Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

THONG TIN VE NGAY TRAI DAT NAM 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.68 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 10 Ngày dạy: …. Tiết: 39. THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000. 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS biết đọc hiểu một văn bản nhật dụng. * Hoạt động 2: _ HS biết mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni lông. _ HS hiểu được tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày. _ HS hiểu được việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ, bố cục chặt chẽ, hợp lý đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản. 1. 2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ HS thực hiện thành thạo: Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết. * Hoạt động 2: _ HS thực hiện được: tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1: _ Thói quen: đọc và tìm bố cục văn bản ở nhà. * Hoạt động 2: _ Tính cách: Giáo dục HS có suy nghĩ và hành động tích cực về vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, không vứt rác bừa bãi. _ Tự quản bản thân: Kiên định hạn chế sử dụng bao ni lông, vận động mọi người cùng thực hiện. Có ý thức bảo vệ môi trường. 2. Nội dung bài học: _ Ôn tập kiến thức về văn bản nhật dụng. _ Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và những biện pháp hạn chế sử dụng. _ Tính thuyết phục trong cách thuyết minh. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của việc dùng bao bì ni lông và những vấn đề khác của rác thải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường. Soạn thiết kế bài giảng điện tử..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3.2 Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, trả lời câu hỏi trong VBT Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của việc dùng bao bì ni lông làm ô nhiễm môi trường. 4. Tiến trình bài học: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A3: 8A4: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện ký Việt Nam trước cách mạng tháng Tám?(3đ) Trả lời: + Phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trước 1945. + Thể hiện sự đồng cảm, thương yêu, sự trân trọng, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của tác giả đối với những người nghèo khổ, bất hạnh. + Những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tự sự. Câu hỏi 2: Trong các nhân vật “bé Hồng, lão Hạc, chị Dậu”, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? (6đ) Trả lời: HS tự trả lời, giải thích phù hợp, không phải đưa nhân vật nào lên hàng thứ nhất, mà giải thích dựa vào nội dung, nghệ thuật tác phẩm. Câu hỏi 3: Hôm nay em học văn bản gì? Thể loại? Hoàn cảnh ra đời của văn bản? (1đ) Trả lời: Thông tin về ngày trái đất năm 2000- Văn bản nhật dụng. HS trả lời, GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung I. Đọc – tìm hiểu chú thích. (Vào bài 1’) * Em đã từng biết những tác hại nào của bao bì ni lông? _ HS tự trả lời. GV: “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ, phát đi ngày 22/4/2000, nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày trái đất. 1. Đọc, chú thích HĐ1: (7’) * Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản. Yêu cầu đọc rõ ràng, mạch lạc chú ý đến các thuật.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác. * Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản, cùng nhận xét. * Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích các từ khó. * Bố cục văn bản gồm mấy phần? Nội dung từng 2. Bố cục văn bản phần? (3 phần) Phần 1: Từ đầu … với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”. =>Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp. Phần 2: Tiếp ….. Ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường. =>Thuyết minh về tác hại và nêu ra một số giải pháp cho việc sử dụng bao ni lông. * Thế nào là văn bản nhật dụng? Tính nhật dụng Phần 3: Còn lại =>Lời kêu gọi của của văn bản biểu hiện ở chỗ nào? bản thông điệp. * GV cung cấp kiến thức về văn bản nhật dụng. _ Vấn đề bảo vệ môi trường – vấn đề thời sự cấp thiết với toàn thế giới. II. Phân tích: HĐ2: (25’) * Dùng bao ni lông có nhiều cái lợi (nhẹ, gọn, 1. Tác hại của việc dùng bao bì ni lông. tiện…). Nhưng tác hại của nó vô cùng ghê gớm. * Đặc tính nổi bật nào của bao bì ni lông gây nhiều _ Ô nhiễm môi trường. + Cản trở sự phát triển của thực tác hại? vật _ Không phân huỷ. * Vậy cái hại của bao ni lông là gì? Cái hại nào là + Xói mòn đất. + Tắt cống. cơ bản nhất? Vì sao? + Muỗi lây bệnh. _ Ô nhiễm môi trường. + Sinh vật chết. + Cản trở sự phân hủy của đất. _ Sức khoẻ con người: + Xói mòn đất. + Ngộ độc thực phẩm. + Tắt cống. + Gây nhiều bệnh hiểm nghèo. + Muỗi lây bệnh. + Sinh vật chết. _ Sức khoẻ con người: + Ngộ độc. + Gây nhiều bệnh hiểm nghèo..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * GV cho HS xem tranh về ô nhiễm môi trường do sử dụng bao bì ni lông. Và đưa thêm dẫn chứng: Hằng năm, có 100.000 con thú biển chết do nuốt phải túi ni lông, 90 con thú Corbett (Ấn độ) chết do ăn thừa thức ăn của khách tham quan đựng trong túi nhựa. * Ngoài ra, em còn biết những tác hại nào của bao bì ni lông? _ Làm mất mỹ quan nơi công cộng, danh thắng… * Tác giả đã trình bày những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông bằng cách nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày đó? _ Liệt kê, phân tích ngắn gọn,=> Khoa học, thực tiễn, dễ hiểu, dễ nhớ. * Trước những hiểm hoạ đó, tổ chức bảo vệ môi trường đã kêu gọi chúng ta làm gì? _ Thay đổi thói quen. _ Chỉ sử dụng khi cần thiết. _ Dùng túi giấy, lá. _ Tuyên truyền tác hại. * Giáo viên nêu vấn đề: Các biện pháp nêu trên có thể thực hiện được không? Muốn thực hiện được cần có thêm điều kiện gì? Các biện pháp ấy đã triệt để, đã giải quyết tận gốc vấn đề chưa ? Vì sao? _ Là những biện pháp thiết thực nhưng tính khả thi không cao. _ Biện pháp chủ yếu là ý thức tự giác của mỗi con người. * Phân tích tác dụng của từ “vì vậy”? _ Là quan hệ từ liên kết ý đầu và ý cuối, nhằm nhấn mạnh ý. * Em có nhận xét gì về cách kêu gọi của tác giả? _ Dùng ba câu cầu khiến, với ba từ “hãy” mạnh mẽ. Khẩu hiệu kêu gọi viết hoa => Tác động trực quan. * Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ * (GDKNS-GDMT) Em và gia đình đã sử dụng bao. => Liệt kê, phân tích ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.. 2. Giải pháp hạn chế dùng bao ni lông _ Thay đổi thói quen. _ Chỉ sử dụng khi cần thiết. _ Dùng túi giấy, lá. _ Tuyên truyền tác hại. _Có nhiều biện pháp khác nhau nhưng chưa triệt để. _ Biện pháp chủ yếu là ý thức tự giác của mỗi con người.. * Ghi nhớ: SGK/107.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> bì ni lông trong những trường hợp nào? Đã xử lý nó ra sao trong quá trình sử dụng? Sau khi học xong văn bản này bản thân em sẽ có những hành động nào hưởng ứng lời kêu gọi này? _ HS tự nêu, GV liên hệ giáo dục ý thức HS về việc hạn chế sử dụng bao bì ni lông, góp phần bảo vệ môi trường. 4.4 Tổng kết:: Câu hỏi 1: Em hãy khái quát kiến thức văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” bằng sơ đồ tư duy?(Thảo luận bàn 4’) _ HS tự vẽ, GV cùng nhận xét. Sơ đồ mẫu:. 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: Học bài, sưu tầm những số liệu về ô nhiễm môi trường Vẽ sơ đồ tư duy cho riêng mình. 2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Kiểm tra 1 tiết Ôn tập các văn bản đã học từ đầu năm 5. Phụ lục:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> _ Mỗi năm toàn thế giới sử dụng hơn 13 tỷ túi ni lông, trung bình mỗi người sử dụng 220 túi. _ Ít ai biết rằng vứt bỏ 1 túi ni lông chỉ mất chưa tới 1 giây nhưng để nó phân huỷ một cách tự nhiên phải cần tới: 500 đến 1000 năm..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×