Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bai 22 Khoi nghia Ly Bi Nuoc Van Xuan 542602 tiep theo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.31 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Bài 22:


<b>KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN (542-602)</b>


<i>(tiếp theo)</i>



<b>A.</b> <b>Mục tiêu bài học</b>
<b>I.</b> <b>Về kiến thức</b>


- Khi cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, thế lực phong kiến Trung Quốc (triều đại nhà Lương và
sau đó là nhà Tùy) đã huy động lực lượng lớn sang xâm lược nước ta hịng lập lại chế độ đơ
hộ như cũ.


- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống quân Lương trải qua hai thời kì : thời kì do Lý Bí
lãnh đạo và thời kì do Triệu Quang Phục lãnh đạo. Đây là cuộc chến đấu khơng cân sức, Lý
Bí phải rút lui dần và trao quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục đã cho xây dựng
căn cứ Dạ Trạch và sử dụng cách đánh du kích, đánh đuổi quân xâm lược, giành lại chủ
quyền cho đất nước.


- Đến thời kì hậu Lý Nam Đế, nhà Tùy huy động một lực lượng lớn sang xâm lược. Cuộc
kháng chiến của nhà Lý thất bại–nước Vạn Xuân lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến
phương Bắc.


<b>II.</b> <b>Về thái độ, tư tưởng, tình cảm</b>


- Học tập tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta.
- Giáo dục ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc.


<b>III.</b> <b>Về kĩ năng</b>


- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích và kĩ năng đọc bản đồ lịch sử.
<b>B.</b> <b>Thiết bị, tài liệu dạy học</b>



- Lược đồ: Khởi nghĩa Lý Bí.


- Hình ảnh: Hồ Điển Triệt, Đầm Dạ Trạch...


<b>C.</b> <b>Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (45 phút)</b>
<b>I.</b> <b>Ổn định lớp (1 phút): Nắm sĩ số lớp học.</b>
<b>II.</b> <b>Kiểm tra bài cũ (5 phút)</b>


<i>Câu hỏi:</i>


1. Chính sách bóc lột dã man, tàn bạo của nhà Lương đối với dân ta biểu hiện như thế nào?
Nhận xét.


2. Việc Lý Bí lên ngơi Hồng đế, xây dựng kinh đơ chứng tỏ điều gì?


<b>III.</b> <b>Giảng bài mới (39 phút)</b>
<b>1. Dẫn nhập vào bài mới (1 phút)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nhà Tùy đã đem quân sang xâm lược trở lại nước ta. Đây là cuộc chiến không cân sức, nhân dân ta
chiến đấu rất dũng cảm nhưng cuối cùng ko tránh khỏi thất bại.


<b>2. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (34 phút)</b>
<b>Thời</b>


<b>gian</b> <b>Hoạt động của giáo viên và học sinh</b> <b>Kiến thức cơ bản</b>
13ph <b>Hoạt động 1: </b><i>Cá nhân, cả lớp</i>


- Giáo viên phát <i>Phiếu học tập</i> (phụ lục) về diễn
biến cuộc chiến đấu chống quân Lương xâm lược


cho học sinh, yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo
khoa và chú ý nghe giảng, hoàn thành Phiếu học
tập.


- Giáo viên kết hợp sử dụng lược đồ lược thuật lại
cuộc tấn công xâm lược của nhà Lương.


- Giáo viên chỉ trên lược đồ cho học sinh quan sát
về đường tiến quân của nhà Lương: Cánh quân
thủy theo hướng vịnh Bắc Bộ tiến vào đất liền,
cánh quân bộ men theo ven biển rồi tiến xuống
sơng Thương.


- Giáo viên tường thuật những nét chính của cuộc
kháng chiến:


Quân ta do Lý Nam Đế chỉ huy kéo lên vùng
Lục Đầu (Hải Dương) đón đánh địch nhưng vì lực
lượng yếu hơn khơng cản được địch, phải lui về giữ
thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).


Tại đây nhiều cuộc khởi nghĩa đã diễn ra quyết
liệt. Quân địch kéo đến ngày càng đông, thành bị
vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận, Lý Bí thua to phải
rút quân về Gia Ninh (Việt Trì- Phú Thọ), rồi về
Tân Xương.


