Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

TỔNG QUAN VỀ DẦU NHỜN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 38 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………………...2
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………….3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DẦU NHỜN...................................................................4
1.1. Lịch sử phát triển của dầu nhờn.......................................................................................4
1.2. Thành phần hóa học của dầu nhờn...................................................................................4
1.3. Các chỉ tiêu cơ bản của dầu nhờn..................................................................................10
1.4. Công dụng của dầu nhờn...............................................................................................12
CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG DẦU NHỜN VIỆT NAM.................................................14
2.1. Thị trường dầu nhờn trong khu vực...............................................................................14
2.2. Lịch sử phát triển của thị trường dầu mỡ nhờn tại Việt Nam.........................................14
2.3. Sự cạnh tranh trên thị trường dầu nhờn hiện nay...........................................................16
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC CÔNG TY DẦU NHỜN
TẠI VIỆT NAM.................................................................................................................. 18
3.1. Công ty dầu nhờn Petrolimex (PLC).............................................................................18
3.2. Liên doanh Castrol Việt Nam........................................................................................21
3.3. Liên doanh BP - Petco...................................................................................................23
3.4. Shell............................................................................................................................... 24
3.5. Caltex............................................................................................................................25
3.6. Total............................................................................................................................... 26
3.7. Các công ty trong nước khác.........................................................................................28
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH SẢN PHẦM CỦA CÁC CÔNG TY...................31
4.1. Giá thành.......................................................................................................................31
4.2. Chất lượng sản phẩm.....................................................................................................33
4.3. Quy mô thị trường.........................................................................................................34
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………..37
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………...38


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cơng thức hóa học tổng qt của dầu nhờn động cơ..............................................2


Bảng 2.1. Nhu cầu dầu mỡ nhờn tại thị trường Việt Nam trên thị trường...............................2
Bảng 2.2. Công suất pha chế của một số doanh nghiệp năm 2000.........................................2
Bảng 4.1. Giá bán một số sản phẩm của PLC.........................................................................2
Bảng 4.2. Bảng giá dầu nhờn của hãng Castrol......................................................................2
Bảng 4.3. Bảng giá dầu nhờn động cơ của PV Oil Lube........................................................2
Bảng 4.4. Bảng giá dầu nhờn động cơ hãng Caltex................................................................2

SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

2


MỞ ĐẦU
Khi ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ ra đời, sản phẩm chủ yếu tại các nhà máy
chế biến dầu mỏ là dầu hỏa, phần còn lại là mazut (chiếm 70 -90%) không được sử dụng và
coi như là sản phẩm bỏ đi. Nhưng sau đó khi cơng nghiệp phát triển, người ta tìm cách sử
dụng dầu này vào mục đích có lợi. Lúc đầu người ta lấy cặn dầu mở chưng cất pha thêm vào
dầu thảo mộc hoặc mỡ lợn làm dầu bơi trơn. Ít lâu sau người ta đã biết cách chế tạo ra dầu
nhờn.
Lịch sử phát triển dầu nhớt Việt nam có thể bắt đầu từ 1952 tại Miền nam Việt nam.
Khi Shell và Esso xây dựng nhà máy đầu tiên tại Phú Xuân, Nhà Bè Sài Gòn, hiện nay, là tài
sản của Petrolimex. Thời gian sau khi thống nhất, nhu cầu xăng dầu của nước ta do Liên Xô
cung cấp. Từ năm 1992 trở lại đây, khi thị trường mở cửa, các hãng dầu nhờn trên thế giới
như BP, Castrol, Shell, Esso, Cartex, … đã bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam.
Những năm trước đó, việc kinh doanh loại sản phẩm này cũng đã có rồi song trong
thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp, đây là một thị trường mang tính độc quyền do Tổng Công
ty xăng dầu đảm nhiệm việc cung cấp, tính cạnh tranh là hầu như khơng có. Cho tới những
năm gần đây, thực hiện chính sách kinh tế mở, tốc độ phát triển kinh tế tăng mạnh kéo theo
sự phát triển mạnh của một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trong đó có dầu mỡ nhờn.
Việt Nam đang trong thời kì cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, do đó thị trường dầu nhờn ở

Việt Nam là một miếng bánh rất lớn thu hút rất nhiều những nhà đầu tư trong và ngoài nước,
tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này những năm gần dây.
Bài tiêu luận này của em sẽ tìm hiểu về tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm dầu
mỡ nhờn của các công ty tại Việt Nam. Bài tiều luận gồm 4 phần
Chương 1: Tổng quan về dầu nhờn
Chương 2: Thị trường dầu nhờn Việt Nam
Chương 3: Tình hình sản xuất, kinh doanh dầu nhờn của các công ty ở Việt Nam
Chương 4: So sánh, đánh giá các sản phầm dầu nhờn

SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

3


CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ DẦU NHỜN

1.1. Lịch sử phát triển của dầu nhờn
Cách đây 100 năm, con người chưa có khái niệm về dầu nhờn. Tất cả các loại máy móc
lúc bấy giờ đề được bơi trơn bằng dầu mỡ lợn và sau đó dùng dầu oliu (dầu cây). Khi dầu
ooliu, khan hiếm, thì người ta chuyển sang sử dụng của dụng các loại dầu thảo mộc khác
Khi ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ ra đời, sản phẩm chủ yếu tại các nhà máy chế
biến dầu mỏ là dầu hỏa, phần cịn lại là mazut (chiếm 70 -90%) khơng được sử dụng và coi
như là sản phẩm bỏ đi. Nhưng sau đó khi cơng nghiệp phát triển, người ta tìm cách sử dụng
dầu này vào mục đích có lợi. Lúc đầu người ta lấy cặn dầu mở chưng cất pha thêm vào dầu
thảo mộc hoặc mỡ lợn làm dầu bơi trơn. Ít lâu sau người ta đã biết cách chế tạo ra dầu nhờn.
Năm 1870 – 1871, ở Creem (nga) đã bắt đầu chế tạo dược dầu nhờn từ dầu mỏ. Nhà bác
học nổi tiếng Mendeleep là một trong nhưng người đầu tiên chú ý đến việc nghiên cứu sản
xuất dầu nhờn từ dầu mazut. Sau đó dầu nhờn đã xuất hiện ở khắp các thị trường Pháp, Anh,

và các nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á. [1]
Tại Việt Nam những năm trước đây, nhu cầu xăng dầu của nước ta do Liên Xô cung cấp.
Từ năm 1992 trở lại đây, khi thị trường mở cửa, các hãng dầu nhờn trên thế giới như BP,
Castrol, Shell, Esso, Cartex, … đã bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam. Hiện nay, ngồi
Petrolimex là cơng ty cung cấp xăng dầu lớn nhất nước ta, cịn rất nhiều cơng ty khác đang
nhập sản phẩm về bán
1.2. Thành phần hóa học của dầu nhờn
Dầu nhờn là loại dầu dùng để bôi trơn cho các động cơ. Dầu nhờn là hỗn hợp bao gồm
dầu gốc và phụ gia, hay người ta thường gọi là dầu nhờn thương phẩm. Phụ gia thêm vào
với mục đích là giúp cho dầu nhờn thương phẩm có được những tính chất phù hợp với chỉ
tiêu đề ra mà dầu gốc khơng có được [2]
1.2.1. Dầu gốc
Dầu gốc là dầu thu được sau quá trình chế biến, xử lý tổng hợp bằng các quá trình xử lý
vật lý và hóa học. Dầu gốc thơng thường gồm có ba loại là: dầu thực vật, dầu khoáng và dầu
tổng hợp. Dầu thực vật chỉ dùng trong một số trường hợp đặc biệt. Nó chủ yếu là phối trộn
SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

