Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Đáp án đề thi tốt nghiệp công chứng phần II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.73 KB, 48 trang )

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG CHỨNG KHĨA 19
TẠI QUẢNG BÌNH
Mơn thi: Pháp luật về cơng chứng
Thời gian làm bài: 180 phút
I. Lý thuyết
1. Câu hỏi 1: Trình bày hiểu biết của anh (chị) về nguyên tắc “Chịu trách nhiệm trước
pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chúng” được quy định tại Điều 4
Luật công chứng? (1,5 điểm)
2. Vợ chồng anh Nguyễn Đức Phụng, chị Đào Hồng Dung đã chuyển nhượng nhà, đất là
tài sản chung của mình tại quận M, thành phố K cho vợ chồng bà Lê Phương Thảo, ông
Nguyễn Viết Long. Hợp đồng chuyển nhượng được lập và chứng nhận tại Văn phịng cơng
chứng Hồng Minh Phương ngày 10/3/2018 (Hợp đồng số 380/HĐGD.2018). Nay, anh
Nguyễn Viết Tuấn - là con đẻ của ông Long, bà Thảo - đến Văn phịng cơng chứng Hồng
Minh Phương đề nghị cấp bản sao hợp đồng chuyển nhượng số 380/HĐCN.2018 nêu trên.
Câu hỏi 2: Hãy cho biết, Văn phịng cơng chứng Hồng Minh Phương có trách nhiệm
cấp bản sao văn bản cơng chứng theo yêu cầu của anh Tuấn không? (1 điểm)
3. Câu hỏi 3: Những khẳng định dưới đây đúng hay sai? (1,5 điểm)
a. Bản chính làm căn cứ để chứng thực bản sao phải là bản có chữ ký trực tiếp của
người có thẩm quyền và đóng dấu của cơ quan ban hành bản chính đó;
b. Cơng chứng viên khơng được phép thực hiện việc chứng thực chữ ký đối với bất cứ
loại giao dịch nào mà chỉ được thực hiện chứng thực chữ ký trên các văn bản, giấy tờ;
c. Trong mọi trường hợp, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay
cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch.
II. Tình huống
Văn phịng cơng chứng Dương Anh Cơng thành phố H được thành lập tháng 8/2016, do
03 công chứng viên Ngô Kim Chi, Dương Anh Công và Đặng Thái Thành cùng hợp tác thành
lập, trong đó, cơng chứng viên Thành là Trưởng Văn phòng. Nay, do hoạt động kém hiệu quả
nên các công chứng viên này đã thỏa thuận với các cơng chứng viên sáng lập Văn phịng cơng
chứng Phương Nam về việc sẽ hợp nhất hai Văn phịng cơng chứng với nhau.
Câu hỏi 4: Hãy xác định những điều kiện để các cơng chứng viên có thể thực hiện thỏa
thuận của mình? (1 điểm)


Câu hỏi 5: Anh (chị) hãy hướng dẫn hồ sơ và thủ tục hợp nhất Văn phịng cơng chứng
trong trường hợp đủ điều kiện? (2 điểm)
Tình tiết bổ sung
Q trình triển khai các cơng việc liên quan đến việc hợp nhất 02 văn phịng cơng
chứng, cơng chứng viên Chi đã đề xuất sẽ không hoạt động ở Văn phịng cơng chứng sau hợp
nhất mà chuyển về làm việc tại Văn phịng cơng chứng HM thành phố K. Khi đó, các cơng
chứng viên đã u cầu cơng chứng viên Chi ký văn bản thỏa thuận với nội dung cam kết công
chứng viên Chi sẽ tự chịu mọi trách nhiệm liên quan đến các hợp đồng, giao dịch mà mình đã


chứng nhận trong thời gian làm việc tại Văn phòng công chứng Dương Anh Công. Công
chứng viên Chi đã chấp nhận ký văn bản với nội dung này.
Câu hỏi 6: Theo anh (chị) việc các công chứng viên thỏa thuận ký văn bản với nội
dung như trên có hợp pháp khơng? (1,5 điểm)
Tình tiết bổ sung
- Sau khi các cơng chứng viên hoàn thành thủ tục hợp nhất, cơ quan có thẩm quyền đã
phát hiện Văn phịng cơng chứng mới thành lập sau hợp nhất có vi phạm về việc thu thù lao
cơng chứng. Cụ thể là Văn phịng đã tiến hành thu thù lao công chứng cao hơn mức trần do
Ủy ban nhân dân tỉnh P quy định đối với nhiều hợp đồng.
Câu hỏi 7: Hãy xác định mức và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành
vi vi phạm nêu trên? (1,5 điểm)
(Học viên được sử dụng văn bản pháp luật)


ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG CHỨNG KHĨA 19 TẠI QUẢNG BÌNH
Mơn: Pháp luật về cơng chứng

Câu hỏi 1:
Tại khoản 4 Điều 4 Luật công chứng 2014 quy định như sau:

“4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công
chứng.”
Theo quy định nêu trên, công chứng viên sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và
người yêu cầu công chứng về Văn bản cơng chứng.
Có thể thấy, cơng chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề cơng
chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản
(sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của
bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang
tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá
nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Công chứng viên sẽ phải là những người được
bổ nhiệm theo quy định để hành nghề. Do đó, cơng chứng viên sẽ phải trách nhiệm đối với
Hợp đồng, giao dịch mà mình thực hiện cơng chứng.
Việc chịu trách nhiệm trước pháp luật này thì cơng chứng viên sẽ phải chịu trách nhiệm
trên các phương diện:
- Chịu trách nhiệm dân sự: Như trách nhiệm bồi thường thiệt cho người u cầu cơng
chứng;
- Chịu trách nhiệm hành chính: Phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định với
lỗi mà mình gây ra;
- Chịu trách nhiệm hình sự: Có thể bị xử phạt theo từng mức độ vi phạm và hậu quả để
lại.
Khi Văn bản được công chứng, cơng chứng viên sẽ phải đảm bảo được tính xác thực, hợp
pháp của Văn bản theo đúng quy định của pháp luật. Nếu trường hợp làm sai dẫn đến phát
sinh các hậu quả pháp lý nhất định thì cơng chứng viên sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật và người yêu cầu công chứng, tùy từng mức độ sẽ có những mức hình phạt phải chịu nhất
định.
Câu hỏi 2:
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 65 Luật Công chứng 2014 về việc cấp
bản sao văn bản công chứng, cụ thể như sau:
“Điều 65. Cấp bản sao văn bản công chứng
1. Việc cấp bản sao văn bản công chứng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:



b) Theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, người có quyền, nghĩa vụ
liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.”
Căn cứ theo quy định trên, tổ chức hành nghề công chứng chỉ có trách nhiệm cung cấp
bản sao theo yêu cầu của các bên tham gia và khơng có nghĩa vụ cung cấp cho bên thứ ba trừ
trường hợp pháp luật có quy định.
Theo dữ liệu của đề bài cung cấp, anh Tuấn là con đẻ của ông Long, bà Thảo nhưng
không phải là một trong các bên tham gia hợp đồng, giao dịch và cũng khơng phải là người có
quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng. Đồng thời theo dữ
liệu đề bài cung cấp cũng khơng có dữ liệu về việc anh Tuấn được ông Long, bà Thảo ủy
quyền để thực hiện yêu cầu cung cấp bản sao văn bản công chứng hoặc là người có quyền,
nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng giao dịch đã được cơng chứng.
Chính vì vậy, tổ chức hành nghề cơng chứng khơng có trách nhiệm cung cấp bản sao
theo yêu cầu của anh Tuấn.
Câu hỏi 3:
a. Bản chính làm căn cứ để chứng thực bản sao phải là bản có chữ ký trực tiếp của
người có thẩm quyền và đóng dấu của cơ quan ban hành bản chính đó;
Khẳng định này sai vì:
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 và 9 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về cơng tác
văn thư như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
8. “Bản gốc văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có
thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.
9. “Bản chính văn bản giấy” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo
từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.”
Và căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về việc cấp bản
sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng,
giao dịch như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ

5. “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần
đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và
đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”
Căn cứ theo các quy định trên, có thể hiểu rằng bản chính là những giấy tờ, văn bản đã
hồn hình về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có
thẩm quyền, có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Do đó, bản chính
khơng phải là bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền mà bản gốc mới là bản có chữ
ký trực tiếp của người có thẩm quyền.
Chính vì vậy, khẳng định này sai.
b. Cơng chứng viên không được phép thực hiện việc chứng thực chữ ký đối với bất
cứ loại giao dịch nào mà chỉ được thực hiện chứng thực chữ ký trên các văn bản, giấy
tờ;


Khẳng định trên là sai.
Theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và quy định tại
Điều 14 Thông tư số 01/2020/TT-BTP.
Căn cứ theo các quy định nêu trên, Công chứng viên được chứng thực chữ ký trên Giấy
ủy quyền trong một số trường hợp nhất định.
c. Trong mọi trường hợp, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng
thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch.
Khẳng định này sai vì:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về giá trị pháp lý của
bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:
“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực
từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử
dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.”
Căn cứ theo quy định nêu trên bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại

Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong
các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 40 và khoản 3 Điều 41 Luật Công
chứng 2014 về thủ tục công chứng như sau:
“Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
8. Người u cầu cơng chứng đồng ý tồn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao
dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên u cầu người u cầu
cơng chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu
trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.”
“Điều 41. Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề
nghị của người yêu cầu công chứng
3. Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên
đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn
bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu cơng chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ
quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của
hợp đồng, giao dịch.”
Căn cứ theo các quy định trên, trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng,
giao dịch, cơng chứng viên có quyền u cầu người u cầu cơng chứng bắt buộc phải xuất
trình bản gốc giấy tờ trong hồ sơ công chứng để tiến hành đối chiếu. Do đó, khơng phải trong
mọi trường hợp, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính
đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch.
Chính vì vậy, khẳng định này là sai.
Câu hỏi 4:


Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Công chứng 2014 và Điều 13 Nghị định 29/2015
về việc hợp nhất văn phịng cơng chứng, để có thể tiến hành hợp nhất, Văn phịng cơng chứng
Dương Anh Cơng và Văn phịng cơng chứng Phương Nam cần đáp ứng các điều kiện sau:
-


Có địa chỉ trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

-

Có ít nhất 02 cơng chứng viên hợp danh sau khi hợp nhất;

-

Trưởng văn phòng sau khi hợp nhất phải là công chứng viên hợp danh và có ít nhất 02
năm hành nghề cơng chứng.
Câu hỏi 5:

-

Về hồ sơ: quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:
 Hợp đồng hợp nhất Văn phịng cơng chứng
 Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm tốn của
các Văn phịng cơng chứng được hợp nhất tính đến ngày đề nghị hợp nhất;
 Biên bản kiểm kê các hồ sơ công chứng và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các
Văn phịng cơng chứng được hợp nhất;
 Danh sách các công chứng viên hợp danh và công chứng viên làm việc theo chế độ
hợp đồng tại các Văn phịng cơng chứng được hợp nhất;
 Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của các Văn phịng cơng
chứng được hợp nhất.

-

Về thủ tục: quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 13 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:


Bước 1: Các Văn phòng công chứng hợp nhất nộp 01 (một) bộ hồ sơ hợp nhất tại Sở Tư
pháp nơi đăng ký hoạt động.
Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp lấy ý
kiến của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập), trình
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất Văn phịng cơng chứng.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất Văn phịng cơng chứng; trường hợp
từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép hợp nhất,
Văn phịng cơng chứng hợp nhất phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Khi đăng ký hoạt
động phải có đơn đăng ký hoạt động, Quyết định cho phép hợp nhất Văn phịng cơng chứng,
giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phịng cơng chứng và giấy đăng ký hành nghề của các
công chứng viên.
Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động,
Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phịng cơng chứng hợp nhất, đồng thời thực
hiện việc xóa tên các Văn phịng công chứng được hợp nhất khỏi danh sách đăng ký hoạt
động; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Câu hỏi 6:
Không hợp pháp vì:


Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Công chứng 2014 về bồi thường, bồi hồn trong
hoạt động cơng chứng như sau:
“Điều 38. Bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng
1. Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công
chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch
là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong q trình cơng chứng.
2. Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại
phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi
thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hồn trả thì tổ

chức hành nghề cơng chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Căn cứ theo quy định nêu trên, có thể thấy rằng, khi cơng chứng viên có lỗi trong q
trình cơng chứng gây ra thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác thì
cơng chứng viên khơng phải là người trực tiếp bồi thường mà tổ chức hành nghề công chứng
sẽ là đơn vị có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cơng chứng viên có trách nhiệm bồi hồn
cho tổ chức hành nghề cơng chứng tồn bộ số tiền đã chi trả khoản tiền bồi thường thiệt hại.
Do đó, việc thỏa thuận công chứng viên Chi phải tự chịu trách nhiệm đối với các hợp
đồng, giao dịch mà mình đã chứng nhận trong thời gian làm việc tại Văn phịng cơng chứng
Dương Anh Công là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Câu hỏi 7:
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 và điểm b khoản 8 Điều 16 Nghị định
82/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt
động của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
“Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công
chứng
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
đ) Thu thù lao công chứng cao hơn mức trần do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành
hoặc cao hơn mức thù lao đã niêm yết; thu chi phí khác cao hơn mức chi phí đã thoả thuận;
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại
các điểm đ và e khoản 2, các điểm a, c và đ khoản 4, khoản 6 Điều này;”
Căn cứ theo quy định nêu trên, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thu thù
lao công chứng cao hơn mức trần do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành sẽ bị phạt tiền từ
7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp
lại số lợi bất hợp pháp co được do thực hiện hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 88 Nghị định
82/2020/NĐ-CP về phân cấp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“Điều 88. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra:



a) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Tư pháp xử phạt đối
với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 6; các
khoản 1, 2 và 3 Điều 7; Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10 và Điều 11; khoản 1 và
khoản 2 Điều 12; Điều 13 và Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 15; các khoản 1, 2 và
3 Điều 16; các Điều 17, 18, 19, 20 và 21; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 22; khoản 1 và
khoản 2 Điều 23; các khoản 1, 2 và 3 Điều 24; Điều 25 và Điều 26; khoản 1 Điều 27; Điều
28 và Điều 29; khoản 1 Điều 30, Điều 31; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 32; các khoản 1,
2, 3, 4 và 5 Điều 33; Mục 1 Chương III; Điều 37; khoản 1 và khoản 2 Điều 38; các khoản 1,
2, 3 và 4 Điều 39; Điều 40; khoản 1 và khoản 2 Điều 41; Điều 42; Điều 43; khoản 1 và
khoản 2 Điều 44; các khoản 1, 2 và 3 Điều 45; khoản 1 và khoản 2 Điều 46; các Điều 47, 48
và 49; Mục 4 và Mục 5 Chương III; các khoản 1, 2 và 3 Điều 56; khoản 1 và khoản 2 Điều
57; Điều 58; khoản 1 Điều 59; các Điều 60, 61 và 62; Điều 65 và Điều 78; các khoản 1, 2 và
3 Điều 79; Điều 80 và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 2 Điều 81
Nghị định này;
b) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi
phạm hành chính quy định tại Điều 5; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 6; các khoản 1, 2, 3
và 4 Điều 7; Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; các Điều 10, 11, 12, 13, 14 và 15; các khoản
1, 2, 3 và 4 Điều 16; Điều 17; Mục 4 Chương II; các Điều 21 và 22; các khoản 1, 2 và 3 Điều
23; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 24; Mục 6 và Mục 7 Chương II; Điều 31 và Điều 32; các
khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 33; Mục 1 và Mục 2 Chương III; Điều 48 và Điều 49; các khoản 1,
2, 3 và 4 Điều 50; Mục 4 và Mục 5 Chương III; các khoản 1, 2 và 3 Điều 56; các khoản 1, 2
và 3 Điều 57; các Điều 58, 59, 60, 61 và 62; các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 63; các khoản 1,
2, 3, 4 và 5 Điều 64; Điều 65 và Điều 78; các khoản 1, 2 và 3 Điều 79; Điều 80; khoản 2 và
các điểm a, b, c, d, đ, e, g, k và l khoản 3 Điều 81 Nghị định này;”
Căn cứ theo quy định nêu trên, thẩm quyền xử phạt thuộc về Trưởng đoàn thanh tra
chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Tư pháp và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của
Bộ Tư pháp.



ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ CƠNG CHỨNG KHỐ 20 TẠI TÂY NINH
Môn: Kỹ năng công chứng
Thời gian làm bài: 180
I. Pháp luật nội dung
1. Câu hỏi 1. Anh (chị) hãy so sánh hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sau: thể
chấp và cầm cố. (1 điểm)
2. Hiện tại vợ chồng anh Hoàng Văn Cường và chị Vũ Thị Thảo đang quản lý và sử
dụng những tài sản sau:
- Số tiền tiết kiệm do chị Thảo đứng tên trên sổ tiết kiệm được gửi tại Ngân hàng
thương mại C từ năm 1998 cho đến nay;
- 01 căn nhà tại phố K, được mua năm 2018;
- 01 chiếc xe ô tô đăng ký tên anh Cường được mua năm 2009.
Biết rằng anh Cường và chị Thảo kết hôn năm 2015. Năm 2006, vợ chồng anh chị cả
sinh được một con chung là cháu Hoàng Thảo Lý.
Câu hỏi 2. Anh (chị) hãy cho biết những tài sản nói trên, tài sản nào là tài sản riêng của
anh Cường hoặc chị Thảo, tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng anh Cường và chị Thảo ?
(1 điểm)
Câu hỏi 3. Ngoài những tài sản trên vợ chồng anh Cường có 01 căn nhà được xác định
là tài sản chung tại tỉnh H. Theo thống nhất thì căn nhà này sẽ được tặng cho cháu Lý. Vậy
theo anh (chị) chát Lý có đủ điều kiện được nhận tặng cho căn nhà này hay khơng? (1 điểm).
II. Kỹ năng
Có tài sản chung là 01 căn nhà tại phố 1, tỉnh P và số tiền là 2 tỷ đồng, hay vợ chồng
ông Thao Văn Lương muốn lập Văn bản thỏa thuận để chia tài sản chung của vợ chồng tại tổ
chức hành nghề công chứng, biết rằng cả hai vợ chồng ông Lương đều đang ký hộ khẩu
thường trú tại quận 10 thành phố E.
Câu hỏi 4: Anh (chị) hãy cho vợ chồng ông Lương biết công chứng viên của tổ chức
hành nghề cơng chứng có thẩm quyền chứng nhận Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của
vợ chồng? (1 điểm)
Câu hỏi 5: Để được thụ lý vêu cầu công chúng, theo anh (chị) thì vợ chồng ơng Lương

