. Có khoảng hơn 10.000 ngơi chùa tháp Phật giáo đã được xây dựng trong
khoảng diện tích 100 km vng ở vùng đồng bằng trung tâm Myanmar dưới triều
đại Bagan, biến nơi đây thành điểm hành hương linh thiêng của những tín đồ đạo
Phật.
- Tại Bagan, đứng ở vị trí nào cũng thấy những ngơi chùa tháp cổ kính, nguy nga.
Cảnh tượng này gây ấn tượng mạnh mẽ với những người được chứng kiến. Trong
thời hoàng kim, Bagan đã trở thành một trung tâm nghiên cứu tôn giáo và thế tục
của toàn thế giới. Các tu sĩ và học giả từ khắp nơi như Ấn Độ, Sri Lanka và người
Khmer đến Bagan để nghiên cứu ngôn điệu, ngữ âm, ngữ pháp, chiêm tinh học,
thuật giả kim, y học và pháp luật.

8


- Ngoài ra với đặc điểm là vùng đất dát vàng, Myanmar rất nổi tiếng với các ngôi
chùa được dát vàng. Shwedagon – Ngơi chùa dát vàng, đính kim cương nổi tiếng ở
Myanmar. Là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Đông Nam Á. Shwedagon
gây ấn tượng bởi chiều cao 99 m nằm trên đồi Singuttara. Đây cũng là ngôi chùa
Phật giáo linh thiêng nhất Myanmar, sở hữu các di tích đặc trưng của 4 vị Phật lớn.
Đặc biệt, bảo tháp chính của ngơi chùa được mạ vàng (khoảng 90 tấn vàng). Trên
đỉnh trang trí 5448 viên kim cương và 2317 viên hồng ngọc. Một viên kim cương
có giá trị tới 76 karat (tương đương 15 triệu USD) (khoảng 15 gram) được gắn trên
cùng tăng sự lung linh cho bảo tháp.

IV. Con người
Nói chung, hầu hết người dân Miến Điện là vô cùng thân thiện và lịch sự, và sẽ
làm hết sức mình để làm cho bạn cảm thấy được chào đón tại đất nước của họ.
Người dân Myanmar rất hiền lành, hiếm khi nhìn thấy cảnh người ta to tiếng cãi vã
nhau trên phố. Ở Myanmar cũng rất ít tội phạm trộm cắp hay cướp giật. Người
Myanmar đa số theo đạo Phật nên họ sống hướng thiện và có quan niệm khơng lấy

những gì khơng phải của mình. Người mảnh đất này cũng rất trọng chữ tín (nói là làm,
hẹn là đúng giờ). Họ luôn tôn trọng những người có học thức, học hàm, học vị cao
nhất là các vị sư.
Người Myanmar sống chậm, thong dong, tự tại, không bon chen, luôn thông cảm,
chia sẻ với nhau, hỗ trợ nhau. Họ đi lễ chùa chỉ cầu mong an lành chứ không mong

9


giàu sang, thăng tiến. Tâm nguyện của người Myanmar là làm đủ để ăn và dành một
khoản để công đức đi xây chùa hay mua những miếng vàng lá và tiến cúng để dát
tượng Phật.  Chính vì vậy, người Myanmar thường xuyên đi chùa, già trẻ, gái trai đủ
cả. Thậm chí, nhiều em bé chưa đầy 1 tuổi cũng được cha mẹ đưa đi chùa.
V. Chính trị
Ngày 4 tháng 1 năm 1948, quốc gia này trở thành một nước cộng hòa độc lập, với
cái tên Liên bang Myanmar, với Sao Shwe Thaik là tổng thống đầu tiên và U Nu là
thủ tướng. Giai đoạn dân chủ kết thúc năm 1962 với một cuộc đảo chính quân sự do
Tướng Ne Win lãnh đạo, ban đầu là một quốc gia dân chủ, song nằm dưới chế độ độc
tài quân sự. Ông này cầm quyền trong 26 năm và theo đuổi chính sách xã hội chủ
nghĩa. Năm 1974, Myanmar lấy quốc hiệu mới là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên
bang Miến Điện. Cùng năm này, đám tang của U Thant dẫn tới một cuộc biểu tình
chống chính phủ đẫm máu.
Năm 1988, qn đội Myanmar đã dùng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình phản đối
sự quản lý kinh tế yếu kém và sự áp bức chính trị
Năm 2011, chính quyền quân sự chính thức giải tán sau tổng tuyển cử năm 2010,
và một chính phủ dân sự trên danh nghĩa nhậm chức. Điều này cùng với hành động
phóng thích Aung San Suu Kyi và các tù nhân chính trị, đã cải thiện hồ sơ nhân quyền
và quan hệ ngoại giao của Myanmar, kéo theo nới lỏng các chế tài mậu dịch và kinh tế
khác.
Ngày 8 tháng 11 năm 2015, hàng chục triệu người dân Myanmar đã đi bỏ phiếu

