Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BDTX Modul 36 ND3 Lan 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.28 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ngày 30 tháng 11 năm 2015 ( Nội dung 3 - 10 tiết)


Tên bài học: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THCS
(MODULE THCS 36)


Địa điểm: Học tại nhà
Nội dung:


<b>PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH</b>


Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đang được cả xã hội quan tâm. Bộ giáo
dục cùng với việc triển khai “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” là
liên tục mở các lớp tập huấn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; phụ huynh cũng
quan tâm cho con em đến với các lớp kĩ năng sống. Tuy nhiên việc giáo dục kĩ
năng sống phải gắn bó mật với việc xác định giá trị sống. Giá trị là gốc còn kĩ năng
sống chỉ là phần ngọn. Vì vậy, dạy về giá trị sống là dạy cái gốc rễ của cuộc sống,
là dạy cho mọi người cách sống với nhau bằng tình yêu thương và sự tôn trọng.


Như chúng ta đã biết một trong 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là rèn luyện kĩ năng sống cho
học sinh. Thiết nghĩ, đây là một nội dung quan trọng, gắn liền với các hoạt động
giáo dục trong nhà trường. Thế giới đang có sự thay đổi sâu sắc về mọi mặt, khoa
học kĩ thuật,công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, tác động đến nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội. Một số các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, quy tắc sống
cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt là thế hệ trẻ, các em dễ dàng học theo, bắt chước một
số thói hư, tật xấu du nhập từ thế bên ngoài, trên mạng Internet.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Giá trị sống là sống với từng giá trị chứ không phải chỉ là nói về các giá trị
đó. Cũng như khi dạy học, chúng ta phải quan tâm đến những việc chúng ta làm
chứ không phải quan tâm điều chúng ta nói, phải quan tâm đến tâm trạng của đối
tượng chứ không chỉ quan tâm đến kết quả của hoạt động.



Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ không đạt kết quả nếu chúng ta không quan
tâm đến giáo dục giá trị sống. Vấn đề đáng quan tâm ở đây là làm sao để giáo dục
giá trị sống cho học sinh?


Như chúng ta đã biết, giá trị sống của mỗi cá nhân khơng thể tự nhiên mà có
mà nó được hình thành nhờ vào quá trình tự nhận thức và sự trải nghiệm của mỗi
người. Tuy nhiên giai đoạn quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất là tuổi vị thành niên
(9-10 tuổi đến 17-18 tuổi). Nhà trường giúp người học hình thành và phát triển
<b>hệ giá trị của từng người: Tâm lực, trí lực, thể lực - giá trị học thức, giá trị</b>
<b>sống, giá trị tay nghề và lương tâm nghề, giá trị đóng góp..., giá trị tự khẳng</b>
<b>định mình...</b>


Các giá trị sống cần thiết, không thể thiếu đối với lứa tuổi vị thành niên.
- Giàu tình yêu thương


- Trung thực


- Biết quan tâm đến người khác
- Ham học hỏi


- Siêng năng


- Sống tôn trọng luật pháp
- u hịa bình


- Biết nhận lỗi và biết tha thứ
- Sống chủ động, tự tin


- Chấp nhận thử thách và ln vượt khó



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Nhiều nghiên cứu cho thấy học sinh hiện nay thiếu hụt giá trị sống. Hậu quả
là nhiều học sinh có những biểu hiện suy thối về đạo đức, sống bng thả, bạo lực
học đường, ứng xử thiếu vẫn hóa,…Cả gia đình và nhà trường đã xem nhẹ hoặc
chưa coi trọng đúng mức giáo dục giá trị sống. Nhiều học sinh hiện nay có những
khoảng trống về giá trị do không được nuôi dưỡng trong những mơi trường giàu
cảm xúc tích cực, thiếu sự trải nghiệm thực tế. Những học sinh đó rất cần được nhà
trường, gia đình bù đắp.