Tại đây, nhờ sự ủng hộ tích cực của nhân dân
các dân tộc, nên chỉ một thời gian ngắn, Lý Bí khơi
phục được lực lượng, nâng quân số lên đến vài vạn


người. Năm 546, Lý Bí đem qn ra đóng ở hồ
Điển Triệt.


- Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc đoạn chữ nhỏ
trong sách giáo khoa trang 61 miêu tả vùng hồ
Điển Triệt.


- Giáo viên giảng tiếp diễn biến cuộc chiến đấu theo
sách giáo khoa.


- Giáo viên hỏi: <i><b>Theo em, thất bại của Lý Nam Đế </b></i>
<i><b>có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân </b></i>


<i><b>không? Tại sao?</b></i>


- Học sinh suy nghĩ, trả lời.


<b>3. Chống quân Lương xâm lược</b>


<i>(Xem phần phụ lục 1)</i>


<b>Thời</b>
<b>gian</b>


<b>Diễn biến cuộc chiến</b>
<b>đấu chống quân</b>
<b>Lương xâm lược</b>
<b>Quân</b>


<b>Lương</b>



<b>Quân Lý</b>
<b>Nam Đế</b>
Tháng


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Giáo viên nhận xét, chốt ý: Thất bại của Lý Nam
Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân.
Bởi vì, cuộc chiến đấu của nhân dân ta cịn tiếp
diễn dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.
13ph <b>Hoạt động 2: </b><i>Cá nhân, cả lớp</i>


<i>-</i>Giáo viên hỏi: <i><b>Em biết gì về Triệu Quang Phục?</b></i>
<i>-</i>Học sinh trả lời.


<i>-</i>Giáo viên chốt ý.


<i>-</i>Giáo viên giảng tiếp: Sau thất bại ở hồ Điển Triệt,
ông được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc
kháng chiến chống quân Lương. Ông quyết định
lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên).


<i>-</i>Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc đoạn chữ nhỏ
trong sách giáo khoa mô tả về vùng Dạ Trạch
trang 61.


<i>-</i>Giáo viên hỏi: <i><b>Theo em, vì sao Triệu Quang </b></i>
<i><b>Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng </b></i>
<i><b>chiến và phát triển lực lượng?</b></i>


<i>-</i>Học sinh suy nghĩ, trả lời.



<i>-</i>Giáo viên chốt ý: Do ông là người vùng Chu Diên,
rất thông thạo thủy thổ vùng này và cả vùng Giao
Châu. Ông phát hiện ra những ưu điểm của vùng
Dạ Trạch (đầm lầy, rộng mênh mơng, lau sậy um
tùm…), có lợi cho cuộc chiến tranh du kích và
phát triển lực lượng để tiếp tục kháng chiến chống
quân Lương xâm lược. Về sau nhân dân thường
gọi ông là Dạ Trạch Vương.


<i>-</i>Giáo viên đặt câu hỏi mở: <i><b>Em biết gì về chiến </b></i>
<i><b>tranh du kích?</b></i>


<i>-</i>Giáo viên giới thiệu vài nét về cách đánh du kích.


<i>-</i>Giáo viên kết hợp dùng lược đồ miêu tả về cuộc
kháng chiến: Quân Lương tăng cường bao vây Dạ
Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng
chống trả. Tình thế giằng co kéo dài. Thấy đánh
mãi không tiêu diệt được quân ta, Trần Bá Tiên
thất vọng. Năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá
Tiên nhân đó bỏ về nước. Nghĩa quân Triệu
Quang Phục phản công, đánh tan quân xâm lược.


<i>-</i>Giáo viên hỏi: <i><b>Em hãy nêu nguyên nhân thắng </b></i>
<i><b>lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương </b></i>
<i><b>xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo.</b></i>
<i>-</i>Học sinh suy nghĩ, trả lời.


<i>-</i>Giáo viên nhận xét, chốt ý: Cuộc kháng chiến



<b>4. Triệu Quang Phục đánh bại </b>
<b>quân Lương như thế nào?</b>


- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch
làm căn cứ kháng chiến.


- Quân Lương bao vây Dạ Trạch,
quân ta anh dũng chống trả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

được nhân dân hết lòng ủng hộ. Biết tận dụng ưu
thế của căn cứ Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh
du kích và xây dựng lực lượng. Quân Lương chán
nản, luôn bị động trong chiến đấu.


