Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.92 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
PHÒNG GD&ĐT VẠN NINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
<b>TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN LONG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>
Số:……/QC-VL <i>Vạn Long , ngày tháng 10 năm 2015</i>
<b>QUY CHẾ</b>
<b>Hoạt động của Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ </b>
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ theo Quyết định
số 04/2000/ QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 03 năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ Trường trường tiểu học Vạn Long ban hành Quy chế
hoạt động như sau:
<b>I. Nguyên tắc hoạt động của Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ </b>
<b> </b>1. Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có
hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục quy định theo phương châm "Dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong các hoạt động của nhà trường thơng qua các hình
thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo cho công dân, cơ quan, tổ chức được
quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm
cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân.
2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy
động tiềm năng trí tuệ của lãnh đạo, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ, công chức
trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nề nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi
hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực
hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật
pháp Nhà nước.
3. Mở rộng dân chủ phải đảm bảo có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng Cộng sản
Việt Nam theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng
và phát huy vai trò của các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường.
4. Thực hiện dân chủ trong nhà trường phù hợp với Hiến pháp và pháp luật;
quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ
cương trong nhà trường.
5. Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do
dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường.
<b>II. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ </b>
<b>1. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. </b>
- Hiệu trưởng thực hiện hoặc phân công cho cấp dưới thực hiện những việc sau
đây:
- Phổ biến ngay từ đầu năm học kế hoạch năm học và những nội dung liên quan
đến trách nhiệm của người học, nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường.
- Thông báo công khai những quy định về tuyển sinh, nội quy, quy chế, học tập,
kết quả thi, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỉ luật.
nhiệm vụ năm học, trách nhiệm của các bậc cha mẹ, sự phối hợp giữa nhà trường với
gia đình của người học, thơng báo kết quả học tập, rèn luyện của người học.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt
động thực hiện dân chủ của lớp mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của
người học và các bậc cha mẹ của người học để phản ảnh cho Hiệu trưởng.
- Kịp thời thơng báo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối
với người học, nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường.
- Đặt hịm thư góp ý hoặc các hình thức góp ý khác để cá nhân, tổ chức, đồn thể
trong nhà trường thuận lợi trong việc đóng góp ý kiến.
- Giải đáp các ý kiến và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo luật định.
<b>2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các đoàn thể , tổ chức trong nhà trường</b>
- Tham mưu, đề xuất, những biện pháp giúp Hiệu trưởng thực hiện tốt những
quy định của Quy chế này.
- Chấp hành và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động dân chủ trong tổ .
- Thực hiện nghiêm túc lề lối làm việc trong tổ, giữa các tổ với nhau và giữa tổ
với nhà trường; thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ và những qui định
của Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường.
- Người đứng đầu các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường là người đại diện
cho đồn thể, tổ chức đó có trách nhiệm.
- Tham mưu, đề xuất, những biện pháp giúp Hiệu trưởng thực hiện tốt những
quy định của Quy chế này.
- Chấp hành và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động dân chủ trong đơn vị.
- Thực hiện nghiêm túc lề lối làm việc trong đơn vị, giữa các đơn vị với nhau và
giữa đơn vị với nhà trường; thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và
những qui định của Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường.
<b> 3. Quan hệ giữa nhà trường với cơ quan quản lý cấp trên, với chính quyền</b>
<b>địa phương </b>
a)Nhà trường với cơ quan quản lý cấp trên
- Phục tùng sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên, thực hiện chế độ báo cáo
định kỳ đúng quy định, kịp thời và nghiêm túc..
- Kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn của nhà trường và kiến nghị
những biện pháp khắc phục để cấp trên xem xét giải quyết.
- Phản ánh những vấn đề chưa rõ trong việc quản lý chỉ đạo của cấp trên, góp ý
phê bình đối với cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản hoặc thông qua đại diện.
Trong khi ý kiến phản ánh lên cấp trên chưa được giải quyết, nhà trường vẫn phải
nghiêm túc chấp hành và thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên.
b) Quan hệ của nhà trường đối với chính quyền địa phương
<b>III. Nhiệm vụ và hoạt động các thành viên trong Ban chỉ đạo Quy chế dân</b>
<b>chủ</b>
<b>1. Ông Lê Lộc - Hiệu trưởng - Trưởng ban </b>
Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện
kế hoạch dạy học, giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước
Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền .
Thành lập các tổ chuyên mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà
trường, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình
Phân cơng quản lý , đánh giá , xếp loại, tham gia quá trình tuyển dụng , thuyên
chuyển, khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên , nhân viên theo quy định.
Quản lý hành chính, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài
sản của nhà trường.
Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận,
giới thiệu học sinh chuyển trường, quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt kết quả
đánh giá, xếp loại học sinh lên lớp, ở lại lớp, tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hồn
thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên
địa bàn trường phụ trách.
Thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động trường học và tạo điều kiện cho
các đoàn thể trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; Thực
hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng .
<b>2. Ơng Trần Ngọc Hải - Phó Hiệu trưởng - Phó trưởng ban</b>
Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công .
Điều hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền của Hiệu trưởng .
Cùng hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động có liên
quan của nhà trường.
