Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bai 35 Bai thuc hanh 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.77 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết 51 : Bài 35 : BÀI THỰC HÀNH 5 ĐIỀU CHẾ - THU KHÍ HIĐRO VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA KHÍ HIĐRO. I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Thí nghiệm điều chế hiđro từ dung dịch HCl và Zn ( hoặc Fe, Mg, Al,...). Đốt cháy khí hiđro trong không khí. Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí. - Thí nghiệm chứng minh H2 khử được CuO. 2. Kĩ năng - Lắp dụng cụ điều chế khí hiđro, thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy không khí. - Thực hiện thí nghiệm cho H2 khử CuO. - Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng. - Viết phương trình phản ứng điều chế hiđro và phương trình phản ứng giữa CuO và H2. - Biết cách tiến hành thí nghiệm an toàn, có kết quả. 3. Thái độ - Niềm say mê học tập môn Hóa học. - Tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận, trung thực. 4. Phát triển năng lực - Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực báo cáo thực hành. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên ( GV ) - Hóa chất : Kẽm viên (Zn), axit clohiđric (HCl), bột đồng (II) oxit ( CuO )..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Dụng cụ : Ống nghiệm, đèn cồn, giá gỗ, giá sắt, ống nghiệm nhỏ, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, que đóm, cốc đựng nước, ống hút, nút cao su có cắm ống thủy tinh, ống chữ V. 2. Học sinh ( HS ) - Ôn lại tính chất hóa học của hiđro : Tác dụng với oxi, tác dụng với đồng (II) oxit. - Ôn lại cách điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm. - Ôn lại cách thu khí hiđro trong phòng thí nghiệm. - Đọc trước cách tiến hành và chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu. III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp ( 1 phút ) 2. Bài mới : ( 1 phút ) Để củng cố kiến thức về nguyên tắc điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro. Đồng thời rèn luyện kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế và thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí. Chúng ta cùng đi vào thực hành ngày hôm nay. Hoạt động 1 : Phân công công việc thí nghiệm ( 3 phút ) Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. GV : Nhắc lại một số quy định quan trọng của HS : Lắng nghe phòng thí nghiệm - Giữ trật tự trong lúc làm thực hành, nghe theo hướng dẫn của giáo viên, không được tự ý làm việc riêng. - Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ sau khi làm thí nghiệm xong.. GV : Giới thiệu hóa chất, dụng cụ cần dùng trong buổi thực hành. Gọi đại diện các nhóm HS : Kiểm tra dụng cụ, hóa chất. kiểm tra hóa chất, dụng cụ của nhóm mình. GV : Phân công công việc cần phải làm trong bài học: 1. Tiến hành thí nghiệm. HS : Lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Làm tường trình thí nghiệm. 3. Dọn vệ sinh. GV : Giới thiệu bảng điểm và cách chấm điểm thực hành các nhóm : - Điểm thực hành : 10 điểm. - Điểm tường trình : 10 điểm. - Điểm thực hành gồm : + Điểm thí nghiệm : Mỗi thí nghiệm làm thành công, có hiện tượng rõ ràng, an toàn. (2 điểm) + Điểm kiến thức : Trả lời đúng câu hỏi có nội dung liên quan đến thí nghiệm. (2 điểm) + Điểm kỉ luật : 1 lượt nói chuyện, đùa giỡn trong lúc làm thí nghiệm trừ 1 điểm. + Điểm vệ sinh : Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ sau tiết học (2 điểm). - Điểm tường trình : 10 điểm. HS làm tường trình theo nhóm. - GV phát cho mỗi nhóm 1 bảng tường trình. Cho mỗi nhóm cử 1 thư ký để ghi bảng tường trình. Hoạt động 2 : I. Thí nghiệm 1 : “ Điều chế khí hiđro từ axit clohiđric HCl, kẽm. Đốt cháy khí hiđro trong không khí.” ( 10 phút ) Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. GV hỏi : “Nguyên liệu dùng để điều chế khí HS trả lời : hiđro trong phòng thí nghiệm là gì ?” Gọi đại -Một số đơn chất kim loại : Zn, Al, Fe,.. diện 1 nhóm trả lời. - Dung dịch axit thích hợp: HCl, H2SO4 loãng. GV : Hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm :. HS : Lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Dùng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm, cho vào ống nghiệm khoảng 2ml dd axit clohiđric ( HCl). - Cho vào ống nghiệm vài viên kẽm ( Zn). - Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có cắm ống thủy tinh vuốt nhọn và đặt vào giá gỗ. - Dùng ống nghiệm nhỏ để thử độ tinh khiết. - Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống thủy tinh vuốt nhọn. GV : Đưa ra 2 câu hỏi gợi ý cho HS trả lời hiện tượng thí nghiệm ? - Khi cho kẽm vào axit clohiđric thì có hiện tượng gì ? - Khi đốt đầu ống thủy tinh xảy ra hiện tượng gì ? HS : Tiến hành thí nghiệm. GV : Cho HS tiến hành thí nghiệm. - GV bao quát lớp, theo dõi thao tác của HS, nhắc nhở các nhóm làm không đúng thao tác.. GV : HS làm xong thí nghiệm, GV cho 1 nhóm nêu hiện tượng, giải thích và viết ptpư. HS nêu hiện tượng : Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kẽm tiếp xúc với axit clohiđric có hiện tượng sủi bọt khí. - Khí sinh ra cháy với ngọn lửa màu xanh. HS : Viết ptpư Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑ 2H2 + O2 → GV : “Phản ứng giữa Zn và axit clohiđric thuộc loại phản ứng gì ?”