Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 65 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH 5 Tuần (Từ ngày 28/10/2013 – 29/11/2013) TUẦN 8 CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: GIA ĐÌNH CỦA BÉ Tuần 1: Từ ngày 28/10/2013- 1/11/2013 Thứ 2 ngày 28 tháng 10 năm 3013 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: THỂ DỤC Bài dạy: Bật sâu 25 cm – Trò chơi: Kéo co I.Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên bài tập, tên trò chơi - Trẻ biết bật sâu 25 cm. tiếp đất đồng thời bằng cả hai bàn chân - Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng 2. Kĩ năng - Rèn cho trẻ kĩ năng bật, kĩ năng tiếp đất một cách khéo leo. - Rèn sự nhanh nhẹn cho trẻ. 3. Thái độ - Trẻ biết chơi trò chơi tham gia hứng thú. - Giáo dục trẻ yêu thích thể dục thể thao. II. Chuẩn bị - Bục bật sâu - Dây dài 6m - Sân tập sạch sẽ, trang phục cô và trẻ gọn gàng. III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô 1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú Xin chào mừng các bạn đến tham dự chơng trình « Chúng ta là một gia đình’’ ngày hôm nay ĐÕn tham dù ch¬ng tr×nh ngµy h«m nay gåm cã 3 gia đỡnh đến từ lớp 5-6 tuổi Trung tõm, tham dự chơng trình còn có các cô giáo và các vị đại biểu . Để chơng trình thành công tốt đẹp cô giáo sẽ là ngời dẫn chơng trình - 3 đội phải trải qua 6 phần thi - Gia đình hiểu biết - Những người bạn chung - Cùng đồng diễn - Gia đình trổ tài - Chơi cùng gia đình - Gia đình vui vẻ 2. Hoạt động 2 : Gia đình hiểu biết - Ngay sau đây chúng ta sẽ bước vào phần thi thứ nhất có tên là « Gia đình hiểu biết ». Hoạt động của trò - Trẻ lắng nghe.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Cô cùng trẻ hát bài hát: “Cả nhà thương nhau”. - Các con vừa hát bài hát gì? - Trong bài hát nói đến những ai? Các con ạ! Ai cũng có 1 gia đình, được sống trong gia đình có tình yêu thương của những người thân thì thật là hạnh phúc.chúng mình phải luôn yêu quý gia đình thân yêu của mình nhé. 3. Hoạt động 3: Những người bạn chung - Cho trẻ đi thành vòng tròn và đi các kiểu khác nhau như đi thường – đi bằng mũi bàn chân - đi thường - đi bằng gót bàn chân - đi thường – đi bằng mé bàn chân- đi thường - đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi nhanh- đi thường - về ga - về hai hàng ngang, dãn đều. 4. Hoạt động 4: Cùng đồng diễn. - Trẻ hát - Cả nhà thương nhau - Bố, mẹ, con. - Vâng ạ - Trẻ đi theo hiệu lệnh. - Trẻ chú ý tập + ĐT tay 2: (2 lần x 8 nhịp) - Tay dưa phía trước, đưa lên cao + ĐT chân 2: ( 2 lần x 8 nhịp) - Ngồi khuỵu gối, tay đưa cao ra trước + ĐT bụng 4: ( 2 lần x 8 nhịp) - Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước + ĐT bật 2: ( 2 lần x 8 nhịp) - Bật tách và khép chân 4. Hoạt động 4: Gia đình trổ tài - Hôm nay các gia đình sẽ diễn tập “ Bật sâu 25 cm” + Cô tập mẫu: - Cô làm mẫu lần 1 không phân tích. - Cô làm mẫu lần 2 phân tích động tác. - TTCB: đứng trên bục tay thả xuôi - TH: Khi có hiệu lệnh bật thì hai tay cô đưa ra trước, lăng nhẹ xuống dưới ra sau để lấy đà và nhún chân bật xuống , tiếp đất bằng hai chân và bằng cả bàn chân gối hơi khuỵu sau đó đi thường về cuối hàng. - Cô gọi hai trẻ khá lên thực hiện - Cô bao quát sửa sai cho trẻ + Trẻ thực hiện: - Cô cho cả lớp thực hiện 2-3 lần. - Cho hai đội thi đua - Cô quan sát sửa sai cho trẻ.. - Trẻ chú lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát và lắng nghe. - Trẻ tập mẫu - Trẻ thực hiện - Hai đội thi đua.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Khen ngợi động viên khuyến khích trẻ thực hiện. + Củng cố giáo dục - Cô vừa cho các con tập bài tập gì? - Vậy hàng ngày các con phải tập thể dục để có cơ thể khoẻ mạnh nhé. - Nhận xét khen trẻ 5. Hoạt động 5 : Chơi cùng gia đình : Kéo co - Cô nói tên trò chơi - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi : 3- 4 lần - Cô bao quát và khen ngợi động viên trẻ + Củng cố - Hỏi lại trẻ tên trò chơi? - Nhận xét khen trẻ 6. Hoạt động 6: Gia đình vui vẻ - Cho trẻ giả làm các chú chim bay nhẹ nhàng 1- 2 vòng quanh sân. - Cô trao giải cho 3 gia đình - Cho trẻ ra ngoài.. - Trẻ nói - Vâng ạ - Trẻ nghe - Trẻ nói - Trẻ chơi - Kéo co -Trẻ vận động nhẹ nhàng -Trẻ nhận giải. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1.Trò chơi tự chọn: Nu na nu nống, Lộn cầu vồng 2. Dạy trò chơi mới: Gia đình Gấu (TCVĐ) 3. Nêu gương – bình cờ 4. Vệ sinh trả trẻ ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Nội dung Kết quả Biện pháp - Tổng số trẻ - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Thứ 3 ngày 29 tháng 10 năm 2013 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Nhà vách đất. TCVĐ: Chuyền bóng Chơi tự do: Phấn, lá, sỏi I. Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ nói được tên, đặc điểm, lợi ích của ngôi nhà, biết chơi trò chơi 2. Kĩ năng. - Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ. - Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình, chơi đoàn kết không chen lấn xô đẩy bạn. II. Chuẩn bị. - Trang phục của cô, của trẻ gọn gàng phù hợp. - Bóng, phấn, lá, sỏi III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1 : Quan sát « Nhà vách đất » - Cô cho trẻ đi thăm gia đình gần trường. - Trẻ đi cùng cô. - Cô đố lớp mình kia là ngôi nhà của ai? - Nhà bác Năm. - Con có nhận xét gì về ngôi nhà của cô - 4- 5 trẻ nhận xét. Hà ?( Cho 4-5 trẻ nhận xét). - Phần mái nhà được lợp bằng gì? - Ngói. - Tường nhà làm bằng gì? - Đất. - Phía trước nhà là cái gì? - Cửa ra vào. - Có mấy cửa ra vào? - 2 cửa. - Ngôi nhà dùng để làm gì? - ở. - Nhà bạn nào giống nhà cô Hà ? - Trẻ trả lời. - Chúng mình có yêu quý ngôi nhà của - Có ạ. mình không? Cô chốt lại và giáo dục trẻ: Đây là ngôi nhà - Trẻ lắng nghe. có vách đất, mái lợp ngói….Ngôi nhà là nơi chúng ta ở, là nơi che mưa, che nắng hàng ngày, cả gia đình chúng ta cùng chung sống dưới ngôi nhà…Vì vậy các con phải yêu quý ngôi nhà của mình. - Ngôi nhà. - Các con đang quan sát gì? 2. Hoạt động 2: Trò chơi “Chuyền bóng”.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô hỏi trẻ cách chơi, cô nhắc lại cùng trẻ.. - Trẻ trả lời và nhắc lại cùng cô. - Cho trẻ chơi 4-5 lần. Cô quan sát bao quát - Chơi 4-5 lần động viên, khuyến khích trẻ chơi ,chú ý sửa sai cho trẻ. - Các con đang chơi trò chơi gì? - Chuyền bóng - Nhận xét khen trẻ 3. Hoạt động 3: Chơi tự do “Phấn, bóng, sỏi” - Cô cho trẻ chơi với lá cây. - Trẻ chơi. - Cô quan sát bao quát trẻ - Cho trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi Nội dung - Tổng số trẻ. ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Kết quả Biện pháp. - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động Thứ 4 ngày 30 tháng 10 năm 2013 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: KPKH Bài dạy: Trò chuyện về gia đình của bé I. Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ biết trong gia đình của mình có những ai, biết tình cảm trách nhiệm của mỗi người trong gia đình. Trẻ biết gia đình có từ 1 -2 con là ít con, gia đình có từ 2 trở lên là gia đình đông con. 2. Kĩ năng..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Rèn sự chú ý lắng nghe, quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ và phát triển ngôn ngữ rò ràng, mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ yêu quý, kính trọng những người thân trong gia đình. II. Chuẩn bị - Tranh gia đình ít con, gia đình đông con, bút sáp. - Cô và trẻ gọn gàng. III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1 : Trò chuyện - Cô cùng trẻ hát bài hát: “Cả nhà thương nhau”. - Trẻ hát 1 lần. - Các con vừa hát bài hát gì? - Cả nhà thương nhau. - Trong bài hát nói đến những ai? - Bố, mẹ, con. Các con ạ! Ai cũng có 1 gia đình, được sống trong gia - Trẻ lắng nghe. đình có tình yêu thương của những người thân thì thật là hạnh phúc. Để biết rõ về những người thân trong gia đình thì hôm nay cô cùng các con trò chuyện về gia đình của các con nhé. 2. Hoạt động 2: Nội dung. a. Cô trò chuyện về gia đình bé. - Bây giờ bạn nào giỏi hãy kể về gia đình nhà mình cho - Trẻ lần lượt kể về gia đình mình. cô và các bạn nghe nào? - Cô lần lượt cho trẻ kể. - Trẻ kể - Gia đình nhà con có những ai? - Trẻ nói - Ông, bà đã sinh ra ai? - Trẻ kể - Bố, mẹ các con lại sinh ra ai? - Trẻ nói - Nhà các con có mấy anh chị em? - Trẻ nói - Con là con thứ mấy trong gia đình? - Gia đình con có 1 mình con thì là gia đình đông con - ít con. hay ít con? - Gia đình có 2 con trở lên là gia đình đông con hay ít - Đông con. con? - Trẻ trả lời. - Bố các con làm gì? - Trẻ trả lời - Mẹ các con làm gì? - Có ạ. - Bố mẹ các con có yêu thương chúng mình không? - Yêu thương, giúp đỡ bố - Trong gia đình các con phải thế nào? mẹ… - Trẻ lắng nghe. Cô chốt lại và giáo dục trẻ: Gia đình có từ 1 -2 con là gia đình ít con, gia đình có từ 2 trở lên là gia đình đông con. Trong 1 gia đình bố mẹ phải làm việc vất vả để nuôi các con, bố mẹ rất thương yêu các con. Các con phải biết yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ người thân như: Quét nhà, trông em, khi mọi người ốm đau các con phải gần gũi, quan tâm. b. Tô màu tranh..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Trời tối, trời tối (Cô trẻ 2 bức tranh lên bảng). - Cô có bức tranh vẽ gì? - Cho trẻ lên chỉ và nhận xét tranh: - Tranh nào vẽ gia đình ít con? Vì sao? - Tranh nào vẽ gia đình đông con? Vì sao? - Cho trẻ tự nhận xét gia đình mình đông con hay ít con? - Để 2 bức tranh này đẹp hơn bây giờ cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội: 1 đội nam, 1 đội nữ. Đội nam tô tranh gia đình ít con, đội nữ tô tranh gia đình đông con. Tô tranh trong khoảng 5 phút. - Khi tô các con cầm bút bằng tay nào? - Cho trẻ tô tranh, khi trẻ tô cô bao quát, động viên trẻ kết hợp với nhau cùng tô tranh. - Khi tô xong cả lớp nhận xét tranh, cô nhận xét 2 đội, khuyến khích, động viên trẻ. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. - Cô nhận xét giờ học, động viên, tuyên dương trẻ. - Cho trẻ hát: Cả nhà thương nhau và cho ra chơi.. - Tranh vẽ về gia đình. - Gia đình có 1 con, vì có 1 con. - Gia đình có 3 con, vì có nhiều con. - Trẻ nhận xét về gia đình mình. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ trả lời. - Trẻ thực hiện. - Trẻ quan sát, nhận xét. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát và ra chơi.. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1.Trò chơi tự chọn: Bịt mắt bắt dê, Kéo cưa lừa xẻ 2. Dạy trò chơi mới: Gia đình của bé ( TCHT) 3. Nêu gương – bình cờ 4. Vệ sinh trả trẻ ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Nội dung Kết quả Biện pháp - Tổng số trẻ - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> từng hoạt động Thứ 5 ngày 31 tháng 10 năm 2013 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QSCMĐ: Nhà sàn TCVĐ: Tung bóng Chơi tự do: Đá, phấn, sỏi. I. Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ nói được tên, đặc điểm, lợi ích của ngôi nhà, biết chơi trò chơi, chơi với lá đá sỏi. Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ. 