Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

atgth

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.81 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUỔI TRẺ HỌC ĐƯỜNG VỚI VĂN HÓA GIAO THÔNG (Ban Tuyên truyền - Trường THPT Lê Lợi). Tai nạn giao thông đã và đang là vấn nạn nhức nhối, là hiểm họa kinh hoàng, là nỗi đau dai dẳng của toàn xã hội. Vậy tuổi trẻ học đường, những chủ nhân tương lai của đất nước, phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông? Văn hoá giao thông là tấm gương phản ánh trình độ văn hóa, văn minh của một đất nước, của một ngành, của một con người. Theo nghĩa khái quát, văn hóa giao thông chính là các hành vi khi tham gia giao thông. Việc thay đổi hành vi chưa tốt để có hành vi an toàn trong giao thông chính là mục tiêu xây dựng văn hóa giao thông. Nghị quyết 88/NQ - CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ đã chỉ ra rằng: “ Ý thức tự giác chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông còn rất yếu kém”. Đáng buồn thay, trong số những người thiếu ý thức khi tham gia giao thông có không ít thanh thiếu niên. Hàng ngày, khi ra đường, chúng ta dễ dàng bắt gặp các hành vi vi phạm của học sinh như: chưa có giấy phép lái xe nhưng vẫn điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định; tham gia giao thông bằng xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm; đi xe mô tô, xe đạp dàn hàng ba - hàng bốn, lạng lách, đánh võng; cá biệt, có em còn tụ tập, tham gia đua xe trái phép… Những vi phạm này là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông và là nguy cơ làm gia tăng tai nạn giao thông. Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, trung bình mỗi năm, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông ở Việt Nam khoảng 30.000 người, trong đó có hơn 10.000 nạn nhân ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Hàng năm, gia đình các nạn nhân và ngân sách nhà nước phải bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước. Có bao nhiêu vụ tai nạn, thiệt hại vật chất và tính mạng bao nhiêu, chúng ta có thể đếm được nhưng chẳng thể nào đo nỗi những vết đau tinh thần sau mỗi vụ tai nạn thương tâm. Vợ mất chồng, con mất cha, người mẹ phải hét lên đau đớn khi không bao giờ được ôm đứa con yêu quý của mình vào lòng.…Nếu may mắn sống sót, có thể người bị nạn phải chịu tàn phế suốt đời, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng rằng trong nỗi đau tai nạn giao thông có lỗi và trách nhiệm của từng cá nhân, cả cộng đồng và Nhà nước. Trước thảm họa TNGT, tuổi trẻ học đường cần và phải làm gì? Về nhận thức và hành động, tuổi trẻ học đường phải hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành Luật giao thông đường bộ (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008)..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Luật Giao thông đường bộ gồm có 8 chương, 89 điều. Trong đó, các bạn cần đặc biệt chú ý chương II: Quy tắc giao thông đường bộ và chương V: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ với những vấn đề cơ bản sau: - Chấp hành báo hiệu đường bộ; - Tuân thủ tốc độ giới hạn, giữ khoảng cách an toàn; - Đi đúng làn đường, phần đường quy định; - Thực hiện nghiêm chỉnh quy tắc chuyển hướng xe, tránh xe đi ngược chiều, dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đường phố; nhường đường tại nơi giao nhau… - Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. - Độ tuổi của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy được quy định như sau: “Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm 3; Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên…”. - Luật Giao thông đường bộ quy định những hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp như sau: + Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp không được thực hiện các hành vi sau đây: Đi xe dàn hàng ngang; Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. + Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: Mang, vác vật cồng kềnh; Sử dụng ô; Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. Bên cạnh việc chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ, tuổi trẻ học đường cần tìm hiểu một cách đầy trách nhiệm Nghị định 171/2013/NĐ - CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ. Nghị định 171 gồm 5 chương, 78 điều quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó, các bạn cần chú ý Điều 6, 8, 9 mục 1, chương 2. Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ với các mức phạt tiền từ 60.000 đồng đến 14.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 24 tháng, tịch thu phương tiện. Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ với các mức Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng, tịch thu phương tiện..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ với các mức Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 120.000 đồng. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, các bạn trẻ phải học và thực hiện các kĩ năng như: đi bộ an toàn, điều khiển xe đạp an toàn, ngồi sau xe máy an toàn, phòng tránh các tình huống giao thông nguy hiểm… Hơn nữa, các bạn phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, ứng xử một cách có văn hóa khi tham gia giao thông: hãy tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh; ưu tiên, giúp đỡ người tàn tật, người già và trẻ em khi đi qua đường; biết nói xin lỗi khi có va quệt; cảm ơn khi có người giúp đỡ; gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ, chia sẻ kịp thời…. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị đã thường xuyên chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh. Theo các kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo, thời gian qua, trường THPT Lê Lợi đã tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tích hợp nội dung an toàn giao thông vào các môn học phù hợp,sinh hoạt chuyên đề dưới cờ, treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền…; tổ chức cho học sinh ký cam kết thực hiện an toàn giao thông; phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông - Công an TP. Đông Hà mở lớp tập huấn kĩ năng thực hiện an toàn giao thông cho học sinh và thực hiện có hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”; tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử nạn do tai nạn giao thông", chương trình hành động “Thập kỉ vì an toàn giao thông đường bộ giao đoạn năm 2011- 202”; chỉ đạo Đoàn Thanh niên và GVCN giáo dục, nhắc nhở, nắm bắt tình hình thực hiện các quy định về an toàn giao thông của học sinh; đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào nội quy của nhà trường và lấy thái độ, hành vi về thực hiện an toàn giao thông của học sinh là tiêu chí đánh giá rèn luyện, xếp loại thi đua. Qua quá trình triển khai tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông với sự đa dạng về hình thức, cụ thể về nội dung, học sinh trường THPT Lê Lợi đã có sự chuyển biến về nhận thức, thái độ, hành vi giúp cho việc tham gia giao thông được an toàn hơn. Để tăng cường hiệu quả công tác giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông cho học sinh, nên chăng chúng ta cần áp dụng một số giải pháp như: tăng tính răn đe của luật pháp đối với các hành vi vi phạm; các cấp ban ngành cần quan tâm bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về an toàn giao thông ở các cơ sở giáo dục; các trường học cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục pháp luật về an toàn giao thông với những nội dung cụ thể, thiết thực; hình thức phong phú, hấp dẫn; cần nhân rộng và thực hiện có hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”; cần có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực, thường xuyên, đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho học sinh. Không có phép màu nào có thể đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình bạn trước tai nạn giao thông. Chỉ có ý thức tự giác thực hiện an toàn giao thông mới chính là giải.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ bạn và những người xung quanh. Là chủ nhân tương lai của đất nước, là rường cột của nước nhà, tuổi trẻ học đường hãy gương mẫu trong việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông, xây dựng văn hoá giao thông. Hãy sát cánh cùng nhau bởi lẽ cuộc chiến chống thảm họa tai nạn giao thông bắt đầu từ mỗi cá nhân trong cộng đồng. Chúng ta hãy làm những gì có thể để giao thông của nước ta ngày càng an toàn hơn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×