Thế giới tiếp thị thay đổi từng ngày đòi
hỏi các nhà lãnh đạo kiểu mới
Một tác giả người Ý, Giuseppe Tomasi di Lampedusa, đã
từng viết “Nếu bạn muốn mọi thứ giữ nguyên thì bản thân
mọi thứ sẽ phải thay đổi”.
Không ở đâu bạn có thể áp dụng câu nói này chính xác bằng
trong lĩnh vực tiếp thị, nơi mà chúng ta đã chứng kiến nhiều sự
đổi thay trong năm năm qua hơn cả những thay đổi trong nửa thế
kỷ trước gộp lại.
Mức độ tinh vi ngày càng gia tăng của khách hàng, sự xuất hiện
của những công nghệ mới giúp thay đổi hành vi của họ, sự phát
triển các kênh phân phối, sự phân vụn các phương tiện truyền
thông, và tốc độ thực hiện các giao dịch và các phát minh mới
chính là nhiều trong số những yếu tố kết hợp lại với nhau nhằm
tạo ta nhiều thách thức cho bất cứ một nhà tiếp thị nào trên thế
giới bất kể ngành, qui mô hay khu vực địa lý nào.
Tất cả chúng ta đều giống nhau phải đương đầu cùng một thách
thức. Vậy thì chúng ta sẽ sử dụng những phương cách nào để có
thể tạo ra được sự ủng hộ và lòng trung thành từ phía khách
hàng đối với thương hiệu của mình?
Một trong những cách thức mà tôi vẫn tin tưởng mạnh mẽ chính
là việc tiếp tục sử dụng chức vụ giám đốc cộng đồng (Chief
community officer-CCO). Chúng ta đang xa lìa các phương pháp
tiếp thị đám đông và chuyển tiếp từ cách thức tiếp thị độc thoại
sang đối thoại và cùng tham gia với khách hàng.
Những thương hiệu thành công sẽ được xây dựng thông qua các
cộng đồng thương hiệu. Góc nhìn ngày càng rộng của tiếp thị đòi
hỏi tạo được tác động từ nóc của một tổ chức đi xuống chứ
không phải theo chiều ngược lại như trước kia mọi người vẫn lầm
tưởng.
Tôi thường thích tạo ra cái khung cho quá trình tiếp thị thông qua
3 chữ C: sự thuyết phục (Conviction), sự cộng tác (Collaboration),
và sự sáng tạo (Creativity). Trong cái thế giới này, giám đốc cộng
đồng – CCO – sẽ có nhiệm vụ giám sát các mối quan hệ giữa
các thương hiệu và cộng đồng của họ không chỉ bó hẹp ở khái
niệm người tiêu dùng sẽ tương tác như thế nào với việc mua một
sản phẩm, mà trong một phạm vi rộng hơn, họ còn phải xem xét
các khách hàng của mình sẽ tương tác với nhau như thế nào.
Những sự tương tác giữa khách hàng với khách hàng này có thể
diễn ra trên các trang Web hoặc ngay trên đường phố và đóng
vai trò như một công cụ gây ảnh hưởng trong việc hình thành
quan điểm và thị hiếu của khách hàng.
Trong việc giám sát mối quan hệ trên thì các CCOs sẽ đóng bốn
vai trò then chốt sau đây.
Vai trò đầu tiên mà họ phải tính đến là việc xác định lại đường lối
mà chúng ta sẽ suy nghĩ về việc xây dựng thương hiệu:
· Một CCO nên quan tâm hơn đến những điều mà giới tiêu
dùng nói về công ty mình và những điều họ nói với nhau.
· Thay vì ủng hộ cho từng người tiêu dùng thì các CCO nên
xem toàn thể cộng đồng là một người tiêu dùng mới
· Thay vì chỉ chú trọng đến việc truyền tải một thông điệp của
thương hiệu thì một CCO nên đảm bảo rằng công ty vẫn đang
chú tâm vào việc thực hiện những điều đó theo một tầm nhìn
chiến lược.
Vai trò thứ hai là họ phải hiểu và quản lí được những điểm quan
trọng. Một CCO phải là người thấu hiểu được tất cả những cách
gây ra ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp giống như cách mang một
nhà hoạch định truyền thông hiểu được các kiểu tiêu dùng sản
phẩm truyền thông của họ.
Điều này có nghĩa là biết được những điểm nhạy cảm của công
đồng thương hiệu, nghiên cứu phong cách sống, mong muốn và
nhu cầu của họ, và qua đó sử dụng những thông tin có chiều sâu
này để áp dụng cho các kế hoạch tiếp thị của công ty.
Ví dụ như một CCO truyền thống thường tìm cách để những
người gây ảnh hưởng tạo ra những tiếng vang cho sản phẩm của
họ. Những tiếng vang này có tác động rất tốt nhưng nó mới chỉ là
một phần của sự thành công. Để thực sự nâng cao được tầm ảnh
hưởng, những tiếng vang này phải được kết hợp với sự thuyết
phục và mức độ tín nhiệm của công ty.