2. Kĩ năng. - Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình, chơi đoàn kết không chen lấn xô đẩy bạn. II. Chuẩn bị. - Trang phục của cô, của trẻ gọn gàng phù hợp. - Kiểm tra sức khỏe trẻ. - Ngôi nhà sàn,bóng, đá, phấn, sỏi đủ cho trẻ. III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1 :Quan sát « Nhà sàn » - Cô cho trẻ đi thăm gia đình gần trường. - Trẻ đi cùng cô. - Cô đố lớp mình kia là ngôi nhà của ai? - Nhà bác Kẻo. - Con có nhận xét gì về ngôi nhà của bác Kẻo? - 4- 5 trẻ nhận xét. ( Cho trẻ nói). - Phần mái nhà được lợp bằng gì? - Ngói. - Tường nhà làm bằng gì? - Gỗ. - Phía dưới có gì? - Cột. - Có mấy cột? - Trẻ đếm. - Phía trước nhà là cái gì? - Cửa ra vào. - Có mấy cửa ra vào? - 1 cửa. - Có mấy cửa sổ? - 2 cửa sổ. - Ngôi nhà dùng để làm gì? - ở. - Nhà bạn nào giống nhà bác Kẻo? - Trẻ trả lời. - Chúng mình có yêu quý ngôi nhà của mình không? - Có ạ. Cô chốt lại và giáo dục trẻ: Đây là ngôi nhà sàn, - Trẻ lắng nghe. mái lợp ngói, tường, cột làm bằng gỗ….Ngôi nhà là nơi chúng ta ở, là nơi cả gia đình chúng ta cùng chung sống dưới…Vì vậy các con phải yêu quý ngôi nhà của mình..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Các con đang quan sát gì? - Nhận xét khen trẻ 2. Hoạt động 2: Trò chơi “ Tung bóng” - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô hỏi trẻ cách chơi, cô nhắc lại cùng trẻ.. - Nhà sàn.. - Trẻ nghe - Trẻ trả lời và nhắc lại cùng cô. - Cho trẻ chơi 4-5 lần. Cô quan sát bao quát động - Chơi 4-5 lần viên, khuyến khích trẻ chơi ,chú ý sửa sai cho trẻ. - Các con đang chơi trò chơi gì? - Tung bóng - Nhận xét khen trẻ 3. Hoạt động 3: Chơi tự do “Đá, phấn, sỏi” - Cô cho trẻ chơi. - Trẻ chơi. - Cô quan sát bao quát, gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi - Cho trẻ rửa tay sau khi chơi Nội dung - Tổng số trẻ. ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Kết quả Biện pháp. - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động Thứ 6 ngày 1 tháng 11 năm 2013 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: LQCC Bài dạy: Tập tô chữ cái a, ă, â I . Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức -Trẻ biết ngồi đúng tư thế và biết cách cầm bút tô chữ cái. -Trẻ biết tô chữ cái a, ă, â theo khả năng 2. Kĩ năng.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> - RÌn kÜ n¨ng viết , kỹ năng ngồi học 3. Thái độ - Gi¸o dôc trÎ tính cần cù chịu khó học tập , đoàn kết với bạn bè II . ChuÈn bÞ -Bàn ghế đúng qui cách -Vở tập tô -Bút sáp màu, bút chì đen -Tranh hướng dẫn tập tô. III . Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô 1 Hoạt động 1: Trũ chuyện Xin chào mừng các bộ đến tham dự chơng trình : “Thi tay ai khéo » ngày hôm nay ĐÕn tham dự ch¬ng tr×nh ngµy h«m nay gåm cã 40 thớ sinh đến từ lớp 5-6 tuổi Trung tõm - Tham dù ch¬ng tr×nh cßn cã rất nhiều các cô giáo và các vị đại biểu, để chơng trình thành công tốt đẹp c« gi¸o sÏ lµ Ban giám khảo đồng thời sẽ là ngời dÉn ch¬ng tr×nh. - Các thí sinh sẽ ph¶i tr¶i qua 2 phÇn thi - Phần thi thứ nhất là: Bé kể nhanh - Phần thi thứ hai là: Thi tay ai khéo 2. Hoạt động 2 : Bé kể nhanh - Ngay sau đây chúng ta sẽ bước vào phần thi thứ nhất có tên là « Bé kể nhanh » - Cô cùng trẻ hát bài hát: “Cả nhà thương nhau”. - Các con vừa hát bài hát gì? - Trong bài hát nói đến những ai? Các con ạ! Ai cũng có 1 gia đình, được sống trong gia đình có tình yêu thương của những người thân thì thật là hạnh phúc.chúng mình phải luôn yêu quý gia đình thân yêu của mình nhé. 3 Hoạt động 3: Bộ tụ chữ đẹp - Ngay sau đây chúng ta sẽ bước vào phần thi thứ hai có tên : Bé tô chữ đẹp + Tập tô chữ cái a : - BTC có rất nhiều bức tranh tặng cho các bé đấy, các bé cùng quan sát nhé : - Ban tổ chức có tranh vẽ gì? - Bên trên bức tranh có bài thơ “ Cái bống là cái bống bang” cô mời cả lớp đọc cùng cô nào ( 1 lần) - Các bạn nhìn xem bên dưới bức tranh còn có hình ảnh gì đây? - Bên dưới hình ảnh bàn chải răng, cái áo, cái váy có từ bàn chải răng, cái áo, cái váy cô mời cả lớp cùng đọc nào. - Nhiệm vụ của chúng ta là gạch chân chữ cái a. Hoạt động của trẻ - Trẻ nghe. - TrÎ h¸t 1 lÇn. - Trẻ nói - Bố, mẹ. con. - Vâng ạ - Trẻ nói - Trẻ đọc - Trẻ nói - Trẻ nghe - Trẻ đọc - Trẻ nghe.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1.Trò chơi tự chọn: Dung dăng dung dẻ, Kéo co 2. Biểu diễn văn nghệ 3. Nêu gương – bình cờ 4. Vệ sinh trả trẻ ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Nội dung - Tổng số trẻ - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động. Kết quả. Biện pháp.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> TUẦN 9 CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH BÉ Ở Tuần 2: Từ ngày 4/11/2013- 8/11/2013 Thứ 2 ngày 4 tháng 11 năm 3013 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Vườn rau TCVĐ: Thi đi nhanh Chơi tự do: Chơi với phấn, sỏi, lá I. Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ quan sát, nói được đúng tên gọi, nhận xét được một số đặc điểm rõ nét của một số loại rau trong vườn, biết ích lợi của rau. 2. Kĩ năng. - Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ, vận động mạnh cho trẻ. Nhằm củng cố kiến thức, mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về môi trường xung quanh. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ vườn rau của gia đình mình, có ý thức chăm sóc và bảo vệ vườn rau II. Chuẩn bị. - Vườn rau trong khu vườn trường. - Trang phục của cô, của trẻ gọn gang, phù hợp. - Cô kiểm tra sức khỏe trẻ. II. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1 :Quan sát vườn rau. - Cô cho trẻ đi từ lớp đến bên vườn rau của - Trẻ đi cùng cô. trường, cô hỏi trẻ: - Vườn gì đây các con ? - Vườn rau ạ . - Vườn rau này ở đâu? - Trong vườn trường - Các con có nhận xét gì về vườn rau này? - Cho cả lớp nhận xét (Cô cho trẻ tự nói ) - Cô gợi hỏi trẻ nói về tên gọi, thân cây, lá,… - Đây là gì? - Cây hành ạ - Lá cây như thế nào, có màu gì? - Lá nhỏ dài ,có màu xanh - Cây hành trồng để làm gì? - Trẻ kể - Cây gì đây ? - Cây rau cải - Các con có nhận xét gì về cây rau cải này? - Trẻ nhận xét. - Cây rau cải có những gì ?Lá như thế nào? - Tàu lá to ,màu xanh - Cây cải trồng để làm gì? - Ăn. -Trong vườn còn có cây gì nữa đây? - Trẻ kể. - Các con có nhận xét gì về cây rau này? - Trẻ nói - Cành lá như thế nào? - Trẻ trả lời.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Tương tự với các loại rau khác nữa. - Rau giúp ích gì cho con người? - Muốn có nhiều rau ăn phải làm gì? Cô giáo dục trẻ chăm sóc rau, không phá dẵm nát rau, không nhổ nghịch… Ăn rau cho ta nhiều chất dinh dưỡng, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Chính vì vậy cần ăn rau nhiều trong các bữa ăn hàng ngày… - Các con vừa quan sát gì? - Nhận xét khen trẻ 2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Thi đi nhanh” - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi - Cho trẻ chơi 5 - 6 lần, cho trẻ đổi vai chơi cho nhau. - Cô bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi, chú ý sửa sai cho trẻ. - Các con đang chơi trò chơi gì? - Nhận xét khen trẻ 3. Hoạt động 3: Chơi tự do phấn, sỏi, lá - Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ - Cho trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi. - Cung cấp vitamin - Trồng, chăm sóc. - Trẻ lắng nghe.. - Vườn rau.. - Trẻ nghe - Trẻ trả lời. - Trẻ chơi 5 -6 lần.. - Thi đi nhanh - Trẻ chơi.. ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Nội dung Kết quả Biện pháp - Tổng số trẻ - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Thứ 3 ngày 5 tháng 11 năm 3013 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: TOÁN Bài dạy: Đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6 I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết đếm đến 5, nhận biết và tạo nhóm có 5 đối tượng. - Trẻ biết đếm đến 6 tạo nhóm có 6 đối tượng. - Nhận biết các số từ 1 đến 6. 2.Kỹ năng - Rèn kỹ năng đếm từ 1 đến 6. - Rèn kỹ năng xếp tương ứng 1 – 1. - Rèn trẻ kỹ năng nói mạch lạc, đủ câu. 3.Thái độ - Trẻ biết chấp hành đúng luật lệ giao thông khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm. - Trẻ yêu quý gia đình của mình, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. II. Chuẩn bị: - Các đồ dùng gia đình có số lượng từ 1 đến 6 để xung quanh lớp. - 2 bảng cho trẻ chơi trò chơi: Chạy nhanh gắn hình” - Mỗi trẻ 1 rổ đựng 6 cái áo, 6 cái váy , thẻ số từ 1 đến 6. - Tranh lô tô đồ dùng gia đình có số lượng từ 1 đến 6 trẻ tự vẽ. III.Tiến hành hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cho trẻ hát bài : Nhà của tôi - Trẻ hát. - Bây giờ ai xung phong kể về ngôi nhà của - Trẻ kể mình nào? - Nhà con nhà xây, nhà sàn hay nhà gỗ? - Trẻ trả lời - Trong nhà của con có những đồ dùng gì? - Trẻ nói - Xung quanh nhà của con có trồng cây xanh không? - Có ạ - À đúng rồi xung quanh nhà có nhiều cây xanh - Trẻ chú ý lắng nghe. để chúng mình được sống trong bầu không khí mát lành đấy - Chúng mình có yêu quý ngôi nhà của mình không? - Có ạ Các con ạ! nhà có rất nhiều kiểu nhà: Nhà xây - Trẻ nghe mái bằng, nhà xây lợp ngói, nhà gỗ, nhà sàn, nhà mái tranh. Tất cả chúng ta ai cũng có một ngôi nhà của mình và vậy chúng mình phải yêu quý ngôi nhà, luôn giữ cho ngôi nhà sạch đẹp nhé 2. Hoạt động 2: Luyện tập nhận biết nhóm đồ - Vâng ạ vât có số lượng là 5 - Cho trẻ tìm 3 loại đồ dùng đồ chơi có cùng 5 - Trẻ tìm: 5 cái nồi, 5 cái bát, cái.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Cho trẻ tìm nhóm đồ dùng có số lượng là 4 - Nhận xét khen trẻ 3. Hoạt động 3: Tạo nhóm có 6 đối tượng, đếm đến 6, nhận biết số 6. - Cô phát rổ đồ chơi cho trẻ - Hôm nay chúng mình cùng đến chơi nhà bạn búp bê, và bạn ấy đang phơi quần áo chúng mình hãy cùng xếp những cái áo cùng búp bê nào - Cho trẻ xếp 5 chiếc váy ( xếp tương ứng 1-1) - Cho trẻ đếm nhóm áo - Cho trẻ đếm nhóm váy - Cho trẻ so sánh nhóm áo và nhóm váy - Nhóm nào nhiều hơn? - Nhóm nào ít hơn? - Có mấy cái áo không có váy - Muốn cho nhóm váy và nhóm áo bằng nhau phải làm thế nào? - Cho trẻ lấy thêm 1 cái váy - Hai nhóm đã bằng nhau chưa? - Để biểu thị cho nhóm có số lượng là 6, cô có thẻ số 6. - Cô giới thiệu thẻ số 6 - Cô phát âm: 3 lần - Cho trẻ phát âm - Cho tổ, cá nhân phát âm - Đặc điểm số 6: Có một nét xiên phía trên và một nét cong tròn khép kín phía dưới - Cho trẻ nhắc lại - Cô giới thiệu thẻ số 9 để tránh nhầm lẫn cho trẻ - Cho trẻ lấy 2 thẻ số giống cô giơ và đọc sau đó đặt cạnh nhóm áo, váy - Trời sắp mưa rồi bạn búp bê cất đi 1 cái váy - 6 bớt 1 còn mấy? - 5 chiếc mũ thì đặt thẻ số mấy? - So sánh nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy? - Muốn hai nhóm bằng nhau phải làm thế nào? - Cho trẻ xếp 1 cái váy - Hai nhóm đã bằng nhau chưa? - Bạn búp bê cất 3 cái váy - Lấy thẻ số tương ứng. - So sánh nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy? - Có 3 cái váy bạn búp bê cất 3 cái có còn cái nào không?. 5 cái mũ - Trẻ tìm 4 chiếc dép. - Trẻ nghe - Trẻ xếp - Trẻ lấy 5 cái váy - Trẻ đếm - Trẻ đếm - Trẻ so sánh - Nhóm áo nhiều hơn, nhóm váy ít hơn - Có 1 cái - Lấy thêm 1 cái váy - Trẻ thực hiện - Bằng nhau rồi ạ - Nhóm váy và nhóm áo bằng nhau, cùng bằng 6 - Phát âm số 6 - Tổ, cá nhân - Trẻ nói - Trẻ thực hiện - Trẻ cất 1 chiếc váy - 6 bớt 1 còn 5 ạ - Đặt thẻ số 5. - Trẻ so sánh hai nhóm và trả lời câu hỏi. - Thêm 1 cái váy - Trẻ xếp - Rồi ạ - Trẻ cất 3 cái váy - Đặt thẻ số 3 - Trẻ nói.