với kỳ vọng vào tương lai trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên kể từ năm 1990. Chiều
ngày 10 tháng 11 năm 2015, bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng Liên đồn Quốc gia
vì dân chủ (NLD) Myanmar tun bố đảng của bà giành khoảng 75% trong tổng số
ghế Quốc hội. Trong đó, NLD có 96 ghế, bao gồm 49 ghế hạ viện. Đảng Đồn kết
phát triển liên bang (USDP) cầm quyền chỉ có 3 ghế hạ viện. Tuy nhiên, quân đội
Myanmar vẫn sẽ nắm giữ nhiều quyền lực chính trị. Ngày 30 tháng 3 năm 2016,
ơng Htin Kyaw, một đồng minh thân cận của bà Aung San Suu Kyi chính thức trở

10


thành tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar, chấm dứt gần 50 năm đất nước
Myanmar nằm dưới sự cai trị của giới độc tài quân sự.
Vào ngày 1 tháng 2 năm 2021, một cuộc đảo chính diễn ra ở Myanmar, quân
đội Myanmar đã bắt giữ các đảng viên khác, bao gồm Cố vấn Nhà nước Aung San
Suu Kyi và Tổng thống Win Myint. Cuộc đảo chính quân sự mới nhất đã làm nổi bật
hai sự chia rẽ trên chính trường quốc gia. Đầu tiên, có sự chia rẽ giữa đa số người
Burmans, đặc biệt là người lao động và Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh
(USDP), đảng sau này ủng hộ quân đội. Từ đây, quan hệ giữa hai lực lượng đại lục
thay đổi và căng thẳng leo thang dẫn đến một cách tiếp cận chia rẽ hơn, chia rẽ hơn
đối với một bộ phận thứ hai sẽ chia cắt một phần ba trong số 54 triệu người của đất
nước và những người không phải là người Miến Điện sống dọc theo biên giới của đất
nước. 
- Nguyên nhân dẫn đến đảo chính 01/02/2021:
Ngày 1/2, quân đội Myanmar bất ngờ bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu
Kyi, Tổng thống Win Myint và các quan chức trong Chính phủ do Đảng Liên đồn
Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền.
Quân đội Myanmar (Tatmadaw) cáo buộc đã có gian lận trong cuộc tổng tuyển cử
tháng 11/2020 và cho biết đây là lý do dẫn đến chính biến. Cáo buộc này đã bị Ủy ban
bầu cử Myanmar bác bỏ. Trước đó, NLD đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển

cử và giành 83% số ghế được đưa ra bỏ phiếu. Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang
(USDP) do quân đội hậu thuẫn chỉ giành được 33 trong số 476 ghế và yêu cầu tiến
hành kiểm phiếu lại, nhưng yêu cầu này đã bị từ chối.
Vào ngày 26/1, Tatmadaw cảnh báo họ sẽ "hành động" nếu những lời kêu gọi điều
tra danh sách cử tri không được chú ý. Tuy nhiên, một người phát ngơn của qn đội
nói rằng “Chúng tơi khơng nói Tatmadaw sẽ giành quyền lực. Chúng tơi chỉ làm theo
những gì luật pháp hiện hành, trong đó có cả Hiến pháp, cho phép”.
Phát biểu trước quốc gia vào ngày 1/2, quân đội Myanmar đã đổ lỗi cho Ủy ban
bầu cử Myanmar vì đã khơng giải quyết các cáo buộc gian lận cử tri. Quân đội

11


Myanmar cho rằng điều này vi phạm Hiến pháp và có thể dẫn đến "sự tan rã của khối
đồn kết dân tộc" và đây là lý do dẫn tới việc chuyển giao quyền lực cho qn đội.
- Tình hình chính trị sau đảo chính: Cuộc đảo chính Myanmar năm 2021 bắt đầu vào
sáng ngày 1 tháng 2 khi các chính khách dân cử thuộc đảng cầm quyền, Liên minh
Quốc gia vì Dân chủ, trong chính phủ dân sự của Myanmar bị Tatmadaw - tức
Quân đội Myanmar - phế truất và trao lại quyền lực cho chính quyền quân phiệt.
Tatmadaw ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm và tuyên bố quyền lãnh đạo
đất nước thuộc về Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Min Aung Hlaing. Cuộc đảo
chính xảy ra một ngày trước khi các thành viên được bầu trong cuộc tổng tuyển cử
vào tháng 11 năm 2020 tuyên thệ trước Quốc hội Myanmar, khiến cho quá trình
này khơng thể diễn ra.
- Các cuộc biểu tình đã nổ ra:
Một làn sóng biểu tình phản đối chính quyền quân sự đã liên tiếp nổ ra trong suốt
hơn 3 tháng qua với quy mô ngày càng rộng trên khắp lãnh thổ Myanmar, với sự
tham gia của nhiều tầng lớp, từ sinh viên cho đến bác sĩ, người lao động dưới nhiều
hình thức khác nhau.


