Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tiện ích Youtube 5 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.1 KB, 5 trang )

25 triệu lượt người truy cập trên YouTube. Clip Crazed Numa Fan của Brooke,
trong đó cô nàng nhái lại một đoạn clip hát nhái nổi tiếng trên Internet ca khúc
Numa Numa của anh chàng Gary Brolsma được xem là clip thành công nhất của
Brooke với hơn 4,5 triệu lượt người xem. Đoạn clip Chips, một phim nhái rung rợn
về chuyện ăn chip khoai tây, được tờ Entertainment Weekly khen ngợi là ‘Thông
minh’ và xếp vào một trong những ‘khoảnh khắc vĩ đại của lịch sử YouTube’.
Tháng 6.2006, những đoạn phim này đem
đến cho Brooke hợp đồng 18 tháng từ cựu
VJ nổi tiếng của MTV Carson Daly, hiện là người dẫn chương trình đêm khuya của
kênh NBC. Từ tháng 8.2006, Brooke được nắm một vai quan trọng trên website
video do Daly thực hiện với sự tài trợ của NBC, iystv.com. NBC cũng lên kế hoạch
thực hiện chương trình ‘It’s your show’, phiên bản truyền hình của website này, và
Brooke đã sẵn sàng tư thế để cùng tham gia. Cô còn được tham gia vào chương
trình của siêu mẫu Tyra Bank vào tháng 12.2006, được mời làm giám khảo cho một
cu
ộc thi làm phim của sinh viên và góp mặt trong video clip The Sound of Your
Voice của nhóm The Barenaked Ladies.

Bộ đôi ‘ca sĩ sinh viên’ Trung Quốc


Cư dân mạng thế giới gọi họ là The Back Dorm Boys, nhại từ The Backstreet Boys,
vì họ là hai cậu sinh viên sống trong ký túc xá (dorm) và hát nhép nhạc của The
Backstreet Boys. Đoạn hát nhép ca khúc I want it that way được quay bằng webcam
chất lượng thấp trong căn phòng nhỏ ở ký túc xá của họ đã tạo nên một hiện tượng
trên Internet vì sự hài hước độc đáo và sáng tạo củ
a họ. Clip này (với hơn 200.000
lượt truy cập trên Youtube) đã khởi đầu cho làn sóng hát nhái trên mạng. Mặc dù
khá nổi tiếng trên toàn thế giới, nhưng rất ít ai biết được tên thật của cả hai. Mọi
người thường gọi Vỹ Vỹ (ngồi bên phải của người xem) là “cậu lớn”, Hoàng Di Tinh
(ngồi bên trái của người xem) là “cậu nhỏ”. Nhân vật thứ ba trong clip là Tiểu


Danh, chỉ ngồi ở phía sau hai nhân vật chính và quay lưng lại để
chơi điện tử trên
máy tính của họ. Hai cậu sinh viên này, Vỹ Vỹ và Hoàng Di Tinh, là sinh viên của
học Viện nghệ thuật Quảng Châu.

Không chỉ gây chú ý trong cộng đồng mạng, hiện tượng của bộ đôi ‘ca sĩ nhái’ này
còn thu hút sự chú ý của giới truyền thông chính thống của Mỹ. Đặc biệt, nữ diễn
viên hài dẫn chương trình hàng đầu của Mỹ hiện nay Ellen DeGeneres, hiện đang
nổi như cồn sau khi dẫn chương trình đêm trao giải Oscar 2007, từ
ng giới thiệu
đoạn clip này trong show truyền hình riêng của cô. Loạt phim truyền hình dài tập
Mỹ Heroes cũng nhắc đến bộ đôi này khi trong một tập phim có sự xuất hiện của hai
anh chàng châu Á mặc áo bóng rổ đỏ và hát ca khúc I want it that way trong quầy
bar. Năm 2006, cả hai ký hợp đồng làm người phát ngôn cho hãng điện thoại di
động Motorolla ở Trung Quốc và website Sina.com, một trong những website lớn
nhất Trung Quốc. Có lẽ, Vỹ Vỹ và Hoàng Di Tinh không bao giờ ngờ r
ằng đoạn clip
hát nhép mua vui của họ lại giúp họ thay đổi cuộc đời như thế.