4


với dầu khoáng hoặc dầu tổng hợp để đạt được một số chức năng nhất định. Nhưng ngày
nay người ta thường sử dụng dầu khoáng hay dầu tổng hợp là chủ yếu. Với tính chất ưu việt
như giá thành rẻ, sản phẩm đa dạng và phong phú, dầu khoáng đã chiếm một vị trí quan
trọng trong lĩnh vực sản xuất dầu nhờn, nhưng dầu tổng hợp cũng được quan tâm nhiều bởi
tính chất ưu việt của nó”
1.2.1.1. Các hợp chất hydrocacbon
a) Các hợp chất hydrocacbon napthen và paraffin
Các nhóm hydro cacbon này được gọi chung là các nhóm hydrocacbon naphtenparafin. Đây là nhóm hydrocacbon chủ yếu có trong dầu gốc, từ dầu mỏ. Hàm lượng của
nhóm này tuỳ thuộc vào bản chất của dầu mỏ và khoảng nhiệt độ sôi chiếm từ 41 đến 86 %.
Nhóm hydro cacbon này có cấu trúc chủ yếu là hydro cacbon vòng naphten (vòng 5-6 cạnh),

có kết hợp các nhánh alkyl hoặc izo alkyl và số nguyên tử cacbon trong phân tử có thể từ 20
đến 70 cấu trúc vịng có thể ở hai dạng: cấu trúc khơng ngưng tụ ( phân tử có thể chứa từ 16 vòng), cấu trúc ngưng tụ ( phân tử có thể chứa từ 2-6 vịng ngưng tụ). Cấu trúc nhánh của
các vòng naphten này cũng rất đa dạng chúng khác nhau bởi một số mạch nhánh, chiều dài
của mạch, mức độ phân nhánh của mạch và vị trí thế của mạch trong vịng. Nhóm
hydrocarbon thơm và napthen thơm.
Các hydrocacbon thơm ngồi khác nhau về số lượng vịng thơm, còn khác nhau bởi số
nguyên tử cacbon ở mạch nhánh và vị trí của nhánh trong nhóm này cịn phát hiện sự có mặt
của vịng thơm ngưng tụ đa vòng. Một phần của chúng tồn tại ngay trong dầu gốc với tỷ lệ
tuỳ theo nguồn gốc của dầu mỏ cịn một phần được hình thành trong q trình chưng cất do
phản ứng trùng ngưng, trùng hợp dưới tác dụng của nhiệt. Một thành phần nữa trong nhóm
hydrocacbon thơm là một hydrocacbon hỗn hợp naphten-aromat. Loại hydrocacbon này làm
giảm phẩm chất của dầu nhờn thương phẩm vì chúng có tính nhớt nhiệt kém và rất dễ bị oxy
hoá tạo ra các chất keo nhựa trong qua trình làm việc của động cơ và máy móc.
b) Nhóm hydrocacbon rắn
Các hydrocacbon rắn có trong ngun liệu sản xuất dầu nhờn đơi khi lên tới 40 tuỳ
thuộc bản chất của dầu thô. Phần lớn các hợp chất này được loại khỏi dầu bôi trơn nhờ quy
SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

5


trình lọc tách parafin rắn. Tuỳ theo kĩ thuật lọc mà nhóm hydrocacbon rắn được tách triệt để
hay khơng, nhưng dù sao chúng vẫn còn tồn tại trong dầu với hàm lượng rất nhỏ. Sự có mặt
của nhóm hydrocacbon này trong dầu nhờn làm tăng nhiệt độ đông đặc, giảm khả năng sử
dụng dầu ở nhiệt độ thấp nhưng lại làm tăng tính ổn định của độ nhớt theo nhiệt độ và tính
ổn định oxy hố.
1.2.1.2. Các thành phần khác
Trong phân đoạn dầu nhờn, bên cạnh thành phần hydrocacbon còn có các thành phần
khác như: nhựa asphanten, hợp chất chứa lưu huỳnh, nitơ, oxy...
a) Các chất nhựa, asphanten

Các chất nhựa-atphanten bao gồm: Chất nhựa trung tính, asphanten, sunfuacacbon,
các axit atphantic, cacbon và cacboit. Đặc điểm của các hợp chất này là có độ nhớt lớn
nhưng chỉ số nhớt lại rất thấp. Mặt khác các chất nhựa có khả năng nhuộm màu rất mạnh,
nên sự có mặt của chúng trong dầu sẽ làm cho màu của dầu bị tối.
Trong quá trình bảo quản và sử dụng, khi tiếp xúc với oxy khơng khí ở nhiệt độ
thường hoặc nhiệt độ cao, nhựa đều rất dễ bị oxy hoá tạo nên các sản phẩm có trọng lượng
phân tử lớn hơn tuỳ theo mức độ bị oxy hoá. Những chất này làm tăng cao độ nhớt và đồng
thời tạo cặn không tan đọng lại trong các động cơ đốt trong, nếu hàm lượng chất nhựa bị
oxy hố càng mạnh thì chúng càng tạo ra nhiều loại cacbon, cacboit, cặn cốc, tạo tàn. Vì vậy
việc loại bỏ các tạp chất nhựa ra khỏi phân đoạn dầu nhờn trong q trình sản xuất là một
khâu cơng nghệ rất quan trọng.
b) Các hợp chất chứa oxy, lưu huỳnh, nito
Những hợp chất chứa S nằm lại trong dầu nhờn chủ yếu là lưu huỳnh dạng sunfua khi
được dùng để bôi trơn các động cơ đốt trong sẽ bị cháy tạo thành SO 2 và SO3 gây ăn mòn
các chi tiết động cơ. Những hợp chất chứa oxy, chủ yếu là các hợp chất axit naphtenic có
trong dầu gây ăn mòn các đường ống dẫn dầu, thùng chứa làm bằng các hợp kim của Pb,
Cu, Zn, Sn, Fe. Những sản phẩm ăn mòn này lại lắng đọng lại trong dầu, làm bẩn dầu và
góp phần tạo cặn đóng ở các chi tiết của động cơ.

SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

6


Tóm lại, các hơp chất phi hydrocacbon là những hợp chất có hại làm ảnh hưởng đến
chất lượng của dầu gốc. Để tăng thời gian sử dụng, cũng như các tính năng sử dụng của dầu
nhờn người ta phải pha thêm vào dầu gốc các phụ gia khác nhau, tùy thuộc vào từng lĩnh
vực cụ thể mà nhà sản xuất sẽ thêm vào các phụ gia tương ứng. Do đó thành phần hố học
của dầu nhờn rất phức tạp. Ví dụ theo [3] dầu nhờn động cơ sử dụng phổ biến trên thế giới
có cơng thức tổng qt như sau:

Bảng 1.1. Thành phần hóa học tổng quát của dầu nhờn động cơ
Thành phần
Dầu gốc (SAE 30 – 40)
Phụ gia tẩy rửa
Phụ gia phân tán
Zn Đithiophốtphát
Chất chống oxyhóa
Chất giảm ma sát
Chất chống bọt
Chất hạ điểm đông đặc
1.2.2. Phụ gia dầu nhờn

Phần trăm theo khối lượng
71,5% - 96,2%
2% - 10%
1% - 9%
0,5% - 3%
0,1% - 2%
0,1% - 3%
2 – 15ppm
0,1% - 1,5%

Phụ gia là những hợp chất hữu cơ, vô cơ, thậm chí là những ngun tố hóa học được
thêm vào chất bơi trơn, nhằm nâng cao hay mang lại những tính chất mong muốn. Thông
thường, hàm lượng phụ gia đưa vào là 0,01 – 5%, trong một số trường hợp phụ gia được
dùng từ vài phần triệu cho đến vài phần trăm. Do là những hợp chất hoạt động, vì vậy khi
tồn tại trong dầu phụ gia có thể tác dụng với nhau và làm mất chức năng của dầu nhờn.
Yêu cầu chung của một loại phụ gia:
-


Dễ hòa tan trong dầu.

-

Khơng hoặc ít hịa tan trong nước.

-

Khơng ảnh hưởng đến tốc độ nhũ hóa của dầu.

-

Khơng bị phân hủy bởi nước và kim loại.

-

Không bị bốc hơi ở điều kiện làm việc của hệ thống dầu nhờn.

-

Khơng làm tăng tính hút ẩm của dầu nhờn.

-

Hoạt tính có thể kiểm tra được.

-

Không độc, rẻ tiền, dễ kiếm.


Các chất phụ gia được trộn vào dầu nhớt
SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

7


1.2.2.1. Phụ gia tăng chỉ số nhớt
Phụ gia được sử dụng để làm tăng chỉ số số nhớt là các polymer tan được trong dầu có
tác dụng tăng độ nhớt của dầu mỏ, nghĩa là làm cho tốc độ thay đổi độ nhớt của dầu theo
nhiệt độ giảm đi (tăng chỉ số độ nhớt) cũng như để tạo ra các loại dầu mùa đông. Các phụ
gia này được chia làm hai nhóm: dạng hydrocacbon và dạng este.
-

Dạng hydrocacbon có các loại: copolymer etylen-Propylen, Polyizobutylen,
copolymer styren- butadien do hydro hóa, copolymer styren-izopren.