 Phong trào bất tuân dân sự và đình cơng
Ngày 2 tháng 2 năm 2021, nhân viên y tế và công chức ở khắp nơi trên đất nước,
bao gồm tại thủ đô Naypyidaw, phát động phong trào bất tuân dân sự toàn quốc để
phản đối cuộc đảo chính. Một nhóm trên Facebook với tên gọi ''Civil Disobedience
Movement'' (Phong trào Bất tuân Dân sự) thu hút hơn 230.000 người theo dõi kể từ
khi thành lập vào ngày 2 tháng 2 năm 2021. Min Ko Naing, một lãnh đạo của Cuộc
nổi dậy 8888, đã kêu gọi công chúng theo lập trường "không công nhận, không tham
gia" đối với chính quyền quân đội.
Nhân viên y tế từ hàng chục bệnh viện và cơ sở nhà nước bắt đầu đình công từ
ngày 3 tháng 2 năm 2021. Chỉ trong ngày đầu tiên, nhân viên y tế tại hơn 110 bệnh
viện và cơ quan y tế đã tham gia phong trào này. Sáu trong số 13 thành viên của Ủy
ban Phát triển Thành phố Mandalay, bao gồm phó thị trưởng, đã từ chức vào ngày 3
tháng 2 để phản đối cuộc đảo chính. Người tham gia đình cơng phải đối mặt với sự uy

12


hiếp và đe dọa từ phía cấp trên. Đến ngày 9 tháng 2, việc tiêm chủng COVID-19 đã bị
đình chỉ và hầu hết bệnh viện ở Myanmar đều đóng cửa. Một nhóm giáo viên mặc
đồng phục biểu tình ở Hpa-an ngày 9 tháng 2 năm 2021.
Phong trào đình cơng đã nhanh chóng lan sang các lĩnh vực khác. Bảy tổ chức giáo
viên, trong đó bao gồm Liên đồn Giáo chức Myanmar với 100.000 thành viên, đã
cam kết tham gia đình công. Nhân viên trong Bộ Ngoại giao do Suu Kyi lãnh đạo
trước đây cũng tham gia đình cơng. Ngày 4 tháng 2, tại Naypyidaw, công chức làm
việc tại Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thủy lợi đã tổ chức một cuộc biểu tình. Ngày
5 tháng 2, 300 thợ mỏ tại các mỏ đồng ở Kyisintaung đã tham gia chiến dịch đình
cơng

 Chiến dịch tẩy chay qn đội


Bia Myanmar trở thành mục tiêu của chiến dịch tẩy chay quân đội do có mối liên hệ
với quân đội Myanmar.

13


Ngày 3 tháng 2, tại Myanmar nổi lên phong trào tẩy chay có tên gọi là chiến dịch
Stop Buying Junta Business (Ngừng mua sản phẩm của doanh nghiệp đảo chính), kêu
gọi tẩy chay các sản phẩm và dịch vụ có liên quan đến quân đội Myanmar. Trong
danh sách doanh nghiệp trọng điểm của quân đội Myanmar, các hàng hóa và dịch vụ
bị nhắm đến gồm hãng viễn thông quốc gia Mytel, bia Myanmar, bia Mandalay và bia
Dagon, một số nhãn hiệu cà phê và trà, hãng phim 7th Sense Creation do con gái của
Min Aung Hlaing đồng sáng lập, các tuyến xe buýt. Hưởng ứng phong trào tẩy chay,
71 kỹ sư làm việc cho Mytel ở vùng Sagaing đã từ chức để bày tỏ phản đối. Một số
cửa hàng bán lẻ đã bắt đầu rút bia Myanmar khỏi cửa hàng.

 Phong trào đập nồi chảo
Kể từ khi cuộc đảo chính bắt đầu, cư dân ở các trung tâm đô thị như Yangon đã tổ
chức ''cacerolazos'' - vốn là một hoạt động đập xoong nồi đồng âm vào mỗi buổi tối
như một hành động tượng trưng để xua đuổi tà ác. Họ sử dụng hình thức này như một
phương pháp bày tỏ sự phản đối quân đảo chính. Ngày 5 tháng 2, 30 người ở
Mandalay đã bị buộc tội theo Mục 47 của Luật Cảnh sát vì đập nồi và đồ dùng nhà
bếp.

 Biểu tình cơng khai
Ngày 6 tháng 2, những cuộc biểu tình quy mơ lớn đầu tiên diễn ra tại Myanmar.
Những cuộc biểu tình này khơng có người lãnh đạo mà do các cá nhân tự tổ chức.
20.000 người đã tham gia một cuộc biểu tình đường phố tại Yangon chống lại quân
đội đảo chính, kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi. Một trong những khẩu hiệu
sử dụng là: "Độc tài quân đội, thất bại, thất bại. Dân chủ, chiến thắng, chiến thắng".