cần phải chuẩn bị những giấy tờ tài liệu gì trong hồ sơ u cầu cơng chứng? (1.5 điểm)
Tình tiết bổ sung
Việc chia tài sản chung của vợ chồng ông Lương được thống nhất như sau:
- Căn nhà được chia cho vợ ông Lương là bà Hoàng Thị Mận;
- Số tiền được chia cho ông Lương;


Theo thống nhất của vợ chồng ơng Lương thì sẽ đề nghị công chứng viên giớp họ soạn
thảo văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng.
Câu hỏi 6: Là công chứng viên, anh (chị) hãy soạn thảo văn bản công chứng theo đề
nghị của vợ chồng ông Lương? (2 điểm)
Tình tiết bổ sung
Trao đổi với cơng chứng viên, vợ chồng ông Lương cho công chứng viên biết đã thỏa
thuận những nội dung dưới đây:
- Được nhận của nhà thì bà Mận phải chịu mọi trách nhiệm liên quan đến căn nhà phát
sinh từ thời điểm hình thành cho đến nay;
- Bà Mân phải có nghĩa vụ thanh tốn thêm cho ơng Lương số tiền 1 tỷ đồng;
- Vợ chồng ông Lương, chỉ được quyền định đoạt đối với tài sản chìa sau khi một trong
hai người chết đi.
Câu hỏi 7: Là công chứng viên, anh (chị) hãy đánh giá tính hợp pháp của những nội
dung mà vợ chồng ơng lương đã thỏa thuận trong tình huống trên? (1,5 điểm)
Tình tiết bổ sung
Liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng ông Lương đã cùng
thống nhất: Khi đã chia tài sản chung thì vợ chồng ơng Lương khơng cịn nghĩa vụ chăm sóc
và cấp dưỡng lẫn nhau nhưng cả hai vẫn phải có nghĩa vụ chăm sóc và cấp dưỡng con chung.
Câu hỏi 8: Nội dung được vợ chồng ông Lương thảo thuận trong tình huống trên, theo
anh (chị) có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? (1 điểm)
(Học viên được sử dụng văn bản pháp luật)



ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
Môn: Kỹ năng công chứng
1. Câu hỏi 1. Anh (chị) hãy so sánh hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sau: thể
chấp và cầm cố. (1 điểm)
Câu hỏi 1:
Giống:
-

Là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;

-

Phải được lập thành văn bản;
Khác:
Tiêu chí

Cầm cố

Thế chấp

Khái niệm

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau
đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản
thuộc quyền sở hữu của mình cho
bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm
cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Thế chấp tài sản là việc một bên
(sau đây gọi là bên thế chấp) dùng

tài sản thuộc sở hữu của mình để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và
khơng giao tài sản cho bên kia (sau
đây gọi là bên nhận thế chấp).

Chủ thể

Bao gồm: Bên cầm cố và bên nhận Bao gồm: Bên thế chấp, bên nhận
cầm cố.
thế chấp

Bản chất

Có sự chuyển giao tài sản.

Đối tượng

Tài sản theo quy định tại Điều 105 Tài sản theo quy định tại Điều 318
Bộ luật Dân sự
Bộ luật dân sự

Thời điểm
phát sinh
hiệu lực đối
kháng

Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực
với người thứ ba kể từ thời điểm bên đối kháng với người thứ ba kể từ
nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. thời điểm đăng ký


Khơng có sự chuyển giao tài sản.

Trường hợp bất động sản là đối
tượng của cầm cố theo quy định của
luật thì việc cầm cố bất động sản có
hiệu lực đối kháng với người thứ ba
kể từ thời điểm đăng ký.

Câu 2:
Theo dữ liệu đề bài cung cấp thì những tài sản trên được phân loại như sau:
Tài sản riêng của chị Thảo: Số tiền tiết kiệm do chị Thảo đứng tên trên sổ tiết kiệm
được gửi tại Ngân hàng thương mại C từ năm 1998 cho đến nay
Tài sản riêng của anh Cường: 01 chiếc xe ô tô đăng ký tên anh Cường được mua năm
2009.


Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 về tài sản
riêng như sau:
“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hơn; tài
sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng
cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu
thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng
của vợ, chồng.”
Theo dữ liệu đề bài cung cấp, anh Cường và chị Thảo kết hôn từ năm 2015, do đó, tài
sản là Số tiền tiết kiệm do chị Thảo đứng tên trên sổ tiết kiệm được gửi tại Ngân hàng thương
mại C từ năm 1998 cho đến nay và 01 chiếc xe ô tô đăng ký tên anh Cường được mua năm
2009 đều là các tài sản được hình thành trước hơn nhân.
Chính vì vậy, đây là các tài sản riêng của anh Cường và chị Thảo.
Đối với tài sản là 01 căn nhà tại phố K, được mua năm 2018, do dữ liệu đề bài chưa

cung cấp chi tiết, do đó, tài sản này được xác định như sau:
Trường hợp 1: Đây là tài sản riêng của anh Cường hoặc chị Thảo
Để xác định đây là tài sản riêng của anh Cường hoặc chị Thảo thì cần xác định nguồn
gốc tài sản này được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc được hình thành từ tài sản riêng của
anh Cường hoặc chị Thảo; hoặc có văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân giữa anh Cường và chị Thảo có nội dung chia nhà này thuộc sở hữu riêng của anh
Cường hoặc chị Thảo.
Đối với trường hợp tài sản được được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc được hình
thành từ tài sản riêng của anh Cường hoặc chị Thảo: căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33
Luật Hơn nhân và gia đình 2014 về tài sản chung của vợ, chồng như sau:
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,
hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp
pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của
Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác
mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hơn là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có
được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Căn cứ theo quy định nêu trên, thì tài sản là 01 căn nhà tại phố K là tài sản riêng của
anh Cường hoặc chị Thảo.
Đối với trường hợp có Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng: căn cứ
theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân như sau:
Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân


1. Trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ
tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu khơng thỏa thuận được
thì có quyền u cầu Tòa án giải quyết.