Quản lý tồn bộ cơng tác chuyên môn, nghiệp vụ .
Xây dựng kế hoạch chun mơn , hoạt động ngồi giờ lên lớp.
Trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn , hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. Cùng với
hiệu trưởng phê duyệt kết quả đánh giá , xếp loại, danh sách hoc sinh lên lớp, ở lại lớp.
Theo dõi và chịu trách nhiệm chất lượng giáo dục của đơn vị.
Tổ chức các kỳ kiểm tra theo định kỳ.
Quản lý và chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ lên lớp như : Các tiết hoạt động
ngồi giờ lên lớp, cơng tác Đội và các phong trào thể dục thể thao, văn nghệ , giao lưu
học sinh giỏi và các hoạt động phong trào khác.
Tổ chức kiểm tra, dự giờ giáo viên theo chuyên đề .
Chịu trách nhiệm về hiệu quả chất lượng đào tạo của giáo viên.
Tổ chức thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục đạt hiệu quả cao.
Cùng với BGH nhà trường tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động
trường học .
Tổ chức các hoạt động theo kế hoạch, nhiệm vụ được giao để tạo điều kiện
phát huy tính sáng tạo trong lao động của đồn viên Cơng đồn.
Tổ chức vận động, khuyến khích đồn viên Cơng đồn tham gia tích cực các
hoạt động chun mơn, phong trào thi đua .
Tạo mối đoàn kết trong nội bộ đồn viên Cơng đồn .
<b>4. Bà Nguyễn Thị Bảo Quỳnh- Bí thư Chi đồn- Thành viên </b>
Tổ chức thực hiện các mục tiêu , nguyên lý giáo dục theo chức năng , nhiệm vụ
của Đoàn TNCSHCM trong nhà trường .
Cùng với BGH nhà trường tổ chức tốt các hoạt phong trào học tập , thi đua
sáng tạo của Đoàn viên giáo viên và học sinh .
Cùng với BGH nhà trường quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động Đội
TN.TP .HCM , Sao nhi đồng.
Tổ chức cho đoàn viên phát huy năng lực , cống hiến tuổi trẻ cho sự nghiệp
giáo dục của địa phương .
<b>4. Ông Đỗ Văn Minh - TB. thanh tra nhân dân - Thành viên</b> :
Chịu sự quản lý, chỉ đạo của BCH. CĐ cơ sở.
Tổ chức giám sát thực hiện chính sách , pháp luật của Nhà nước đến CB.CC
trong đơn vị .
Tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết của các ban ngành đồn thể trong
nhà trường. Đồng thời thường xun đơn đốc và thực hiện qui chế dân chủ trong hoạt
động trường học đối với CB. CC.
Thực hiện việc giải quyết các khiếu nại, khiếu tố của CB.CC trong đơn vị.
Thường xuyên, định kỳ phản ánh tình hình hoạt động của BCH Cơng đồn cơ
sở , đồn viên Cơng đồn trước hội đồng sư phạm .
Tổng kết hoạt động của Ban thanh tra nhân dân báo cáo trước hội nghị CB.CC
hàng năm.
<b>5. Bà Nguyễn Thị Lẽ, Phạm Thị Minh Hiếu, Phan Thị Kim Chi, Trương</b>
<b>Thị Mai Loan, Trần Thị Khuê , Thái thị Thanh Phương – Tổ trưởng- Thành viên</b>
- Xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp và an toàn.
- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các
em tự tin trong học tập.
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh .
- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh.
-Tổ chức thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục theo chức năng , nhiệm vụ và
quyền hạn được phân công .
-Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn và một số hoạt động khác theo
phân công BGH .
-Tổ chức xây dựng và hướng dẫn các thành viên trong tổ thực hiện kế hoạch
cá nhân theo kế hoạch của nhà trường .
-Tổ chức thực hiện nghiêm túc chương trình, nội dung theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng đã quy định.
-Cùng với chuyên môn nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn theo định kỳ , theo chuyên đề, qua dự giờ thăm lớp .
-Cùng với BGH kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên theo qui
định chuẩn nghề nghiệp. Theo dõi việc đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo .Chịu
-Tham mưu với BGH chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác.
-Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ 2 lần / tháng.
- Đề xuất với hội đồng thi đua để khen thưởng , kỷ luật đối với các thành viên
trong tổ.
<b>6. Bà Nguyễn Thị Tuyển- GV TPT Đội - Thành viên </b>
-Giáo viên Tổng phụ trách Đội có nhiệm vụ tổ chức , quản lý các hoạt động của
Đội TN.TP.HCM và Sao Nhi đồng ở nhà trường.
Tổ chức , quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . Tổ chức các phong
trào thi đua của Đội.
Chịu trách nhiệm trước BGH , Hội đồng Đội về công tác Đội TN.TP.HCM và
Sao nhi đồng của nhà trường.
Quản lý toàn bộ tài sản của Đội .
Trên đây là toàn bộ Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo quy chế dân chủ nhà
trường năm học 2015 - 2016./.
Nơi nhận:<b> HIỆU TRƯỞNG</b>
- Phòng GD & ĐT ;
- Cơng đồn cơ sở ( Phối hợp);
- Các thành viên;