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Bây giờ bạn búp bê cất áo, chúng mình cùng giúp bạn nào - Cô cho trẻ đọc lại thẻ số 6 và cất thẻ số 6 4. Hoạt động 4: Luyện tập *Trò chơi 1: Bạn nào giỏi hơn. - Cách chơi: Cô đã chuẩn bị các các ngôi nhà mang số 4,5,6 để xung quanh lớp. Các con hãy cầm trên tay thẻ số 4, 5, 6 chúng ta vừa đi xung quanh lớp vừa hát bài hát về gia đình khi nghe hiệu lệnh tìm đúng số nhà của mình thì các con chạy nhanh về ngôi nhà có số tương ứng với thẻ số mà các bạn đang cầm trên tay nhé. - Luật chơi: Bạn nào tìm sai là phạm luật - Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần. Sau mỗi lần chơi yêu cầu trẻ đổi thẻ số cho nhau. - Nhận xét khen trẻ *Trò chơi 2: Chạy nhanh gắn hình - Cách chơi: Cô đã chuẩn bị các bức tranh đồ dùng gia đình có số lượng từ 1 đến 6 nhiệm vụ của các đội là phải chạy tiếp sức lần lượt lên bảng tìm đúng bức tranh vẽ đồ dùng gia đình có số lượng là 6 và gắn lên bảng. - Luật chơi: Trò chơi diễn ra trong 1 bản nhạc. Bản nhạc kết thúc đội nào chọn và gắn được nhiều bức tranh đúng sẽ dành được phần thưởng của chương trình.. - Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần. - Nhận xét khen trẻ 5. Hoạt động 5: Kết thúc - Cho trẻ hát: Gia đình gấu và ra chơi. - Không ạ - Trẻ cất dần nhóm áo - Trẻ cất thẻ số 6 - Trẻ nghe giới thiệu trò chơi, luật chơi, cách chơi. - Trẻ chơi. - Trẻ nghe cô nói cách chơi, luật chơi. - Trẻ nghe. - Trẻ tham gia trò chơi.. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1.Trò chơi tự chọn: Bịt mắt bắt dê, Kéo cưa lừa xẻ 2. Tiết học chính: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ: TẠO HÌNH Bài dạy: Vẽ ngôi nhà của bé (ĐT) I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Cung cấp, củng cố cho trẻ biết về 1 số loại nhà khác nhau như : nhà ngói, nhà cao tầng, nhà sàn. - Trẻ biết được đặc điểm, đặc trưng của từng loại nhà. - Trẻ biết vẽ được ngôi nhà mà trẻ yêu thích một môi trường thoáng mát, có cây xanh, hàng rào..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> 2. Kĩ năng. - Rèn cho trẻ kỹ năng tô màu, tô theo 1 chiều không tô ra ngoài, biết phối hợp giữa các màu với nhau. - Biết dùng các nét thẳng, nét xiên, nét cong để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. - Nhằm rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập, trẻ yêu quý gia đình mình - Trẻ yêu quý, giữ gìn sản phẩm do mình tạo ra II. Chuẩn bị - Tranh ngôi nhà: 3 tranh. - Tranh 1: Nhà ngói - Tranh 2: Nhà 2 tầng - Tranh 3: Nhà sàn - Giấy, sáp màu đủ cho trẻ. III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Xin chào mừng các bé đến với chương trình Bé khéo tay ngày hôm nay - Đến tham dự chương trình hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu có 40 thí sinh đến từ lớp 5-6 tuổi trung tâm - Chương trình với chủ đề : Vẽ ngôi nhà của bé - Chương trình gồm 5 phần: Phần 1: Bé trả lời nhanh Phần 2: Bé cảm thụ tranh Phần 3: Ý tưởng của bé Phần 4: Bé khéo tay Phần 5: Tổng kết trao giải Tôi sẽ là ban giám khảo đồng thời sẽ là người dẫn chương trình đồng hành với các thí sinh ngày hôm nay. 2. Hoạt động 2 :Bé trả lời nhanh - Ngay sau đây chúng ta cùng bước vào phần thi thứ nhất có tên Bé trả lời nhanh - Để cho phần thi này vui hơn chúng ta sẽ cùng hát vang bài hát Nhà của tôi - Bây giờ ai xung phong kể về ngôi nhà của mình nào? - Nhà con nhà xây, nhà sàn hay nhà gỗ? - Trong nhà của con có những đồ dùng gì? - Xung quanh nhà của con có trồng cây xanh. Hoạt động của trẻ - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ nghe. - Trẻ hát - Trẻ kể. - Trẻ nói - Trẻ trả lời.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> không? - À đúng rồi xung quanh nhà có nhiều cây xanh để chúng mình được sống trong bầu không khí mát lành đấy - Chúng mình có yêu quý ngôi nhà của mình không? Các con ạ! nhà có rất nhiều kiểu nhà: Nhà xây mái bằng, nhà xây lợp ngói, nhà gỗ, nhà sàn, nhà mái tranh. Tất cả chúng ta ai cũng có một ngôi nhà của mình, vậy bằng tình cảm gắn bó với tổ ấm của gia đình các thí sinh hãy thể hiện bức tranh của chúng ta thật đẹp nhé - Sau đây chúng ta sẽ bước sang phần thi thứ 2 có tên: Bé cảm thụ tranh 2. Hoạt động 2: Bé cảm thụ tranh - Có rất nhiều họa sĩ nổi tiếng trưởng thành từ các cuộc thi và họ đã vẽ chính ngôi nhà thân yêu của mình các bé hãy cùng xem tranh của các họa sĩ nhé! * Quan sát tranh nhà lợp ngói: - Nhìn xem nhìn xem? - Ban tổ chức có bức tranh vẽ gì? - Đây là bức tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân đã vẽ ngôi nhà của mình để tặng các bạn đấy. - Bạn nào có nhận xét về ngôi nhà của họa sĩ vẽ? - Mái nhà có dạng hình gì? Màu gì? - Tường nhà có dạng hình gì? Màu gì? - Cửa nhà hình gì? Màu gì? - Họa sĩ đã sử dụng những nét gì để vẽ?. - Trẻ nói - Trẻ nghe. - Có ạ - Trẻ lắng nghe.. - Vâng ạ! - Trẻ nghe. - Vâng ạ - Xem gì? Xem gì? - Trẻ nói - Trẻ nghe. - Trẻ nhận xét - Hình tam giác, màu đỏ. - Hình chữ nhật, màu xanh. - Hình chữ nhật, màu vàng. - Nét sổ thẳng, nét gạch ngang, nét xiên - Ngoài ra họa sĩ còn vẽ gì xung quanh ngôi nhà? - Cây, hoa - Đều màu, không chờm ra - Họa sĩ đã tô màu như thế nào? ngoài - Có ạ - Chúng mình thấy bức tranh cân đối không? -> Ngôi nhà của họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ gồm có - Trẻ nghe thân nhà, mái nhà, thân nhà, cửa sổ và cửa ra vào. Mái nhà là hình tam giác, màu đỏ, thân nhà là hình chữ nhật màu vàng, cửa sổ và cửa ra vào màu xanh bức tranh có hoa và cây rất đẹp đấy. *Quan sát tranh nhà sàn: - Sau đây chúng ta cùng xem tranh vẽ của Họa Sĩ Dương Thanh nhé - Tranh gì, tranh gì? - Đoán tranh, đoán tranh - Các gia đình đoán xem tranh vẽ ngôi nhà gì đây? - Tranh vẽ nhà sàn ạ - Họa sĩ Dương Thanh sinh ra ở miền núi nên nhà - Trẻ nghe.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> sàn đã gắn liền họa sĩ từ thủa nhỏ đấy các bạn ạ - Bạn nào có nhận xét về ngôi nhà sàn? - Mái nhà vẽ bằng nét gì? - Thân nhà vẽ bằng nét gì? - Ngôi nhà sàn có mấy cột? - Cầu thang được vẽ như thế nào? - Bức tranh nhà sàn được tô bởi những màu gì? - Để cho bức tranh đẹp hơn họa sĩ còn vẽ gì nữa đây? - Chúng mình thấy bố cục bức tranh như thế nào? -> Nhà sàn gồm có mái nhà là hình tam giác màu đỏ, thân nhà hình chữ nhật màu nâu, Cửa ra vào màu xanh, cửa sổ màu xanh, nhà sàn có cầu thang lên xuống, xung quanh có cây, đàn gà, có ông mặt trời nữa đấy các con ạ. Và bức tranh nhà sàn được họa sĩ vẽ rất ngay ngắn trên trang giấy đấy. * Quan sát nhà tầng: - Ban tổ chức có bức tranh vẽ gì nữa đây? - Ngôi nhà này có mấy tầng? - Họa sĩ đã sử dụng nét gì để vẽ được nhà 2 tầng? - Để bức tranh đẹp hơn phải làm gì? - Trong bức tranh họa sĩ đã sử dụng rất nhiều màu sắc như màu đỏ, màu xanh, màu hồng, màu nâu và họa sĩ cũng đã vẽ thêm hoa, ông mặt trời để bức tranh đẹp hơn đấy - Ngay sau đây chúng ta sẽ đến với phần thi ý tưởng của bé 3. Hoạt động 3: Ý tưởng của bé - Con định vẽ ngôi nhà như thế nào? - Con định sử dụng những nét vẽ nào để vẽ ngôi nhà? - Để ngôi nhà đẹp hơn phải tô màu như thế nào? - Để cho bức tranh đẹp hơn, vẽ thêm gì nữa?. - Mái nhà, cột nhà, thân nhà... - Nét xiên, nét gạch ngang - Nét sổ thẳng, nét gạch ngang - Trẻ đếm 4 cột - Vẽ nét xiên, nét gạch ngang - Màu da cam, màu nâu, màu tím, màu vàng - Vẽ cây, đàn gà, ông mặt trời - Cân đối - Trẻ nghe. - Nhà tầng - Hai tầng ạ. - Nét sổ thẳng, nét gạch ngang, nét xiên - Tô màu ạ. - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ nói - Trẻ nói - Tô trong nét vẽ, tô đều màu - Vẽ thêm cây xanh, bồn hoa, ông mặt trời. - Mỗi thí sinh đều có những ý tưởng rất là hay và sáng tạo ngay sau đây chúng ta sẽ bước vào phần thi thứ 4 có tên Bé khéo tay 4. Hoạt động 4: Bé khéo tay - Để vẽ được bức tranh đẹp chúng mình phải cầm bút bằng tay nào? cầm như thế nào? - Tay phải, cầm bằng 3 đầu - Các bé đã sẵn sàng chưa? ngón tay - Sẵn sàng.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Cho trẻ vẽ - Khi trẻ vẽ cô đến từng bàn động viên khuyến khích , gợi ý cho những trẻ còn lúng túng. - Động viên sự sáng tạo của trẻ 5. Hoạt động 5: Nhận xét trao giải - Chương trình đã sắp đến giờ kết thúc xin mời các bé hãy đem tranh vẽ của mình lên trưng bày nào? - Cô sắp xếp phân loại tranh của trẻ theo mức độ tốt, khá, trung bình - Cho 4 - 5 trẻ nhận xét sản phẩm.. - Trẻ vẽ. - Trẻ dừng tay mang sản phẩm lên trưng bày. - Trẻ chú ý nhận xét bài của bạn - Trẻ nói - Trẻ nói. - Con thích nhất ngôi nhà do ai vẽ? - Vì sao con thích? - Cho trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình - Cô nhận xét chung, chỉ ra bài vẽ đẹp và bài chưa - Trẻ chú ý lắng nghe cô nhận đẹp, cô động viên, tuyên dương trẻ. xét. - Sau một thời gian làm việc khẩn trương và nghiêm túc BTC đã chọn lựa ra những bài vẽ đẹp - Giải nhất thuộc vê.... - Trẻ nhận giải - Giải nhì thuộc về..... - Giải ba thuộc về...... - Chương trình Bé khéo tay đến đây là kết thúc, xin chào và hẹn gặp lại các bé trong các chương trình lần sau 3. Nêu gương – bình cờ 4. Vệ sinh trả trẻ ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Nội dung Kết quả Biện pháp - Tổng số trẻ - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Thứ 4 ngày 6 tháng 11 năm 3013 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QSCMĐ: Nhà sàn TCVĐ: Tung bóng Chơi tự do: Đá, phấn, sỏi. I. Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ nói được tên, đặc điểm, lợi ích của ngôi nhà, biết chơi trò chơi, chơi với lá đá sỏi. Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ. 2. Kĩ năng. - Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình, chơi đoàn kết không chen lấn xô đẩy bạn. II. Chuẩn bị. - Trang phục của cô, của trẻ gọn gàng phù hợp. - Kiểm tra sức khỏe trẻ. - Ngôi nhà sàn,bóng, đá, phấn, sỏi đủ cho trẻ. III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1 :Quan sát « Nhà sàn » - Cô cho trẻ đi thăm gia đình gần trường. - Trẻ đi cùng cô. - Cô đố lớp mình kia là ngôi nhà của ai? - Nhà bác Kẻo. - Con có nhận xét gì về ngôi nhà của bác Kẻo? - 4- 5 trẻ nhận xét. ( Cho trẻ nói). - Phần mái nhà được lợp bằng gì? - Ngói. - Tường nhà làm bằng gì? - Gỗ. - Phía dưới có gì? - Cột. - Có mấy cột? - Trẻ đếm. - Phía trước nhà là cái gì? - Cửa ra vào. - Có mấy cửa ra vào? - 1 cửa. - Có mấy cửa sổ? - 2 cửa sổ. - Ngôi nhà dùng để làm gì? - ở. - Nhà bạn nào giống nhà bác Kẻo? - Trẻ trả lời. - Chúng mình có yêu quý ngôi nhà của mình không? - Có ạ. Cô chốt lại và giáo dục trẻ: Đây là ngôi nhà sàn, - Trẻ lắng nghe. mái lợp ngói, tường, cột làm bằng gỗ….Ngôi nhà là nơi chúng ta ở, là nơi cả gia đình chúng ta cùng chung sống dưới…Vì vậy các con phải yêu quý ngôi nhà của mình..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Các con đang quan sát gì? - Nhận xét khen trẻ 2. Hoạt động 2: Trò chơi “ Tung bóng” - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô hỏi trẻ cách chơi, cô nhắc lại cùng trẻ.. - Nhà sàn.. - Trẻ nghe - Trẻ trả lời và nhắc lại cùng cô. - Cho trẻ chơi 4-5 lần. Cô quan sát bao quát động - Chơi 4-5 lần viên, khuyến khích trẻ chơi ,chú ý sửa sai cho trẻ. - Các con đang chơi trò chơi gì? - Tung bóng - Nhận xét khen trẻ 3. Hoạt động 3: Chơi tự do “Đá, phấn, sỏi” - Cô cho trẻ chơi. - Trẻ chơi. - Cô quan sát bao quát, gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi - Cho trẻ rửa tay sau khi chơi Nội dung - Tổng số trẻ. ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Kết quả Biện pháp. - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động. Thứ 5 ngày 7 tháng 11 năm 3013 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: VĂN HỌC Bài dạy: Truyện Ba cô gái I . Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện tên tác giả, hiểu nội dung câu truyện - Trẻ biết kể diễn cảm câu truyện 2. Kĩ năng:.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Phát triển vốn từ cho trẻ 3. Thái độ: - Trẻ biết yêu quý mẹ và những người thân trong gia đình II. Chuẩn bị: - Tranh truyện - Trang phục cô và trẻ gọn gàng III . Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú - Xin chào mừng các bé đến với chương trình Bé yêu văn học ngày hôm nay - Đến tham dự chương trình hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu có 40 thí sinh đến từ lớp 5-6 tuổi trung tâm - Chương trình gồm 5 phần: Phần 1: Bé kể nhanh Phần 2: Bé yêu văn học Phần 3: Bé thông minh Phần 4: Mình cùng kể truyện Phần 5: Tổng kết trao giải - Tôi sẽ là ban giám khảo đồng thời sẽ là người dẫn chương trình đồng hành với các thí sinh ngày hôm nay. 2. Hoạt động 2: Bé kể nhanh - Cho cả lớp hát bài cả nhà thương nhau - Trẻ hát - Trong gia đình con có những ai ? - Trẻ nói - Người sinh ra bố gọi là gì ? - Ông bà nội - Người sinh ra mẹ gọi là gì ? - Ông bà ngoại - Bên nội có những ai ? - Bác, bá, cô, chú - Bên ngoại có những ai ? - Bác bá, cậu, dì - Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại...Đó là -Trẻ nghe những người thân trong gia đình mình nhưng có các cách gọi khác nhau đấy . Những người đó cũng rất yêu quí chúng ta.Vậy chúng ta phải biết vâng lời - Vâng ạ nhé - Trẻ nghe 3. Hoạt động 3: Bé yêu văn học - Hôm nay cô có 1 câu chuyện nói về tình cảm của người con đối với người mẹ của mình đó là câu - Trẻ lắng nghe chuyện “Ba cô gái” - Cô kể lần 1: Ba cô gái - Trẻ quan sát và lắng Thu Thủy kể nghe - Cô kể lần 2: Kết hợp tranh minh họa - Trẻ nói - Hỏi trẻ tên truyện tên tác giả? 4. Hoạt động 4: Bé thông minh.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Bà mẹ đã sinh được mấy cô con gái? - Bà mẹ đã nói gì với sóc con? -> Bà mẹ vất vả sinh được ba cô con gái bà rất yêu thương các con thế rồi các cô lấy chồng xa bà ốm bà muôn gặp các con nên bà đã nhờ sóc chuyển thư Trích “ Từ đầu ……bảo các con ta hãy về thăm ta ngay sóc nhé…” - Cô cả có về thăm mẹ không ? Vì sao? - Sóc con đã nói gì với cô cả, cô cả biến thành con gì? - Cô hai có về thăm mẹ không? - Cô hai đã biến thành con vật gì? - Cô cả và cô hai vì tham việc nhà mà quên mất mẹ gà đang ốm , không hề thương mẹ nên đã bị trừng phạt biến thành con nhện và con rùa. Trích “Từ sóc đi ròng rã một ngày một đêm nữa….biến thành con nhện suốt đời giăng chỉ” - Cô út là người thế nào? - Các con có học tập cô út không? - Vì yêu thương mẹ nên khi biết tin mẹ ốm nên cô út đã về ngay thăm mẹ và cô được sống rất hạnh phúc. Trích đoạn cuối “Sóc đi đến nhà cô út …….Sống rất lâu và hạnh phúc” - Giáo dục trẻ phải biết yêu quý chăm sóc người thân nhất người sinh ra mình 5.Hoạt động 5.: Mình cùng kể truyện - Cho cả lớp kể - Cho tổ kể luân phiên - Củng cố: Hỏi tên truyện, tác giả - Nhận xét khen trẻ 6 . Hoạt động 6: Tổng kết trao giải - Cô cho trẻ đọc thơ Giữa vòng gió thơm và đi ra sân chơi. - Trẻ trả lời - Ba cô con gái - Sóc hãy…thăm ta ngay sóc nhé Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ nói - Vậy thì chị cứ ở nhà mà cọ chậu suốt đời - Không ạ - Con nhện Trẻ chú ý lắng nghe. - Tốt bụng, yêu quí mẹ - Có ạ - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ nghe - Lớp kể 2 lần - Tổ kể. - Trẻ đọc. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1.Trò chơi tự chọn: Kéo cưa lừa xẻ, Kéo co 2. Tiết học chính: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ: GDAN Bài dạy: Nghe hát: Cho con Dạy hát: Nhà của tôi TCAN: Ai nhanh nhất I . Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức. - Trẻ chăm chú lắng nghe cô hát, biết hưởng ứng cùng cô.Trẻ thuộc bài hát.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Trẻ biết chơi trò chơi, tham gia trò chơi hứng thú. 2. Kỹ năng. - Rèn cho trẻ sự ghi nhớ có chủ định, phát triển vốn từ cho trẻ. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi, biết vâng lời ông bà cha, mẹ II. Chuẩn bị - Bài nghe hát, dạy hát. - Cô và trẻ gọn gàng III . Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô 1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú Xin chào các bạn đến tham dự chương trình : Trò chơi âm nhạc’’ ngày hôm nay. - Đến tham dự chương trình có 3 đội đều đến từ lớp 5-6 tuổi trung tâm Đến tham dự còn có các cô giáo và các vị đại biểu đến tham dự với chúng ta đề nghị chúng ta 1 tràng pháo tay. Cô giáo sẽ là người dẫn chương trình 2 đội phải trải qua 4 phần thi - Bé kể nhanh - Bé yêu âm nhạc - Quà tặng âm nhạc - Trò chơi âm nhạc 2. Hoạt động 2: Bé kể nhanh - Các con đang thực hiện chủ đề gì ? - Trong mỗi chúng ta ai cũng có 1 gia đình - Mỗi gia đình lại sống trong 1 ngôi nhà, các con hãy kể cho cô biết có những loại nhà như thế nào ? (Mời 2-3 trẻ kể ) - Cô nhắc lại - Vậy muốn cho ngôi nhà luôn sạch sẽ thì hàng ngày các con phải quét dọn sạch sẽ nhớ chưa. 3.Hoạt động 3 : Quà tặng âm nhạc. Đến tham dự chương trình ban tổ chức có món quà âm nhạc tặng cho 2 đội đó là bài hát ‘Cho con’’ - Cô hát lần 1 - Nói tên bài hát : Cho con - Tên tác giả : Phạm Trọng Cầu - Cô hát lần 2 - Hỏi lại trẻ tên bài hát. Hoạt động của trẻ - Trẻ nghe. - Chủ đề gia đình.. - Trẻ kể - Trẻ nghe - Vâng ạ. -Trẻ nghe - Cho con.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Tên tác giả ? Nội dung : Bài hát nói về tình yêu thương của cha mẹ dành cho con như bông hoa, như lá chắn, con hứa sẽ là con ngoan để cha mẹ vui lòng - Cô hát lần 3 và trẻ hưởng ứng cùng - Củng cố giáo dục - Hỏi lại trẻ tên bài hát ? - Tên tác giả ? - Giáo dục trẻ luôn yêu quý ông, bà bố, mẹ - Nhận xét khen trẻ 4. Hoạt động 4: Bé yêu âm nhạc - Trước khi bước vào phần thi ‘Bé yêu âm nhạc ’’mời 2 đội cùng lắng nghe ban tổ chức hát bài’ Nhà của tôi ’nhạc và lời Thu Hiền nhé. + Cô hát 2 lần : - Lần 1 : Nói tên bài hát : Nhà của tôi Nói tên tác giả : Thu Hiền - Lần 2 : Hỏi trẻ tên bài hát Tên tác giả - Nội dung : Nói về ngôi nhà, ngôi nhà rất gần gũi với chúng ta - Mời 2 đội cùng nhau hát nào - Mời từng đội hát - Mời các thành viên của từng đội - Mời cá nhân của từng thành viên - Cô bao quát và sửa sai cho trẻ - Động viên trẻ - Củng cố giáo dục - Hỏi lại trẻ tên bài hát ? - Tên tác giả ? - Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà thân yêu - Nhận xét khen trẻ 5. Hoạt động 5: Trò chơi âm nhạc. Đến tham dự ban tổ chức có trò chơi tặng các bạn đó là trò chơi “Ai nhanh nhất”’ Để tham gia vào trò chơi được tốt 2 đội nhắc lại luật chơi và cách chơi - Trẻ chơi : 3 - 4 lần - Cô bao quát trẻ chơi - Hỏi lại tên trò chơi - N hận xet khen trẻ 6.Hoạt động 6: Trao giải - Trao giải cho 3 đội. - Phạm Trọng Cầu -Trẻ nghe. - Trẻ hưởng ứng - Cho con - Trương Quang Lục. -Trẻ nghe -Nhà của tôi - Thu Hiền - Lớp hát - Tổ hát - Nhóm hát - Trẻ hát. - Nhà của tôi - Thu Hiền. - Trẻ nghe - Trẻ nói - Trẻ chơi - Ai nhanh nhất - Trẻ nhận giải.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Chương trình Trò chơi âm nhạc đến đây là kết thúc, xin chào và hẹn gặp lại 4. Nêu gương bình cờ 5. Vệ sinh trả trẻ ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Nội dung Kết quả. Biện pháp. - Tổng số trẻ - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động Thứ 6 ngày 8 tháng 11 năm 2013 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Nhà vách đất. TCVĐ: Chuyền bóng Chơi tự do: Phấn, lá, sỏi I. Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ nói được tên, đặc điểm, lợi ích của ngôi nhà, biết chơi trò chơi 2. Kĩ năng. - Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ. - Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình, chơi đoàn kết không chen lấn xô đẩy bạn. II. Chuẩn bị. - Trang phục của cô, của trẻ gọn gàng phù hợp. - Bóng, phấn, lá, sỏi III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1 : Quan sát « Nhà vách đất ».
<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Cô cho trẻ đi thăm gia đình gần trường. - Cô đố lớp mình kia là ngôi nhà của ai? - Con có nhận xét gì về ngôi nhà của cô Hà ?( Cho 4-5 trẻ nhận xét). - Phần mái nhà được lợp bằng gì? - Tường nhà làm bằng gì? - Phía trước nhà là cái gì? - Có mấy cửa ra vào? - Ngôi nhà dùng để làm gì? - Nhà bạn nào giống nhà cô Hà ? - Chúng mình có yêu quý ngôi nhà của mình không? Cô chốt lại và giáo dục trẻ: Đây là ngôi nhà có vách đất, mái lợp ngói….Ngôi nhà là nơi chúng ta ở, là nơi che mưa, che nắng hàng ngày, cả gia đình chúng ta cùng chung sống dưới ngôi nhà…Vì vậy các con phải yêu quý ngôi nhà của mình. - Các con đang quan sát gì? 2. Hoạt động 2: Trò chơi “Chuyền bóng” - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô hỏi trẻ cách chơi, cô nhắc lại cùng trẻ.. - Trẻ đi cùng cô. - Nhà bác Năm. - 4- 5 trẻ nhận xét. - Ngói. - Đất. - Cửa ra vào. - 2 cửa. - ở. - Trẻ trả lời. - Có ạ. - Trẻ lắng nghe.. - Ngôi nhà.. - Trẻ trả lời và nhắc lại cùng cô. - Cho trẻ chơi 4-5 lần. Cô quan sát bao quát - Chơi 4-5 lần động viên, khuyến khích trẻ chơi ,chú ý sửa sai cho trẻ. - Chuyền bóng - Các con đang chơi trò chơi gì? - Nhận xét khen trẻ 3. Hoạt động 3: Chơi tự do “Phấn, bóng, sỏi” - Trẻ chơi. - Cô cho trẻ chơi với lá cây. - Cô quan sát bao quát trẻ - Cho trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi Nội dung. ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Kết quả Biện pháp. - Tổng số trẻ - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động. TUẦN 10 CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: HỌ HÀNG CỦA BÉ Tuần 3: Từ ngày 11/11/2013- 15/11/2013.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> Thứ 2 ngày 11 tháng 11 năm 2013 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: THỂ DỤC Bài dạy: Đi bước dồn trước (dồn ngang) trên ghế thể dục Trò chơi: Nhảy tiếp sức I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết đi bước dồn trước ,dồn ngang trên ghế thể dục - Trẻ biết chơi trò chơi tham gia hứng thú 2. Kỹ năng. - Trẻ có kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ yêu thích môn học II. Chuẩn bị - Ghế thể dục - Vòng thể dục III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô 1. Hoạt động 1 : Trũ chuyện - Người sinh ra bố gọi là gì ? - Người sinh ra mẹ gọi là gì ? - Bên nội có những ai ? - Bên ngoại có những ai ? - Các bạn ạ Cô, chú, bác, dì, cậu, mợ…Đó là những người thân trong gia đình mình nhưng có các cách gọi khác nhau đấy . Những người đó cũng rất yêu quí chúng ta.Vậy chúng ta phải biết vâng lời nhớ chưa nào ? 2. Hoạt động 2 : Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn và đi các kiểu khác nhau: đi thường - lên dốc - đi thường – xuống dốc - đi thường – đi đường vòng - đi thường - đi nhanh – chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường - về 3 hàng ngang dãn đều nhau. 3. Hoạt động 3 :Trọng động + ĐT tay 2: ( 2 lần x 8 nhịp) - Tay đưa phía trước đưa lên cao + ĐT chân 2: ( 3 lần x 8 nhịp) - Ngồi khuỵu gối, tay đưa cao ra trước + ĐT bụng 1: ( 2 lần x 8 nhịp). Hoạt động của trẻ - Ông bà nội - Ông bà ngoại - Cô ,chú , bác. - Dì ,cậu ,mợ .. - Vâng ạ - Trẻ đi theo hiệu lệnh. - Trẻ tập theo cô.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Đúng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân + ĐT bật 1: ( 2 lần x 8 nhịp) - Bật tiến về phía trước 4.Hoạt động 4: Vận động cơ bản - Cho trẻ xếp thành hai hàng ngang đối diện nhau - Hôm nay cô và các bạn cùng thực hiện vân động :“Đi bước dồn trước (dồn ngang) trên ghế thể dục ’’ - Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích động tác - Cô làm mẫu lần 2: Phân tích từng động tác - TTCB: C« đứng sát đầu ghế mắt nhìn đầu ghế kia, tay chống hông, khi có hiệu lệnh “đi”cô bước chân phải lên một bước nhỏ, sau đó đặt chân trái lên ghế sát gót chân phải, tiếp tục bước chân phải lên trước và chân trái lại đặt sát gót chân phải lần lượt thực hiện như vậy cho đến hết ghế cô bước xuống và đi về cuối hàng đứng. + Trẻ thực hiện - Cô gọi 2 – 3 trẻ khá lên tập mẫu - Cho cả lớp thực hiện - Cho hai đội thi đua - Củng cố giáo dục: - Các con vừa tập bài tập gì ?. - Trẻ nghe - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát và lắng nghe. - Trẻ tập - Trẻ thực hiện - Hai đội thi đua - Đi bước dồn trước dồn ngang trên ghế thể dục. - Vâng ạ. - Vậy hàng ngày các con chăm tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh nhé 5.Hoạt động 5 :Trò chơi “ Nhảy tiếp sức ” - Cô nói tên trò chơi. - Cô giới thiệu cách chơi – luật chơi. - Cho trẻ chơi 3 – 4 lần - Cô bao quát động viên trẻ chơi. - Củng cố - Hỏi lai trẻ tên trò chơi? - Nhận xét khen trẻ 6.Hoạt động 6: Hồi tĩnh - Cô cho trẻ đi vòng quanh sân 2 – 3 vòng. - Trẻ nghe - Trẻ nghe - Trẻ chơi - Nhảy tiếp sức - Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân - Trẻ nhận giải. 7. Hoạt động 7: Trao giải - Cô trao giải cho 2 đội - Cho trẻ ra ngoài.