-

Dạng ester gồm: polymetacrylat, polyacrylat và các copoly của ester styrenmaleic.

Các chất cải thiện chỉ số độ nhớt được sủ dụng rộng rãi nhất hiện nay là các polymer của
etylen-propylen (có thể lên đến 10%) và polyizobutylen (hàm lượng nhỏ 0,2 – 0,5%).
1.2.2.2. Phụ gia chống oxy hóa
Phụ gia này nhằm mục đích làm chậm q trình ơxy hóa của dầu (tăng độ bền ơxy
hóa), khắc phục hiện tượng cháy vòng găng, giảm bớt hiện tượng ăn mòn chi tiết và tạo cặn.
Có hai nhóm phụ gia chống ơxy hóa.
1.2.2.3. Phụ gia tẩy rửa
Với nồng độ 2 – 10 %, các chất tẩy rửa có thể ngăn cản, loại trừ các cặn không tan
trong dầu, cặn sạn, cacbon và các hợp chất chì trên các bộ phận của động cơ đốt trong.
Chúng tác dụng bằng cách hấp thụ lên các hạt không tan, giữ chúng lại trong dầu nhằm

giảm tối thiểu cặn lắng và giữ sạch các chi tiết của động cơ. Tác nhân quan trọng nhất có
tính tẩy rửa là các phụ gia có chứa kim loại, chúng bao gồm: sunphonat, phenolat, salixylat.
Phần lớn sunphonat, phenolat và salixilat của canxi hoặc magiê được sử dụng như các chất
tẩy rửa chứa kim loại.
1.2.2.4. Phụ gia ức chế ăn mòn
Là phụ gia có chức năng làm giảm thiểu việc tạo thành các peoxit hữu cơ, axit và các
thành phần ơxy hóa khác làm xuống cấp dầu động cơ, bảo vệ ổ đỡ và các bề mặt khác nhau
khỏi ăn mịn. Có thể nói chất ức chế ăn mịn bổ sung trong thực tế có tác dụng như các chất
chống ơxy hóa. Các phụ gia này bao gồm: di-thiophotphat kim loại (đặc biệt là kẽm);
sunphonat kim loại và kim loại kiềm cao; và các tác nhân hoạt động bề mặt như các axit
béo, amin, axit ankylsuxinic, clo hóa parafin…
SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

8


1.2.2.5. Phụ gia ức chế gỉ
Nếu như động cơ làm việc khơng có thời gian ngừng lâu thì dầu nhờn làm chức năng
chống gỉ tương đối tốt vì khi động cơ ngừng trong thời gian ngắn thì dầu chưa kịp chảy hết
khỏi các chi tiết. Nhưng nếu động cơ ngừng lâu hoặc bảo quản lâu ngày thì xylanh, cổ trục
khuỷu và các chi tiết đánh bóng hoặc mài sẽ bị gỉ. Gỉ là sự hình thành sắt hydroxit Fe(OH)2,
là một dạng đặc biệt quan trọng của ăn mòn trên mặt. Có nhiều hợp chất được dùng để ức
chế rỉ như: các axit béo, các este của axit napteic và axit béo, các amin hữu cơ, các xà phòng
kim loại của axit béo… thường pha vào dầu với tỷ lệ 0,1 – 1%.
1.2.2.6. Phụ gia chống mài mòn
Mài mòn là sự tổn thất kim loại giữa các bề mặt chuyển động tương đối với nhau.
Yếu tố chính gây mài mịn là do sự tiếp xúc giữa kim loại và kim loại (mài mịn dính). Sự có
mặt của các hạt mài (mài mòn hạt) gây ra mài mòn là do ăn mòn hay mài mịn hóa học. Để
chống lại sự mài mịn, cần thiết phải cho vào các phụ gia chống mài mịn gồm các nhóm hóa
chất có chứa hợp chất phơtpho, hợp chất lưu huỳnh, các dẫn xuất béo có khả năng bám dính

trên bề mặt kim loại nhằm giảm bớt sự cọ xát, tỏa nhiệt trong quá trình làm việc. Phụ gia
chống mài mịn thường có hàm lượng nhỏ khoảng 0,01%.
1.2.2.7. Phụ gia biến tính, giảm ma sát
Phụ gia biến tính, giảm ma sát (FM) có chức năng làm tăng độ bền của màng dầu,
giữ bề mặt kim loại tách rời nhau, ngăn không cho lớp dầu bị phá hoại trong điều kiện tải
trọng lớn và nhiệt độ cao.
Phụ gia biến tính FM làm giảm hệ số ma sát, bảo tồn được năng lượng, tiết kiệm
được 2-3% nhiên liệu cho ôtô. Phụ gia FM được sử dụng khi cần tạo ra chuyển động trượt
mà khơng có rung động và khi cần có hệ số ma sát nhỏ nhất.
Phụ gia FM bao gồm nhiều loại hợp chất chứa ôxy, nitơ, lưu huỳnh, molipden, đồng
và các nguyên tố khác. Các phhụ gia này làm tăng độ bền của màng dầu chủ yếu do hiện
tượng hấp phụ vật lý, nhờ đó làm giảm ma sát. Phụ gia này thường được pha với tỷ lệ 0,1 –
0,3 %.

SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

9


1.2.2.8. Phụ gia hạ điểm đông đặc
Ở nhiệt độ thấp thì khả năng lưu động của dầu sẽ giảm, vì vậy cần pha các phụ gia hạ
điểm đông đặc nhằm hạ thấp nhiệt độ đông đặc của dầu. Cần cho thêm một ít parafin có
lượng O.Razolin khơng q 1%.
1.2.2.9. Pha trộn dầu nhớt
Vấn đề pha chế dầu động cơ là một cơng việc khó khăn, phức tạp, tốn kém, địi hỏi nhiều
ngành kỹ thuật tham gia, nó cũng là sức mạnh cạnh tranh của các công ty dầu nhờn. Vậy thì
tỷ lệ phụ gia pha như thế nào với dầu gốc sẽ tạo ra dầu thành phẩm chất lượng cao, không
những làm giảm những mặt hạn chế của dầu gốc, nâng cao phẩm cấp đối với các chất đã có
sẵn của dầu và tạo cho dầu nhờn những tính chất mới cần thiết. Trong thực tế, một vài loại
dầu động cơ có thể chứa hơn 20% phụ gia các loại.

1.3. Các chỉ tiêu cơ bản của dầu nhờn
1.3.1. Khối lượng riêng và tỷ trọng
Khối lượng riêng là khối lượng của một đơn vị thể tích của một chất ở nhiệt độ tiêu
chuẩn, đo bằng gam/cm3 hay kg/m3. Tỷ trọng là tỷ số giữa khối lượng riêng của một chất
đã cho ở nhiệt độ qui định và khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ qui định đó. Do vậy tỷ
trọng có giá trị đúng bằng khối lượng riêng khi coi trọng lượng của nước ở 40c bằng 1.
Trong thế giới tồn tại các hệ thống đo tỷ trọng như sau , ,. Trong đó các chỉ số trên d là nhiệt
độ của dầu hay sản phẩm dầu trong lúc thí nghiệm, còn chỉ số dưới là nhiệt độ của nước khi
thử nghiệm. Ngoài ra trên thị trường dầu thế giới cịn sử dụng độ thay cho tỷ trọng và được
tính như sau:
= -131,5
Khối lượng riêng là một tính chất cơ bản và cùng với những tính chất vật lý khác nó có
đặc trưng cho từng loại phân đoạn dầu mỏ cũng như dùng để đánh giá phần nào chất lượng
của dầu thô. Đối với dầu bôi trơn, khối lượng riêng ít có ý nghĩa để đánh giá chất lượng.
Khối lượng riêng của dầu đã qua sử dụng không khác nhau là mấy so với dầu chưa qua sử
dụng.

SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

10


1.3.2. Độ nhớt của dầu nhờn
Độ nhớt của một số phân đoạn dầu nhờn là một đại lượng vật lý đặc trưng cho trở lực
do ma sát nội tại của nó sinh ra khi chuyển động. Do vậy độ nhớt có liên quan đến khả năng
bơi trơn của dầu nhờn. Để thực hiện nhiệm vụ bơi trơn, dầu nhờn có độ nhớt phù hợp, bám
chắc lên bề mặt kim loại và khơng bị đẩy ra ngồi có nghĩa là ma sát nội tại nhỏ.
Khi độ nhớt quá lớn sẽ làm giảm công xuất máy do tiêu hao nhiều công để thắng trở
lực của dầu, khó khởi động máy, nhất là vào mùa đông nhiệt độ môi trường thấp, giảm khả
năng làm mát máy, làm sạch máy do dầu lưu thông kém.

Khi độ nhớt nhỏ, dầu sẽ không tạo được lớp màng bền vững bảo vệ bề mặt các chi
tiết máy nên làm tăng sự ma sát, đưa đến ma sát nửa lỏng nửa khô gây hư hại máy, giảm
công xuất, tác dụng làm kín kém, lượng dầu hao hụt nhiều trong quá trình sử dụng.
Độ nhớt của dầu nhờn phụ thuộc chủ yếu vào thành phần hóa học. Các hydrocacbon
parafin có độ nhớt thấp hơn so với các loại khác. Chiều dài và độ phân nhánh của mạch
hydrocacbon càng lớn độ nhớt sẻ tăng lên. Các hydrocacbon thơm và naphten có độ nhớt
cao. Đặc biệt số vịng càng nhiều thì độ nhớt càng lớn. Các hydrocacbon hỗn hợp giữa thơm
và naphten có độ nhớt cao nhất.
Độ nhớt của dầu nhờn thường được tính bằng Paozơ (P) hay centipaozơ(cP). Đối với
độ nhớt động lực được tính bằng stốc (St) hoặc centi stốc (cS t).
1.3.3. Chỉ số độ nhớt
Một đặc tính cơ bản nữa của dầu nhờn đó là sự thay đổi của độ nhớt theo nhiệt độ.
Thông thường khi nhiệt độ tăng độ nhớt sẽ giảm. Dầu nhờn được coi là dầu bơi trơn tốt khi
độ nhớt của nó ít thay đổi theo nhiệt độ, ta nói rằng dầu đó có chỉ số độ nhớt cao. Ngựơc lại
nếu độ nhớt thay đổi nhiều theo nhiệt độ, có nghĩa là dầu có chỉ số độ nhớt thấp. Chỉ số độ
nhớt (VI) là trị số chuyên dùng để đánh giá sự thay đổi độ nhớt của dầu bôi trơn theo nhiệt
độ. Quy ước dầu gốc parafin độ nhớt ít thay đổi theo nhiệt độ, VI=100.
1.3.4. Độ ổn định oxy hóa của dầu bơi trơn
Độ ổn định của dầu bôi trơn biểu hiện khả năng cảu dầu chống lại những tác động bên
ngoài làm thay đổi chất lượng của dầu. Dầu có ổn định cao khi thành phần hố học và tính
SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

11


chất của nó ít thay đổi. Thực tế nếu nhiệt độ khơng vượt q 30-40 0 C thì có thể bảo quản
dầu từ 5-10 năm mà chất lượng của dầu không thay đổi. Sự thay đổi xảy ra trong điều kiện
sử dụng ở động cơ. Dưới tác động của không khí, ở nhiệt độ cao 200-300 0C có tác dụng xúc
tác kim loại, những thành phần kém ổn định của dầu sẽ tương tác với oxy tạo nên những sản
phẩm khác nhau và tích luỹ trong dầu, làm giảm chất lượng của dầu như tăng trị số axit tổng

(TAN) làm tăng hàm lượng nhựa, tạo nhiều chất nhựa bám ở buồng cháy. Sự thay đổi thành
phần sẽ làm thay đổi độ nhớt và làm giảm chỉ số độ nhớt của dầu
1.3.5. Kiểm nghiệm ăn mòn tấm đồng
Sự ăn mòn tấm đồng được định nghĩa như sự oxy hóa trên bề mặt các chi tiết, gây tổn
thất cho kim loại hay sự tích tụ của các cặn bẩn. Ổ trục làm bằng hợp kim đồng, ống lót trục
làm bằng đồng thau, các bộ phận chuyển động làm bằng đồng thau phải được bơi trơn các
loại dầu khơng ăn mịn. Các loại dầu không quan trọng khác như dầu thuỷ lực, dầu hàng
không, dầu biến thế, dầu cắt gọt kim loại cũng cần phải khơng gây ăn mịn. Vì vậy để xem
một loại dầu có thích hợp cho thiết bị hay khơng có những kim loại dễ bị ăn mịn hay khơng,
người ta phải tiến hành phép thử ăn mòn mảnh đồng đơí với sản phẩm dầu mỏ bằng phép
kiểm nghiệm độ mờ xỉn của mảnh đồng hay kiểm tra chứng chỉ chất lượng của dầu để kết
luận được các tính chất ưu, nhược điểm của dầu.
1.4. Công dụng của dầu nhờn
1.4.1. Cơng dụng làm giảm ma sát
Mục đích cơ bản của dầu nhờn là bôi trơn các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết chuyền
động nhằm giảm ma sát. Máy móc sẽ mịn ngay nếu khơng có dầu bơi trơn. Nếu chọn đúng
dầu bơi trơn thì hệ số ma sát sẽ giảm từ 100-1000 lần so với ma sát khô. Khi cho dầu vào
máy với một lớp dầu đủ dày, dầu sẽ xen kẽ giữa hai bề mặt, khi chuyển động, chỉ có các
phần tử dầu nhờn trượt lên nhau. Do đó máy móc làm việc nhẹ nhàng, ít bị mài mịn, giảm
được cơng tiêu hao vơ ích.
1.4.2. Cơng dụng làm mát
Khi có ma sát thì bề mặt kim loại nóng lên, như vậy một lượng nhiệt đã sinh ra trong quá
trình làm việc, lượng nhiệt lớn hay nhỏ phụ thuộc vào hệ số ma sát, tải trọng, tốc độ. Tốc độ
SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

12


càng lớn thì lượng nhiệt sinh ra càng nhiều, kim loại sẽ bị nóng làm cho máy móc dễ bị
hỏng trong khi làm việc. Nhờ trạng thái lỏng, dầu chảy qua các bề mặt ma sát đem theo một

phần nhiệt truyền ra ngồi làm cho máy móc làm việc tốt.
1.4.3. Công dụng làm sạch
Khi làm việc, bề mặt ma sát sinh ra hạt kim loại mịn, những hạt rắn này sẽ làm cho bề
mặt bị xước, hang. Ngồi ra, có thể có cát, bụi tạp chất ở ngồi rơi vào bề mặt ma sát, nhờ
dầu nhờn lưu chuyển tuần hoàn qua bề mặt ma sát, cuốn theo các tạp chất đưa về cacte dầu
và được lắng lọc.
1.4.4. Công dụng làm kín
Trong các động cơ, có nhiều chi tiết truyền động cầnphải kín và chính xác như pittơng xilanh, nhờ khả năng bám dính tạo màng dầu nhờn có thể góp phần làm kín các khe hở,
khơng cho hơi bị rị rỉ, bảo đảm cho máy móc làm việc bình thường.
1.4.5. Bảo vệ kim loại
Bề mặt máy móc, động cơ khi làm việc thường tiếp xúc với khơng khí, hơi nước bị thải,
làm cho kim loại bị ăn mịn có thể làm thành màng mỏng phủ kín bề mặt kim loại nên ngăn
cách được với các yếu tố trên, vì vậy kim loại được bảo vệ.

SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

13


CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG DẦU NHỜN VIỆT NAM
2.1. Thị trường dầu nhờn trong khu vực
Theo thống kê của Total, nhu cầu về các chất bôi trơn ở khu vực châu Á sẽ tăng 18%
và đạt 20 triệu tấn vào năm 2025, chiếm gần một nửa nhu cầu thế giới. Trên cơ sở đó, các
ngành cơng nghiệp dầu mỡ bơi trơn ở châu Á sẽ có mức tăng trưởng 2,5% hàng năm và đạt
doanh thu 70 tỷ USD vào năm 2020.
Trong những năm qua, nhu cầu sử dụng dầu nhờn khoảng 3 triệu tấn/năm với mứ
tăng trưởng hàng năm từ 4 – 8%. Song, so với các nước Đông Nam Á, nhu cầu nước ta là
thấp, chỉ khoảng 0,04 tấn/năm/đầu người. Ở Singapore con só này là 6.0, Hàn Quốc là 0.81,
Thái Lan là 0.3. Trên thế giới hàng năm sử dụng và sản xuất khoảng40 triệu tấn mỡ bôi trơn
ước chừng khoảng 30 tỷ đô la mỹ. Ở nước ta nhu cầu dầu bơi trơn chỉ khoảng 100000

tấn/năm. Trong đó dầu động cơ chiếm khoảng 60 – 70%, còn lại là dầu công nghiệp và các
loại dầu khác. Nhu cầu sử dụng ở Miền Bắc 42%, miền Trung 13% và miền Nam là 45%.
tăng trường hàng năm 3 – 7%. [3]
2.2. Lịch sử phát triển của thị trường dầu mỡ nhờn tại Việt Nam
Lịch sử phát triển dầu nhớt Việt nam có thể bắt đầu từ 1952 tại Miền nam Việt Nam.
Khi Shell và Esso xây dựng nhà máy đầu tiên tại Phú Xuân, Nhà Bè Sài Gòn, hiện nay, là tài
sản của Petrolimex. Thời gian sau khi thống nhất, nguồn dầu nhớt cũng chỉ được cung cấp
từ Liên xô.
Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 121986, nền kinh tế bắt đầu mở cửa, ngành dầu nhớt có cơ hội phát triển bởi các liên doanh
BP-Petrolimex, Shell-Vidamo bắt đầu xây dựng thương hiệu. Các đơn vị kinh doanh nước
ngoài phải thông qua các đơn vị nhà nước để thâm nhập vào nền kinh tế. Dầu nhờn nhập
khẩu (thực chất là dầu gốc có độ nhớt cao, khơng có phụ gia) bắt đầu hình thành nền thị
trường dầu nhớt Việt nam như Vilube, Mekonglube, Nikko ở phía nam và Petrolimex, APP
ở phía bắc. Một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng từ 1994 đến 2002, khi các tập đoàn như
Esso, Total, Caltex chưa xây dựng được nhà máy tại Việt nam thì họ lại tìm cách xâm nhập

SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

14


thị trường bằng các gia công tại các nhà máy nội địa với các dòng sản phẩm động cơ, thủy
lực cơ bản.
Sự phát triển ngành dầu nhớt gắn liền với sự phát triển kinh tế trong một thời gian dài
10 năm với tốt độ phát triển GDP trung bình trên 9%. Vận tải, cơng nghiệp… phát triển hình
thành lên những nhãn hiệu riêng, nhờ sự giúp sức gia công của các nhà máy phía nam, bắt
đầu từ 2008. Có sự hỗ trợ bởi giá dầu cao trong giai đoạn 2006-2011, nên giá dầu nhớt cao
dần định vị đối với các nhãn hiệu tên tuổi. Một khoảng trống giá thấp bên dưới vẫn sống
khỏe bởi các nhãn hiệu nội địa, nhãn hiệu riêng và cả “dầu cỏ” sản xuất từ dầu “tái sinh”
qua quá trình “nấu” từ nhớt thải…ở các vùng ven.

Bảng 2.2. Nhu cầu dầu mỡ nhờn tại thị trường Việt Nam trên thị trường [3]
Chỉ tiêu
Tổng nhu cầu (tấn)
Dầu động cơ
Dầu công nghiệp
Dầu truyền động
Các loại khác
Nguồn hàng

1996
1997
1998
95.000
115000
130000
66.500
82.000
91.000
14.300
18.000
19.500
9.500
12.000
13.000
4.700
5.000
6.500
của thị trường dầu mỡ nhờn nước ta

1999

2.000
150000
170000
105000
120000
22.600
25.000
15.000
17.000
7.400
8.000
hiện nay chủ yếu được

2005
200000
140000
30.000
20.000
10.000
nhập từ các

hãng dầu nổi tiếng trên thế giới như BP, Shel, Castrol, Elf, Total... và một số hãng khác,
ngoài ra còn một số lượng lớn dầu nhờn được nhập theo con đường tiểu ngạch từ Trung
Quốc sang. Lượng dầu nhờn hiện nay đưa vào thị trường đã lên tới hơn 130.000 tấn. Như
vậy, nhu cầu tiêu thụ dầu mỡ nhờn hiện nay là khá cao, tập chung chủ yếu vào hai loại dầu
động cơ và dầu cơng nghiệp.
Ngun nhân chính của sự tăng vọt về nhu cầu dầu mỡ nhờn này là do có tốc độ phát
triển kinh tế nhanh kéo theo sự gia tăng của các loại thiết bị máy móc phương tiện có nhu
cầu bơi trơn. Cho tới nay, theo thống kê sơ bộ, hiện nay nước ta có khoảng trên 8 triệu các
loại phương tiện máy móc, thiết bị có nhu cầu bơi trơn, trong đó dầu động cơ đã chiếm tới

70%, và dầu công nghiệp chiếm khoảng 15%. Theo thời giá khu vực hiện nay, ngoại tệ chi
trả để nhập khẩu dầu nhờn hàng năm vào khoảng trên 100 triệu USD.
Bảng 2.3. Công suất pha chế của một số doanh nghiệp năm 2000 [3]
PLC
Castrol
BP - Petco
SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

25.000 tấn / năm
25.000 tấn/ năm
50.000 tấn/ năm
15


Shell
15.000 tấn/ năm
Vidamo (PVPDC)
7.500 tấn/ năm
Thị trường dầu mỡ nhờn sẽ ngày càng trở nên sôi động hơn trong những năm tới đây,
mức độ cạnh tranh giữa các công ty, các hãng sẽ gay gắt hơn.
2.3. Sự cạnh tranh trên thị trường dầu nhờn hiện nay
Thị trường dầu nhờn nước ta đang bước vào thời kỳ sôi động. Nhu cầu dầu mỡ nhờn sẽ
còn tiếp tục tăng trong những năm tới và do vậy thị trường dầu mỡ nhờn vẫn sẽ phát triển
mạnh, kinh doanh loại sản phẩm này vẫn sẽ đem lại nhiều lợi nhuận và do vậy mức độ cạnh
tranh ngày càng quyết liệt với sự có mặt của các hãng nổi tiếng trên thế giới và các doanh
nghiệp trong nước. Hiện nay trên thị trường đã có khoảng trên dưới 20 công ty tham gia thị
trường gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cơng ty trách nhiệm hữu
hạn và các Cơng ty có vốn đầu tư của nước ngoài. Đây là một thị trường tự do cạnh tranh,
sự can thiệp của Nhà nước hầu như là khơng có, khách hàng có thể tuỳ ý lựa chọn chủng
loại cùng như các dịch vụ kỹ thuật thích hợp, giá sản phẩm do thị trường và các công ty tự

quyết định. Tuy nhiên, thị trường dầu mỡ nhờn cũng đã bộc lộ những khiếm khuyết lớn địi
hỏi cần có sự quản lý của Nhà nước.
Mặt khác, tình hình phổ biến của thị trường dầu mỡ nhờn hiện nay là sự thiếu hụt thông
tin về chất lượng, chủng loại dầu nhờn tại Việt Nam. Các hãng kinh doanh ít đầu tư vào các dịch
vụ hướng dẫn kỹ thuật cho người tiêu dùng. Do vậy phần đông người tiêu dùng sử dụng dầu mỡ
nhờn theo thói quen, hoặc theo lịng tin vào một mác nhãn hiệu nào đó.
Được xem là một thị trường thứ cấp, thị trường dầu nhớt phụ thuộc đáng kể vào thị
trường sơ cấp là các loại hình phương tiện giao thơng. Do vậy, mỗi biến động trên thị trường
sơ cấp đều tác động trực tiếp đến thị trường thứ cấp là dầu nhớt, đến các doanh nghiệp sản
xuất và phân phối dầu nhớt.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, thị trường xe máy Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo ước tính, tại thời điểm năm 2006, tổng lượng xe máy khoảng 18,6 triệu chiếc. Sau 10
năm (tính đến 2015), lượng xe máy lưu hành trên cả nước khoảng 43 triệu chiếc. Trong 3
năm gần đây, tổng dung lượng thị trường xe máy thường ở mức xấp xỉ 3 triệu chiếc mỗi
năm và trở thành 1 trong 4 thị trường xe máy lớn nhất thế giới bên cạnh Ấn Độ, Trung Quốc
và Indonesia.
SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

