Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De thi HSG Nguyen Truc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.32 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GD & ĐT THANH OAI


<b>TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRỰC - TT KIM BÀI </b> <b> NĂM HỌC: 2015-2016ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN LỚP 9</b>
<b> MÔN : LỊCH SỬ </b>


<i>Thời gian làm bài: 150 phút( không kể thời </i>
<i>gian giao đề)</i>


<b> ĐỀ BÀI : </b>


<b>Câu 1: </b>( 5,5đ) Trình bày những biến đổi của các nước Đơng Nam Á từ sau chiến tranh thế
giới thứ hai? Trong những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?


<b>Câu 2</b>: (6,5 điểm )


Trình bày tình hình kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai ? Nêu những nguyên
nhân phát triển và hạn chế của kinh tế Mỹ


<b>Câu 3: (</b>3,0 điểm<b>)</b>


<b> </b>Bằng những sự kiện lịch sử hãy chứng minh sự phát triển “ thần kỳ “ nền kinh tế


Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỷ XX ? Em có suy nghĩ gì về đất nước và con
người Nhật Bản sau thảm họa động đất , sóng thần ngày 11/3/2011 vừa qua<b> </b>


<b>Câu 4</b>( 5,0 điểm )


Hãy nêu ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đối với đời
sống xã hội? Con người đã có giải pháp gì để hạn chế các tác động tiêu cực của cách
mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?



<b>HƯỚNG DẪN CHẤM </b>
<b>Câu 1:</b> ( 5,5 điểm )


<i><b>a</b></i>. <i><b>Những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới </b></i>
<i><b>thứ hai:</b></i>


- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa
của các nước thực dân phương Tây<i><b>. ( 0,25điểm )</b></i>


-Trong chiến tranh thế giới thứ hai , ĐNA bị phát xít Nhật chiếm đóng . Tháng 8.1945 khi
phát xít Nhật đầu hành đồng minh , các nước Đông nam Á nổi dậy chống ách thống trị
thực dân , dành chính quyền như: In –đo –nê-xia ngày 17.8.1945 tuyên bố độc lập thành
lập nước vộng hịa In- đơ-nê-xia , Việt Nam: Ngày 2.9.1945 thành lập nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa , lào ngày 12.9.1945 tuyên bố độc lập trở thành vương quốc Lào <i><b>( 1, 0 điểm</b></i> )
- Sau chiến tranh thế giới thứ haivừa kết thúc , các nước Đông Nam Á tiến hành kháng
chiến chống cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc. Đến giữa những năm
50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc lập: Phi- líp pin , ( 7.1946),
Miến Điện ( 01/1948) , Mã Lai ( 8.1957) <i><b>( 0 ,5điểm )</b></i>


- Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á đi vào con đường phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội và đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế nhiều nước Đơng Nam
Á đã có sự chuyển mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như Sin-ga-po trở thành con
rồng Châu Á, Ma-lai-xi-a,Thái Lan<i><b>.( 1, 0 điểm )</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Tuy nhiên phải đến đầu những năm 90, khi thế giới bước vào thời kì “sau chiến tranh
lạnh” và vấn đề Campuchia được giải quyết, một chương mới đã mở ra trong khu vực
Đơng Nam Á. Đó là tình hình chính trị khu vực được cải thiện với xu hướng nổi bật là sự
tham gia của tất cả các nước trong một tổ chức thống nhất và chuyển trọng tâm hoạt động
sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đơng Nam Á hịa bình,ổn định để
cùng nhau phát triển<i><b>.( 1,0 điểm )</b></i>



<i><b>b.</b></i> Trong các biến đổi trên, thì việc giành độc lập của các nước Đông Nam Á là quan
trọng nhất. Bởi vì đây là nền tảng để phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị- xã hội và
tiến hành hợp tác phát triển<i><b>.(1,0 điểm</b></i> )


<i><b>Câu 2:</b></i> Đảm bảo 3 yêu cầu sau : (6,5 đ)


<i><b>a.Trình bày tình hình kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai (2,5đ)</b></i>


- Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 , Mỹ trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư
bản : <i><b>( 0,5 điểm</b></i> )


- Trong những năm 1945- 1950 Mỹ đạt được những kỳ tích về kinh tế :


+ Về cơng nghiệp : Chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới <i><b>( 0,5 điểm</b></i> )
+ Về nông nghiệp ; sản lượng nông nghiệp của Mỹ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của
Anh Pháp Mỹ , Tây Đức , I- ta- li-a và Nhật bản cộng lại <i><b>( 0,5 điểm</b></i> )