Nhà làm phim trẻ ở MySpace

Năm 2006, trước khi YouTube tung hoành, website cộng đồng MySpace đã là một
hiện tượng của giới trẻ thế giới. David Lehre cũng là một trong số hàng triệu người
sử dụng website này. Chàng thanh niên 21 tuổi tự thực hiện năm mẩu phim ngắn
xoay quanh đời sống mạng của ‘cư dân’ trên MySpace để g
ửi lên website riêng của
mình. Bộ phim của David không chỉ đơn giản về ý tưởng mà còn đơn giản cả về tổ
chức sản xuất, đúng phong cách ‘tiết kiệm thời Internet’. David đi mượn đồ của bạn
bè, hàng xóm để làm đạo cụ, nhờ vả người quen tham gia bộ phim trong đủ mọi vai
trò, từ phụ tá đến diễn viên. Bối cảnh trong phim loanh quanh khu nhà của David,

từ garage xe hơi đến phòng ngủ, bồn tắm c
ủa gia đình David. Ngay tức thì, bạn bè
của David và những người yêu thích bộ phim đăng tải lại bộ phim trên YouTube và
bộ phim trở thành hiện tượng trên Internet. Hàng triệu lượt người truy cập
YouTube để xem bộ phim hài dí dỏm này. David Lehre, một sinh viên bỏ ngang đại
học, vẫn còn sống với cha mẹ, bỗng nhiên trở thành ‘đạo diễn trẻ tiềm năng’. David
có được một hợp đồng với hãng Fox để sản xuất một show truyền hình
đêm khuya
dài nửa tiếng đồng hồ của riêng cậu. Đài MTV cũng liên lạc với David để thảo luận
về một hợp đồng truyền hình họ chuẩn bị thực hiện. Chương trình Comedy Central
muốn David hợp tác với David với một chương trình truyền hình trực tuyến. Cuộc
đời David Lehre bỗng sang trang một cách bất ngờ từ sự ảnh hưởng của website
YouTube.


Thế nhưng, sau gần một năm, David Lehre cho biết cậu đã từ chối hầu như gần hết
mọi hợp đồng của các hãng truyền hình chính thống, kể cả MTV và Comedy
Central. Kênh MTV thì cho rằng David quá ‘chảnh choẹ’ khi trả lời ‘OK, sao cũng
được’ với lời đề nghị hợp tác mà MTV ban. Comedy Central thì nổi giận khi David
cho rằng ý tưởng truyền hình trực tuyến quá… ngớ ngẩn, vì giới trẻ thà lên
YouTube để xem clip hài hơn là ph
ải trả tiền để vào website của Comedy Central.
Tuy nhiên, David Lehre vẫn còn hợp đồng với hãng Fox, nơi dạy cho cậu hiểu hơn
về hệ thống làm việc của những hãng truyền thông ‘đại gia’.

Ca sĩ thời YouTube

Rất nhiều bạn trẻ đã nhờ đến YouTube để chia sẻ tài năng và giọng hát của mình
với công chúng. Một số khác sử dụng YouTube là công cụ quảng bá tên tuổi. may
mắn thu hút được sự chú ý c

ủa giới truyền thông đại chúng. Andy McKee, một nghệ
sĩ đàn guitar thùng Mỹ, đã trở thành ‘ngôi sao trực tuyến’ khi hãng ghi âm của anh,
CANDYRAT, tung lên YouTube đoạn phim ghi lại màn trình diễn ca khúc của anh
Drifting. Đoạn clip này giúp Andy có được một lượng khán giả hâm mộ khổng lồ,
tên tuổi của Andy nổi như cồn và đoạn phim được chọn là Tiêu điểm của YouTube,
với 2,6 triệu lượt người xem kể từ tháng 11.2006. Tính đến ngày 1.3.2007, đây là clip
ca nhạc được xem nhiều nhất trên YouTube, xếp thứ 5 trong bảng tổng sắp tất cả
các clip được xem nhiều nhất trên YouTube.
(Bài đã đăng trên SGGP)
Câu chuyện YouTube (phần III)
(Cập nhật: 5/29/2007 3:29:30 PM)
Khởi đầu bằng một phim nhỏ nói về vụ khủng bố
11.9. Hai tác giả của bộ phim đã bằng mọi khả
năng của mình để đưa bộ phim của họ đến với
công chúng.

