Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng (Phần 2) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.03 KB, 7 trang )

Quản trị chuỗi cung ứng
(Phần 2)

Một môi trường mới định hướng theo nhu cầu (A New Demand-Driven
Environment).
Để thấu hiểu bản chất và các lợi thế của Dây chuyền cung ứng thân thiện,
trước tiên bạn cần hiểu rõ về môi trường kinh doanh năng động ngày nay. Các nhà
hoạch định chiến lược kinh doanh đã chỉ ra rằng sự khác biệt cạnh tranh ngày nay
không còn đơn thuần là thị phần, đặc tính sản phẩm/dịch vụ, các điểm mạnh hay
thậm chí là sức mạnh của mạnh lưới các kênh phân phối…
Thay vào đó, điều khiến các công ty gặt hái thành công chính là đặt trọng
tâm vào các khách hàng. Các công ty hàng đầu trên thị trường giờ đây tự nhìn
nhận bản thân không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm, khu vực bán hàng,
nhãn hiệu mà họ còn quan tâm đặc biệt đến “danh mục các khách hàng” (portfolio
of customers). Những công ty này được tổ chức cho mục đích duy nhất là tối đa
hoá lợi nhuận khách hàng bằng việc nắm vững, truyển tải và thực thi một giá trị
tuyệt với cho các khách hàng.
Tại sao yếu tố khách hàng lại quan trọng như vậy? Câu trả lời có thể được
tìm thấy trong các xu hướng kinh doanh mạnh mẽ dưới đây có tác động tới bản
chất nhu cầu của khách hàng và các công ty phản ứng nhu thế nào với các nhu cầu
đó:
 Sức mạnh của các khách hàng. Các khách hàng ngày nay đang sử dụng
tầm ảnh hưởng lớn mạnh của mình lên hoạt động kinh doanh của các công ty. Họ
yêu cầu được đối xử như những cá nhân duy nhất, và họ mong đợi các đối tác
cung ứng của họ cung cấp các gói sản phẩm, dịch vụ và thông tin hiệu quả nhất.
Với những mong đợi của khách hàng được đặt vào các công ty hàng đầu, họ yêu
cầu một chất lượng cao nhất với mức giá thấp nhất. Các khách hàng mong muốn
tự động hoá các công cụ đặt hàng qua đó trao thêm quyền ảnh hưởng cho họ trong
việc thiết kế nội dung sản phẩm và dịch vụ. Họ tìm kiếm những cam kết hoàn
thành đơn đặt hàng một cách nhanh chóng, nội dung thông tin mạnh mẽ, hài hoà
hoạt động tìm kiếm và đặt hàng, và tăng cường yếu tố hậu mãi.


