Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DE THI HSNK VAN 7 huong 1314

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.71 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY


<b>ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 7 THCS NĂM HỌC 2013 -2014</b>
<b>MƠN: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian: 120 phút (khơng kể thời gian giao đề)</i>
Đề thi có 01 trang


<i><b>Câu 1(3 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng</b></i>
trong khổ thơ sau:


<i>Trên đường hành quân xa</i>
<i>Dừng chân bên xóm nhỏ</i>
<i>Tiếng gà ai nhảy ổ:</i>
<i>Cục... cục tác cục ta</i>
<i>Nghe xao động nắng trưa</i>
<i>Nghe bàn chân đỡ mỏi </i>
<i>Nghe gọi về tuổi thơ</i>


( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 7, tập I)
<i><b>Câu 2</b><b>( 5 điểm):</b></i><b> Suy nghĩ của em về ý nghĩa giáo dục của câu chuyện sau:</b>


Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé
vào thăm. Ơng gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:


- Thưa thầy, thầy cịn nhớ con khơng? Con là…
Người thầy giáo già hoảng hốt:


- Thưa ngài, ngài là...


- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công


hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...


<i><b>Câu 3 </b><b>(12 điểm): Tục ngữ có câu: “Thương người như thể thương thân”, đó cũng</b></i>
chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.


Em hãy làm sáng tỏ vấn đề đó.
<b>…HẾT…</b>


Họ tên thí sinh: ……… SBD: …………
<i>(Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY</b>
<b>HƯỚNG DẪN CHẤM</b>


<b>BÀI THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 7 THCS NĂM HỌC 2013 –2014</b>
<b>MÔN: NGỮ VĂN</b>


<b>Câu 1 (3điểm): </b>


* Yêu cầu về kĩ năng :


- HS biết trình bày những nhận xét, cảm nhận của mình dưới dạng một bài văn
ngắn hoặc một đoạn văn, khơng gạch đầu dịng.


- Bố cục của bài văn hoặc đoạn văn phải hoàn chỉnh.


- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Ngôn ngữ trong sáng, chuẩn xác.


* Yêu cầu về nội dung kiến thức: Học sinh chỉ ra được các biện pháp tu từ được sử
dụng trong khổ thơ và phân tích được tác dụng:



- Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân
khi nghe tiếng gà trưa.


+ Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng
đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh
nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.


+ Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác
(thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng
như tiếng gà ngưng lại, làm xao động khơng gian và xao động lịng người.


+ Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa với Nghe nắng
<i>trưa xao động xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu</i>
câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của
tâm hồn.


* Cách cho điểm :


- Điểm 3 : Bài viết tốt, đảm bảo được đầy đủ những yêu cầu đã nêu.


- Điểm 2,5 – 2,0 : Bài viết đảm bảo cơ bản các yêu cầu đã nêu, có thể mắc một vài lỡi
nhỏ về trình bày hoặc thiếu một vài ý nhỏ.


<i><b>- Điểm 1,5– 1,0 : Bài làm đạt một nửa yêu cầu về nội dung và kĩ năng, hiểu vấn đề,</b></i>
nhưng diễn đạt cịn khơ, chưa có cảm xúc hoặc có những chỗ diễn đạt còn vụng.


- Điểm 0,5: Bài làm yếu, chỉ ra chưa đầy đủ biện pháp tu từ, phân tích tác dụng của
biện pháp tu từ sơ sài, văn lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ và lỗi ngữ pháp.
<b>Câu 2</b><i><b>:</b></i><b> </b><i><b>( 5 điểm)</b></i>



* Yêu cầu về kĩ năng :


- HS biết trình bày những suy nghĩ, cảm nhận của mình dưới dạng một bài văn
ngắn hoặc một đoạn văn, khơng gạch đầu dịng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Viết đúng dạng bài cảm nhận, không sa đà, lạc sang kể lể, diễn xuôi ý câu
chuyện.


<i><b>*Yêu cầu về nội dung:</b></i>


- Tóm tắt nội dung câu chuyện: (Ý này cho 0,5 điểm) Câu chuyện kể về cuộc
gặp gỡ bất ngờ giữa người học trò cũ và người thầy giáo già. Câu chuyện đã thể hiện
thái độ kính trọng thầy giáo cũ của một danh tướng.


- Ý nghĩa câu chuyện: (Ý này cho 2,5 điểm)


+ Câu chuyện có ý nghĩa ca ngợi lịng biết ơn vơ hạn của danh tướng với thầy giáo
cũ. Mặc dù giờ đây, vị danh tướng đó có địa vị, tiền tài cao hơn thầy rất nhiều nhưng
trước thầy giáo cũ ông vẫn xưng hô rất khiêm nhường và cho rằng: “Con có được
những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào”.


