Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

MÁU tụ dưới MÀNG CỨNG cấp TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.14 KB, 3 trang )

MÁU TỤ DƯỚI MÀNG CỨNG CẤP
TÍNH
I.

Đại cương
I.1. Định nghĩa
Máu tụ dưới màng cứng (MTDMC) là sự tích tụ máu trong khoang dưới màng
cứng giữa màng cứng và màng nhện.

I.2. Nguyên nhân
- Thường gặp do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay tai nạn sinh hoạt
- Hai nguyên nhân thường gặp của MTDMC cấp tính do chấn thương:
o

Sự tích tụ máu quanh nhu mô não bị rách (thường ở c ực thái d ương

và cực trán). Thường có tổn thương nguyên phát nặng nề của mô não bên
dưới và thường khơng có “khoảng tỉnh”.
o

Rách các tĩnh mạch bề mặt hay tĩnh mạch cầu nối do sự tăng-gi ảm

tốc của não trong lúc đầu chuyển động quá mạnh. Tổn thương ngun phát
của não thường ít nặng nề hơn. Thường có “khoảng tỉnh” và diễn tiến x ấu
hơn sau đó.

II.

Tiêu chuẩn chẩn đốn:
II.1.Lâm sàng
-



Phần lớn các trường hợp có thể hơn mê khi nhập viện

-

Nếu nhẹ hơn: nhức đầu, nơn ói, động kinh. Sau đó: giảm tri giác, liệt nửa người
đối bên, giãn đồng tử cùng bên

-

Nếu không được điều trị có thể diễn tiến tiếp tục đến gồng cứng mất não, tăng
huyết áp, suy hố hấp, và tử vong.

-

Khoảng tỉnh xảy ra < 20% các trường hợp

II.2.Cận lâm sàng
MSCT-Scan sọ não
Biểu hiện CT “kinh điển” trong máu tụ dưới màng cứng cấp tính: Một hình ảnh
khối chốn chổ tăng đậm độ, hình liềm nằm trên bề mặt vỏ não. Thường ở vùng
trán-thái dương. Có thể kèm hình ảnh dập não hay máu tụ trong não và phù não
bên dưới

III.

Điều trị


III.1. Nội khoa:

-

Xử trí khơng phẫu thuật có thể áp dụng với các trường hợp sau:
Lượng máu tụ ít, bề dầy máu tụ < 10mm và di lệch đường giữa <5 mm

-

Xử trí bao gồm:
 Nhập viện, theo dõi sát tình trạng tri giác bằng thang đi ểm GCS và các
dấu hiệu thần kinh khu trú.
 Điều trị chống phù não với manitol, lợi tiểu, thở oxy, theo dõi áp l ực
nội sọ, đặt nội khí quản và thở máy nếu GCS<8.
 Chụp lại MSCT-Scan sọ não nếu tri giác gi ảm hoặc xuất hi ện d ấu
thần kinh khu trú

III.2. Ngoại khoa:
-

Chỉ định phẫu thuật: phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng và lượng máu tụ trên CTScan
1. MTDMC cấp tính có chỗ dày nhất đo được > 10mm hoặc đẩy lệch đường
giữa >5 mm.
2. Bệnh nhân hôn mê (GCS≤ 9), có máu tụ DMC với bề dầy <10 mm và đường
giữa lệch <5mm nên tiến hành phẫu thuật lấy máu tụ nếu:

-



GCS giảm 2 điểm hoặc hơn từ lúc chấn thương đến lúc nhập viện




và hoặc đồng tử dãn



và hoặc ICP >20 mm Hg

Mục đích phẫu thuật

 Mở sọ lấy máu tụ: làm giảm ALNS và hạn chế hiệu ứng chốn chỗ khu trú
và tìm điểm chảy máu

 Cầm máu : điểm chảy máu có thể là tĩnh mạch cầu nối hoặc mạch máu bề
mặt não, hoặc chảy máu từ mép của nhu mô não bị xé rách, cần phải được
lấy bỏ.
 Giải ép não.
-

Kháng sinh :
 Kháng sinh phòng ngừa : trước rạch da ≤ 60 phút ( t ối ưu 30 phút)
với Cephalosporin thế hệ II hoặc III (Cephazolin, Ceftazidime,…),
Vancomycin..
 Lặp lại liều kháng sinh trong và không quá 24 gi ờ sau ph ẫu thuật
nếu : thời gian phẫu thuật kéo dài > 3 gi ờ hoặc n ếu mất máu nhi ều
mà phải bồi hoàn dịch.


 Kháng sinh sau phẫu thuật : nếu có bằng chứng hoặc nghi ng ờ có
nhiễm trùng.


IV.

Theo dõi sau điều trị
Sau phẫu thuật, phải theo dõi sát các biến chứng xảy ra như : t ụ máu h ố m ổ,
bỏ sót khối máu tụ, hoặc các biến chứng muộn như phù não sau mổ :
-

Theo dõi sát tri giác, sinh hiệu, tình trạng thơng khí, áp l ực n ội s ọ
(ICP) của bệnh nhân

-

Chụp lại MSCTscan sọ não nếu tình trạng tri giác bệnh nhân khơng
cải thiện hoặc 24h sau phẫu thuật.

V.

Tài liệu tham khảo
1.

Mark S. Greenberg (2010). Acute Subdural Hematoma. In: Mark S.
Greenberg. Textbook of Neurosurgery - Seven edition, Thieme, pp
896-898

2.

Mark S. Greenberg (2010). Prophylactic antibiotics. In: Mark S.
Greenberg. Textbook of Neurosurgery - Seven edition, Thieme, pp 342343


3.

Ramesh

Grandhi-

David

O.

Okonktwo

(2012).

Perioperative

Management of Severe Traumatic Brain Injury in Adults. In: Schmidek
and Sweet Operative Neurosurgical Techniques : Indications, Methods,
and Results - Six edition, pp 1495-1512
4.

Jose Maria Pascual- Ruth Prieto (2012). Surgical Management of
Severe Closed Head Injury in Adults. In: Schmidek and Sweet
Operative Neurosurgical Techniques : Indications, Methods, and
Results - Six edition, pp 1513-1538

5.

South Australia health (2014), Surgical Antibiotic Prophylaxis
Guideline – Neurosurgery


6.

Võ Văn Nho (2013), Chấn thương sọ não kín. Trong: Võ Văn Nho-Võ
Tấn Sơn. Phẫu Thuật thần kinh, trang 617-637



×