Các tài xế bấm kèn xe để ủng hộ. Cảnh sát vây bắt người biểu tình tại giao lộ đường
Insein–Hledan, ngăn cản họ di chuyển xa hơn. Tham gia vào biểu tình có các cơng
nhân từ 14 tổ chức cơng đồn. Các hãng truyền thông lớn và nhà báo cố gắng phát
trực tiếp hình ảnh các cuộc biểu tình nhưng gặp trở ngại vì giới hạn đường truyền
internet ước tính đã bị giảm xuống chỉ còn 16% vào 14:00 giờ địa phương. Cảnh sát
đã điều xe vòi rồng và dựng rào chắn ở một số địa điểm. Buổi chiều cùng ngày, biểu

14


tình lan rộng đến Mandalay và Pyinmana gần thủ đơ Naypyidaw. Đến đầu buổi tối,
cảnh sát đã kiểm soát được tình hình.
Ngày 7 tháng 2, biểu tình phát triển về mặt quy mô và lan sang các thành phố khác
trên cả nước. Cuộc biểu tình lớn nhất ở Yangon thu hút ít nhất 150.000 người tham
gia, tập trung tại giao lộ Hledan và xung quanh chùa Sule ở khu trung tâm Yangon.
Người biểu tình yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho Suu Kyi và Win Myint, hô vang
khẩu hiệu và kêu gọi chế độ độc tài sụp đổ. Các cuộc biểu tình cơng khai cũng được tổ
chức khắp nhiều thành phố ở Thượng Miến và Hạ Miến.

Người biểu tình chống lại đảo chính qn sự ở Yangon
Ngày 8 tháng 2, các cuộc biểu tình tiếp tục thu hút người tham gia. Tại thủ đô
Naypyidaw, cảnh sát chống bạo động triển khai phun vịi rồng vào người biểu tình để
dọn đường, đánh dấu lần đầu tiên vòi rồng được sử dụng từ khi biểu tình bắt đầu.
Trước áp lực cơng chúng ngày càng tăng, đài MRTV của chính phủ đã phát cảnh báo
rằng việc phản đối chính quyền là phi pháp và báo hiệu có thể xảy ra một cuộc đàn áp
người biểu tình. Đài này cịn tun bố rằng "cần có hành động pháp lý chống lại các
hành vi gây tổn hại đến sự ổn định của nhà nước, an ninh công cộng và pháp quyền.
"Tối cùng ngày, thiết quân luật và lệnh giới nghiêm ban đêm được áp đặt tại các thành

15



phố và thị trấn lớn, bao gồm Yangon và Mandalay, đồng thời cấm tụ tập nhóm trên 5
người.
Ngày 9 tháng 2, bất chấp thiết quân luật, người dân tiếp tục tổ chức các cuộc biểu
tình cơng khai lớn hơn trên khắp đất nước. Cảnh sát bắt đầu đàn áp các cuộc biểu tình,
bắn đạn thật và đạn cao su, sử dụng vịi rồng để giải tán đám đơng. Những thương tích
nghiêm trọng do các hành động này gây ra đã khiến văn phòng Liên hợp quốc tại
Myanmar phát ra một tuyên bố nhấn mạnh rằng việc sử dụng vũ lực khơng cân xứng
với người biểu tình là điều khơng thể chấp nhận được.
Theo nhóm hoạt động Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), tính đến hết
ngày 17/5, đã có 802 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình chống lại lực lượng an
ninh. "Đây là con số được xác minh bởi AAPP, số người chết thực tế có thể cao hơn
nhiều", nhóm này cho biết trong một tuyên bố. AAPP cũng cho biết, 4.120 người hiện
đang bị giam giữ, trong đó có 20 người đã bị kết án tử hình. Chính quyền qn sự
Myanmar hiện chưa lên tiếng về thơng tin này. Song trước đó, chính quyền qn sự
từng đưa ra thông tin về việc hàng chục thành viên lực lượng an ninh đã thiệt mạng
trong các vụ biểu tình.
- Khả năng giải quyết khủng hoảng đảo chính trong tương lai:
Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia về Myanmar, nhà nghiên cứu cấp cao tại
Viện an ninh và Quan hệ Quốc tế của Đại học Chulalongkorn Bangkok, bà Gwen
Robinson cho rằng lệnh trừng phạt quốc tế hay nổi dậy không vũ trang theo kiểu
“cách mạng màu” sẽ không giải quyết được nhiệm vụ nhanh chóng trả lại quyền lực
cho các chính trị gia dân sự Myanmar.
Theo bà Robinson, tình huống trớ trêu là ở Myanmar có 26 đội quân dân tộc vũ
trang với 50 năm kinh nghiệm chiến đấu trong cuộc nội chiến chống chính quyền
trung ương, nhưng hiện nay tất cả những công dân Myanmar đang tham gia các hoạt
động đường phố đều khơng có vũ khí, vì vậy rất dễ bị bởi lực lượng quân đội vũ trang
đàn áp. Tuy nhiên, nói rộng hơn, cuộc biểu tình dưới hình thức chiến dịch bất tuân dân
sự đang diễn ra ở Myanmar đang dần dần khiến cho toàn bộ hệ thống chính quyền của

