Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Tổng quan về phẫu thuật Cắt Amiđan (Kỳ 5) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.75 KB, 9 trang )

Tổng quan về phẫu thuật
Cắt Amiđan (Kỳ 5)
D- Chi tiết hậu phẫu
 Dùng acetaminophen dạng lỏng có hay không kết hợp với codeine
để giảm đau. Trẻ bị đau sẽ không chịu ăn uống gây hậu quả thiếu nước, sụt cân và
nhiễm trùng tại chỗ.
 Duy trì tốt nước điện giải.
 Bệnh nhân cần ăn khẩu phần đầy đủ. Nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt.
 Dùng kháng sinh. Uống kháng sinh trong một tuần sau cắt amiđan
đem đến kết cuộc khả quan hơn ở cả người lớn lẫn trẻ em.
 Khuyên bệnh nhân tránh hút thuốc.
 Tránh khiêng vác nặng hoặc gắng sức trong vòng 10 ngày.
 Báo trước cho bệnh nhân biết rằng cảm giác đau sẽ dịu đi trong vòng
3-5 ngày đầu, kế đến sẽ tăng lên trong vòng 1-2 ngày sau đó trước khi biến mất
hoàn toàn.
 Đa phần cắt amiđan được thực hiện an toàn trên cơ sở ngoại trú.
Tránh cắt amiđan ngoại trú ở những bệnh nhân dưới 3 tuổi, những người bị chứng
ngưng thở tắc nghẽn lúc ngủ, những người sống xa khu điều trị ngoại trú, bệnh
nhân bị hội chứng Down, hoặc những bệnh nhân gặp khó khăn trong tuân thủ các
chỉ dẫn.
E- Theo dõi
Thời điểm tái khám lý tưởng là (1) khi đau đạt đến đỉnh thứ nhì (vào lúc 5-
8 ngày) để trấn an bệnh nhân và (2) vào 4-6 tuần sau phẫu thuật để kiểm tra sự
biến mất đi của các triệu chứng. Có thể chỉ cần gọi điện thoại để thăm hỏi các triệu
chứng của bệnh nhân, tuy nhiên việc ấn định hình thức tái khám thế nào là tuỳ
thuộc ở phẫu thuật viên và người bệnh.
VII- BIẾN CHỨNG
Chảy máu là biến chứng thường gặp nhất. Ước tính khoảng 2-3% bệnh
nhân bị biến chứng chảy máu sau cắt amiđan, và cứ 40.000 bệnh nhân thì sẽ có 1
người tử vong do chảy máu.
Dùng kẹp dài và spongel đè ép lên hố amiđan đang chảy máu. Nhúng


spongel vào epinephrine hoặc bột thrombin có thể đem lại hiệu quả. Nếu thất bại,
bệnh nhân cần được đưa vào phòng mổ. Có thể đốt điện giường amiđan để cầm
máu, dùng thêm các chất cầm máu bề mặt, hoặc thắt động mạch cảnh cùng bên
như là biện pháp sau cùng. Dùng điện nhiệt có ưu điểm hơn cột thắt do tránh được
nguy cơ gây thủng các mạch máu lớn bằng kim khâu. Trong những trường hợp
nặng, có thể may cố định một miếng spongel vào vị trí chảy máu. Biện pháp cuối
cùng là cột thắt các mạch máu lớn, như động mạch cảnh ngoài chẳng hạn.
Chảy máu có thể được phân loại thành chảy máu trong lúc phẫu thuật,
nguyên phát (xảy đến trong vòng 24 giờ đầu tiên), hoặc thứ phát (xảy ra sau 24 giờ
đến 10 ngày).
Các biến chứng khác bao gồm:
 Đau (ví dụ, viêm họng, đau tai)
 Mất nước (thường gặp ở trẻ em do đau nên bỏ ăn)
 Sụt cân (thường gặp ở trẻ em do đau nên bỏ ăn)
 Sốt (ít gặp, thường do nhiễm trùng tại chỗ)
 Tắc nghẽn đường thở sau phẫu thuật (do phù nề lưỡi gà, tụ máu, sặc
hít)
 Phù phổi (xảy ra ở những người tắc nghẽn đường thở thực sự do
amiđan)
 Chấn thương các mô họng tại chỗ
 Amiđan còn sót lại sau cắt
 Thay đổi về tiếng nói (Nếu amiđan lớn, tiếng nói của bệnh nhân có
thể bị nghẹt)
 Chấn thương tâm lý, chứng hoảng sợ về đêm, hoặc trầm cảm
 Tử vong (hiếm gặp, thường liên quan đến chảy máu hoặc do biến
chứng gây mê)
Các biến chứng muộn bao gồm chít hẹp mũi hầu ( nasopharyngeal stenosis)
và liệt màng hầu-hầu ( velopharyngeal incompetence). Các biến chứng này thường
hay xảy ra khi nạo VA hoặc tái tạo lưỡi gà vòm miệng hầu
(uvulopalatopharyngoplasty) cùng lúc với cắt amiđan.

VIII- KẾT CUỘC VÀ TIÊN LƯỢNG
Paradise và đồng sự đã theo dõi các bệnh nhân bị viêm họng tái diễn. Ít gặp
viêm họng ở các bệnh nhân 2 năm đầu sau khi cắt amiđan hơn so với các bệnh
nhân không cắt amiđan.
So sánh với việc quan sát và chờ đợi, cắt amiđan hoặc cắt amiđan+nạo VA
giảm nhẹ các đợt viêm họng và viêm hô hấp trên. Các kết quả nghiên cứu khác
cho thấy bệnh nhân hài lòng hơn và có chất lượng sống được cải thiện hơn so với
lúc chưa cắt amiđan.
Lượng alpha-streptococcus (vi khuẩn ức chế và bảo vệ =inhibitory
protective bacteria) đã được chứng minh là gia tăng sau cắt amiđan. Điều này giải
thích tại sao cắt amiđan làm giảm nhẹ mức độ viêm nhiễm đường hô hấp trên (bao
gồm cả viêm hầu).
Y văn gần đây cho thấy cắt amiđan kèm nạo VA có cải thiện hội chứng
ngưng thở khi ngủ, tuy nhiên việc phục hồi hoàn toàn chỉ xảy ra ở 25% bệnh nhân.
Các yếu tố xác định kết quả phẫu thuật gồm có béo phì, và chỉ số ngưng thở-thở
kém (apnea hypopnea index=AHI) vào lúc chẩn đoán. Các tác giả ghi nhận rằng
việc điều trị không những có ích cho các rối loạn về chú ý sau này của bệnh nhân
mà còn giải quyết luôn những rối loạn giấc ngủ, cùng các hệ luỵ của nó trên sự
chú ý và hành vi ban ngày.
IX- TƯƠNG LAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CÒN CẦN BÀN LUẬN
Các nghiên cứu về vấn đề cắt amiđan vẫn đang thường xuyên được thực
hiện. Phương pháp tối ưu để cắt amiđan, việc dùng steroids chu phẫu có cần thiết
hay không, cắt amidan trên cơ sở ngoại trú có an toàn? v.v. là những vấn đề còn
chưa có kết luận rõ ràng.

×