+ Về tài chính ; Mỹ nắm giữ 3/4 dự trữ vàng thế giới

(

<i><b>0,5 điểm</b></i>

<i><b> ) </b></i>



+

Về quân sự : Mỹ có lực lượng lớn nhất được trang bị các loại vũ khí hiện đại , giữ
độc quyền về vũ khí hạt nhân (<i><b>0,5 điểm</b></i> )


<i><b>b. Nguyên nhân phát triển :(2đ)</b></i>


<b> - </b>Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật


- Nhờ trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến của Mỹ đã ứng dụng các thành tựu khoa học
kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất hạ giá thành



- Tập trung sản xuất và tư bản rất cao


- Quân sự hóa nền kinh tế để bn bán vũ khí


- Đất nước không bị chiến tranh tàn phá , thu lợi nhuận trong chiến tranh
- Tài nguyên phong phú , nhân công dồi dào


- Sự năng động nhạy bén trong điều hành kinh tế


<i><b>c. Những hạn chế : (2đ)</b></i>


- Sau khi khôi phục kinh tế , các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở
thành trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mỹ<i><b>( 0,5 điểm</b></i>)


- Kinh tế Mỹ không ổn định do vấp phải những cuộc suy thoái , khủng hoảng


<i><b>(0,5 điểm ) </b></i>


- Mỹ phải chi trả những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang sản xuất các
loại vũ khí hiện đại tốn kém , thiết lập căn cứ quân sự , tiến hành các cuộc chiến tranh
xâm lược <i><b>(0,5 điểm )</b></i>


- Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp <i><b>( 0,5 điểm )</b></i>
<b>Câu 3:</b>(3điểm)


<i><b> a.</b></i>Sự phát triển “ thần kỳ “ nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỷ XX


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

-Tổng sản phẩm quốc dân năm 1950 chỉ đạt 20 tỷ USD bằng 1/17 của Mỹ . Đến năm
1968đã đạt tới183 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ (830tỷ USD). (<i><b>0,25đ)</b></i>



-Năm 1990 thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD, vượt Mỹ đứng thứ hai thế giới
sau Thụy Sĩ (29850 USD<i><b>) (0,5đ)</b></i>


-Công nghiệp : 1961 – 1970 tốc độ tăng trưởng đạt 13,5 %. <i><b>( 0,25đ</b></i>)


-Nông nghiệp : 1967 – 1969 đã cung cấp hơn 80 % nhu cầu lương thực trong nước, 2/3
nhu cầu thịt sữa …nghề đánh cá phát triển đứng thứ 2 thế giới sau Pê-ru<i><b>( 0,25đ)</b></i>


-Từ những năm 70 của thế kỷ XX trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của
thế giới. Đó là hiện tượng “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản. <i><b>( 0.5đ) </b></i>


<i><b>b.</b></i>Suy nghĩ của HS về con người Nhật Bản sau trận động đất,song thần:có ý chí vươn
lên,có tinh thần đồn kết,có tính kỉ luật cao,ln coi trọng tiết kiệm… <i><b>(1đ)</b></i>


<b>Câu 4: ( 5 điểm ) </b>


<i><b>a.</b></i>Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật có ý nghĩa to lớn, như cột mốc chói lọi trong lịch sử
tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì
diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người<i><b>.( 1,0 điểm)</b></i>


- Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật đã và đang có những tác động sau:


+<i><b>Tích cực</b></i>:Thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng xuất lao
động, đưa loài người bước vào một nến văn minh mới, nâng cao mức sống và chất lượng
cuộc sống của con người ; đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, chất
lượng nguồn nhân lực, lao động cơng-nơng nghiệp; hình thành thị trường thế giới với xu
thế tồn cầu hóa<b>.(1,5 điểm)</b>


+<i><b>Tiêu cực</b></i>:Cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuật cũng đã đem lại những hậu quả tiêu cực
(chủ yếu do con người tạo nên) . Đó là việc chế tạo ra các loại vũ khí và phương tiện qn


sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tai nạn giao
thông, tai nạn lao động…cuộc sống của con người luôn bị đe dọa<b> (1,5 điểm)</b>


<i><b>b.</b></i> Con người đã có những giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực đó :


Cùng nhau xây dựng mơi trường xanh-sạch-đẹp ở mọi nơi mọi lúc: bảo vệ môi trường
( cấm vứt rác bừa bãi không sử dụng túi ni-lông, sử dụng “năng lượng xanh” và các nguồn
năng lượng tái tạo, cấm sản xuất vũ khí hạt nhân, hạn chế chất thải độc hại, sử dụng thành
tựu khoa học – kỹ thuật đúng mục đích … bảo vệ những động vật quý hiếm để bảo tồn và
phát triển cho phù hợp quy luật sinh tồn của tự nhiên) <i><b>(1,0 điểm)</b></i>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×