16


Trên thực tế, các hãng dầu nhớt nổi tiếng thế giới cũng đã sớm hình dung ra “chiếc
bánh” lớn mà thị trường Việt Nam mang lại. Do đó, hầu hết các thương hiệu cũng đã nhanh
chóng bước chân vào thị trường Việt Nam. Chưa kể cịn có thương hiệu nội địa cùng việc
một số liên doanh với các hãng sản xuất xe máy cũng phát triển loại nhớt riêng. Hiện tại thị
trường Việt Nam hiện diện gần như đầy đủ các nhãn hiệu dầu nhớt lớn của thế giới như
BP/Castrol, Shell, Chevron… Điều đáng nói hơn là các thương hiệu này đã có nhà máy sản
xuất tại Việt Nam để tiếp tục duy trì vị thế của mình.
Hiện thị trường cũng ghi nhận sự xuất hiện của những nhãn hiệu dầu nhớt riêng,
trong đó đáng kể nhất là của các hãng chế tạo xe máy nổi tiếng như Honda, Yamaha… qua

sự xâm nhập thị trường Việt Nam của Nippon Oil với nhà máy tại Hải Phịng. Ngồi pha chế
nhãn hiệu dầu nhớt riêng cho Honda, Yamaha, Idemitsu… Nippon Oil còn có tham vọng
xây dựng thương hiệu dầu nhớt Eneos tại Việt Nam.
Năm 2014, thị trường có thêm sự xuất hiện của 2 nhà máy JX Nippon và Idemitsu tại
phía Bắc. Nhà máy của JX Nippon Oil & Energy có cơng suất sản xuất 40.000 tấn/năm, còn
của Idemitsu là 15.000 tấn sản phẩm/năm. Tổng cộng, khi hai nhà máy trên đi vào hoạt động
thì năng lực sản xuất, pha chế dầu nhớt nội địa sẽ ở mức 345.000 tấn sản phẩm/năm. Hiện
chỉ có BP/Castrol là sử dụng hết cơng suất sản xuất (50.000 tấn sản phẩm/năm) của nhà máy
của mình, cịn dây chuyền sản xuất của tất cả các nhãn hiệu cịn lại đều thừa cơng suất.
Theo ước tính của Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành dầu
nhớt Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015 vào khoảng 4,3%. Hiện sản lượng tiêu thụ được
phân bố chủ yếu ở các thành phố lớn và các vùng kinh tế trọng điểm xung quanh Hà Nội và
TP.HCM. Với 55% sản lượng tiêu thụ tập trung ở phía Nam, 30% ở phía Bắc và 15% ở miền
Trung và Tây Nguyên, dễ dàng nhận thấy các nhà máy pha chế dầu nhớt của ShellL,
BP/Castrol, Total/Mobil, Petrolimex, Vilube/Motul… nằm ở phía Nam, cịn Chevron
(Caltex), APP và Idemitsu thì có các dự án xây dựng nhà máy tại phía Bắc.

SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

17


CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC CƠNG TY DẦU NHỜN
TẠI VIỆT NAM
3.1. Công ty dầu nhờn Petrolimex (PLC)
Tổng Cơng ty Hóa dầu Petrolimex – CTCP, tiền thân là Công ty Dầu nhờn được thành
lập ngày 09/06/1994 theo Quyết định số 745/TM/TCCB của Bộ Thương Mại. Ngày
23/12/2003 của Bộ Thương mại là công ty thành viên của Tổng Công ty Xăng dầu Việt
Nam. Ngày 31/12/2003 Công ty đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty CP Hóa
dầu Petrolimex.

Năm 2014, PLC báo cáo sản lượng tiêu thụ 55 ngàn Tấn sản phẩm, lợi nhuận ròng (sau
thuế) khoảng 8.5 triệu USD (Theo bảng cáo bạch, PLC là một doanh nghiệp niêm yết trên
sàn chứng khoán). Thế mạnh của PLC là các quan hệ với các công ty có nguồn gốc “quốc
doanh” và hệ thống hơn 2.000 cây xăng bán lẻ trên tồn quốc. PLC vẫn có ưu thế trong các
dòng dầu nhớt động cơ CC/SC, CD…nhưng PLC cũng đã mạnh dạn đầu tư nhiều cho
thương hiệu dầu nhớt cao cấp với dòng CI4, SM cho động cơ. PLC thật sự được ưa chuộng
tại miền Trung, Tây nguyên và phía Bắc với phân khúc MCO. Thương hiệu ELF Lubmarine
đã được chuyển giao lại cho Total, tuy vậy, Lubmarine vẫn được sản xuất và kinh doanh tại
PLC cũng chiếm một thị phần đáng kể trong phân khúc marine (dầu hàng hải) tại Việt nam.
Từ khi Castrol rút lui khỏi phân khúc Dầu Biến thế (Transformer Oil) thì PLC nổi lên là
nhà nhập khẩu và kinh doanh dầu biến thế lớn nhất. PLC thừa hưởng tất cả các thế mạnh để
làm một thương hiệu mạnh: kỹ thuật từ BP Petco., hạ tầng kỹ thuật 2 nhà máy tại Phía Bắc
và Nam (Shell trước 1975), tài chính mạnh, hệ thống bán lẻ với 5.000 điểm trên toàn quốc.
Thế nhưng là một cơng ty có nguồn gốc quốc doanh được cổ phần hoá, ngân sách đầu tư
cho marketing chưa tương xứng với tiềm năng đó, nhưng dù sao PLC cũng là một ngôi sao
sáng trong bối cảnh “đất chật, người đông”. [4]
3.1.1.1. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty PLC.
-

Kinh doanh các loại dầu mỡ nhờn và các sản phẩm hoá dầu gồm các sản phẩm
 Dầu nhờn các loại
 Mỡ máy và các loại mỡ bảo quản

SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

18


 Nhựa đường lỏng và nhựa đường phuy
 Hoá chất và các sản phẩm hoá dầu khác (trừ nhiên liệu)

-

Nhập khẩu, pha chế, bán buôn bán lẻ trên thị trường trong nước va xuất khẩu ra thị
trường nuớc ngoài

-

Kinh doanh các thiết bị vật tư kỹ thuật chuyên dùng tronglĩnh vực dầu mỡ nhờn và
các sản phẩm hoá dầu.

-

Kinh doanh vận tải phục vụ cho việc bán sản phẩm trên thị trường trong và ngoài
nước
3.1.1.2. Các đơn vị trực thuộc cơng ty.
Cơng ty Dầu nhờn có 3 chi nhánh trực thuộc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,

Hải Phịng và một xí nghiệp tại Hà Nội (Xí nghiệp Dầu nhờn tại Hà Nội).
Chi nhánh Dầu nhờn Thành phố Hồ chí Minh là đơn vị trực thuộc lớn nhất của cơng
ty. Tại chi nhánh này cơng ty có hệ thống kho cảng làm nhiệm vụ tiếp nhận nguồn hàng
nhập khẩu của cơng ty, có một dây chuyền cơng nghệ pha chế dầu nhờn với công suất
25.000 tấn/năm và dây chuyền công nghể sản xuất, hệ thống bồn bể tồn chứa và cung cấp
nhựa đường lỏng với sức chứa 6.000 m3.
Chi nhánh Dầu nhờn Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động sản
xuất kinh doanh theo nhiệm vu do công ty giao cho trên địa bàn từ tỉnh Khánh Hoà đến Mũi
Cà Mau.
Chi nhánh Dầu nhờn Đà Nẵng: Có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kinh doanh của
công ty dầu nhờn tại các tỉnh thuộc khu vực miền Trung. Có hệ thống kho bãi cảng biển tiếp
nhận dầu nhờn và nhựa đường phuy.
Chi nhánh Dầu nhờn Hải Phịng có dây chuyền cơng nghệ tiếp nhận nhựa đường

lỏng, hoá chất. Nơi đây là đầu mối nhập khẩu trực tiếp và tiếp nhận nguồn hàng pha chế từ
thành phố Hồ chí Minh đảm bảo nhiệm vụ kinh doanh cho cơng ty tại các tỉnh phía Bắc
thuộc khu vực duyên hải từ Quảng Ninh đến Nghệ Tĩnh.
Xí nghiệp dầu nhờn Hà nội với hệ thống kho bãi để tiếp nhận nguồn hàng, xí nghiệp
dầu nhờn Hà nội có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kinh doanh của công ty tại thành phố

SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

19


Hà Nội và một số tỉnh biên giới phía Bắc từ Lạng sơn đến Lai châu. Mặt hàng kinh doanh
chủ yếu là các sản phẩm mang nhãn hiệu BP, ELF...
Ngoài các chi nhánh trực thuộc cơng ty nói trên, cơng ty Dầu nhờn Petrolimex cịn có
một hệ thống mạng lưới các đại lý từ Bắc tới Nam. Có được như vậy là do 57 công ty và chi
nhánh xăng dầu thuộc Tổng Công ty Xăng dầu trên khắp cả nước làm Tổng đại lý cho cơng
ty, ngồi ra cơng ty cịn có một cửa hàng chun doanh tại Hà Nội. [4]
3.1.1.3. Tình hình sản xuất dầu mỡ nhờn của PLC trong những năm qua:
Cũng như xăng dầu, dầu nhờn là một loại mặt hàng mà hiện nay ở Việt Nam chưa sản
xuất ra được. Nó chủ yếu được nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trên thế giới. Công ty PLC
cũng khơng nằm ngồi tình hình trên. Nguồn đầu vào của cơng ty có 3 loại: dầu thành phẩm,
dầu gốc, phụ gia.
Đối với dầu thành phẩm: 2 nhãn mác chủ yếu mà cơng ty kinh doanh đó là: BP, ELF.
Với tư cách là thành viên thứ 27 của ELF Club-Marine (Pháp), công ty nhập dầu thành
phẩm của hãng về bán trên thị trường Việt Nam. Mặt khác, đại diện cho Petrolimex là một
bên đối tác của liên doanh BP-PETCO, công ty PLC cũng nhập một lượng hàng đáng kể của
BP- Anh bán trên thị trường Việt Nam. Ngồi ra, cơng ty cịn nhập một lượng dầu thành
phẩm khơng đáng kể từ các nước Hà Lan, Singapore, Nhật. Như vậy, có thể nói với việc
nhập dầu thành phẩm bán lại khơng qua chế biến, công ty PLC chỉ đơn thuần là đại lí tiêu
thụ dầu nhờn.

PLC hiện có dây chuyền cơng nghệ pha chế dầu nhờn tại Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí
Minh có cơng suất pha chế 15.000 - 20.000 tấn/ năm do hãng Shell xây dựng từ những năm
1960 và được Petrolimex sửa chữa, cải tạo vào năm 1992 để phục vụ cho việc pha chế dầu
nhờn. Vì thế, ngoài nguồn dầu thành phẩm được nhập từ nước ngoài, cơng ty cịn tổ chức
pha chế các loại dầu động cơ.
Dầu gốc: là thành phần chủ yếu của dầu nhờn được nhập khẩu từ Singapo và Nhật Bản.
Các chất phụ gia: có tính chất làm tăng tính năng bơi trơn của dầu được nhập từ các hãng
nổi tiếng của Mỹ như Lubrozol, Paramin...Tuỳ vào đặc điểm của từng loại động cơ, người ta
pha chế các loại phụ gia khác nhau với tỷ lệ từ 5 - 20% so với dầu gốc. Ngồi ra, cơng ty

SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

20


PLC còn nhập nguyên liệu từ hãng ELF, pha chế theo công thức của hãng này, nhưng với
nhãn mác ELF-Việt Nam.
Ngồi lượng hàng nhập từ nước ngồi, cơng ty PLC còn nhập dầu thành phẩm từ liên
doanh BP-PETCO.
Hiện nay dầu nhờn Petrolimex được Viện dầu mỏ Hoa Kỳ (API) cấp chứng nhận cho
các sản phẩm của hãng
3.1.1.4. Tình hình tiêu thụ dầu mỡ nhờn của công ty PLC trong những năm qua
Sự phát triển đất nước, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế làm xuất hiện cạnh tranh về hàng
hoá, buộc các doanh nghiệp phải tự thân vận động, cải thiện bộ máy quản lí, thiết lập các kế
hoạch, chính sách phù hợp, năng động hơn với những biến đổi cua nhu cầu thị trường nhằm
kinh doanh đạt tới kết quả cao, thu được lợi nhuận và ngày càng phát triển. Cơng ty PLC
hình thanh trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang phát triển, Nhà Nước quản lí nền kinh tế
với nhiều quy định, chính sách, phù hợp nhằm cân đối với lợi ích của doanh nghiệp với lợi
ích của người tiêu dùng và với Nhà Nước. Do đó, cơng ty đã phát huy khả năng của mình
kinh doanh có lãi, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với nghân sách Nhà Nước, và xã hội, thi hành

nghiêm ngặt các quy định, pháp luật, quốc gia. Doanh thu của công ty tăng dần lên qua các
năm lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm dầu mỡ nhờn tăng dần lên, qua đó, đóng góp
cho ngân sách Nhà Nước cũng tăng dần. Chúng ta hãy xem xét tình hình này qua các biểu
như sau:
Qua tình hình tiêu thụ chung, ta có thể thấy sự tăng trưởng của cơng ty PLC. Mặt hàng
dầu mỡ nhờn là nguồn tiêu thụ chính của cơng ty. Vì thế chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn về
tình hình tiêu thụ của mặt hàng này. Sản phẩm dầu mỡ nhờn được phân phối theo từng vùng
địa lí thơng qua các chi nhánh và xí nghiệp dầu mỡ nhờn. Thơng qua tình hình tiêu thụ dầu
mỡ nhờn theo cùng địa lí ta có thấy được sức cạnh tranh của công ty

3.2. Liên doanh Castrol Việt Nam
Là một liên doanh giữa Castrol và Sài Gòn Petro được hình thành từ năm 1991. Ngồi
Petrolimex - đơn vị độc quyền dầu mỡ nhờn từ nhiều năm trước đây trong nền kinh tế bao
SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

21


cấp thì liên doanh Castrol Việt Nam là Cơng ty đầu tiên kinh doanh mặt hàng này tại Việt
Nam. Đây là một trong những công ty hàng đầu của thế giới chuyên doanh trong lĩnh vực
dầu mỡ nhờn, có kỹ thuật và kinh nghiệm tiếp thị quốc tế. Với ưu thế này, Castrol đã nhanh
chóng chiếm lĩnh được thị trường lớn và là cơng ty dầu nhờn duy nhất có lãi vào thời điểm
đó.
Từ năm 2001, Castrol vẫn là cơng ty liên doanh nhưng thuộc về tập địan dầu khí
tồn cầu BP. Hiện nay, công ty TNHH Castrol BP Petco là một liên doanh giữa tập đồn dầu
khí BP (Anh Quốc) và Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.
Với tầm nhìn của một tập đồn Đa quốc gia, Castrol nhanh chóng nhận ra tiềm năng
của thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, để xâm nhập thành công thị trường này, Castrol khơng
thể đi một mình. Nhờ vào liên doanh với cơng ty bản địa, Castrol nhanh chóng tiếp cận thị
trường, văn hóa và sở thích của người Việt. Quan trọng hơn, thành lập liên doanh cũng giúp

Castrol nhận được những ưu đãi từ phía chính phủ. Đến thời điểm hiện tại, những người
đứng đầu trong liên doanh Castrol - Sài Gòn Petrolium vẫn là người Việt. Bất lợi lớn nhất
đó là Castrol không sở hữu 100% và phải san sẻ lợi nhuận. Mặc dù vậy, nếu xét những thành
công mà Castrol đã đạt được tại Việt Nam, điều này là hoàn tồn cơng bằng.
3.2.1.1. Tình hình sản xuất
Lĩnh vực hoạt động chính của Castrol BP Petco là sản xuất và kinh doanh các sản
phẩm dầu mỡ nhờn với hai thương hiệu nổi tiếng thế giới, dầu mỡ nhờn Castrol và dầu mỡ
nhờn BP, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Ngày nay, Castrol Việt Nam làm việc với 7000 nhà bán lẻ. Castrol đã thay đổi nhận
thức của người Việt về dầu nhớt bôi trơn, dù là đi xe máy hay ơ tơ. Liên doanh Castrol - Sài
Gịn Petrolium đã phát triển mối quan hệ mạnh mẽ với nhà phân phối và bán lẻ địa phương
thông qua việc hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật.
Sau một thời gian dài hợp tác thành công, năm 1998, Castrol đã xây dựng Nhà máy
chế biến dầu đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh, với kinh phí khoảng 1,5 triệu USD, cơng
suất chế biến 3000 tấn dầu mỗi năm. Việc xây dựng nhà máy giúp Castrol đưa ra giá bán
thấp hơn so với dầu nhập khẩu khoảng 10%. Nhà máy này cung cấp được khoảng 80% thị
trường trong nước và là một phần của chương trình đầu tư liên tục.
SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