Phần 3: Họ phải lắng nghe

Loose Change là một phim tài liệu thành công
nhất xoay quanh sự kiện 11.9 của một nhóm làm
phim trẻ tuổi người Mỹ. Họ gồm Dylan Avery (23
tuổ
i), đạo diễn kiêm biên kịch của phim, Korey Rowe (23 tuổi), nhà sản xuất và
Jason Bermas (27 tuổi), nhà sản xuất, thiết kế đồ hoạ và thực hiện website của phim.
Những khán giả yêu thích bộ phim gọi Loose Change là Cách mạng sự thật 11.9. Ba
nhà làm phim trẻ tuổi này tin rằng – và cũng chứng minh bằng bộ phim của họ -
cuộc tấn công ở New York và Washington vào ngày 11.9.2001 không phải là ‘tác
phẩm’ của Osama bin Laden, mà chính là ‘màn trình diễn’ của chính phủ Mỹ.
Rất nhiều người phả
n đối bộ phim này. Một vài gia đình của các nạn nhân trong vụ

11.9 cũng lên án nhóm làm phim Loose Change, nhưng Avery cho biết không ít
người ủng hộ bộ phim của họ. Cho dù ủng hộ hay phản đối, Loose Change đã có
một tác động mạnh mẽ không ngờ. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy có khoảng
một phần ba người Mỹ tin rằng chính phủ Mỹ đã biết cuộc tấn công sẽ xảy ra
như
ng không hề hành động để ngăn chặn. Đó là một con số thống kê khá ấn tượng
và bất ngờ. Sự thành công của Loose Change cũng ấn tượng và bất ngờ không kém.
Kênh video của Google là cổng truyền phim này trên mạng, và kể từ khi bộ phim
này được tải lên Google hồi tháng 8 năm ngoái cho đến nay, con số người truy cập
đã lên đến hơn 4 triệu lượt người xem và vẫn con tăng chóng mặt mỗi ngày. Bỏ xa
con số đó, b
ộ phim này đã trình chiếu trên truyền hình cho hơn 50 triệu khán giả ở
12 quốc gia vào dịp 11.9 năm ngoái; 100.000 bản DVD đã được bán cùng 50.000 bản
DVD tặng miễn phí. Đó là chưa kể đến rất nhiều người xem phim này nhưng chưa
được tính – những người chép đĩa và chuyền tay cho bạn bè với sự đồng ý của các
nhà làm phim. Avery nói, đã có hơn 100 triệu người ‘dễ dàng’ xem được phim này.
Đó có thể là sự thổi phòng của anh chàng trẻ tuổi này, nh
ưng công bằng mà nói thì
bộ phim đã thực sự tạo nên một hiện tượng bất thường.



Câu chuyện về Loose Change ra đời vào tháng 5.2002 vào buổi khai trương nhà
hàng Mediterranean ở Oneonta, nơi mà cậu thanh niên 19 tuổi Avery, làm nghề rửa
chén bát. Một người bạn của ông chủ quán, James Gandolfini, cũng là khách của
bữa tiệc đã trò chuyện với Avery. “Chúng tôi bắt chuyện từ đề tài phim ảnh. Thế rồi
Gandolfini nói với tôi là, nếu cậu muốn làm gì ra hồn, cậu phải nói với cả thế giới.
Cậu phải có một điề
u gì đó để nói’. Lúc đó, Avery mới tốt nghiệp trung học. Cậu
vốn là một dân nghiện phim, khán giả hâm mộ Quentin Tarantino, Fight Club và

The Matrix. Cậu bắt đầu có cảm hứng viết tiểu thuyết và kịch bản phim. Avery khởi
đầu ý tưởng bằng một câu chuyện hư cấu về vụ 11.9, trong đó mô tả vụ khủng bố
này không phải do 19 tên cảm tử Ả rập ôm bom lên máy bay, mà do chính chính
quyền Mỹ tấn công vào người dân của h
ọ. Vào thời điểm đó, Avery chỉ viết chuyện
hư cấu. Thế nhưng khi nghiên cứu và khảo sát thông tin về ngày 11.9 để chuẩn bị tư
liệu cho câu chuyện, Avery bắt đầu tìm ra những chứng cứ khiến cậu chuyển
hướng. Tất cả những đoạn phim tư liệu và những nhân chứng của sự kiện mà cậu
tìm được ‘đều không ăn khớp nhau’ – Avery nói.
Anh chàng 8X thứ hai vào cu
ộc. Đó là Korey Rowe, bạn thân của Dylan ở Oneonta.
Năm năm trước, Rowe tham gia quân đội vì cậu không biết làm gì hơn và nghe đồn
đi lính rất vui (!). Thế rồi vụ 11.9 diễn ra, mọi thứ quay cuồng, Row bị gửi sang
Afghannistan sáu tháng, sau đó là một năm ở Iraq. Rowe từ giã quân ngũ vào năm
2005 và tham gia cùng với Avery với tư cách nhà sản xuất. Cho đến lúc này, cả hai
đã có đủ tư liệu để làm một phim hư cấu giả thực, nhưng c
ả hai quyết định dùng tất
cả những tư liệu trong tay để thực hiện một cuốn phim tài liệu.
 

×