Căn cứ theo quy định nêu trên, nếu anh Cường và chị Thảo có Văn bản thỏa thuận phân
chia tài sản chung của vợ chồng ghi nhận tài sản là 01 căn nhà tại phố K được chia tồn bộ
cho bên nào thì đó sẽ là tài sản riêng của bên được chia.
Trường hợp 2: Đây là tài sản chung của vợ chồng anh Cường, chị Thảo
Nếu không thuộc các trường hợp là tài sản riêng nêu trên thì đây là tài sản chung của vợ
chồng anh Cường, chị Thảo căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hơn nhân và gia
đình 2014, cụ thể:
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,
hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp
pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của
Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác
mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được
thơng qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Căn cứ theo quy định nêu trên, trong trường hợp này, tài sản là 01 căn nhà tại phố K tài
sản chung của vợ chồng anh Cường, chị Thảo.
Câu 3:
Cháu Lý đủ điều kiện được nhận tặng cho căn nhà từ bố mẹ vì:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Nhà ở 2014 về đối tượng được sở hữu
nhà ở tại Việt Nam như sau:
“Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.”
Và căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Đất đai 2013 về người sử dụng đất như sau:
“Điều 5. Người sử dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng
đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);”
Căn cứ theo các quy định trên, có thể thấy rằng, pháp luật hiện nay khơng có bất kỳ hạn

chế nào về độ tuổi đối với việc nhận tặng cho tài sản là bất động sản. Chính vì vậy, cháu Lý
hồn tồn có đủ điều kiện để được nhận tặng cho căn nhà từ bố mẹ.
Câu 4:
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 về phạm vi công chứng hợp
đồng, giao dịch về bất động sản như sau:


“Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản
Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng,
giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức
hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận
di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với
bất động sản.”
Căn cứ theo quy định nêu trên, đối với tài sản là căn nhà tại phố 1, tỉnh P, tổ chức hành
nghề công chứng tại tỉnh P là tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền chứng nhận Văn
bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng ông Lương.
Đối với tài sản là số tiền là 2 tỷ đồng, vợ chồng ông Lương có thể đến bất kỳ tổ chức
hành nghề cơng chứng nào để chứng nhận Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung đối với tài
sản này.
Câu 5:
Để được thụ lý, vợ chồng ông Lương cần chuẩn bị những giấy tờ tài liệu sau:
-

Phiếu yêu cầu công chúng;

-

Bản sao giấy tờ tùy thân của vợ chồng ông Lương;

-


Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

-

Giấy tờ chứng minh về tài sản:
 Đối với tài sản là căn nhà: Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu căn
nhà;
 Đối với tài sản là số tiền 2 tỷ đồng: Bản sao sổ tiết kiệm hoặc Giấy chứng nhận
quyền sở hữu tài sản;

-

Dự thảo văn bản thảo thuận chia tài sản chung của vợ chồng (nếu có).
Tình tiết bổ sung
Việc chia tài sản chung của vợ chồng ông Lương được thống nhất như sau:
- Căn nhà được chia cho vợ ông Lương là bà Hoàng Thị Mận;
- Số tiền được chia cho ông Lương;

Theo thống nhất của vợ chồng ông Lương thì sẽ đề nghị cơng chứng viên giúp họ soạn
thảo văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng.
Câu 6:
Tiến hành soạn thảo Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng theo các nội
dung chính sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ;
- Chủ thể tham gia;
- Tài sản chung vợ chồng;
- Thỏa thuận phân chia tài sản chung;



- Cam kết của các bên;
- Hiệu lực của Văn bản;
- Lời chứng.
Tình tiết bổ sung
Trao đổi với cơng chứng viên, vợ chồng ông Lương cho công chứng viên biết đã thỏa
thuận những nội dung dưới đây:
- Được nhận của nhà thì bà Mận phải chịu mọi trách nhiệm liên quan đến căn nhà phát
sinh từ thời điểm hình thành cho đến nay;
- Bà Mân phải có nghĩa vụ thanh tốn thêm cho ơng Lương số tiền 1 tỷ đồng;
- Vợ chồng ông Lương, chỉ được quyền định đoạt đối với tài sản chia sau khi một trong
hai người chết đi.
Câu hỏi 7: Là công chứng viên, anh (chị) hãy đánh giá tính hợp pháp của những nội
dung mà vợ chồng ơng lương đã thỏa thuận trong tình huống trên? (1,5 điểm)
Câu 7:
7.1. Đối với nội dung “Được nhận của nhà thì bà Mận phải chịu mọi trách nhiệm
liên quan đến căn nhà phát sinh từ thời điểm hình thành cho đến nay”
Nội dung này sai vì:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về hậu quả
của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
“Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền,
nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba”
Căn cứ theo quy định nêu trên, có thể thấy rằng, việc thỏa thuận chia tài sản chung vợ
chồng sẽ không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng
đối với người thứ ba.
Do đó, nội dung thỏa thuận về việc bà Mận phải tự chịu mọi trách nhiệm liên quan đến
tài sản được chia từ trước và sau khi chia là hồn tồn khơng phù hợp với quy định của pháp
luật.
Chính vì vậy, nội dung thỏa thuận này sai.
7.2. Đối với nội dung “Bà Mân phải có nghĩa vụ thanh tốn thêm cho ơng Lương số

tiền 1 tỷ đồng”

7.3. Đối với nội dung “Vợ chồng ông Lương, chỉ được quyền định đoạt đối với tài
sản chia sau khi một trong hai người chết đi”
Nội dung này sai vì:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 về hậu quả
của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:


“Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng
của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản cịn lại khơng chia
vẫn là tài sản chung của vợ chồng.”
Căn cứ theo quy định trên, sau khi ký kết Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ
chồng và hoàn tất các thủ tục liên quan theo quy định, thì tài sản được chia sẽ trở thành tài sản
riêng của vợ, chồng, do đó, vợ, chồng có tồn quyền quyết định đối với tài sản đó mà khơng
có bất kỳ hạn chế gì.
Chính vì vậy, nội dung thỏa thuận nêu trên là sai vì khơng phù hợp với quy định của
pháp luật.
Câu 8:
Nội dung thỏa thuận nêu trên là không phù hợp quy định của pháp luật vì:
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 về quyền và nghĩa vụ
nhân thân của vợ chồng và Điều 107 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ cấp dưỡng,
cụ thể như sau:
“Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tơn trọng, quan tâm, chăm sóc,
giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận
khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị,

kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.”
“Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với
nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cơ, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển
giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ ni dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu
của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người
đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
Theo dữ liệu đề bài cung cấp, vợ chồng ông Lương chưa chấm dứt quan hệ hơn nhân,
do đó, căn cứ theo quy định trên, sau khi đã chia tài sản chung, vợ chồng ông Lương vẫn có
nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, cấp dưỡng cho nhau khi khó khăn, túng thiếu.
Chính vì vậy, nội dung thỏa thuận về việc “Khi đã chia tài sản chung thì vợ chồng ơng
Lương khơng cịn nghĩa vụ chăm súc và cấp dưỡng lẫn nhau nhưng cả hai vẫn phải có nghĩa
vụ chăm sóc và cấp dưỡng con chung” là hồn tồn khơng phù hợp với quy định của pháp
luật.


ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
LỚP ĐÀO TẠO NGHỄ CƠNG CHỨNG KHỐ 20 TẠI TRÀ VINH
Môn: Kỹ năng công chứng
Thời gian làm bài: 180 phút
I. Pháp luật nội dung
1. Sau khi nghỉ hưu, anh Nguyễn Văn Tăng có ý định nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất nông nghiệp để dự định làm nông nghiệp. Tuy nhiên, vợ của anh Tăng cho rằng anh
Tăng là công chức về hưu nên không đủ điều kiện để được nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất nông nghiệp.
Câu hỏi 1. Anh (chị) cho biết ý kiến mà vợ anh Tăng đưa ra trong tình huống này có
phù hợp với quy định của pháp luật hay không? (3 điểm)

2. Câu hỏi 2. Anh (chị) hãy so sánh hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sau: đặt
cọc và ký cược? (1 điểm)
3. Muốn chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, anh Đinh Văn Hưng
được bạn của mình cho biết: vợ chồng chỉ được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi
có một trong những lý do là để thực hiện nghĩa vụ riêng hoặc để kinh doanh riêng.
Câu hỏi 3. Anh (chị) có đồng tình với thơng tin mà bạn anh Hưng đưa ra trong tình
huống này hay khơng? (1 điểm)
II. Kỹ năng
Kết hôn năm 2000, nay vợ chồng anh Vũ Văn Trung và chị Phạm Thị Lệ thống nhất
chia tài sản chung của vợ chồng với những tài sản chung sau:
- 01 căn nhà tại thành phố Y, tỉnh P;
- Số tiền 1 tỷ đồng hiện đang gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại X có hội sở chính
tại tỉnh H.
Theo thống nhất của hai vợ chồng anh Trung thì sẽ lựa chọn tổ chức hành nghề cơng
chứng làm nơi lập Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng. Biết rằng, vợ chồng
anh Trung hiện đang đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố P, tỉnh H.
Câu hỏi 4: Anh (chị) hãy xác định cơng chứng viên của tổ chức hành nghề cơng chứng
có thẩm quyền chứng nhận Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng theo nguyện
vọng của vợ chồng anh Trung? (1 điểm)
Câu hỏi 5: Anh (chị) hãy cho vợ chồng anh Trung biết họ cần phải chuẩn bị những giấy
tờ tài liệu gì cho hồ sơ yêu cầu cơng chứng của mình? (1.5 điểm)
Tình tiết bổ sung
Vợ chồng anh Trung thống nhất chia các tài sản trên như sau: căn nhà chia cho chị Lê;
số tiền chia cho anh Trung. Cả hai vợ chồng anh Trung quyết định sẽ đề nghị công chứng viên
giúp họ soạn thảo văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng.


Câu hỏi 6: Với tư cách là công chứng viên, anh (chị) hãy soạn thảo văn bản công chứng
theo yêu cầu của người u cầu cơng chứng ? (2 điểm)
Tình tiết bổ sung

Trong nội dung của Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng, anh Trung và
vợ thống nhất như sau:
- Tài sản mà mỗi người được chia không được phép chuyển quyền sở hữu cho người thứ
ba nào khác;
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia là tài sản chung của hai vợ chồng;
- Kể từ thời điểm chia tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng anh Trung khơng ai cịn
nghĩa vụ chăm sóc và cấp dưỡng lẫn nhau.
Câu hỏi 7: Anh (chị) hãy đánh giá tính hợp pháp của những nội dung mà vợ chồng anh
Trung đã thoả thuận trong tình huống trên? (1,5 điểm)
Tình tiết bổ sung
Xem xét hồ sơ yêu cầu công chứng, công chứng viên thấy vợ chồng anh Trung khơng
xuất trình được Giấy đăng ký kết hôn. Vợ chồng anh Trung cho biết: vợ chồng anh khơng
thực hiện thủ tục đăng ký kết hơn, nhưng có tổ chức lễ cưới và trong sổ hộ khẩu có ghi nhận
anh Trung là chồng của chị Lê; bên cạnh đó vợ chồng anh Trung có xuất trình được giấy khai
sinh của con trên đó có ghi nhận anh Trung là cha và chị Lê là mẹ.
Câu hỏi 8: Anh (chị) hãy cho biết, với những giấy tờ trên có đủ để thừa nhận anh Trung
và chị Lê là vợ chồng hay không? (1 điểm)
(Học viên được sử dụng văn bản pháp luật)


ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
Môn: Kỹ năng công chứng

Câu 1:
Ý kiến vợ anh Tăng đưa ra trong tình huống này khơng phù hợp với quy định của pháp
luật vì căn cứ theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 về các trường hợp không được
nhận chuyển nhượng đất như sau:
“Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử
dụng đất
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tơn giáo, người Việt Nam

định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khơng được nhận chuyển
nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép
chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển
mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.
3. Hộ gia đình, cá nhân khơng trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận
chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử
dụng đất ở, đất nơng nghiệp trong khu vực rừng phịng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu
vực rừng phịng hộ, rừng đặc dụng đó.”
Căn cứ theo quy định nêu trên, có thể thấy rằng, pháp luật về đất đai chỉ quy định hạn
chế về việc nhận chuyển nhượng đối với đất trồng lúa và đất nơng nghiệp trong khu vực rừng
phịng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc
dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phịng hộ, rừng đặc dụng đó.
Chính vì vậy, ý kiến của vợ anh Tăng đưa ra trong tình huống này là không phù hợp với
quy định của pháp luật.
Câu 2:
Giống:
-

Đều biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự;

-

Tài sản bảo đảm: tiền; kim khí quý, đá quý; vật có giá trị khác

-


Có việc giao nhận tài sản bảo đảm giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm;

-

Có thời hạn bảo đảm.
Khác nhau

-

Mục đích của đặt cọc là để đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng;


-

Mục đích của ký cước là để đảm bảo cho việc trả lại tài sản thuê;

-

Đặt cọc được áp dụng trong các giao dịch dân sự, còn ký cược được áp dụng trong hợp
đồng thuê tài sản là động sản
Câu 3:
Tơi khơng đồng tình với thơng tin mà bạn anh Hưng đưa ra trong tình huống trên vì:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 và Điều 42 Luật Hơn nhân và gia đình 2014
về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ
tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu khơng thỏa thuận được
thì có quyền u cầu Tịa án giải quyết.”

“Điều 42. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con
chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao
động và khơng có tài sản để tự ni mình;
2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
c) Nghĩa vụ thanh tốn khi bị Tịa án tuyên bố phá sản;
d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định
khác của pháp luật có liên quan.”
Căn cứ theo quy định nêu trên, pháp luật cho phép vợ chồng có quyền thỏa thuận chia
tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và chỉ bị vô hiệu khi thuộc các trường hợp quy định tại
Điều 42 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 chứ khơng bị hạn chế theo như thông tin của bạn
anh Hưng đưa ra.
Chính vì vậy, thơng tin mà bạn anh Hưng đưa ra trong tình huống trên là hồn tồn
khơng phù hợp với quy định của pháp luật.
Câu 4:
Việc xác định công chứng viên của tổ chức hành nghề cơng chứng có thẩm quyền chứng
nhận Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng theo nguyện vọng của vợ chồng anh
Trung như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 về phạm vi công chứng hợp
đồng, giao dịch về bất động sản như sau:


“Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản
Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng,

giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức
hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận
di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với
bất động sản.”
Căn cứ theo quy định trên, có thể thấy rằng:
-

Đối với tài sản là căn nhà tại thành phố Y, tỉnh P: thẩm quyền thực hiện bắt buộc phải
thuộc về công chứng viên của tổ chứng hành nghề công chứng tỉnh P;

-

Đối với tài sản là số tiền 1 tỷ đồng hiện đang gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại X
có hội sở chính tại tỉnh H: pháp luật hiện hành khơng có bất kỳ quy định hạn chế nào về
thẩm quyền công chứng đối với tài sản này, do đó, vợ chồng anh Trung có thể lựa chọn
bất kỳ cơng chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng nào để chứng nhận. Tuy
nhiên, để thuận tiện cho việc quản lý và hạn chế đi làm, vợ chồng anh Trung có thể lựa
chọn văn phịng cơng chứng tại tỉnh P để chứng nhận cả 2 nội dung chia tài sản của Văn
bản thỏa thuận.
Câu 5:

Căn cứ theo quy định tại Điều 40, 41 Luật Công chứng 2014, vợ chồng anh Trung cần
chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu sau:
-

Phiếu yêu cầu công chứng;

-

Bản sao giấy tờ tùy thân của vợ chồng anh Trung;


-

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

-

Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản là căn nhà tại tỉnh P;

-

Bản sao sổ tiết kiệm của số tiền 1 tỷ đồng hiện đang gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương
mại X;

-

Dự thảo Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng (nếu có).
Câu 6:

Tiến hành soạn thảo Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng theo các nội
dung chính sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ;
- Chủ thể tham gia;
- Tài sản chung vợ chồng;
- Thỏa thuận phân chia tài sản chung;
- Cam kết của các bên;
- Hiệu lực của Văn bản;
- Lời chứng.
Câu 7:



7.1. Đối với nội dung “Tài sản mà mỗi người được chia không được phép chuyển
quyền sở hữu cho người thứ ba nào khác”
Nội dung này không phù hợp với quy định của pháp luật vì:
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 về hậu quả pháp
lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
“Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng
của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản cịn lại khơng chia
vẫn là tài sản chung của vợ chồng”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, sau khi đã được chia theo thỏa thuận, vợ hoặc
chồng trở thành chủ sở hữu duy nhất đối với tài sản và có tồn quyền quyết định đối với tài
sản đó. Do đó, nội dung thỏa thuận về việc hạn chế quyền của chủ sở hữu đối với tài sản sau
khi được chia là hoàn toàn trái quy định của pháp luật.
Chính vì vậy, nội dung thỏa thuận nêu không phù hợp với quy định của pháp luật.
7.2. Đối với nội dung “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia là tài sản
chung của hai vợ chồng”
Nội dung này là phù hợp với quy định của pháp luật vì:
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 về hậu quả pháp
lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
“Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng
của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản cịn lại khơng
chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng”
Căn cứ theo quy định nêu trên, việc vợ chồng thỏa thuận hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản được chia là tài sản chung của hai vợ chồng là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp
luật.
Chính vì vậy, nội dung thỏa thuận nêu trên là phù hợp.