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1.Trò chơi tự chọn: Kéo co, lộn cầu vồng 2. Dạy trò chơi mới: Có bao nhiêu đồ vật (TCVĐ) 3. Nêu gương – bình cờ 4. Vệ sinh trả trẻ ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Nội dung Kết quả Biện pháp - Tổng số trẻ - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động Thứ 3 ngày 12 tháng 11 năm 2013 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QSCMĐ: Bể nước TCVĐ : Thi đi nhanh CTD: Phấn, lá, giấy I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, công dụng của bể nước - Trẻ biết ích lợi của nó - Trẻ biết chơi trò chơi tham gia hứng thú 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ có chủ định. 3. Thái độ : - Trẻ biết đúng nước tiết kiệm, biết vặn vòi vào khi không sử dụng nữa. - Trẻ đoàn kết với nhau trong khi chơi. II . Chuẩn bị: - Bể nước - Phấn , lá, giấy - Sân chơi sạch sẽ III. Tổ chức hoạt động.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> Hoạt động của cô 1.Hoạt động 1: Quan sát: “Bể nước” - Hôm nay cô con mình cùng nhau đi quan sát ‘Bể nước’’ Cô cho trẻ đứng gần bể nước. Hỏi trẻ đây là gì ? Quan sát xem bể nước có đặc điểm gì ? (Mời 2-3 trẻ nói ) À đúng rồi !Cô nhắc lại - Bể nước có dạng khối gì ? - Bể nước làm bằng gì ? - Bể nước dùng để làm gì ? - Bể nước to hay nhỏ ? - Bể nước to đựng được nhiều hay ít nước ? - Đây là gì ? - Khoá để làm gì ? - Đếm xem có mấy chiếc khoá - Khoá được làm bằng gì ? - Củng cố giáo dục: - Các con vừa quan sát cái gì ? - Bể dùng để đựng nước .Vậy chúng ta phải biết giữ gìn sạch sẽ, không bôi bẩn lên tuờng, khi lấy nước xong phải biết khoá nước lại nhớ chưa. - Nhận xét khen trẻ 2. Hoạt động 2 : Trò chơi :“Thi đi nhanh » - Cô thưởng cho các con trò chơi: Thi đi nhanh - Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi và cách chơi - Cô cho trẻ 3- 4 lần - Cô bao quát động viên trẻ chơi - Củng cố: - Các con vừa cùng nhau chơi trò chơi gì? 3. Hoạt động 3: Chơi tự do:“Phấn, lá, que ” - Cô bao quát trẻ chơi - Cô nhận xét chung - Cho trẻ đi rửa tay. Nội dung - Tổng số trẻ. Hoạt động của trẻ. - Bể nước - Thân ,nắp ,vòi - Khối vuông - Làm bằng xi măng cát - Dùng để đựng nước - Bể to ạ - Đựng được nhiều nước ạ - Khoá ạ - Khoá ,mở nước -Trẻ đếm 1,2 - Làm bằng sắt - Bể nước. -Vâng ạ. - Trẻ nói -Trẻ chơi - Thi đi nhanh -Trẻ chơi. ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Kết quả Biện pháp. - Những biểu hiện về.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> tình trạng sức khoẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động Thứ 4 ngày 13 tháng 11 năm 2013 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ: TẠO HÌNH Bài dạy: Vẽ người thân trong gia đình (ĐT) I .Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức. -Trẻ vẽ theo ấn tượng những người thân trong gia đình qua việc nêu đặc điểm riêng như đầu tóc, kính, râu, nét mặt. 2. Kỹ năng. - Rèn cho trẻ chí tưởng tượng phong phú, bố trí cân đối hài hòa. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ biết yêu quí ông bà ,bố ,mẹ, anh chị II . Chuẩn bị - Tranh vẽ những người thân trong gia đình - Bút, vở, bàn ghế cho trẻ II . Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô 1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú - Xin chào các bạn đến tham dự chương trình : « Bé khéo tay’’ ngày hôm nay - Đến tham dự chương trình có 2 đội đều đế từ lớp 5-6 tuổi Trung tâm - Đến tham dự còn có các cô giáo và các vị đại biểu đến tham dự với chúng ta đề nghi chúng ta 1 tràng pháo tay - Cô giáo sẽ là người dẫn chương trình - Hai đội phải trải qua 5 phần thi - Bé kể nhanh - Cảm thụ tranh. Hoạt động của trẻ - Trẻ nghe. - Trẻ nghe.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Ý tưởng của bé - Bé khéo tay - Triển lãm tranh 1. Hoạt động1: Bé kể nhanh - Ngay bây giờ chúng ta sẽ bước vào phần thi thứ nhất có tên: Thi kể nhanh - Con hãy kể về gia đình mình gồm có những ai? - Người sinh ra bố gọi là gì? - Người sinh ra mẹ gọi là gì? - Cô đặt câu hỏi về họ hàng bên nội, bên ngoại - Anh chị của bố gọi là gì? - Em gái, trai của bố gọi là gì? - Anh chị của mẹ gọi là gì? - Em gái trai của mẹ gọi là gì? -> Họ hàng bên nhà nội gồm có ông bà nội sinh ra bố, anh chị ruột của bố gọi là bác, em trai của bố gọi là chú, em gái của bố gọi là cô - Họ hàng bên ngoại có ông bà ngoại người sinh ra mẹ chúng ta, anh chị của mẹ gọi là bác, bá. Em trai của mẹ gọi là cậu, em gái của mẹ gọi là dì - Chúng mình có yêu quý những người họ hàng trong gia đình không? - Yêu quý những người trong họ hàng phải làm gì? - GD trẻ yêu quý những người trong họ hàng 2.Hoạt động 2: Cảm thụ tranh *Tranh vẽ về bố - Nhìn xem, nhìn xem - Bức tranh vẽ về ai đây nhỉ? - Quan sát xem bố có những bộ phận gì ? - Mắt bố có dạng hình gì? - Tóc bố như thế nào - Tóc bố có màu gì ? - Bố mặc quần áo màu gì? - Thế khuôn mặt của bố, được vẽ như thế nào? - Mắt vẽ như thế nào? - Mũi vẽ bằng nét gì? - Miệng vẽ bằng nét gì? - Bức tranh được vẽ ở đâu? - Cô nhắc lại * Tranh vẽ mẹ. - Trẻ kể - Là ông nội, bà nội - Là ông ngoại bà ngoại - Là bác trai, bác gái - Là chú, cô - Là bác, bá - Là dì, cậu. - Có ạ - Ngoan ngoãn, vâng lời. - Xem gì xem gì? - Vẽ bố ạ - Mặt, tóc, mắt , mũi, miệng…. - Dạng hình tròn - Tóc ngắn - Màu đen - Màu đen, màu xanh - Vẽ dạng hình tròn - Vẽ dạng hình tròn - Vẽ nét sổ thẳng, nét gạch - Nét cong - Ở giữa giấy - Đi ngủ thôi -Òóoo.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Trời tối rồi - Trời sáng rồi - Cô có tranh vẽ về ai ? - Các bạn quan sát xem mẹ có những gì ? -Tóc mẹ như thế nào ? -Tóc mẹ có màu gì ? - Thế khuôn mặt được cô vẽ bởi hình gì? - Mắt được cô vẽ như thế nào? - Mũi vẽ như thế nào? - Miệng vẽ như thế nào? - Bố cục bức tranh như thế nào? - Cô nhắc lại * Tranh vẽ con - Tranh vẽ về ai - Em bé có những gì ? - Em bé mặc váy màu gì? - Tóc em bé như thế nào - Tóc của anh trai như thế nào? - Anh trai mặc quần áo màu gì? - Chúng mình thấy bố cục bức tranh như thế nào ? - Cô nhắc lại 3.Hoạt động 3: Ý tưởng của bé - Con vẽ về ai trong gia đình mình nào ? - Con vẽ như thế nào ? ? - Muốn cho bức tranh đẹp con phải làm gì? - Tô màu như thế nào? (Cô hỏi ý định của 3-4 trẻ) - Sau mỗi lần cô nhắc lại 4. Hoat động 4: Bé khéo tay - Hỏi trẻ cách ngồi cách cầm bút? - Cho trẻ vẽ - Cô bao quát trẻ 5. Hoạt động 5: Triển lãm tranh - Khi trẻ vẽ xong cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày. Cô giúp trẻ phân theo 4 mức: Tốt, Khá, TB, Yếu. - Cô cho trẻ quan sát và nhận xét (cho 3 – 4 trẻ nhận xét) - Con thích bài của bạn nào? - Vì sao con thích? - Cho trẻ có bài đẹp đặt tên cho bài của mình - Sau mỗi lần cô nhắc lại - Cô nhận xét chung. - Vẽ mẹ - Trẻ nói - Tóc dài - Màu đen - Vẽ dạng hình tròn - Vẽ dạng hình tròn - Nét sổ thẳng - Nét cong - Cân đối - Trẻ nói - Đầu, tóc, mắt, mũi, miệng, chân, tay - Màu đỏ - Tóc dài, buộc nơ - Tóc ngắn - Màu vàng, xanh - Cân đối, giữa giấy. - Trẻ nêu ý định - Trẻ nói cách vẽ - Tô màu - Tô đều màu, không chờm ra ngoài - Trẻ nghe - Trẻ nói - Trẻ vẽ. - Trẻ nói bài trẻ thích - Trẻ nói - Trẻ đặt tên. -Trẻ nhận giải.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> 6.Hoạt động 6: Trao giải Cô trao giải cho 2 đội Cô cho trẻ hát bài : Cả nhà thương nhau. - Trẻ hát. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1.Trò chơi tự chọn: Bịt mắt bắt dê, Kéo cưa lừa xẻ 2. Dạy trò chơi mới: Đi siêu thị 3. Nêu gương – bình cờ 4. Vệ sinh trả trẻ ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Nội dung Kết quả Biện pháp - Tổng số trẻ - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động Thứ 5 ngày 14 tháng 11 năm 2013 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QSCMĐ: Ngôi nhà sàn TCVĐ : Kéo co Chơi tự do : Phấn ,lá, que. I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết được đặc điểm của ngôi nhà, biết được ích lợi của ngôi nhà. 2. Kỹ năng: - Rèn trẻ kỹ năng quan sát , ghi nhớ có chủ định, phát triển vốn từ cho trẻ 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quí ngôi nhà , biết quét dọn hàng ngày. II. Chuẩn bị.
<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Nhà sàn - Sân chơi sạch sẽ, trang phục gọn gàng - Phấn ,que. III.Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô 1. Hoạt động 1: Quan sát :“Ngôi nhà sàn” - Hôm nay cô con mình cùng nhau đi quan sát ‘ ngôi nhà sàn’’ - Đây là cái gì ? - Quan sát xem ngôi nhà có đặc điểm gì ? (Mời 2-3 trẻ nhận xét) - À đúng rồi !Có cột nhà, cầu thang, có sàn để ở, có cửa, có mái … - Cột nhà như thế nào ? - Cầu thang làm bằng gì ,để làm gì ? - Mái nhà có màu gì ? - Được lợp bằng gì ? - Nhà có mấy sàn ? - Sàn trên để làm gì ? - Sàn dưới để làm gì ? - Vậy muốn có nhà để ở luôn sạch sẽ phải làm gì ? - Củng cố giáo dục - Các con vừa quan sát cái gì ? - Vậy muốn có ngôi nhà để ở thì hàng ngày các con phải yêu quí ngôi nhà, luôn giữ cho ngôi nhà sạch sẽ bằng cách thường xuyên phải quét dọn nhớ chưa ? - Nhận xét khen trẻ 2. Hoạt động 2 : Trò chơi :“Kéo co » - Cô thưởng cho các con trò chơi: Kéo co - Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi và cách chơi - Cô cho trẻ 3- 4 lần - Cô bao quát động viên trẻ chơi - Củng cố - Các con vừa cùng nhau chơi trò chơi gì ? - Nhận xét khen trẻ 3. Hoạt động 3: Chơi tự do: “Phấn ,lá, que” - Cô bao quát trẻ chơi - Cô nhận xét chung - Cho trẻ đi rửa tay. Hoạt động của trẻ. - Ngôi nhà sàn - Mái ,cầu thang,cửa,khung nhà - Cao, to - Bằng gỗ, để đi lên đi xuống - Màu đỏ - Bằng tôn - Có 2 sàn - Để ngủ - Để đồ - Quét dọn thường xuyên. - Ngôi nhà sàn. - Vâng ạ - Trẻ nghe - Trẻ nói - Trẻ chơi - Kéo co.. -Trẻ chơi.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> Nội dung - Tổng số trẻ. ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Kết quả Biện pháp. - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động Thứ 6 ngày 15 tháng 11 năm 2013 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: LQCC Bài dạy: Tập tô chữ cái e, ê I . Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức -Trẻ biết ngồi đúng tư thế và biết cách cầm bút tô chữ cái. -Trẻ biết tô chữ cái theo khả năng 2. Kĩ năng - RÌn kÜ n¨ng viết , kỹ năng ngồi học 3. Thái độ - Gi¸o dôc trÎ tính cần cù chịu khó học tập , đoàn kết với bạn bè II . ChuÈn bÞ -Bàn ghế đúng qui cách -Vở tập tô -Bút sáp màu, bút chì đen -Tranh hướng dẫn tập tô. III . Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1 Hoạt động 1: Trũ chuyện - Trẻ nghe Xin chào mừng các bộ đến tham dự chơng trình : “Ngày hội đua tài » ngày hôm nay ĐÕn tham dự ch¬ng tr×nh ngµy h«m nay gåm cã 40 thớ sinh đến từ lớp 5-6 tuổi Trung tõm - Tham dù ch¬ng tr×nh cßn cã rất nhiều các cô giáo và các vị đại biểu, để chơng trình thành công tốt đẹp c« gi¸o sÏ lµ Ban giám khảo đồng thời sẽ là ngời.