8ph <b>Hoạt động 3: </b><i>Cá nhân, cả lớp</i>
<i>-</i>Giáo viên giảng:


Sau cuộc kháng chiến chống quân Lương thắng
lợi, Triệu Quang Phục lên ngơi vua, tổ chức lại
chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật Tử từ phía Nam
kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua
hơn 30 năm nữa, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.


Đây cũng là lúc nhà Tùy được thành lập ở Trung
Quốc (năm 589). Vua Tùy đòi Lý Phật Tử sang
chầu, nhưng Lý Phật Tử thối thác khơng đi.


<i>-</i>Giáo viên hỏi: <i><b>Vì sao nhà Tùy yêu cầu Lý Phật </b></i>
<i><b>Tử sang chầu? Vì saoLý Phật Tử khơng sang?</b></i>


<i>-</i>Học sinh suy nghĩ, trả lời.


<i>-</i>Giáo viên nhận xét, chốt ý:


Cũng như triều đại nhà Lương, nhà Tùy vẫn âm
mưu thơn tính và đồng hóa dân tộc ta. Do vậy, việc
nhà Tùy đòi Lý Phật Tử sang chầu để nhân đó có
thể bắt ơng rồi lập lại chế độ cai trị ở nước ta như
trước.


Lý Phật Tử khơng chịu khuất phục nên đã thối
thác khơng đi và tích cực chuẩn bị lực lượng đề
phịng.


<i>-</i>Giáo viên hỏi: <i><b>Trước thái độ kiên quyết của Lý </b></i>
<i><b>Phật Tử, nhà Tùy đã có hành động gì?</b></i>


<i>-</i>Học sinh trả lời.


<i>-</i>Giáo viên chốt ý: Lý Phật Tử cho tăng thêm quân
ở những thành trọng yếu như Long Biên (Bắc
Ninh), Ơ Diên (Hà Nội), cịn mình cầm qn giữ
thành ở Cổ Loa (Hà Nội). Năm 603, mười vạn
quân Tùy tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây
hãm ở Cổ Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc.
Nước Vạn Xuân kết thúc.


<b>5. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết</b>
<b>thúc như thế nào?</b>



- Sau khi đánh bại quân Lương,
Triệu Quang Phục lên ngôi vua
(Triệu Việt Vương).


- 20 năm sau, Lý Phật Tử cướp
ngôi.


- Năm 603, 10 vạn quân Tùy tấn
công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị
bắt giải về trung Quốc.


Nước Vạn Xuân kết thúc.


<b>3. Củng cố kiến thức, dặn dò học sinh (4 phút)</b>
<b>a)</b> <b>Củng cố </b>


<i>-</i> Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi:


1. Vì sao nhà Lương, sau đó đến nhà Tùy lại tiến hành xâm lược nước ta?


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

3. Vì sao nhân dân ta lại biết ơn Lý Nam Đế và Triệu Quang Phục?


<b>b)</b> <b>Dặn dò</b>


- Học bài cũ, chuẩn bị bài bài 23.
<b>IV.</b> <b>Phụ lục</b>


<b>PHIẾU HỌC TẬP</b>


Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc chiến đấu chống quân Lương xâm lược theo bảng sau:


<b>Thời gian</b> <b>Diễn biến cuộc chiến đấu chống quân Lương xâm lược</b>


<b>Quân Lương</b> <b>Quân Lý Nam Đế</b>


Tháng 5/545
Đầu năm 546
Năm 548


Đáp án:


<b>Thời gian</b> <b>Diễn biến cuộc chiến đấu chống quân Lương xâm lược</b>


<b>Quân Lương</b> <b>Quân Lý Nam Đế</b>


Tháng 5/545


- Quân Lương tiến vào nước ta ta theo hai
đường thủy và bộ.


- Lý Nam Đế lui quân về giữ thành ở cửa
sông Tô Lịch (Hà Nội).


- Nhiều cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lý
Nam Đế thua trận, rút quân về Gia
Ninh (Phú Thọ).


Đầu năm 546


- Quân Lương chiếm thành Gia Ninh. - Lý Nam Đế cho quân đóng ở hồ Điển
Triệt, sau đó chạy về động Khuất Lão


(Phú Thọ).


Năm 548 - Quân Lương chiếm được hồ Điển Triệt. - Lý Nam Đế mất.
<b>V.</b> <b>Rút kinh nghiệm</b>


</div>

<!--links-->

×