Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Dap an cuoc thi tim hieu cac di tich Viet Nam tinh Soc Trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.63 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Các di tích bao gồm:


1. Di tích khảo cổ Hang Con Moong và các di tích phụ cận (huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa).
2. Di tích khảo cổ Mộ Cự thạch Hàng Gòn (thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai).


3. Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Dương Long (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
4. Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bình Sơn (huyện Sơng Lơ, tỉnh Vĩnh Phúc).


5. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).
6. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Trần Thương (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam).
7. Di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phịng).


8. Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ (thành phố Điện Biên Phủ, huyện Tuần Giáo và
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).


9. Di tích lịch sử Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (huyện Lộc Ninh, tỉnh
Bình Phước).


10. Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh).


11. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên - Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc).
<b>1. Tên di tích: Chùa Dơi</b>


<b>2. Loại cơng trình: Đình chùa</b>
<b>3. Loại di tích: Kiến trúc nghệ thuật</b>


<b>4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số Số 05/QĐ-BVHTT,</b>
ngày 12/02/1999 của Bộ VHTT


<b>5. Địa chỉ di tích: Đường Văn Ngọc Chính, Phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng</b>
<b>1. Tên di tích: Địa điểm chiến thắng chi khu ngã năm</b>



<b>2. Loại cơng trình: Đình chùa</b>


<b>3. Loại di tích:– di tích Lịch sử cách mạng</b>


<b>4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số Số 73/QĐ.BVHTT,</b>
ngày 23/8/2004 của Bộ VHTT


<b>5. Địa chỉ di tích: Thị Trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng</b>
<b>1. Tên di tích: Chùa KH`LEANG</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>4. Quyết định: Số 84/QĐ-BVHTT, ngày 27/4/1990 của Bộ VHTT</b>


<b>5. Địa chỉ di tích: : Đường Tơn Đức Thắng, Khóm 5, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc</b>
Trăng.


<b>1. Tên di tích: Căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng </b>
<b>2. Loại cơng trình: Nhà lưu niệm</b>


<b>3. Loại di tích: Lịch sử cách mạng</b>


<b>4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 734/QĐ-BVHTT, ngày</b>
11 tháng 6 năm 1992


<b>5. Địa chỉ di tích: Ấp An B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng</b>
<b>. Tên di tích: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh</b>


<b>2. Loại cơng trình: Đền</b>


<b>3. Loại di tích: Lịch Sử cách mạng</b>



<b>4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 53/2001/QĐ-BVHTT </b>
ngày 28 tháng 12 năm 2001


<b>5. Địa chỉ di tích: Ấp Đền thờ, xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc trăng</b>
<b>1. Tên di tích: Địa điểm lưu niệm khởi nghĩa Nam kỳ Đình Hồ Tú</b>


<b>2. Loại cơng trình: Đình chùa</b>


<b>3. Loại di tích: di tích Lịch sử cách mạng</b>


<b>4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 734/QĐ-BVHTT,</b>
ngày 11 tháng 6 năm 1992


<b>5. Địa chỉ di tích: ấp Hịa Trực, xã Hịa Tú , huyện Mỹ Xun, tỉnh Sóc Trăng</b>


Cau 2: Đình Hồ Tú Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 734/QĐ-BVHTT,
ngày 11 tháng 6 năm 1992.


<b>Tóm lược thơng tin về di tích</b>


Tên gọi Hồ Tú đã có từ rất lâu đời. Trải qua các thời kì lịch sử, địa giới hành chính của làng Hồ
Tú có nhiều thay đổi, hiện nay làng Hịa Tú xưa được chia thành 4 xã là Hòa Tú I, Hịa Tú II, Ngọc
Tố, Ngọc Đơng.


Đình Hồ Tú hiện nay nằm trong phạm vi ấp Hoà Trực, xã Hoà Tú I, huyện Mỹ Xun.


Di tích đình Hịa Tú là một địa chỉ đỏ, một điểm son chói lọi và mãi mãi phát huy tác dụng lâu dài
trong công tác giáo dục truyền thống về lòng yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tháng 09 năm 1940, Nhật vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật. Nhân dân ta lại phải chịu cảnh
một cổ hai trịng. Tại Hồ Tú, bọn địa chủ càng hoang mang trước tình thế, chúng càng ra sức bóc
lột nhân dân. Hành động của chúng càng khoét sâu thêm mâu thuẫn với nhân dân, lịng căm thù của
nơng dân đối với địa chủ càng thêm cao độ.