7.3. Đối với nội dung “Kể từ thời điểm chia tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng
anh Trung khơng ai cịn nghĩa vụ chăm sóc và cấp dưỡng lẫn nhau”
Nội dung thỏa thuận nêu trên là khơng phù hợp quy định của pháp luật vì:
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về quyền và nghĩa vụ
nhân thân của vợ chồng và Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ cấp dưỡng,
cụ thể như sau:
“Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương u, chung thủy, tơn trọng, quan tâm, chăm sóc,
giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.


2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận
khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.”
“Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với
nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển
giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ ni dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu
của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người
đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
Theo dữ liệu đề bài cung cấp, vợ chồng anh Trung chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân, do
đó, căn cứ theo quy định trên, sau khi đã chia tài sản chung, vợ chồng anh Trung vẫn có nghĩa
vụ quan tâm, chăm sóc, cấp dưỡng cho nhau khi khó khăn, túng thiếu.
Chính vì vậy, nội dung thỏa thuận nêu trên là hồn tồn khơng phù hợp với quy định
của pháp luật.
Câu 8:
Khơng vì:

Theo dữ liệu đề bài cung cấp, vợ chồng anh Trung kết hôn với nhau từ năm 2000 và
khơng có đăng ký kết hơn, căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số
01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP về việc đăng ký kết hôn như sau:
“2. Đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày
03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 có
hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hơn, nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với
nhau như vợ chồng, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội họ
có nghĩa vụ đăng ký kết hơn kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003; do đó, cần
phân biệt như sau:
a. Kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 nếu họ chưa đăng ký kết hôn hoặc
đã đăng ký kết hơn mà họ có u cầu ly hơn, thì Tồ án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly
hơn của Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
Cần chú ý trong trường hợp họ thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định tại điểm b khoản
3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, thì quan hệ của họ vẫn được công nhận là đã xác lập kể từ
ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết
hôn.
Việc đăng ký kết hôn theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội
do Bộ Tư pháp hướng dẫn.
b. Kể từ sau ngày 01/01/2003 mà họ khơng đăng ký kết hơn, thì theo quy định tại điểm
b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội họ không được công nhận là vợ chồng; nếu một
bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hơn, thì Tồ án thụ lý vụ án để giải quyết và áp dụng điểm
b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, khoản 1 Điều 11 Luật hơn nhân và gia đình năm


2000, bằng bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có u cầu về ni con
và chia tài sản, thì Tồ án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung.”
Căn cứ theo quy định nêu trên, tính đến thời điểm hiện nay, vợ chồng anh Trung đến
nay vẫn chưa thực hiện thủ tục đăng ký kết hơn, vì vậy, căn cứ theo điểm b Điều 2 Thông tư
liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì anh Trung và chị Lê khơng được

cơng nhận là vợ chồng.
Chính vì vậy, các giấy tờ về sổ hộ khẩu và giấy khai sinh cũng khơng có đủ để thừa
nhận anh Trung và chị Lê là vợ chồng.


ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ CƠNG CHỨNG KHỐ 19 TẠI QUẢNG BÌNH
Mơn: Kỹ năng cơng chúng
Thời gian làm bài: 180 phút
I. Pháp luật nội dung
1. Khi biết mình mắc bệnh ung thư, và thời gian sống khơng cịn dài bà Đinh Thanh
Huyền đã có ý định lập di chúc để định đoạt đến quyền sở hữu căn nhà thuộc sở hữu riêng của
bà tại xã N, huyện Y. Bà Huyền có dự định trong nội dung của di chúc sẽ để lại quyền sở hữu
căn nhà này cho con gái là Đinh Tuyết Lan. Khi biết chị Lan hiện đang định cư tại Cộng hòa
Pháp và đã mang quốc tịch Pháp, có ý kiến cho rằng vì chị Lan hiện là người mang cuốc tịch
nước ngồi, khơng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nên dự định trên của bà Huyền là không
phù hợp với quy định của pháp luật.”
Câu hỏi 1. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến được đưa ra trong tình huống trên hay
không? (1 điểm)
2. Năm 1968, ông Nguyễn Văn Thự kết hôn với bà Phương Mai Lý. Đến năm 1978, do
mâu thuẫn vợ chồng nên ơng Thự chuyển ra ngồi khơng sống chung với bà Thự nữa. Năm
1985, ông Thự bắt đầu sống chung với bà Hoàng Thị Mây cho đến thời điểm chết là ngày
12/12/2017. Khi ông Thự chết ông khơng lập di chúc và trước khi chết thì ơng Thư đang quản
lý khối tài sản sau:
- 01 căn nhà tại tại thành phố H, tỉnh F mua năm 1982 (Giấy chứng nhận quyền sở hữu
của căn nhà mang tên ông Thự);
- 02 Số tiền 2 tỷ đồng giử tiết kiệm tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thơn
tỉnh F từ năm 2004
Ơng Thự có 02 người con là: anh Nguyễn Văn Chiến (là con chung của ông Thự với bà
Lý); chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (là con chung của ông Thự với bà Mây).

Câu hỏi 2. Anh (chị) hãy xác định di sản thừa kế của ông Thực trong khối tài sản ở
trên? (1 điểm)
Câu hỏi 3. Anh chị hãy xác định những người được hưởng di sản thừa kế của ông Thự
vào thời điểm hiện nay? (1 điểm)
II. Kỹ năng
Là chủ sở hữu căn nhà tại quận 3 thành phố H, ông Nguyễn Văn Đức quyết định tặng
cho cháu nội của mình là anh Nguyễn Văn Thắng căn nhà này. Hai bên thống nhất lập hợp
đồng tặng cho tại tổ chức hành nghề công chứng. Biết rằng cả ông Đức và anh Thắng đều
đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố X, tỉnh K, con trai của ơng Đức cho rằng cơng
chứng viên có thẩm quyền chứng nhận hợp đồng tặng cho được giao kết giữa ơng Đức và anh
Thắng trong tình huống này là công chứng viên đăng ký hành nghề tại tỉnh K.
Câu hỏi 4: Anh (chị) có đồng tình với ý kiến của con trai ơng Đức được đưa ra trong
tình huống trên hay không? (1 điểm)


×