<span class='text_page_counter'>(40)</span> HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1.Trò chơi tự chọn: Dung dăng dung dẻ, Kéo co 2. Biểu diễn văn nghệ 3. Nêu gương – bình cờ 4. Vệ sinh trả trẻ ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Nội dung - Tổng số trẻ - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động. Kết quả. Biện pháp.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> TUẦN 11 CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH ( 2 Tuần) Tuần 1: Từ ngày 18/11/2013- 22/11/2013 Thứ 2 ngày 18 tháng 11 năm 2013 hoạt động ngoài trời QSCMĐ: : Cái xô TCVĐ: Gia đình Gấu Chơi tự do : Phấn, lá, giấy I . Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên gọi và đặc điểm của các xô - Trẻ biết công dụng và ích lợi của cái xô - Trẻ biết chơi trò chơi, tham gia hứng thú 2. Kỹ năng: - Rèn trẻ kỹ năng quan sát , ghi nhớ có chủ định, phát triển vốn từ cho trẻ 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết giữ gìn cẩn thận, dùng xong cất đúng nơi qui định II. Chuẩn bị - Cái xô, que chỉ - Phấn, lá, giấy - Sân chơi sạch sẽ III. Tổ chức hoạt động 1 . Hoạt động 1 : Quan sát “Cái xô” - Hôm nay cô con mình cùng nhau đi quan sát ‘Cái xô’’ - Cô cho trẻ đứng xung quanh cái xô và hỏi trẻ .Đây là cái gì ? -Cái xô - Quan sát xem cái xô có đặc điểm gì ?(Cho 4-5 trẻ nêu) -Quai, thân, miệng, đáy. - Cô nhắc lại - Cái xô dùng để làm gì ? -Để đựng nước Cái xô là đồ dùng ở đâu ? -Đồ dùng trong gia đình. -Làm bằng nhựa.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Cái xô được làm bằng chất liệu gì ? - Cái xô có màu gì ? - Cô nhắc lại - Vậy để có cái xô đựng nước thì bố mẹ phải làm việc vất vả để mua được nó vậy các con phải làm gì - Củng cố giáo dục : - Các con vừa cùng nhau quan sát cái gì ? - Vậy chúng ta phải biết giữ gìn cẩn thận ,dùng xong cất đúng nơi qui định nhớ chưa ? 2. Hoạt động 2 : Trò chơi vận động « Gia đình Gấu » - Trò chơi, trò chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi : 3-4 lần - Cô bao quát động viên trẻ chơi - Củng cố - Hỏi lại trẻ tên trò chơi? - Nhân xét khen trẻ 3 Hoạt động 3: Chơi tự do “Phấn ,lá, que” - Cho trẻ chơi - Cô bao quát trẻ chơi - Cho trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi Nội dung - Tổng số trẻ. -Có màu đỏ -Giữ gìn cẩn thận -Cái xô -Vâng ạ - Chơi gì, chơi gì? -Trẻ nghe -Trẻ chơi. - Gia đình Gấu -Trẻ chơi. ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Kết quả Biện pháp. - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> Thứ 3 ngày 19 tháng 11 năm 2013 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC : TOÁN Bài dạy: Đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7 I . Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng đếm cho trẻ, khả năng ghi nhớ có chủ định 3. Thái độ - Giáo dục trẻ yêu thích môn học,tính cẩn thận, chính xác . II . Chuẩn bị - Các nhóm đồ dùng có số lượng 5, 6, 7 xung quanh lớp - Mỗi trẻ 7 đôi giày ,7 đôi tất, thẻ số từ 1 - 7 - Đồ dùng của cô giống của trẻ - Tranh vẽ 3 gia đình : Gia đình có 4 người, 5 người , 6 người. III . Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô 1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú - Xin chào các bạn đến tham dự chương trình : ‘‘Bé tập đếm’’ ngày hôm nay. - Đến tham dự chương trình có 3 đội đều đến từ lớp 5-6 tuổi Trung tâm - Đến tham dự còn có các cô giáo và các vị đại biểu đến tham dự với chúng ta đề nghị chúng ta 1 tràng pháo tay. - Cô giáo sẽ là người dẫn chương trình 3 đội phải trải qua 4 phần thi - Bé kể nhanh - Bạn nào giỏi - Bé tập đếm - Bé nhanh nhẹn 2. Hoạt động 2 : Bé kể nhanh - Cô cho trẻ chơi : Pha nước chanh - Pha nước chanh cần đến những đồ dùng gì ? - Cốc, thìa là đồ dùng ở đâu ? - Ngoài cái cốc và thìa ra các bạn còn biết có những đồ dùng gì nữa ? (Mời 2-3 trẻ ) - Có rất nhiều đồ dùng trong gia đình như : cốc, thìa, bát, đũa, ấm chén...Vậy chúng ta phải biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình, dùng trong cất đúng nơi qui định, các bạn nhớ chưa nào ? 3. Hoạt động 3: Bạn nào giỏi - Xung quanh lớp mình có rất nhiều đồ dùng gia. Hoạt động của trẻ - Trẻ nghe. - Trẻ nghe. - Trẻ chơi - Cốc, thìa - Trong gia dình - Trẻ nói. - Vâng ạ.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> đình có số lượng khác nhau. Bạn nào hãy lên tìm giúp và gắn thẻ số tương ứng giúp cô nào - Cô chuẩn bị 4 cái mũ, 5 cái bát , 6 cái cốc . - Cô bao quát trẻ - Cô kiểm tra kết quả nhận xét khen trẻ 4 . Hoạt động 4 : Bé đếm giỏi + Trò chơi : ‘Thi xem ai giỏi’’ - Các con hãy lấy rổ đồ chơi ra nào - Trong rổ có gì ? - Các con hãy xếp những chiếc tất thành 1 hàng ngang từ trái sang phải ( Trẻ xếp cùng cô) - Có 6 chiếc giày muốn đi cùng tất ,các con cũng xếp theo hàng ngang từ trái sang phải ,xếp tương ứng 1:1 ( Trẻ xếp cùng cô) - Các con thấy nhóm tất và nhóm giày như thế nào - Nhóm nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy ? - Nhóm nào ít hơn, ít hơn là mấy ? - Vậy muốn cho nhóm giày nhiều bằng nhóm tất thì ta phải làm gì ? - Lấy thêm 1 chiếc giày và đặt vào nào - Thấy nhóm giày và nhóm tất như thế nào với nhau - Đếm số tất - Đếm số dày - Nhóm giày và nhóm tất đều bằng mấy ? - À để biểu thị cho 7 chiếc giày và 7 chiếc tất cô có thẻ số 7 + Giới thiệu số 7 - Cô phát âm 3 lần - Cho trẻ phát âm - Cho trẻ tìm thẻ số 7 và giơ lên ,quay vào trong và cùng đọc nào - Đặt thẻ số 7 ở giữa nhóm giày và nhóm tất - Có 1 chiếc giày không muốn đi tất nữa, các con hãy cất giúp cô 1 chiếc giày đi nào - 7 bớt 1 còn mấy ? Cùng đếm số dày nào ? - 7 đôi tất mà có 6 đôi dày thì nhóm nào nhiều hơn - Nhiều hơn là mấy ? - Nhóm nào ít hơn , ít hơn là mấy ? - 6 đôi giày cô thêm 1 đôi nữa bằng mấy đôi ? - Cô thêm. - Trẻ lên tìm, gắn thẻ số tương ứng. - Trẻ lấy rổ đồ chơi - Tất, giày - Trẻ xếp - Trẻ xếp 6 chiếc giày - Không bằng nhau - Nhóm tất nhiều hơn, nhiều hơn là 1 ạ - Nhóm giày ít hơn ,ít hơn là 1ạ. - Thêm 1 chiếc giày vào ạ - Trẻ lấy thêm và đặt vào. - Bằng nhau - Trẻ đếm 1…7 - Trẻ đếm 1..7 - Đều bằng 7. -Trẻ nghe - Lớp, tổ ,cá nhân - Trẻ giơ và đọc - Trẻ đặt - Trẻ cất đi 1 chiếc giày - Còn 6 ạ ,1….6 - Nhóm tất nhiều hơn - Nhiều hơn là 1 ạ - Nhóm giày ít hơn, là 1 - Bằng 7 ạ - Trẻ lấy thêm - Còn 5 ạ .1…5 - Nhóm tất nhiều hơn .Nhiều.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> - 7 cô lại bớt đi 2 còn mấy? Đếm số giày? - Có 5 đôi giày mà có 7 đôi tất thì nhóm nào nhiều hơn ? Nhiều hơn là mấy ? - Nhóm nào ít hơn, ít hơn là mấy ? - Muốn cho nhóm giày nhiều bằng nhóm tất ta phải làm gì ? - Cô thêm - Hai nhóm như thế nào với nhau ? - Đều bằng mấy ? - 7 bớt đi 4 còn mấy ? - Nhóm nào nhiều hơn ? Nhiều hơn là mấy ? - Nhóm nào ít hơn ? Ít hơn là mấy ? - 3 thêm 4 thành mấy ? - 7 bớt đi 5 còn mấy ? Đếm số giày ? - Nhóm nào nhiều hơn ? Nhiều hơn là mấy ? - Nhóm nào ít hơn ? Ít hơn là mấy ? - 2 thêm 5 thành mấy ? - 7 cô bớt 2 còn mấy ? - 5 bớt 2 còn mấy ? - 3 cô bớt đi 2 còn mấy ? - 1 bớt đi 1 còn hay hết ? - Trời cũng nóng rồi không cần phải đeo tất nữa, bạn hãy cất các đôi tất đi và cất từ phải sang trái nào vừa cất vừa đếm . 4. Hoạt động 4: Bé nhanh nhẹn + Trò chơi: “Kết bạn” - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi - Cách chơi: Các con vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “Kết bạn” các con sẽ hỏi nhóm mấy, nhóm mấy. Cô sẽ nói số lượng và các con sẽ tìm nhanh thành có số lượng như cô yêu cầu - Luật chơi: Bạn nào tìm chưa đủ nhóm cô yêu cầu thì sẽ thua cuộc và nhảy lò cò. - Cho trẻ chơi : 2 - 3 lần - Cô bao quát và động viên trẻ chơi + Trò chơi: “Bạn nào giỏi” - Tìm đồ dùng đồ chơi có số lượng ít hơn 7 và yêu cầu lấy thêm cho đủ số lượng 7. - Cô chuẩn bị các nhóm có số lượng ít hơn 7: Nhóm cốc, nhóm chén, nhóm bát - Cô bao quát trẻ chơi - Cô kiểm tra kết quả, nhận xét khen trẻ 5.Hoạt động 5 :Trao giải - Cô trao giải cho 2đội - Chương trình “Bé tập đếm” ngày hôm nay đến. hơn là 2 - Nhóm giày ít hơn , là 2 - Thêm 2 đôi giày - Trẻ thêm - Bằng nhau - Đều bằng 7 - Còn 3 Nhóm tất nhiều hơn. là 4 - Nhóm giày ít hơn . là 4 - Thành 7 ạ - Còn 2 ạ .Trẻ đếm - Nhóm tất nhiều hơn là 5 - Nhóm giày ít hơn . Là 5 ạ - Thành 7 ạ - Còn 5 ạ - Còn 3 ạ - Còn 1 ạ - Hết ạ. - Trẻ nghe - Trẻ chơi - Trẻ lên tìm. - Trẻ nhận giải.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> đây là kết thúc, xin chào và hẹn gặp lại HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Trò chơi tự chọn: Chi chi chành chành, lộn cầu vồng 2. Tiết học chính: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ: TẠO HÌNH Bài dạy: Nặn cái làn (Mẫu) I. Mục đích, yêu cầu -Trẻ biết cách dàn mỏng và làm lõm viên đất .Biết gắn quai để tạo nên chiếc làn. -Rèn cho trẻ đôi bàn tay khéo léo. -Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình. II. Chuẩn bị -Đất nặn ,bảng con -Cái làn mẫu -Giá treo tranh III . Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú - Xin chào các bạn đến tham dự chương trình : -Trẻ nghe ‘Nghệ nhân tài ba’’ - Đến tham dự chương trình ngày hôm nay nay gồm có các bé đến từ lớp 5-6 tuổi Trung tõm,trường mầm non số 2 Nậm Tăm, Tham dự chơng trình còn có rất nhiều cỏc cụ giỏo và các vị đại biểu, để chơng trình thành công tốt đẹp cô giáo sẽ lµ Ban giám khảo đồng thời sẽ là ngời dÉn ch¬ng tr×nh, các bạn sẽ trải qua 4 phần thi - Bé kể giỏi - Quan sát - Trổ tài cùng nghệ nhân - Trưng bày sản phẩm 2. Hoạt động 2: Bé kể giỏi - Cô cho các bé chơi trò chơi “Pha nước chanh” - Trẻ chơi - Các con vừa chơi trò chơi gì ? - Pha nước chanh - Muốn pha được nước chanh thì cần phải có gì ? - Thìa cốc - Cốc, thìa là đồ dùng ở đâu ? - Trong gia đình - Ngoài cốc thìa ra trong gia đình còn có những đồ dùng gì nữa ? (Mời 2-3 trẻ ) - Trẻ kể - Trong gia đình mình có rất nhiều đồ dùng khác - Trẻ nghe nhau, bố mẹ chúng mình phải làm việc vất vả để mua được nó vì vậy các con phải biết giữ gìn cẩn thận, dùng xong cất đúng nơi qui định nhé. -Vâng ạ 3. Hoạt động 3: Quan sát -Đến tham dự chương trình ban tổ chức có món quà tặng các bạn.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Xem cô có món quà gì nào? - Quan sát xem cái làn có đặc điểm gì? (Mời 2-3 trẻ nêu ) - Đây là cái gì ? - Cái quai làn có dạng hình gì ? - Cái quai làn có màu gì ? - Đây là cái gì ? - Thân làn có màu gì ? - Bên ngoài thân làn như thế nào ? - Bên trong như thế nào ? - Đây là cái gì ? - Cái làn dùng để làm gì ? - Các bé có thích nặn những chiếc làn thật đẹp để về tặng cho bố mẹ không ? 4.Hoat động 4:Trổ tài cùng nghệ nhân - Muốn nặn được cần có gì? - Muốn nặn được cần phải ngồi như thế nào? - Muốn nặn được trước tiên các con phải làm gì ? - Cô nặn và hướng dẫn trẻ nặn cùng cô - Các con hãy chia đất thành 3 phần: 1 phần làm thân to hơn ,1 phần làm quai, 1 phần làm đế nhỏ hơn. - Các con hãy cầm viên đất to để nặn thân làn, con hãy bóp đất mềm, xoay tròn, sau đó dùng tay tay dàn mỏng và làm lõm xuống để tạo thành thân làn.Nặn xong thân làn các con nặn đến quai làn, cái con cũng bóp đất mềm sau đó lăn dọc rồi uốn cong tạo thành hình vòng cung, rồi gắn 2 đầu của quai làn vào 2 bên của thân làn.Cô lại nặn đến đế làn, các con hãy bóp mềm đất sau đó ấn dẹt để tao thành đế làn rồi gắn vào đế làn. - Các con vừa cùng nặn được cái gì ? - Các con hãy so sánh xem cái làn cô và các bạn cùng nặn có giống cái làn mà ban tổ chức tặng không nhé - Cô vừa nặn vừa bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ nặn ,động viên trẻ 5. Hoạt động 5:Trưng bày sản phẩm - Khi nặn xong cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày. Cô giúp trẻ phân ra thành 4 mức độ :Tốt, khá, trung bình, yếu . - Cô cho trẻ quan sát và nhận xét - Con thích bài của bạn nào ? - Vì sao con thích? - Cô cho trẻ so sánh với bài của cô. - Cái làn - Thân ,đế ,quai. - Quai - Vòng cung - Màu đỏ - Thân làn - Màu đỏ - Phẳng - Lõm - Đế - Đựng đồ - Có ạ - Đất nặn, bảng con. - Ngồi ngay ngắn - Bóp mềm đất - Trẻ chia đất theo cô - Trẻ làm theo cô. - Cái làn - Trẻ so sánh. - Trẻ nói bài trẻ thích - Trẻ nói - Trẻ so sánh.
<span class='text_page_counter'>(48)</span> - (Cô hỏi 2-3 trẻ nhận xét) - Cô nhắc lại 6. Hoạt động 6: Trao giải - Cô trao giải cho 2 đội -Trẻ nhận giải - Chương trình “Ngệ nhân tài ba” đến đây là kết thúc xin chào và hẹn gặp lại 3. Nêu gương bình cờ 4. Vệ sinh trả trẻ. ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Nội dung Kết quả Biện pháp - Tổng số trẻ - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động Thứ 4 ngày 20 tháng 11 năm 2013 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QSCMĐ: Cái ấm TCVĐ: Chuyền bóng Chơi tự do: Cát, sỏi, lá I. Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ biết gọi tên, nói được đặc điểm, lợi ích của cái ti vi. Trẻ biết chơi trò chơi, chơi với hoa nhựa. Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ. 2. Kĩ năng. - Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ và phát triển vận động nhanh nhẹn, khéo léo, ngôn ngữ cho trẻ. 3. Thái độ..