02 giờ chiều ngày 23 tháng 11 năm 1940, lệnh khởi nghĩa của xứ uỷ được chi bộ Hoà Tú tiếp nhận
qua đồng chí Lâm Thị Kim đã được đồng chí Nguyễn Tấn Đạt giao nhiệm vụ hoả tốc mang về.
Thời điểm đồng loạt khởi nghĩa khắp Nam kỳ được quy định là 00 giờ ngày 23/11/1940 nhưng do
giao thơng liên lạc khó khăn nên đã chậm mất 14 tiếng đồng hồ mới đến được Hồ Tú.


Được lệnh, đồng chí Văn Ngọc Chính triệu tập ngay cuộc họp chi bộ bất thường tại nhà mình, vì
q gấp nên một số đồng chí không đến kịp. Cuộc họp thống nhất ba vấn đề chính:


Một, cử liên lạc nhanh chóng xuống các ấp thơng báo tập trung lực lượng đã tổ chức từ trước, đến
đình làng (tức Đình Hịa Tú) ngay để làm lễ xuất quân.


Hai, phân công từng đảng viên và cán bộ chủ chốt phụ trách các tổ chức phản đế, kịp thời ứng phó
trong q trình diễn biến khi khởi nghĩa.


Ba, cho lệnh bắt ngay giáo Vàng, Tuần Ngọ, Tuần Mai là những tay sai tề làng để làm tê liệt sự
phản kháng của tuần đinh, dùng Tuần Ngọ kêu cửa bắt hương quản Tệt. Chi bộ đề cử 06 người
trong ban chỉ huy khởi nghĩa gồm có các đồng chí: Văn Ngọc Chính (chỉ huy chung), Tư Bối, Hà
Thành Nguyên, Lý Thanh Sử, Trần Văn Tấn và Lương Đơn Quế.


Chi bộ vừa họp xong, đông đủ mọi người từ các ấp trong làng với vũ khí thơ sơ cầm chặt trong tay:
gậy gộc, giáo mác, kích, phảng, búa, kéo đến nhà đồng chí Văn Ngọc Chính và qua tập trung trước


sân đình.


Trước giờ xuất qn, đồng chí Văn Ngọc Chính trân trọng phát biểu với anh em nghĩa quân và


tuyên thệ: "Hôm nay, xứ uỷ đã quyết định toàn Xứ Nam kỳ nổi dậy. Tại làng Hoà Tú này, chi bộ
Đảng cùng nhân dân khởi nghĩa diệt đồn Cổ Cị, buộc địa chủ ác ơn giao lại đất cho tá điền làm chủ,
đồng thời nhân dân ta đứng lên giành lấy chính quyền. Chúng tơi, những người cộng sản quyết cùng
với nhân dân làng Hoà Tú thề chiến đấu đến cùng, bất cứ tình thế nào cũng quyết hoàn thành nhiệm
vụ".


Cuộc khởi nghĩa ở làng Hoà Tú nổ ra thắng lợi, nhưng vì nhiều nơi khác không kịp phối hợp nổi
dậy nên kẻ thù đã tập trung được lực lượng và đàn áp dập tắt cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên, tầm vóc
của cuộc khởi nghĩa hết sức lớn lao, nhân dân Hồ Tú từ tay khơng đã dũng cảm vùng lên chiến đấu
giải phóng quê hương, xố bỏ xích xiềng nơ lệ, nổi bật vai trị của chi bộ Đảng mà đứng đầu là đồng
chí Văn Ngọc Chính. Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ tại làng Hồ Tú mà linh hồn của nó là chi bộ Hồ
Tú, mãi mãi đi vào lịch sử truyền thống đấu tranh vẻ vang của nhân dân ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Di tích đình Hịa Tú là một địa chỉ đỏ, một điểm son chói lọi và mãi mãi phát huy tác dụng lâu dài
trong cơng tác giáo dục truyền thống về lịng yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.


<b>7. Một số hoạt động nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc di tích</b>


Từ khi đăng kí thực hiện phong trào đến nay, nhà trường đã nhận chăm sóc khu lưu niệm khởi
nghĩa Nam kỳ Đình Hồ Tú cụ thể như sau.


Năm học 2008-2009 trường nằm trên tuyến đường vào Đình Hịa Tú. Vì vậy, nhà trường phân cơng
hàng tuần bộ phận Đồn TN thực hiện cơng tác chăm sóc, qt dọn trong và ngồi đình Đình, qua
đó giáo dục cho các em có ý thức bảo vệ cũng như gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử cách


mạng của địa phương.