đất nước bị sụp đổ. "Hiện giờ ngân hàng, dịch vụ thu gom rác trong thành phố, cơ

16


quan thuế không hoạt động, giao thông công cộng gián đoạn ở nhiều nơi, kể cả đường
sắt. Cuộc đình cơng cũng đã lan ra ngành sản xuất và phân phối điện trong nước. Có
thể điều hành đất được bao lâu trong tình hình như vậy? Người dân biết rõ điều này, vì
vậy, đình cơng hàng loạt là vũ khí lợi hại trong tay người dân, theo thời gian sẽ có khả
năng bắt chính quyền quân đội nhượng bộ".
 Và cho đến nay, rất khó có thể dự đốn tình hình Myanmar sẽ rẽ theo hướng nào
và các chỉ dấu dường như cho thấy mọi khả năng đều có thể xảy ra. Nhưng với việc
lực lượng quân đội bị bất ngờ trước quy mơ của các cuộc biểu tình phản đối cũng như
thế yếu của Đảng NLD trong tương quan so sánh sức mạnh với qn đội, khơng bên
nào có thể dễ dàng thay đổi cục diện hiện nay. Có lẽ một lúc nào đó lực lượng quân
đội và Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi sẽ phải kiếm một giải pháp thỏa hiệp.
Việc Ủy ban bầu cử do quân đội chỉ định đã gặp gỡ các đảng phái chính trị để trao
đổi về việc thay đổi hệ thống bầu cử, cũng như những tiếp xúc của đại diện lực lượng
quân đội với bộ trưởng ngoại giao Indonesia và Thái Lan ở Bangkok dường như cho
thấy quân đội cũng muốn tìm kiếm một giải pháp có thể chấp nhận được. Nhưng có lẽ
ít nhất từ nay cho đến khi qn đội và Đảng NLD có thể ngồi lại với nhau và thậm chí
sau đó, bất ổn nhiều khả năng sẽ trở thành "bình thường mới" của Myanmar.
Và như vậy, cho dù kịch bản nào có xảy ra, điều chắc chắn nhất là cuộc khủng
hoảng này sẽ kéo lùi đất nước Myanmar, vốn đã là một trong những nước nghèo nhất
ở Đông Nam Á, lại nhiều năm, thậm chí hàng thập niên. Đồng thời, vấn đề Myanmar
sẽ là bài thuốc thử cho ASEAN - vốn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, cả trong
khối cũng như bên ngồi. Có lẽ cuộc khủng hoảng Myanmar sẽ chưa thể sớm kết thúc.
Tội ác diệt chủng của chế độ độc tài quân sự cũ ở Myanmar (1962-2010)
Chính quyền Myanmar khơng cơng nhận người Rohingya là công dân của nước
này. Người Rohingya đã bị từ chối quyền công dân Myanmar kể từ khi ban hành Luật

công dân 1982. Người Rohingya cũng không được phép di chuyển mà khơng có sự
cho phép, bị cấm sở hữu đất đai và phải ký cam kết khơng có nhiều hơn hai con. Đến
tháng 7 năm 2012, người Rohingya vẫn không nằm trong danh sách hơn 130 dân tộc
tại Myanmar của chính phủ, kể từ năm 1982 họ được chính phủ Myanmar phân loại là

17


người Hồi giáo Bengali khơng quốc tịch có nguồn gốc từ Bangladesh - do đó, chính
phủ Myanmar tun bố rằng những người Rohingya không được cấp quốc tịch
Myanmar.
Kể từ khi quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ bắt đầu vào năm 2011, bạo lực
vẫn tiếp tục xảy ra khi 280 người Rohingya thiệt mạng và 140.000 người buộc phải
chạy trốn khỏi nhà của họ ở bang Rakhine. 
Bạo động tại bang Rakhine năm 2012 là một loạt các cuộc xung đột đang diễn ra
chủ yếu giữa những người Phật tử Rakhine và những người Hồi giáo Rohingya ở bang
Rakhine phía bắc của Myanmar, dù đến tháng 10 năm 2012 thì người Hồi giáo thuộc
tất cả các dân tộc khác ở quốc gia này đã bắt đầu trở thành mục tiêu bị tấn cơng.
Chính phủ Myanmar phản ứng bằng cách áp đặt lệnh giới nghiêm và bằng cách triển
khai quân đội ở khu vực. Ngày 10 tháng 6, tình trạng khẩn cấp đã được loan báo trong
Rakhine, cho phép quân đội tham gia vào việc quản lý khu vực Đến thời điểm 22
tháng 8 năm 2012, chính thức đã có 88 trường hợp bị giết chết – 57 người Hồi giáo và
31 người theo Phật giáo. Ước tính có khoảng 90.000 người đã bị dời chỗ ở do bạo
động. Khoảng 2.528 ngôi nhà bị đốt cháy, và của những người, 1.336 ngôi nhà thuộc
người Rohingya và 1192 ngôi nhà thuộc về người Rakhine.
Cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya 2015 là sự cố gắn liền với sự di dân bất
hợp pháp của hàng nghìn người Rohingya từ Myanmar, Theo ước tính có khoảng
140.000 người trong số từ 800.000-1,1 triệu người Rohingya đã buộc phải tìm nơi ẩn
náu tại các trại di dời sau cuộc bạo loạn bang Rakhine năm 2012. Để thốt khỏi sự
trấn áp và chính sách khủng bố.