22


Nhà máy Castrol Việt Nam tọa lạc tại Khu công nghiệp Cát Lái, cách trung tâm thành
phố 13 km về phía bắc, cơng suất thiết kế 25.000 tấn/năm và hiện cung cấp cho thị trường
cả nước khoảng hơn 300 chủng loại dầu nhớt bao gồm từ dầu động cơ xe gắn máy các lọai,
ô tô, xe tải, tàu viễn dương, dầu máy xe lửa… cho đến các lọai dầu nhớt chuyên dụng cho
các máy móc sử dụng trong các ngành mía đường, xi-măng, điện lực...
3.2.1.2. Tình hình tiêu thụ
Với một khả năng tài chính lớn, Castrol đã thu hút được nhiều khách hàng thơng qua
các chương trình quảng cáo khá lớn (chiếm 3% so với doanh số) và các hoạt động khuyến

mại lớn. Hơn nữa Cơng ty Castrol đã có kế hoạch tái chế biến dầu nhờn biến thế tại thị
trường miền bắc. Theo dự tính Castrol Việt Nam sẽ cung ứng khoảng 80% nhu cầu dầu biến
thế của Việt Nam.
Tính tới thời điểm này Castrol Việt Nam có tổng vốn đầu tư là 12 triệu USD. Đây là
một đối thủ có sức cạnh tranh cao mạnh cả về tiềm lực tài chính cũng như trình độ kỹ thuật,
quản lý.
Năm 2012, dầu nhờn BP Castrol đứng đầu thị trường với khoảng 20% thị phần.
Thông tin về sản phầm của dầu nhờn Castrol
-

Xuất xứ: Việt Nam

-

Thương hiệu: Anh Quốc

-

Đơn vị sản xuất: Công ty TNHH Castrol BP Petco

Một số sản phẩm dầu mỡ nhờ của Castrol BP Petco
-

Dầu động cơ, dầu hộp số, dầu cầu truyền động, dầu phanh, mỡ bôi trơn cho xe oto

-

Dầu động cơ, dung dịch làm mát, dầu truyền động, dầu phanh cho xe máy

-


Dầu động cơ, dầu hộp số, dầu cầu truyền động, mỡ bôi trơn cho xe tải, tàu thuyền

-

Dầu máy kéo, dầu máy nén khí, dầu máy khoan đá, dầu xe cơ giới

3.3. Liên doanh BP - Petco
Là một liên doanh giữa hàng dầu BP của Anh và Tổng Công ty xăng dầu Petrolimex
với tổng số vốn ban đầu là 30 triệu USD. Đây vừa là một đối thủ cạnh tranh mạnh song
cũng lại là bạn hàng của PLC. Năm 1997, BP - Petco vừa đưa vào hoạt động một dây
chuyền pha chế dầu nhờn (trước đó việc pha chế của cơng ty này do PLC đảm nhận). Dựa
SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

23


vào điều kiện sẵn có của Petrolimex, BP - Petco đã pha chế, cung cấp cho thị trường một số loại dầu
nhờn có tiếng như Super V, Energol HD - 40, HDX - 40...
Ngồi ra với ưu thế là cơng ty liên doanh của Petrolimex, thông qua mạng lưới tiêu thụ
rộng lớn của Petrolimex, Công ty đã tạo được một thị phần khá lớn (khoảng 15%). Dây
chuyền công nghệ sản xuất hiện đại và một mạng lưới tiêu thụ rộng lớn, đây là một điểm
mạnh của BP - Petco trong cuộc cạnh tranh.
Sau khi BP mua lại Castrol vào năm 2000, công ty TNHH Castrol BP Petco là công ty
thay thế sản xuất và kinh doan các sản phần dầu mỡ nhờn của hai thương hiệu BP và Castrol
tại Việt Nam
3.4. Shell
Công ty Shell Việt Nam TNHH là công ty 100% vốn nước ngồi. Trụ sở cơng ty đóng tại
Khu Cơng Nghiệp Gị Dầu, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Văn phịng giao dịch chính của Shell tại Việt Nam có địa chỉ tại 39 Lê Duẩn, Quận 1, Thành

phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra, Shell có văn phịng đặt tại Hà Nội. Nhà máy sản xuất của Shell
nằm tại KCN Gò Dầu (tỉnh Đồng Nai).
Các sản phẩm dầu hỏa của Shell bắt đầu có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1894.
Shell trở lại Việt Nam năm 1988 sau khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư Nước ngồi.
Ngay lúc đó, Shell ký kết hợp đồng phân chia sản phẩm đầu tiên để thăm dị dầu khí ngồi
khơi Đà Nẵng và sau đó là ngoài khơi Vũng Tàu. Năm 1996, hoạt động của Shell Thượng
nguồn chấm dứt do kết quả thăm dò cho thấy mỏ dầu khơng có trữ lượng kinh doanh.
3.4.1. Tình hình sản xuất
Tại Việt Nam, Shell sản xuất, kinh doanh và tiếp thị các sản phẩm dầu nhớt cao cấp
cho ô tô, xe máy cá nhân đến các phương tiện vận chuyển chuyên dụng như xe trọng tải
nặng, tàu biển; cho các loại động cơ và máy công nghiệp, dưới các nhãn hiệu danh tiếng như
Shell Advance, Shell Helix, Shell Rimula, Shell Tellus, Shell Alexia, vv.
Thông tin về sản phầm:
-

Xuất xứ: Việt Nam

- Thương hiệu: Hà Lan
-

Đơn vị sản xuất: Công ty TNHH Shell Việt Nam

SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

24


Một số sản phẩm dầu mỡ nhờn của Shell
-


Dầu động cơ Diesel Shell Rimula

-

Dầu thủy lực Shell Tellus

-

Mỡ bôi trơn Shell Gadus

-

Mỡ bơi trơn Shell Omala

-

Dầu máy nén khí Shell Corena

-

Dầu Tuabin Shell Turbo

-

Dầu cách điện Shell Diala

-

Dầu rãnh trượt Shell Tonna


-

Dầu truyền nhiệt Shell Heat Transfer

3.4.2. Tình hình tiêu thụ
Với tiềm lực của công ty mẹ là Royal Dutch Shell và tiềm năng của Việt Nam, Shell
Việt Nam đang nỗ lực hiện thực hóa các cơ hội đầu tư, phát triển thị trường và kinh doanh
trong tất cả các lĩnh vực thuộc dầu khí và năng lượng. Sau khi Shell ga chính thức rút khỏi
thị trường Việt Nam tập trung cho Shell nhớt và Shell đã cơ cấu tại thị trường. Nếu như
trước đây Shell quản lý và tuyển nhà phân phối thì hiện nay shell thơng qua các tổng thầu để
quản lý các khu vực.
Hiện nay Shell đang tìm địa điểm để xây dựng nhà máy pha chế, đồng thời tiến hành
củng cố mạng lưới đại lý của mình ở các tỉnh phía Bắc bằng cách cung cấp các thiết bị của
các hàng mang nhãn hiệu Shell. Tuy nhiên với thị phần chỉ khoảng 2%, Shell chưa thực sự
là một đối thủ cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực kinh doanh dầu nhờn.
3.5. Caltex
Caltex là một thương hiệu dầu khí tên của Cơng ty Chevron được sử dụng tại hơn 60
quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông, và miền nam châu Phi.
Caltex xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1949, tiếp thị các sản phẩm dầu khí ở Bắc Việt Nam
cho tới năm 1954 và ở Nam Việt Nam cho tới năm 1975. Tại thời điểm đó, sản phẩm dầu
nhớt của Caltex chiếm tới 20% thị phần ở Nam Việt Nam. Caltex trở lại Việt Nam vào năm
1995, mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng
7/1998, Công ty TNHH Dầu nhờn Chevron Việt Nam (tên gọi mới của Caltex Việt Nam) bắt
SVTH: Nguyễn Ngọc Khang – MSSV: 20142261

25


×