Từ năm học 2009-1010 đến nay do trường dời địa điểm cách xa Đình khoảng 4 km nên việc chăm
sóc chỉ thực hiện hàng tháng, cử chi đồn học sinh ở các lớp xuống đình để làm cỏ, quét dọn vệ
sinh. Khi có các dịp lễ lớn, thì trường phối hợp với xã đồn cử học sinh xuống tham dự.



Câu 3:


<b>Ĩm lược thơng tin về di tích </b>


Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm ở Ấp Đền thờ, xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao
Dung, tỉnh Sóc trăng. Ai về Cù Lao Dung mới hiểu được phần nào tấm lòng nhân dân đối với Bác
Hồ. Tình cảm của người dân nơi đây vẫn trào dâng nhớ Bác khôn nguôi.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nơi đây khơng chỉ là căn cứ địa
cách mạng mà cịn là vùng "đất thép" giàu truyền thống cách mạng của quân và dân Sóc Trăng.
Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn quyết liệt thì nhận được tin Bác
mất, lúc ấy ai cũng chết lặng người, ơm nhau khóc rịng. Ngay sau đó, hàng nghìn bà con tổ chức lễ
truy điệu trọng thể Bác Hồ. Trong nỗi niềm thương tiếc Bác, đồng bào kiến nghị Huyện ủy cho lập
Đền thờ Bác Hồ. Để chuẩn bị xây dựng, Huyện ủy tổ chức họp mở rộng bàn kế hoạch đối phó với
địch trong tình hình mới và việc xây dựng Đền thờ Bác. Để chuẩn bị xây dựng, một cuộc vận động
lớn, gần như công khai, ở cả các vùng địch chiếm, đã được nhân dân tự nguyện đóng góp thực hiện.
Ngày 3-2-1970, Đền thờ Bác Hồ được Huyện ủy Cù Lao Dung, Đảng bộ và nhân dân xã An Thạnh
Đông khởi công xây dựng, bất chấp sự càn quét, đánh phá của kẻ thù. Công việc phải làm vào ban
đêm, hàng trăm du kích cùng nhân dân địa phương ngày đêm san lấp hố bom, vừa bảo đảm vận
chuyển nguyên vật liệu vào khu vực xây đền, vừa phải trực chiến chống càn, bảo vệ nhân dân và
khu vực xây đền. Nhiều đêm bị máy bay, pháo địch bắn phá dữ dội, quân dân Cù Lao Dung - Sóc
Trăng bất chấp hiểm nguy, đồng chí, đồng bào đã hoàn thành việc xây dựng Đền thờ Bác Hồ chỉ
sau hơn ba tháng và khánh thành vào đúng ngày sinh của Bác ngày 19-5-1970.


Tham gia xây dựng Đền thờ Bác ngày ấy có các bác Nguyễn Thanh Nhã, Trần Minh Mẫn,
Nguyễn Huy Hoàng, Phùng Văn Lợi, Trần Văn Hận, Phạm Ngọc Nâu, Huỳnh Hữu Lộc, Lý Văn
Trông, Hồng Văn Hiệp... Lúc ấy, do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, ngơi đền chủ yếu được làm bằng
vật liệu sẵn có tại địa phương, thiết kế kiểu đền miếu dân gian Nam Bộ. Việc xây dựng Đền thờ Bác
đã khó, nhưng cơng tác bảo vệ, gìn giữ ngơi đền lúc đó cịn khó hơn nhiều. Bởi địch đóng qn
cách Đền thờ Bác khơng xa, chúng ln tìm cách ngăn cản, đánh phá, đàn áp những người xây


dựng, bảo vệ đền. Khi thấy Đền thờ Bác Hồ được xây uy nghi giữa cù lao sông nước, bọn địch rất
tức tối và đã mở nhiều đợt càn quét đốt phá. Nhưng nhân dân Cù Lao Dung cùng cán bộ, chiến sĩ đã
anh dũng chiến đấu, quyết tử giữ đền, loại khỏi vòng chiến hàng trăm tên địch. Vì thế, ngơi đền
được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày miền nam hoàn toàn giải phóng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b> 7. Một số hoạt động nhà trường đã làm trong chăm sóc di tích lịch sử</b>


</div>

<!--links-->

×