Cuộc đàn áp người Rohingya tại Myanmar 2016-17: Theo báo cáo của chính
quyền Myanmar vào ngày 09 Tháng Mười 2016, một số cá nhân có vũ trang đã tấn
cơng nhiều trạm cảnh sát biên phịng ở bang Rakhine khiến chín nhân viên cảnh sát tử
vong. Sau sự kiện trạm cảnh sát, quân đội Miến Điện đã bắt đầu một chiến dịch đàn áp
lớn trong các làng mạc phía bắc của bang Rakhine. Trong cuộc hành quân khởi đầu,
hàng chục người đã thiệt mạng và nhiều người đã bị bắt giữ.
VI. Kinh tế

18


Kinh tế Myanmar là một trong những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới với
hàng thập kỷ ở trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị cô lập.
Ở thời thuộc địa Anh, Myanmar là một trong những nước giàu có nhất vùng Đơng
Nam Á. Tuy vậy Myanmar bị liệt vào hạng nước kém phát triển nhất năm 1987. Từ
1992, khi Than Shwe lên lãnh đạo, chính phủ đã khuyến khích du lịch. Trong những
năm gần đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều nỗ lực phát triển quan hệ với chính phủ
nước này vì mục tiêu lợi ích kinh tế. Nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, Canada, EU
đã áp đặt lệnh cấm vận thương mại và đầu tư đối với Myanmar. Đầu tư nước ngoài
chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.
Từ năm 2011, Myanmar đã đại tu nền kinh tế nhằm thu hút đầu tư nước ngồi và
hịa nhập với nền kinh tế thế giới. Myanmar đã thu hút thêm được nhiều FDI. Nền
kinh tế tăng tốc mạnh vào 2013 và 2014. Mặc dù đã có những tiến bộ rõ rệt, mức sống
của đại đa số người dân tại vùng nơng thơn khơng được cải thiện. Những chính sách
và cách quản lý kinh tế của Chính phủ trước đã làm Myanmar có hệ thống hạ tầng cơ
sở kém, tham nhũng, kém phát triển nguồn nhân lực, không tiếp cận được với nguồn
vốn. Năm 2015, tăng trưởng của Myanmar chậm lại vì bất ổn chính trị, lũ lụt và các
yếu tố bên ngồi. T10/2016, Myanmar thơng qua luật đầu tư nước ngoài sửa đổi hợp
nhất các quy định về đầu tư và làm thuận lợi hóa q trình phê duyệt đầu tư và năm
2017 thông qua luật về các công ty làm giảm các quy tắc về sở hữu nước ngoài của

doanh nghiệp.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP của Myanmar đạt 76,09 tỷ đô la Mỹ
năm 2019, chiếm 0,06% nền kinh tế thế giới nhưng thấp hơn so với năm 2018 đạt
76,17 tỷ đô la Mỹ. Cùng với ảnh hưởng của dịch covid-19, Ngân hàng Phát triển Châu
Á dự báo kinh tế Myanmar sẽ tăng trưởng 1,8% tính đến tháng 9/2020, tuy nhiên GDP
sẽ giảm 4,5%. Theo khảo sát mới nhất, 7% doanh nghiệp trong lĩnh vực nơng nghiệp
phải đóng cửa. 12% trong lĩnh vực sản xuất; 19% trong lĩnh vực bán lẻ và bán
buôn; Lên đến 43% trong lĩnh vực dịch vụ. Ngoại trừ lĩnh vực nông nghiệp, số lượng
đóng cửa tạm thời ngày càng nhiều và lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề.
Làn sóng thứ hai của COVID-19 tác động đến các doanh nghiệp trên khắp
Myanmar đã làm giảm doanh số bán hàng hơn 90% trong tháng 9; Dịng tiền khơng