Giá trị sống của lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay có nhiều khác biệt với các
thế hệ trước, nhiều giá trị được thế hệ cha ông coi trọng nhưng không được các bạn
trẻ hiện nay coi trọng, ngược lại họ lại đề cao giá trị vật chất, khá dễ dãi trong quan
hệ tình dục và có xu hướng bạo lực nhiều hơn…


<b>* Các biện pháp tiến hành giáo dục giá trị sống nhằm rèn luyện kĩ năng sống</b>
<b>cho học sinh.</b>


Theo các chuyên gia về giáo dục, giá trị sống không phải là tri thức được
chuyển tải theo cách thông thường. Thậm chí giáo dục giá trị sống bằng lời
khuyên, sự thuyết giảng đạo đức... thường không đem lại kết quả. Giáo dục giá trị
sống chỉ thực sự hiệu quả chính bản thân học sinh được trải nghiệm thực tế, trải
nghiệm cảm xúc,... dẫn đến thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi.
Học sinh, nhất là trẻ vị thành niên ln có nhu cầu khẳng định, muốn dược
thể hiện, luôn mong muốn khám phá các năng lực của bản thân và muốn phát huy
những năng lực, sở trường của mình về một số lĩnh vực nào đó, chính vì thế giái trị
sống của mỗi học sinh được hình thành bởi chính q trình tìm kiếm, khám phá và
trải nghiệm.


Đa dạng hóa các hình thức câu lạc bộ, tạo nhiều cơ hội để học sinh được trải
nghiệm,...là những cách thức phù hợp nhất để giáo dục giá trị sống ở lứa tuổi vị


thành niên.


Các biện pháp tiến hành giáo dục giá trị sống nhằm rèn luyện kĩ năng sống
cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

3. Giáo dục giá trị sống qua nhận thức lại kinh nghiệm, tương tác và sự tranh luận.
4. Giáo dục giá trị sống bằng những quan sát, trải nghiệm thực tế.


5. Giáo dục giá trị sống bằng những trải nghiệm cảm xúc.
<i><b>* Những điều cần lưu ý khi giáo dục giá trị sống:</b></i>


Tạo bầu khơng khí giá trị sống, mọi người yêu thương và tôn trọng lẫn
nhau, làm tiền đề trong giáo dục giá trị sống


Tạo ra mơi trường mà người học có thể biểu lộ, thể hiện chính họ, cảm thấy
được yêu thương bởi vì được là chính bản thân mình (tổ chức nhiều HĐ để HS thể
hiện). Cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần. Lời nói dịu dàng, thân mật, gần gũi. Lắng nghe lời
tâm sự của học sinh.


Tôn trọng ý kiến của HS; động viên, giúp đỡ, khích lệ, khoan dung, độ
lượng, vị tha, ấm áp, quan tâm, tử tế, khẳng định các phẩm chất tốt đẹp ở HS.
Công bằng với mọi HS, không phân biệt đối xử.


Cho HS thời gian để HS diễn đạt ý nghĩ và bộc lộ cảm xúc. Cho HS thời
gian để chấp nhận và xử lí các câu trả lời một cách rõ ràng. Giáo viên lắng nghe
hoàn toàn cởi mở. Dành thời gian để học sinh nhận ra các cảm xúc.


Ln giữ cho âm điệu, giọng nói trong lớp, tạo ra bầu khơng khí dựa trên
các giá trị. Tuỳ theo tình huống, có lúc giọng nói mang tính chất quan tâm, phấn
khởi, khuyến khích, có lúc rõ ràng, kiên quyết, nghiêm khắc,…



Làm cho HS cảm thấy phấn khởi về nhiệm vụ của mình. Lắng nghe, truyền
đạt, giao tiếp, tin tưởng vào khả năng tiếp nhận, tiếp thu của HS.


Tạo tình huống học hỏi tích cực để giúp HS học, hiểu và chấp nhận họ.
Nâng cao sự quan tâm và sự tự tin của HS. Khẳng định hành động và thay đổi tích
cực, khuyến khích sự phát triển của HS.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×