. to. 2H2O.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> HS trả lời : GV : Nhận xét và cho điểm các nhóm.. - Phản ứng giữa Zn và HCl là phản ứng thế vì nguyên tử đơn chất Zn đã thay thế nguyên tử H trong phân tử hợp chất HCl. HS : Lắng nghe.. Hoạt động 3 : II. Thí nghiệm 2 : Thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí. ( 8 phút ) Hoạt dộng của GV. Hoạt động của HS. GV : Gọi đại diện 1 nhóm nhắc lại tính chất HS trả lời : Hiđro là chất khí không màu, vật lí của hiđro ? không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí và ít tan trong nước. HS trả lời : Có hai cách thu khí hiđro : Đẩy GV : Dựa vào tính chất vật lí HS vừa nêu gọi nước và đẩy không khí. đại diện 1 nhóm trả lời câu hỏi “ Có mấy cách thu khí hiđro ?” - “ Khi thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy - Thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy không không khí phải đặt ống nghiệm như thế nào ? khí phải đặt úp ống nghiệm vì khí hiđro nhẹ Vì sao ?” hơn không khí. GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm : - Vẫn tiến hành các thao tác 1,2,3 như thí HS : Lắng nghe. nghiệm 1. - Dùng ống nghiệm nhỏ úp lên đầu ống thủy tinh vuốt nhọn. - Giữ cho ống nghiệm nhỏ thẳng đứng và miệng chúc xuống dưới rồi đưa miệng ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn GV : Đưa ra câu hỏi gợi ý cho HS nêu hiện tượng : - Khi đưa miệng ống nghiệm lại gần ngọn lửa thì có hiện tượng gì ? - Vì sao có hiện tượng đó ?. HS : Tiến hành thí nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> GV : Cho HS tiến hành thí nghiệm - GV bao quát lớp, theo dõi thao tác của HS, HS nêu hiện tượng : nhắc nhở các nhóm làm không đúng thao tác. - Có tiếng nổ. GV : HS làm thí nghiệm xong, gọi đại diện 1 - Có tiếng nổ vì khí hiđro thu được còn lẫn nhóm nêu hiện tượng, giải thích. khí oxi. - Gọi 1 HS viết ptpư. GV : Nhận xét và cho điểm các nhóm.. 2H2 + O2 →. to. 2H2O. Hoạt động 4 : III. Thí nghiệm 3 : Khí hiđro khử đồng (II) oxit. ( 10 phút ) Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. GV : Gọi đại 1 nhóm nhắc lại tính chất hóa HS trả lời : Hiđro tác dụng với oxit và tác học của hiđro ? dụng với đồng (II) oxit. GV : Hướng dẫn HS làm thí nghiệm - Vẫn tiến hành thao tác 1,2 như thí nghiệm 1. Cho ít bột đồng (II) oxit CuO vào đầu ống thủy tinh chữ V. - Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có cắm ống thủy tinh chữ V đã có sẵn bột đồng (II) oxit CuO. - Dùng đèn cồn hơ nóng đầu ống thủy tinh sau đó đun tập trung tại chỗ có CuO. GV : Đưa ra câu hỏi gợi ý cho HS nêu hiện tượng ? - Khi chưa đun nóng phản ứng có xảy ra không ? - Sau khi đun nóng sản phẩm sinh ra có màu sắc như thế nào ? GV : Cho HS tiến hành thí nghiệm. - GV bao quát lớp, theo dõi thao tác của HS,. HS : Tiến hành thí nghiệm..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> nhắc nhở các nhóm làm không đúng thao tác. GV : Sau khi HS làm thí nghiệm xong, gọi đại HS nêu hiện tượng : diện 1 nhóm nêu hiện tượng, giải thích và viết - Khi chưa đun nóng không có hiện tượng gì. ptpư. - Khi đun nóng sinh ra sản phẩm có màu đỏ . H2 + CuO →. GV : Nhận xét và cho điểm các nhóm.. to. Cu + H2O. HS : Lắng nghe.. Hoạt động 5 : Tổng kết ( 10 phút ) Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. GV : Cho HS thu dọn hóa chất và dụng cụ thí HS : Dọn vệ sinh. nghiệm, dọn vệ sinh chỗ làm thí nghiệm của mình. - Tổng kết điểm của các nhóm. Nhận xét buổi thực hành.. - Lắng nghe. - Yêu cầu các nhóm hoàn thành tường trình thí nghiệm. IV. Hướng dẫn về nhà ( 2 phút ) - Chuẩn bị bài 34 : Bài luyện tập 6 + Ôn tập tính chất hóa học, ứng dụng của hiđro; cách điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm; khái niệm phản ứng thế. V. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………….. Bảng điểm thực hành. Nhóm. Tên thí nghiệm. Kiến thức. Kỉ luật. Vệ sinh. Cộng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ( 6 điểm ) 1 1 2 3 4. 2. ( 2 điểm ) 3. ( 2 điểm ).

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×