19


quá 30%; Giảm khả năng tiếp cận tín dụng hơn 20%; Thiếu hụt nguyên liệu đầu vào
trên 20%; Hơn 25% khó trả các khoản vay và nợ kinh doanh khác; Trên 10% đơn xin
phá sản; Mức giảm lao động đã tăng lên hơn 20 phần trăm. So với tháng 8, ngoại trừ
dịng tiền tăng nhẹ thì tình hình cịn tệ hơn.
Tệ hơn là hai tháng sau cuộc đảo chính quân sự 2/2021, nền kinh tế Myanmar đang
gần như tê liệt. Bạo lực, biểu tình đã khiến các hoạt động kinh tế của Myanmar giảm
chóng mặt. Tình hình sẽ càng trở nên tệ hơn một khi phương Tây triển khai các biện
pháp trừng phạt đối với Myanmar để đáp trả việc quân đội nước này trấn áp người
biểu tình. Dữ liệu về di chuyển từ Google Maps cho thấy vào thời điểm cuối tháng 3,
giao thông đi bộ tại các địa điểm bán lẻ và giải trí ở Myanmar giảm tới 85% so với
mốc cơ sở trước đại dịch Covid-19, và giảm 80% tại nơi làm việc. Hơm 24/3, một
cuộc "biểu tình im lặng" được hưởng ứng bằng việc đóng cửa tất cả các siêu thị và cửa
hàng tiện ích ở Myanmar, khiến qn đội phải tìm cách buộc các cơ sở này mở cửa trở
lại. Hoạt động kinh tế sụt giảm có ảnh hưởng nặng nề đến các cơ sở kinh doanh nhỏ
của Myanmar, chẳng hạn một cửa hiệu bán hoa quả ở một khu vực đang bị thiết quân

luật ở Yangon. "Bình thường người qua lại rất nhiều. Bây giờ, tơi phải đóng cửa ngay
từ buổi trưa vì chẳng có khách", chủ cửa hiệu nói. Dịng chảy hàng hóa quốc tế ra, vào
Myanmar cũng sụt giảm chóng mặt. Số liệu của Chính phủ Myanmar cho thấy trong
tuần kết thúc vào ngày 12/3, giá trị xuất khẩu của nước này đạt 252 triệu USD và nhập
khẩu đạt 254 triệu USD, giảm 30% so với mức bình quân hàng tuần trong tháng
12/2020 và tháng 1/2021. Chi nhánh các ngân hàng tư nhân ở Myanmar đều đã đóng
cửa từ giữa tháng 2 nhằm ngăn tình trạng khách hàng rút tiền số lượng lớn hoặc
chuyển tiền ra nước ngoài. Các máy rút tiền tự động (ATM) được đổ tiền trở lại từ
giữa tháng 3, nhưng số tiền được rút bị giới hạn. Một số ngân hàng giới hạn số tiền
mỗi khách được rút mỗi ngày từ ATM ở mức 200.000 Kyat, so với mức trần 500.000
Kyat mà Ngân hàng Trung ương nước này đặt ra.
Chính biến ở Myanmar đe dọa kéo thụt lùi đà khởi sắc mà nền kinh tế nước này có
được trong thập kỷ qua sau nhiều năm Myanmar bị cơ lập vì lệnh trừng phạt quốc tế.
Ngân hàng Thế giới mới đây dự báo kinh tế Myanmar suy giảm 10% trong năm nay,

20


một sự đảo ngược mạnh mẽ so với mức dự báo tăng 5,9% đưa ra hồi tháng 10 năm
ngoái.
Niềm tin doanh nghiệp ở Myanmar đã giảm mạnh. Chỉ số nhà quản trị mua hàng
IHS PMI của Myanmar trong tháng 3 giảm còn 27,5 điểm, thấp hơn rất nhiều so với
mức phản ánh sự đi ngang là 50 điểm. "Biểu tình tồn quốc, các nhà máy đóng cửa và
bấp bênh chính trị đặt ra trở ngại lớn cho triển vọng tăng trưởng của Myanmar",
chuyên gia kinh tế Shreeya Patel của IHS Market nhận định trong một báo cáo.
Với lệnh trừng phạt của các nước phương Tây đối với Myanmar liên quan đến
cuộc đảo chính mới đây ở nước này, triển vọng kinh tế Myanmar khó sớm được cải
thiện 
B. Kinh tế Myanmar
I. Thương mại

1. Thương mại hàng hóa
Bảng số liệu tổng kim ngạch của Myanmar những năm gần đây (tỷ USD)
Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Tổng kim ngạch

2017

13,8

19,2

33

2018

16,6

19,3

35,9

2019

18,1


18,6

36,7

2020

17,6

17,9

35,5

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Myanmar cho thấy sự bất ổn định bởi nhập
khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu qua từng năm, cho thấy sự thâm hụt cán cân thương mại
rõ rệt. Do nhu cầu nguyên vật liệu và máy móc gia tăng khiến giá trị nhập khẩu tăng
mạnh, vì vậy giá trị nhập siêu sẽ tiếp tục gia tăng.