+ Câu chuyện có giá trị tôn vinh nghề dạy học, một công việc đã đem đến cho đất
nước những con người tài ba, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước.


+ Câu chuyện còn là lời nhắc nhở thấm thía với những kẻ vong ơn bội nghĩa trong
xã hội.


- Bài học rút ra cho bản thân: (Ý này cho 2,0 điểm)



+ Cần biết ơn và kính trọng thầy cơ trong bất cứ hồn cảnh nào. Dù sau này trở
thành người tài giỏi, địa vị cao sang cũng ln ln nhớ ơn và kính trọng thầy cơ giáo,
những người đã từng dạy dỡ dìu dắt em trong suốt cuộc đời.


+ Biết ơn thầy cô, không phải ta cứ đem quà tặng vật chất, tiền bạc đến tặng thầy
cô mà chỉ cần có những cử chỉ, lời nói lễ phép, kính trọng đối với thầy cơ là đủ. Đó là
món quà quí giá nhất tặng thầy cơ.


+ Phê phán những biểu hiện khơng kính trọng thầy cô
<b>Câu 3: (12 điểm)</b>


<i><b>a. Yêu cầu về kĩ năng : </b></i>


- Có kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội, phương pháp nghị luận chủ ́u là
giải thích và chứng minh.


- Bố cục bài hồn chỉnh, chặt chẽ.


- Biết lập luận hướng vào vấn đề, không sa đà, lan man.


- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn phong trong sáng. Dùng từ chuẩn xác, có tính
biểu cảm.


<i><b>b. u cầu về nợi dung kiến thức : </b></i>


* Dẫn dắt giới thiệu được câu tục ngữ, truyền thống tương thân tương ái của dân
tộc ta. Nêu ngắn gọn vấn đề nghị luận.


* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ, điều đó thể hiện trong truyền thống của


người Việt Nam. Chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.


- Câu tục ngữ nói đến truyền thống tương thân, tương ái, giúp đỡ, bao bọc,
thương yêu những con người xung quanh ta như chính bản thân mình:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Truyền thống quý báu đó được biểu hiện qua hành động, việc làm của nhân
dân ta từ xưa đến nay ( như giúp đỡ kẻ khó, những người sa cơ, lỡ vận, đồng bào bị
thiên tai ...)


+ Nêu lên các việc làm cụ thể:
+ Liên hệ đến các câu tục ngữ khác.


- Chính truyền thống ấy đã tạo sự đoàn kết của mội người với nhau để vượt qua
những khó khăn, thử thách, tạo thành sức mạnh cộng đồng, tạo nên truyền thống tốt
đẹp của dân tộc.


<i>(Từ xa xưa, trong hai cuộc kháng chiến, ngày nay...)</i>


- Câu tục ngữ chính là bài học làm người cho mỗi chúng ta. ngày nay chúng ta
cần phát huy nhiều hơn nữa tinh thần tốt đẹp đó. (Liên hệ bản thân và mọi người xung
quanh em)


*Khẳng định vấn đề: Đó là truyền thống tốt đẹp, giàu tính nhân văn có giá trị
vững bền...


* Cách cho điểm:


+ Điểm 12: Bài làm tốt, đảm bảo được đầy đủ các yêu cầu đã nêu, có sáng tạo, có năng
lực nghị luận xã hội.



+ Điểm 11 – 10: Bài là đạt mức độ khá, hiểu đúng vấn đề, đảm bảo được các yêu cầu
như đã nêu, tuy vậy có thể thiếu một hoặc vài ý nhỏ, hoặc mắc sai sót trong diễn đạt,
trình bày.


+ Điểm 9 - 7: Có hiểu vấn đề, triển khai đúng hướng yêu cầu của đề (phân tích, chứng
minh), đảm bảo được các ý cơ bản, có thể thiếu một vài ý nhưng không phải là luận
điểm quan trọng. Có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt, về dùng từ, đặt câu.


+ Điểm 6- 4: Bài làm ở mức độ trung bình, hiểu vấn đề nhưng chung chung, sơ sài,
giải thích chưa cụ thể, chưa có lí lẽ lập luận, dẫn chứng để chứng minh chưa thật
thuyết phục, văn khô.


+ Điểm 3 – 1: Bài làm yếu, hiểu vấn đề sơ sài, chưa biết kết hợp giải thích và chứng
minh, sa đà kể lể, hành văn cịn vụng, mắc nhiều lỡi diễn đạt, lỡi chính tả, lỡi về từ.
+ Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×