Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dinh luat bao toan dong luongsieu hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.33 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LUYỆN THI THPT QUỐC GIA VÀ ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN. Bài giảng Vật Lý 10 – Định Luật Bảo Toàn Động Lượng I. Động lượng 1. Xung lượng của lực a. Ví dụ + Cầu thủ đá mạnh vào quả bóng, quả bóng đang đứng yên sẽ bay đi. + Hòn bi-a đang chuyển động nhanh, chạm vào thành bàn đổi hướng. Như vậy thấy lực có độ lớn đáng kể tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian ngắn, có thể gây ra biến đổi đáng kể trạng thái chuyển động của vật. b. Xung lượng của lực. . . Khi một lực F tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian t thì tích F .t được định nghĩa là . . xung lượng của lực F trong khoảng thời gian t ấy. Ở định nghĩa này, ta giả thiết lực F không đổi trong thời gian ấy. Đơn vị của xung lượng của lực là N.s 2. Động lượng a. Tác dụng của xung lượng của lực . .     v v Theo định luật II Newton ta có: m a = F hay m 2 1 = F suy ra: m v 2 - m v1 = F t t b. Động lượng . . . Động lượng p của một vật là một véc tơ cùng hướng với vận tốc và được xác định bởi công thức . . p=mv Đơn vị động lượng là kgm/s c. Mối liên hệ giữa động lượng và xung lượng của lực. . . . . . Ta có : p 2 - p 1 = F t hay p = F t Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. Phát biểu này được xem như là một cách diễn đạt của định luật II Newton. Ý nghĩa : Lực tác dụng đủ mạnh trong một khoảng thời gian thì có thể gây ra biến thiên động lượng của vật. II. Định luật bảo toàn động lượng. 1. Hệ cô lập (hệ kín) Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau. 2. Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập Động lượng của một hệ cố lập là không đổi: . . . p1 + p 2 + … + p n = không đổi. www.hoc365.vn. Email:

<span class='text_page_counter'>(2)</span> LUYỆN THI THPT QUỐC GIA VÀ ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN. 3. Va chạm mềm . Xét một vật khối lượng m1, chuyển động trên một mặt phẳng ngang với vân tốc v1 đến va chạm vào một vật có khối lượng m2 đang đứng yên. Sau va chạm hai vật nhấp làm một và cùng chuyển động . với vận tốc v Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: . . . . m1 v1 m1 v1 = (m1 + m2) v suy ra: v = m1  m 2 Va chạm của hai vật như vậy gọi là va chạm mềm. 3. Chuyển động bằng phản lực a. Súng giật khi bắn Gỉa sử trên mặt phẳng nằm ngang có một khẩu súng Đại Bác di chuyển bằng bánh xe dễ dàng. Nếu súng bắn ra theo phương ngang: M, m: Khối lượng của súng và đạn. . . V , v : vận tốc súng và viên đạn.   p : Tổng động lượng trước khi bắn p =0     p' : Tổng động lượng ssau khi bắn: p' = m v + M V. Áp dụng định luật Bảo Toàn Khối Lượng:    m  v m v + M V = 0 => V = M Dấu “-” chứng tỏ súng và đạn chuyển động ngược chiều nhau (đạn bay tới thì súng sẽ giật lùi). Chuyển động này của súng còn gọi là chuyển động bằng phản lực, vì khi thuốc súng nổ, các khí sinh ra tác dụng lực lên đạn, đồng thời theo định luật III Newton, chúng tác dụng phản lực lên súng. Các súg đại bác cổ thường có khối lượng rất lớn để giảm vận tốc giật.. Hình ảnh Đại Bác. www.hoc365.vn. Email:

<span class='text_page_counter'>(3)</span> LUYỆN THI THPT QUỐC GIA VÀ ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN. Trong các đại bác hiện đại chỉ có nòng súng giật lùi thôi, giá súng được chèn chặt vào đất. Có những bộ phận dùng không khí, dầu hay lò xo để hãm bớt sự giật lùi và đưa nòng trở về vị trí cũ sau khi bắn. Trong các súng liên thanh, một bộ phận của nòng chịu phản lực và giật lùi, khi lò xo kéo trở lại vị trí cũ thì nó đưa viên đạn vào nòng tiếp theo(súng lên đạn tự động). Hình ảnh bắn súng giật lùi. Các súng không giật như badôca, súng không giật SKZ(VN), súng không giật SS(VN), Súng không giật M18 57mm (Mỹ), Súng không giật M20 75mm (Mỹ), ĐKZ(đại bác không giật) có nòng rất nhẹ, hở phía sau, vì nòng chỉ có tác dụng hướng đường đi cho đạn, bản thận đạn chuyển động bằng phản lực. b. Chuyển động tên lửa – Lập luận tương tự như trường hợp súng giật, nhưng với điều kiện ban đầu khác là tên lửa đã có . . vận tốc V và trong một đơn vị thời gian nó phụt ra phía sau một khối khí m với vận tốc v đối với tên lửa. Giả sử ban đầu tên lửa đứng yên M, m: Khối lượng của tên lửa và lượng khí phụt phía sau. . . V , v : Vận tên lửa và khí.   p : Tổng động lượng trước khi bắn p =0     p' : Tổng động lượng ssau khi bắn: p' = m v + M V. Áp dụng định luật Bảo Toàn Khối Lượng:    m  v m v + M V = 0 => V = M. Hình ảnh mô tả chuyển động tên lửa. www.hoc365.vn. Email:

<span class='text_page_counter'>(4)</span> LUYỆN THI THPT QUỐC GIA VÀ ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN. Như vậy, các con tàu vũ trụ, tên lửa,…. có thể bay trong khoảng không gian vũ trụ, không phụ thuộc môi trường bên ngoài là không khí hay là chân không.. www.hoc365.vn. Email:

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×