21


Năm 2017, tổng kim ngạch thương mại tại Myanmar đạt 33 tỷ USD với tổng kim
ngạch xuất khẩu 13,8 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 19,2 tỷ USD. Tổng kim
ngạch thương mại của năm 2018 đạt 35,9 tỷ USD cao hơn năm 2017 2,9 tỷ USD và có
tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 16,6 tỷ USD, còn kim ngạch nhập khẩu lên đến 19,3 tỷ
USD. Trong khi đó vào năm 2019, tổng kim ngạch thương mại Myanmar đạt khoảng
36,7 tỷ USD gồm tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 18,1 tỷ USD so với kim ngạch nhập
khẩu là 18,6 tỷ USD. Theo Bộ Thương mại, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh
COVID-19 bùng phát, tổng kim thương mại trong năm tài chính 2020 là 35,5 tỷ USD,
thấp hơn 1,2 tỷ USD so với năm 2019
1.1. Nhập khẩu 


(Đơn vị: tỷ USD)

Nguồn: UN Comtrade

Biểu đồ thể hiện giá trị nhập khẩu của Myanmar từ 2009 - 2020
Gía trị nhập khẩu của Myanmar trong giai đoạn 2009 - 2020 không ổn định, mức
nhập khẩu thấp nhất vào 2010 là 4,1 (tỷ USD) và đạt mức cao nhất vào năm 2018 là
19,3 (tỷ USD). Giai đoạn từ 2018 – 2020 có xu hướng giảm đi từ 19,2 (tỷ USD)
xuống cịn 17,9 (tỷ USD). Giá trị nhập khẩu hàng hóa vào Myanmar đạt 17,9 tỷ
USD vào năm 2020. Nhập khẩu hàng hóa tổng thể sang Myanmar giảm 3,47% so với

22


năm 2019. Nhập khẩu hàng hóa giảm 646 triệu USD (giá trị nhập khẩu hàng hóa vào
Myanmar bằng 18,6 tỷ USD năm 2019)
Về xu hướng giảm nhập khẩu, tuy không quá ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế
nhưng nhập khẩu giảm cũng phần nào cho thấy nền kinh tế đang chậm lại do nhiều
công ty đang cắt giảm đầu tư vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, còn người tiêu
dùng thì chi tiêu ít hơn đối với những sản phẩm họ cần đến. Bên cạnh đó, Myanmar
cũng mua thép ít hơn cho lĩnh vực xây dựng, mua ít máy móc hơn cho lĩnh vực sản
xuất và nơng nghiệp và ít mua hàng hóa tiêu dùng như đồ điện tử, thuốc uống, tất cả
những yếu tố này đã góp phần vào xu hướng giảm nhập khẩu của đất nước. Đồng thời
trong giai đoạn này Chính phủ Myanmar đưa ra những quy định về hạn chế nhập khẩu
những sản phẩm xa xỉ trong năm 2018 khiến lượng nhập khẩu giảm.
1.2. Xuất khẩu

(Đơn vị: tỷ USD)


Nguồn: UN Comtrade

Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu của Myanmar trong giai đoạn 2009 - 2020
Xuất khẩu tại Myanmar trong giai đoạn từ 2009 - 2020 có ít sự biến động hơn so
với nhập khẩu, xuất khẩu qua các tháng tương đối đồng đều, đạt mức xuất khẩu lớn
nhất vào 2019 là 18,1 tỷ USD.  Xuất khẩu trong giai đoạn này được thúc đẩy nhờ nhu

23


cầu cao hơn đối với hàng dệt may Myanmar và gas tự nhiên được sản xuất trong nước.
Tổng giá trị xuất khẩu của 2 lĩnh vực này đạt đến 7,7 tỷ USD, chiếm gần một nửa
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của năm. 
Giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Myanmar đạt 16,9 tỷ USD vào năm 2020. Xuất khẩu
hàng hóa tổng thể từ Myanmar giảm 6,49% so với năm 2019. Xuất khẩu hàng hóa
giảm 1,17 tỷ USD (giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Myanmar lên tới 18,1 tỷ USD năm
2019)
Bên cạnh đó, lĩnh vực nơng nghiệp cũng đóng góp đáng kể vào kim ngạch thương
mại của Myanmar. Với hơn 2 triệu tấn gạo và các loại hạt cùng hơn 1,5 triệu tấn bắp
được xuất khẩu bằng đường biển và các tuyến biên giới, doanh thu lĩnh vực nông
nghiệp đã đạt gần 1,6 tỷ USD. Trong khi đó, doanh thu xuất khẩu từ lĩnh vực khoáng
sản và lâm nghiệp có dấu hiệu giảm đi đáng kể.

Cán cân thương mại từ tháng 10/2018 đến tháng 9/2019 (triệu USD)

(Đơn vị: triệu USD)
Biểu đồ thể hiện cán cân thương mại giai đoạn 10/2018 đến 09/2019
Nhìn chung cho thấy, cán cân thương mại của Myanmar giai đoạn tháng 10/2018
đến tháng 9/2019 đều ghi nhận thâm hụt thương mại. Cụ thể đạt mức thâm hụt lớn


24


×