<span class='text_page_counter'>(49)</span> - Trẻ biết yêu quý, bảo vệ đồ dùng trong gia đình. - Trẻ chơi hào hứng, không xô đẩy bạn. II. Chuẩn bị. - Cái ấm, hoa nhựa. - Trang phục của cô, của trẻ gọn gàng phù hợp. - Kiểm tra sức khỏe trẻ. III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô 1. Hoạt động 1 : Quan sát « Cái ấm ». - Cô cho trẻ đi từ lớp tới nhà gần trường và trò chuyện về chủ đề. - Hôm nay cô sẽ cho các con quan sát cái ấm. - Cho trẻ nói: “Cái ấm” - Các con có nhận xét gì về cái ấm? (Cho trẻ lên chỉ và nói đặc điểm của cái ấm). - Cái ấm được làm bằng những chất liệu gì? - Các ấm dùng để làm gì? - Muốn ấm dùng được lâu thì chúng mình phải làm gì? Cô chốt lại và giáo dục trẻ: Cái ấm là đồ dùng trong gia đình. Cái ấm dùng để đun nước uống. Muốn ấm dùng được lâu thì các con phải biết giữ gìn cẩn thận, khi dùng xong phải cất cẩn thân. - Các con đang quan sát gì? 2. Hoạt động 2: Trò chơi “Chuyền bóng” - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi, cô nhắc lại cùng trẻ.. Hoạt động của trẻ - Trẻ trò chuyện cùng cô. - Trẻ nói. - Trẻ lên chỉ và nói. - Nhôm. - Đun nước uống. - Giữ gìn cẩn thận. - Trẻ lắng nghe.. - Cái ấm. - Trẻ trả lời và nhắc lại cùng cô.. - Cho trẻ chơi 4-5 lần, cho trẻ đổi vai chơi cho - Chơi 4 - 5 lần. nhau. - Cô bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi, chú ý sửa sai cho trẻ. - Chuyền bóng - Các con đang chơi trò chơi gì? 3. Hoạt động 3: Chơi tự do “Cát, sỏi, lá” - Trẻ chơi. - Cô cho trẻ chơi - Cô bao quát trẻ chơi - Cho trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi Nội dung - Tổng số trẻ. ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Kết quả Biện pháp. - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ.
<span class='text_page_counter'>(50)</span> của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động Thứ 5 ngày 21 tháng 11 năm 2013 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ : VĂN HỌC Bài dạy : Truyện Bàn tay có nụ hôn (HIỆU PHÓ DẠY) HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Trò chơi tự chọn: Nu na nu nống, dung dăng dung dẻ 2. Ôn kiến thức cũ: Truyện Ba cô gái - Cô kể mẫu: 2 lần - Cho cả lớp, tổ, nhóm kể - Cô bao quát trẻ kể - Nhận xét khen trẻ 3. Nêu gương bình cờ 4. Vệ sinh trả trẻ ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Nội dung Kết quả Biện pháp - Tổng số trẻ - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động - Những kiến thức kỹ.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động. Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2013 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cái quạt TCVĐ: Tung bóng Chơi tự do: Lá, giấy, cát I. Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ biết gọi tên, nói được đặc điểm, lợi ích của cái quạt. Trẻ biết chơi trò chơi, chơi với đồ chơi. Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ. 2. Kĩ năng. - Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ và phát triển vận động nhanh nhẹn, ngôn ngữ cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ biết yêu quý, bảo vệ đồ dùng trong gia đình. - Trẻ chơi hào hứng, không xô đẩy bạn. II. Chuẩn bị. - Chuẩn bị cho trẻ ra sân trường, cái quạt, đồ chơi. - Trang phục của cô, của trẻ gọn gàng phù hợp. - Kiểm tra sức khỏe trẻ. III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1 : Quan sát «Cái quạt ». - Cô cho trẻ đi từ lớp ra sân trường và trò - Trẻ trò chuyện cùng cô. chuyện về chủ đề. - Hôm nay cô sẽ cùng các con quan sát cái quạt. - Các con hãy nhìn xem cô có gì đây? - Cái quạt. - Cho trẻ nói: “Cái quạt” - Trẻ nói. - Các con có nhận xét gì về cái quạt? (Cho - Trẻ lên chỉ và nói. 4-5 trẻ lên chỉ và nói đặc điểm của cái quạt). - Cái quạt được làm bằng những chất liệu - Trẻ kể. gì? - Các quạt dùng để làm gì? - Quạt cho mát. - Muốn quạt dùng được lâu thì chúng mình - Giữ gìn cẩn thận. phải làm gì? Cô chốt lại và giáo dục trẻ: Cái quạt là đồ - Trẻ lắng nghe. dùng trong gia đình. Cái quạt dùng để quạt khi trời nóng. Muốn quạt dùng được lâu thì.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> các con phải biết giữ gìn cẩn thận, khi dùng xong phải tắt điện để vào nơi quy định, gọn gàng. - Các con đang quan sát gì? - Cái quạt. 2. Hoạt động 2: Trò chơi “Tung bóng”. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Trẻ nghe - Cô hỏi trẻ cách chơi, cô nhắc lại cùng trẻ. - Trẻ trả lời và nhắc lại cùng cô. - Cho trẻ chơi 4-5 lần. - Trẻ chơi - Cô quan sát bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi ,chú ý sửa sai cho trẻ. - Các con đang chơi trò chơi gì? - Tung bóng 3.Chơi tự do: Lá, giấy, cát - Cô cho trẻ chơi - Trẻ chơi. - Cô quan sát bao quát trẻ - Cho trẻ rửa tay sau khi chơi Nội dung - Tổng số trẻ. ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Kết quả Biện pháp. - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> TUẦN 12 CHỦ ĐỀ NHÁNH 4: ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH ( 2 Tuần) Tuần 2: Từ ngày 25/11/2013- 29/11/2013 Thứ 2 ngày 25 tháng 11 năm 3013 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: THỂ DỤC Bài dạy: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát TC: Nhảy tiếp sức I.Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên bài tập, tên trò chơi - Trẻ biết đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát. Không làm rơi túi cát - Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng 2. Kĩ năng - Rèn cho trẻ kĩ năng đi trên ghế thể dục, không làm đổ ghế - Rèn sự nhanh nhẹn cho trẻ. 3. Thái độ - Trẻ biết chơi trò chơi tham gia hứng thú. - Giáo dục trẻ yêu thích thể dục thể thao. II. Chuẩn bị - Ghế thể dục: 2 cái - Túi cát: 10 túi - Sân tập sạch sẽ, trang phục cô và trẻ gọn gàng. III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô 1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú - Xin chào mừng các bạn đến tham dự chơng trình « Gia đình vui vẻ » ngày hôm nay ĐÕn tham dù ch¬ng tr×nh ngµy h«m nay gåm cã 3 gia đỡnh đến từ lớp 5-6 tuổi Trung tõm, tham dự chơng trình còn có các cô giáo và các vị đại biểu . Để chơng trình thành công tốt đẹp cô giáo sẽ là ngời dẫn chơng trình - 3 đội phải trải qua 6 phần thi - Gia đình hiểu biết - Những người bạn chung - Cùng đồng diễn - Gia đình trổ tài - Chơi cùng gia đình - Gia đình vui vẻ 2. Hoạt động 2 : Gia đình hiểu biết - Ngay sau đây chúng ta sẽ bước vào phần thi thứ nhất có tên là « Gia đình hiểu biết » - Cô cho các bé chơi trò chơi “Pha nước chanh”. Hoạt động của trò - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> - Các con vừa chơi trò chơi gì ? - Muốn pha được nước chanh thì cần phải có gì ? - Cốc, thìa là đồ dùng ở đâu ? - Ngoài cốc thìa ra trong gia đình còn có những đồ dùng gì nữa ? (Mời 2-3 trẻ ) - Trong gia đình mình có rất nhiều đồ dùng khác nhau, bố mẹ chúng mình phải làm việc vất vả để mua được nó vì vậy các con phải biết giữ gìn cẩn thận ,dùng xong cất đúng nơi qui định nhé 3. Hoạt động 3: Những người bạn chung - Cho trẻ đi thành vòng tròn và đi các kiểu khác nhau như đi thường – đi bằng mũi bàn chân - đi thường - đi bằng gót bàn chân - đi thường – đi bằng mé bàn chân- đi thường - đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi nhanh- đi thường, xếp thành ba hàng. 4. Hoạt động 4: Cùng đồng diễn + ĐT tay 1: (2 lần x 8 nhịp) - Tay đưa phía trước, gập trước ngực. - Pha nước chanh - Thìa, cốc - Trong gia đình - Trẻ kể - Trẻ nghe -Vâng ạ - Trẻ đi theo hiệu lệnh. - Trẻ chú ý tập. + ĐT chân 3: ( 3 lần x 8 nhịp) - Đúng đưa chân phía trước, đưa lên cao + ĐT bụng 1: ( 2 lần x 8 nhịp) - Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân + ĐT bật 2: ( 2 lần x 8 nhịp) - Bật tách và khép chân 4. Hoạt động 4: Gia đình trổ tài - Hôm nay các gia đình sẽ diễn tập “ Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát” + Cô tập mẫu: - Cô làm mẫu lần 1 không phân tích. - Cô làm mẫu lần 2 phân tích động tác. - TTCB: Cô đứng ở đầu ghế, đặt túi cát lên đầu, tay chống hông - TH: Khi có hiệu lệnh “đi” thì cô bước chân phải lên trước sau đó bước chân trái lên và đi trên ghế thể dục mắt nhìn thẳng, đầu không cúi, đi nhẹ nhàng về cuối ghế, cô bước xuống và về cuối hàng. - Cô gọi hai trẻ khá lên thực hiện - Cô bao quát sửa sai cho trẻ + Trẻ thực hiện: - Cô cho cả lớp thực hiện 2-3 lần.. - Trẻ chú lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát và lắng nghe. - Trẻ tập mẫu - Trẻ thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> - Cho hai đội thi đua - Cô quan sát sửa sai cho trẻ. - Khen ngợi động viên khuyến khích trẻ thực hiện. + Củng cố giáo dục - Cô vừa cho các con tập bài tập gì? - Vậy hàng ngày các con phải tập thể dục để có cơ thể khoẻ mạnh nhé. - Nhận xét khen trẻ 5. Hoạt động 5 : Chơi cùng gia đình : Nhảy tiếp sức - Cô nói tên trò chơi - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi : 3- 4 lần - Cô bao quát và khen ngợi động viên trẻ + Củng cố - Hỏi lại trẻ tên trò chơi? - Nhận xét khen trẻ 6. Hoạt động 6: Gia đình vui vẻ - Cho trẻ giả làm các chú chim bay nhẹ nhàng 1- 2 vòng quanh sân. - Cô trao giải cho 3 gia đình - Cho trẻ ra ngoài.. - Hai đội thi đua. - Trẻ nói - Vâng ạ. - Trẻ nghe - Trẻ nói - Trẻ chơi - Nhảy tiếp sức -Trẻ vận động nhẹ nhàng -Trẻ nhận giải. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1.Trò chơi tự chọn: Dung dăng dung dẻ, Chi chi chành chành 2. Dạy trò chơi mới: Hái táo 3. Nêu gương – bình cờ 4. Vệ sinh trả trẻ ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Nội dung Kết quả Biện pháp - Tổng số trẻ - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với.
<span class='text_page_counter'>(56)</span> yêu cầu đặt ra của từng hoạt động Thứ 3 ngày 26 tháng 11 năm 2013 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QSCMĐ: : Cái xô TCVĐ: Gia đình Gấu Chơi tự do : Phấn, bóng, giấy I . Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên gọi và đặc điểm của các xô - Trẻ biết công dụng và ích lợi của cái xô - Trẻ biết chơi trò chơi, tham gia hứng thú 2. Kỹ năng: - Rèn trẻ kỹ năng quan sát , ghi nhớ có chủ định, phát triển vốn từ cho trẻ 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết giữ gìn cẩn thận, dùng xong cất đúng nơi qui định II. Chuẩn bị - Cái xô, que chỉ - Phấn, lá, giấy - Sân chơi sạch sẽ III. Tổ chức hoạt động 1 . Hoạt động 1 : Quan sát “Cái xô” - Hôm nay cô con mình cùng nhau đi quan sát ‘Cái xô’’ - Cô cho trẻ đứng xung quanh cái xô và hỏi trẻ .Đây là cái gì ? -Cái xô - Quan sát xem cái xô có đặc điểm gì ?(Cho 4-5 trẻ nêu) -Quai, thân, miệng, đáy. - Cô nhắc lại - Cái xô dùng để làm gì ? -Để đựng nước Cái xô là đồ dùng ở đâu ? -Đồ dùng trong gia đình. -Làm bằng nhựa - Cái xô được làm bằng chất liệu gì ? -Có màu đỏ - Cái xô có màu gì ? - Cô nhắc lại - Vậy để có cái xô đựng nước thì bố mẹ phải làm việc -Giữ gìn cẩn thận vất vả để mua được nó vậy các con phải làm gì - Củng cố giáo dục : -Cái xô - Các con vừa cùng nhau quan sát cái gì ? - Vậy chúng ta phải biết giữ gìn cẩn thận ,dùng xong -Vâng ạ cất đúng nơi qui định nhớ chưa ?.
<span class='text_page_counter'>(57)</span> 2. Hoạt động 2 : Trò chơi vận động « Gia đình Gấu » - Trò chơi, trò chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi : 3-4 lần - Cô bao quát động viên trẻ chơi - Củng cố - Hỏi lại trẻ tên trò chơi? - Nhân xét khen trẻ 3 Hoạt động 3: Chơi tự do “Phấn ,lá, que” - Cho trẻ chơi - Cô bao quát trẻ chơi - Cho trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi. - Chơi gì, chơi gì? -Trẻ nghe -Trẻ chơi. - Gia đình Gấu -Trẻ chơi. ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Nội dung Kết quả Biện pháp - Tổng số trẻ - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động Thứ 4 ngày 27 tháng 11 năm 2013 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: KPKH Bài dạy: Phân loại đồ dùng theo chất liệu I . Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết phân loại 1số đồ dùng trong gia đình theo chất liệu. Biết chơi trò chơi phân nhóm theo yêu cầu của cô. 2. Kĩ năng.
<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Rèn cho trẻ sự phát triển ngôn ngữ, ghi nhớ có chủ định 3. Thái độ - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình, II . ChuÈn bÞ - Đĩa, bát, ấm, chén bằng sứ - Bát, cốc, li, bằng thuỷ tinh, - Bát, cốc, thìa bằng inox - Muôi, thìa, cốc, bát, đĩa bằng nhựa. - Quần áo, mũ, khẩu trang bằng vải. III . Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô 1 . Hoạt động 1 : Gõy hứng thỳ - Các con ơi hôm nay lớp mình rất vinh dự được đón các cô giáo trong trường về dự với lớp mình các con hãy nổ 1 tràng pháo tay chào đón các cô nào? - Để cảm ơn các cô giáo đến dự với lớp mình các bạn phải học thật là giỏi nhớ chưa. - Hôm nay siêu thị BigC khai trương đấy các bạn ạ, trong siêu thị có bán rất nhiều đồ dùng trong gia đình và được làm bằng các chất liệu khác nhau rất là đẹp đấy các bạn có muốn đi mua sắm đồ dùng trong siêu thị này cùng với cô không. - Khi đi chúng mình phải đi về bên phải đường, đi thẳng hàng không xô đẩy nhau, đến siêu thị có bác bán hàng chúng mình phải chào hỏi bác lễ phép, khi mua hàng các con phải trả tiền cho bác. Bây giờ cô con mình cùng lên đường nào vừa đi chúng mình vừa hát bài cả nhà thương nhau nhé. - Đến siêu thị rồi các con ơi. - Trong siêu thị có ai đây các bạn? - Các con chào bác bán hàng nào. - Trong siêu thị bầy bán những gì các con ? - Những đồ dùng này là đồ dùng ở đâu? - Đồ dùng được làm bằng những chất liệu gì? - Bây giờ các bạn hãy chọn mua đồ dùng cho nhóm mình để vào rổ rồi cùng nhau mang về lớp để học nào. - Cô cũng mua một số đồ dùng cùng các bạn. cô con mình mua xong rồi chúng ta cùng quay về lớp học thôi. - Những đồ dùng này rất rễ vỡ các con phải sách cẩn thận nhé. 2. Hoạt động 2: Quan sát. - Các con vừa đi mua được rất nhiều các đồ dùng trong siêu thị. Bây giờ cô sẽ mời đại diện của đội 1 mang rổ đồ mà các bạn vừa mua được cho cô nào.. Hoạt động của trẻ. - Trẻ vỗ tay. - Có ạ -Trẻ nghe. - Trẻ hát - Bác bán hàng - Trẻ chào - Trẻ kể - Đồ dùng trong gia đình - Trẻ kể Trẻ mua -Trẻ về chỗ -V©ng ¹ - Trẻ mang lên.