 Toàn cầu hoá. Những mô hình sản xuất và phân phối truyền thống đang
dần thay đổi cơ bản cùng với sự phát triển chóng móng của các nền kinh tế quốc
gia, sự bùng nổ các nhà máy gia công ở những nước đang phát triển, và tốc độ
tăng trưởng công nghiệp hoá mạnh mẽ ở nhiều nơi, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn
Độ. Các chiến lược tiêu dùng lớn được xây dựng trên cơ sở sản xuất chi phí thấp
nhanh chóng lấn áp các chiến lược tiêu dùng truyền thống tại phương Tây. Chiều
hướng này có tác động không chỉ tới hàng hoá mà còn tới các dịch vụ và sản phẩm
giá trị cao.
 Các dây chuyền cung ứng mạng lưới. Tốc độ thay đổi trong nhu cầu
khách hàng, phát triển sản phẩm, thời gian tiếp thị, đương đầu với các sức ép sáng
tạo gia tăng đã và đang yêu cầu các công ty tìm kiếm mối quan hệ cộng tác liên
quan tới các kênh cung ứng. Mục tiêu là nhằm nâng cao năng lực cốt lõi và hướng
khách hàng tới sự thoả mãn cũng như tăng trưởng lợi nhuận.
 Chuyển từ kinh tế dịch vụ sang kinh tế tự phục vụ. Khi mà những lựa
chọn sản phẩm/dịch vụ và các kênh cung ứng ngày một gia tăng, những nguồn
cung đơn lẻ, sự gia tăng lòng trung thành nhãn hiệu, và việc định giá phụ thuộc giá
trị hàng ngày trở nên quy chuẩn. Trong cùng thời gian này, các khách hàng được
kêu gọi ngày một nhiều hơn về việc tìm kiếm, cài đặt, duy trì, cập nhập và tái chế
các sản phẩm cơ bản cá nhân giống như phần cứng và phần mềm máy tính. Trong
môi trường tự phục vụ ngày một gia tăng như vậy, các dây chuyền cung ứng sẽ
cần phải thay đổi trọng tâm từ việc sản xuất và phân phối các sản phẩm đến việc
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đem lại một sự thoả mãn cao độ cùng
những trải nghiệm thú vị. Một số phương pháp tiếp thị, kinh doanh và giao tiếp
mới sẽ cần đến để chuyển các dây chuyền cung ứng từ chỗ quản lý các giao dịch
tới quản lý các mối quan hệ khách hàng.
Phản hồi Dây chuyền cung ứng.
Các chiều hướng này dẫn tới sự hình thành một thách thức lớn đối với các
mô hình kinh doanh truyền thống tại nhiều công ty và dây chuyền cung ứng. Về
mặt lịch sử, việc đánh giá hành động tập trung vào việc làm thế nào một tổ chức
có thể triển khai hiệu quả các tài sản và vốn để sản xuất ra những sản phẩm/dịch

vụ tốt nhất, qua đó thu về nguồn lợi nhuận tài chính cao nhất. Để thực hiện được
điều này, các dây chuyền cung ứng được xây dựng dựa trên những tính toán chi
phí dịch vụ lựa chọn, lợi nhuận dòng sản phẩm, ….
Tương phản lại, thị trường ngày nay đòi hỏi các dây chuyền cung ứng cần
được tổ chức xung quanh các khách hàng. Mỗi một điểm nút mạng lưới phải có
được kiến thức cần thiết để giao tiếp, lường trước và phản hồi tới từng mong muốn
và nhu cầu của cá nhân khách hàng. Nói tóm lại, những yêu cầu của ngày nay đó
là một Dây chuyền cung ứng thân thiện.
Để xây dựng một Dây chuyền cung ứng thật sự, các tổ chức cần tiến triển
thông qua ba giai đoạn tạo dựng giá trị riêng biệt. Cuộc hành trình bắt đầu với sự
thông qua các nguyên tắc cốt lõi, tiếp đến là quản lý điều hành dây chuyền cung
ứng thích ứng, và sau đó kết thúc tại Dây chuyền cung ứng thân thiện.
Dây chuyền cung ứng cốt lõi (Lean Supply Chain).
Các nguyên tắc sơ bộ và bộ công cụ hoạt động cung cấp một nền tảng cơ
bản cho việc xây dựng các chiến lược có khả năng đương đầu với các thách thức
trong môi trường kinh doanh ngày nay. Khái niệm Dây chuyền cung ứng cốt lõi
bắt nguồn từ việc ứng dụng các nguyên tắc sản xuất khung vào hoạt động Quản lý
dây chuyền cung ứng (Supply chain management – SCM). Theo một nghiên cứu
gần đây của công ty phân tích AberdeenGroup, các chiến lược cốt lõi này được
thiết kế theo đúng 5 yêu cầu thiết yếu:
• Sức ép liên tục lên việc cải thiện hoạt động.
• Nhu cầu vừa cắt giảm giá thành vừa cải thiện chất lượng dịch vụ.
• Sức ép cải thiện lợi nhuận.
• Các yêu cầu giảm quy trình đặt hàng của khách hàng.
• Nhu cầu thị trường cho những sản phẩm và dịch vụ giá thấp.
SCM cốt lõi bao hàm tất cả các vấn đề trên. Mục tiêu của Dây chuyền cung
ứng cốt lõi là cung cấp một sản phẩm thích hợp vào một thời điểm thích hợp trong
sự tiết kiệm chi phí tối đa. Hoàn thành mục tiêu này đồng nghĩa các công ty phải

×