<span class='text_page_counter'>(59)</span> * Quan sát nhóm đồ dùng bằng sứ. - Cô mời đại diện tổ 2 lên xếp những đồ mà tổ 1 mua được ra ngoài. - Tổ bạn vừa mua được những đồ dùng gì ? - Đồ dùng này được làm bằng chất liệu gì ? - Con hãy cầm đồ dùng bằng sứ xem nặng hay nhẹ ? - Nhà con có những loại đồ dùng làm bằng chất liệu này không ? - Ngoài những đồ dùng làm bằng sứ này ra có bạn nào biết đồ dùng khác cũng được làm bằng sứ kể cho cả lớp cùng nghe. -> Có rất nhiều đồ dùng được làm bằng sứ, những đồ dùng làm bằng sứ cầm rất nặng, chất liệu bằng sứ rất giòn và rất dễ vỡ vì vậy các bạn phải giữ gìn cẩn thận, khi sử dụng phải nhẹ nhàng. * Quan sát nhóm đồ dùng bằng nhựa - Cô mời đại diện tổ 2 mang rổ đồ dùng mà các bạn vừa mua ở siêu thị lên đây nào. - Cô mời đại diện tổ 3 lên xếp những đồ mà tổ 2 mua được ra ngoài. - Tổ bạn vừa mua được những đồ dùng gì ? - Những đồ dùng này để làm gì ? - Đồ dùng này được làm bằng chất liệu gì ? - Con hãy cầm đồ dùng bằng nhựa xem nặng hay nhẹ ? - Nhà con có những loại đồ dùng làm bằng chất liệu này không ? - Ngoài những đồ dùng làm bằng nhựa này ra bạn nào biết đồ dùng khác cũng được làm bằng nhựa kể cho cả lớp cùng nghe. - Muốn đồ dùng được bền đẹp các bạn phải làm gì? -> Có rất nhiều đồ dùng được làm bằng nhựa những đồ dùng làm bằng nhựa cầm rất nhẹ, chất liệu bằng nhựa thì dẻo nên ít bị vỡ hơn đồ dùng làm bằng sứ. muốn đồ dùng bền đẹp các bạn phải giữ gìn cẩn thận, khi sử dụng phải nhẹ nhàng. Vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng. *Tương tự quan sát nhóm đồ dùng bằng inox, thuỷ tinh, vải 3 Hoạt động 3: So sánh * So sánh nhóm chất liệu nhựa và sứ + Giống nhau: - Đều là đồ dùng trong gia đình + Khác nhau Một nhóm đồ dùng được làm bằng chất liệu sứ, một. - Trẻ bầy - Trẻ trả lời - Bằng sứ - Nặng ạ - Trẻ trả lời - Trẻ kể. - Vâng ạ - Trẻ mang lên - Trẻ xếp - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ kể - Trẻ kể - Trẻ trả lời. - Trẻ so sánh - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời.
<span class='text_page_counter'>(60)</span> nhóm được làm bằng chất liệu là nhựa, đồ dùng làm bằng chất liệu sứ nặng hơn đồ dùng làm bằng nhựa. * So sánh đồ dùng bằng nhựa và đồ dùng làm bằng thuỷ tinh +Giống nhau: - Đều là đồ dùng trong gia đình + Khác nhau: - Một nhóm được làm bằng nhựa, một được làm bằng thuỷ tinh. Đồ dùng làm bằng thuỷ tinh cầm nặng hơn đồ dùng làm bằng nhựa 4. Hoạt động 4: Trò chơi củng cố - Vừa rồi các con trả lời câu hỏi của cô rất giỏi bây giờ cô có một trò chơi tặng cho các bạn đó là trò chơi “Bật qua suối nhỏ tìm đồ vật” Các con lắng nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi + Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, đội 1, và đội 2, 2 đội sẽ lần lượt từng bạn phải nhảy qua suối và lên nhặt đúng đồ dùng mà cô đã yêu cầu rồi đi về cuối hàng bạn đứng sau tiếp tục , Thời gian được tính bằng 1 lời hát của bài cả nhà thương nhau.. Ví dụ: cô yêu cầu đội số 1 lấy đồ dùng có chất liệu là nhựa, đội 2 lấy đồ dùng có chất liệu là sứ. + Luật chơi: Đội nào tìm đồ dùng không đúng chất liệu cô yêu cầu thì sẽ không được tính. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. - Cô bao quát – Kiểm tra – sửa sai – Khen trẻ - Nhận xét – khen trẻ + TC: “Nhóm nào biến mất” - Cô nói cách chơi : - Cô có các nhóm đồ dùng trên bàn khi cô nói trời tối các bạn sẽ phải nhắm mắt, cô cất đi 1 nhóm đồ dùng, khi cô nói trời sáng rồi các bạn sẽ mở mắt và nói nhóm đồ dùng nào đã bị biến mất - Luật chơi: - Bạn nào đoán sai sẽ phải làm theo yêu cầu của cô. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Cô bao quát trẻ chơi- động viên trẻ. 5. Hoạt động 5 : Kết thỳc - Cô nhận xét giờ học và tặng quà cho trẻ - Cho trẻ đọc bài thơ “Cái bát xinh xinh” và ra ngoài. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. - Trẻ so sánh - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Vâng ạ. - Trẻ nghe. - Trẻ chơi -Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nghe - Trẻ chơi. -Trẻ đọc thơ.
<span class='text_page_counter'>(61)</span> 1.Trò chơi tự chọn: Lộn cầu vồng, Kéo cưa lừa xẻ 2. Dạy trò chơi mới: Gia đình nào nhanh 3. Nêu gương – bình cờ 4. Vệ sinh trả trẻ ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Nội dung Kết quả Biện pháp - Tổng số trẻ - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động Thứ 5 ngày 28 tháng 11 năm 2013 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QSCMĐ: Cái ấm TCVĐ: Chuyền bóng Chơi tự do: Phấn, lá, giấy I. Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ biết gọi tên, nói được đặc điểm, lợi ích của cái ti vi. Trẻ biết chơi trò chơi, chơi với hoa nhựa. Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ. 2. Kĩ năng. - Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ và phát triển vận động nhanh nhẹn, khéo léo, ngôn ngữ cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ biết yêu quý, bảo vệ đồ dùng trong gia đình. - Trẻ chơi hào hứng, không xô đẩy bạn. II. Chuẩn bị. - Cái ấm, hoa nhựa. - Trang phục của cô, của trẻ gọn gàng phù hợp. - Kiểm tra sức khỏe trẻ..
<span class='text_page_counter'>(62)</span> III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô 1. Hoạt động 1 : Quan sát « Cái ấm ». - Cô cho trẻ đi từ lớp tới nhà gần trường và trò chuyện về chủ đề. - Hôm nay cô sẽ cho các con quan sát cái ấm. - Cho trẻ nói: “Cái ấm” - Các con có nhận xét gì về cái ấm? (Cho trẻ lên chỉ và nói đặc điểm của cái ấm). - Cái ấm được làm bằng những chất liệu gì? - Các ấm dùng để làm gì? - Muốn ấm dùng được lâu thì chúng mình phải làm gì? Cô chốt lại và giáo dục trẻ: Cái ấm là đồ dùng trong gia đình. Cái ấm dùng để đun nước uống. Muốn ấm dùng được lâu thì các con phải biết giữ gìn cẩn thận, khi dùng xong phải cất cẩn thân. - Các con đang quan sát gì? 2. Hoạt động 2: Trò chơi “Chuyền bóng” - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi, cô nhắc lại cùng trẻ.. Hoạt động của trẻ - Trẻ trò chuyện cùng cô. - Trẻ nói. - Trẻ lên chỉ và nói. - Nhôm. - Đun nước uống. - Giữ gìn cẩn thận. - Trẻ lắng nghe.. - Cái ấm. - Trẻ trả lời và nhắc lại cùng cô.. - Cho trẻ chơi 4-5 lần, cho trẻ đổi vai chơi cho - Chơi 4 - 5 lần. nhau. - Cô bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi, chú ý sửa sai cho trẻ. - Chuyền bóng - Các con đang chơi trò chơi gì? 3. Hoạt động 3: Chơi tự do “Cát, sỏi, lá” - Trẻ chơi. - Cô cho trẻ chơi - Cô bao quát trẻ chơi - Cho trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi Nội dung - Tổng số trẻ. ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Kết quả Biện pháp. - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động.
<span class='text_page_counter'>(63)</span> - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động Thứ 6 ngày 29 tháng 11 năm 2013 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ: GDAN Bài dạy: Biểu diễn I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát trong chủ đề Gia đình: “ Múa cho mẹ xem”. “ Cả nhà thương nhau”, “ Cháu yêu bà ” Nhà của tôi”. nhớ tên tác giả và thuộc bài hát và vận động phù hợp với giai điệu các bài hát; nhớ tên bài hát nghe: " Cho con", và hiểu nội dung bài hát. - Trẻ nhớ luật chơi, cách chơi của trò chơi: Ai nhanh nhất. 2. Kỹ năng: - Trẻ hát đúng nhạc, đúng giai điệu bài hát. - Rèn cho trẻ kỹ năng vỗ tay theo nhịp, múa minh hoạ theo bài hát. - Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ. 3. Thái độ: - Hứng thú tham gia các hoạt động trong giờ học, các trò chơi. - Trẻ thích tham gia học bài. II . Chuẩn bị: - Xắc xô, thanh gõ, hoa đeo tay. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng. III. Tiến hành hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt đông 1:Trò chuyện - Xin chào tất cả các quý vị đại biểu chào các con - Trẻ nghe đến với chương trình văn nghệ ngày hôm nay! - Để biết được chủ đề văn nghệ ngày hôm nay xin mời các con lắng nghe đoạn nhạc sau đây rồi cùng nhau đặt tên cho chủ đề nhé! ( cô mở đoạn nhạc “ - Trẻ chú ý lắng nghe đoạn Cả nhà thương nhau”). nhạc. - Các con vừa được nghe đoạn nhạc trong bài hát - Trẻ trả lời. nào? do ai sáng tác? - Cô nhận xét trẻ trả lời. - Trẻ chú ý nghe cô nhận xét. - Bài hát này trong chủ đề nào mà ở lớp các con đã - Trẻ trả lời..
<span class='text_page_counter'>(64)</span> được học? - Hôm nay chúng ta biểu diễn văn nghệ tổng kết chủ đề “ Gia đình” vậy các con sẽ đặt tên gì cho buổi tổng kết? ( cô gọi một số trẻ đặt tên cho chương trình văn nghệ). - Vừa rồi cô thấy bạn nào đặt tên cũng hay và ý nghĩa, ai cũng có một gia đình, trong gia đình mọi người luôn yêu thương giúp đỡ nhau? Vậy chúng mình thống nhất tên gọi cho chủ đề ngày hôm nay là “ Gia đình thân yêu” nhé! - Chương trình văn nghệ “ Gia đình thân yêu” của lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi trung tâm xin được phép bắt đầu! 2. Hoạt động 2: Nội dung * VĐMH bài hát “ Múa cho mẹ xem”. - Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem, hai bàn tay của em như hai con bướm xinh xinh”. Sau đây là bài hát múa “ Múa cho mẹ xem” do tập thể lớp biểu diễn - Cho nhóm múa - Cho cá nhân trẻ lên múa * Hát: Nhà của tôi, Cháu yêu bà. - Bài hát “ Nhà của tôi” với giai điệu âm nhạc vui vẻ rộn ràng thôi thúc, lời ca sinh động. Nào xin mời các bé hãy đến với tiết mục hát “Nhà của tôi” do tổ hoa hồng biểu diễn - Cho nhóm biểu diễn - Cá nhân biểu diễn - Sau đây là tiết mục hát múa Cháu yêu bà, do các bé Phương Anh, Thanh Thảo, Anh Thư biểu diễn - Cho cá nhân biểu diễn * Nghe hát: “Cho con”. - “ Ba là cánh chim nâng ước mơ của con bay cao bay xa, mẹ là nhành hoa cho con cài lên ngực”. Đó là lời bài hát “Cho con” mà cô sẽ hát tặng chúng mình ngày hôm nay - Cô hát lần 1. - Cô vừa hát tặng chúng mình bài hát gì? Do ai sáng tác? - Cô hát lần 2: Kết hợp múa minh hoạ. - Để đáp lại tình cảm của cô giáo, sau đây tập thể lớp sẽ biểu diễn bài hát Cả nhà thương nhau - Cho tổ, nhóm, cá nhân biểu diễn * TC: Ai nhanh nhất.. - Trẻ suy nghĩ trả lời cô.. - Trẻ nghe.. - Vâng ạ. - Cả lớp múa - Nhóm múa - Cá nhân múa - Trẻ chú ý lắng nghe. - Tổ hát - Nhóm hát - Cá nhân hát - Nhóm hát - Cá nhân biểu diễn. - Trẻ chú ý nghe và ngẫu hứng cùng cô. - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ chú ý nghe. - Cả lớp hát - Trẻ hát.
<span class='text_page_counter'>(65)</span> - Vừa rồi là phần thể hiện của cô và bây giờ là phần thể hiện của các ca sĩ nhí qua trò chơi: Ai nhanh nhất - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần. Nhận xét kết quả chơi * Nghe hát : “Cháu yêu cô chú công nhân” - Sau đây cô sẽ hát cho các bạn nghe bài hát Cháu yêu cô chú công nhân mà sắp tới cô sẽ dạy các bạn hát nhé - Cô hát : 2 lần 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cô cho trẻ ra chơi. - Trẻ nói - Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.. - Trẻ chú ý lắng nghe.. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1.Trò chơi tự chọn: Dung dăng dung dẻ, Kéo co 2. Biểu diễn văn nghệ 3. Nêu gương – bình cờ 4. Vệ sinh trả trẻ ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG Nội dung - Tổng số trẻ - Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động. - Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động. Kết quả. Biện pháp.
<span class='text_page_counter'>(66)</span>