Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tài liệu Khái quát bảo hiểm xã hội pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.88 KB, 17 trang )

I. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.
1. Khái niệm, đặc điểm, và nguyên tắc hoạt động của BHXH.
1.1Khái niệm.
Mặc dù BHXH đã hoạt động hang trăm năm nhưng cho đến nay các khái
niệm về BHXH vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Vì vậy đề đi đến
thống nhất về BHXH phải đi từ 2 đặc trưng cơ bản sau:
• Bảo hiểm cho người lao động trong và sau quá trình lao động
• Các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, các
chế độ BHXH cũng do luật quy định. Nhà nước bảo hộ các hoạt động của
BHXH.
Từ những đặc trưng cơ bản trên có thể đi đến khái niệm về BHXH:
BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người
lao động khi họ gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất đi khả năng thu nhập từ
lao động hoặc mất việc làm thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ
tiền tệ do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm đảm bảo an toàn
đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an
toàn xã hội.
1.2 Đặc điểm của BHXH.
BHXH là một hình thức bảo hiểm có tầm quan trọng đối với một quốc
gia, nó có một số đặc điểm cơ bản sau:
• Mục đích hoạt động của BHXH không vì lợi nhuận mà vì quyền lợi
của người lao động, của cả cộng đồng.
• Hoạt động BHXH nhằm huy động sự đóng góp của người lao động và
Nhà nước tạo lập tài chính để phân phối sử dụng nó đảm bảo bù đắp một
phần thu nhập nhất định nào đó cho người lao động khi có những sự cố bảo
hiểm xuất hiện như: tai nạn, ốm đau, hưu trí… Điều đó có nghĩa là mục đích
của quỹ BHXH là lấy một phần thu nhập trong thời gian lao động bình
thường để giành bảo đảm cho cuộc sống trong những ngày không lao động
không có thu nhập.
• Việc phân phối sử dụng quỹ BHXH được chia làm hai phần:
- Phần thực hiện chế độ hưu trí mang tính chất bồi hoàn. Mức bồi hoàn phụ


thuộc vào mức đóng góp vào quỹ BHXH.
- Các chế độ còn lại vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất
không bồi hoàn. Nghĩa là khi người lao động trong quá trình lao động
không bị ốm đau, tai nạn thì không được bồi hoàn; khi bị ốm đau, tai nạn
thì được bồi hoàn. Mức bồi hoàn phụ thuộc vào mức độ ốm đau, tai nạn
và theo quy định trong điều lệ BHXH hiện hành.
Sự tồn tại và phát triển của quỹ BHXH phụ thuộc vào điều kiện phát triển
kinh tế, xã hội của xã hội loài người nói chung, của từng nước nói riêng.
Việc vận dụng và thực hiện các chế độ BHXH do tổ chức quốc tế về lao
động quy định hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hộ của từng
nước, để vừa ổn định đời sống của người lao động, vừa ổn đinh phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.
1.3 Nguyên tắc thực hiện BHXH.
BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng được thực hiện
nhằm bảo về lợi ích của ngwoif lao động trong các mối quan hệ xã hội, đặc
biệt là mối quan hệ lao động. Chính sách BHXH được thực hiện có thể thay
đổi một cách linh hoạt tùy từng thời điểm song phải tôn trọng một số nguyên
tắc cơ bản sau:
• Nguyên tắc 1: Phải nhằm mục đích bảo vệ người lao động đặc biệt là
người làm công ăn lương.
Đối với bất kỳ nền sản xuất nào người lao động cũng là vốn quý bởi vì
người lao động cung cấp sức lao động – một nhân tố quan trọng cần thiết
cho việc tạo ra của cải vật chất. Vì vậy, bảo vệ người lao động đã trở thành
một nguyên tắc cơ bản, bao trùm toàn bộ các hoạt động của BHXH.
• Nguyên tắc 2: BHXH phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc bảo vệ người lao động bằng chính sách
BHXH phải được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật của quốc gia.Việc
bảo vệ đó không còn chỉ là việc tự phát tự nguyện của một vài cá nhân hay
là một nhóm người lao động là thành viên của xã hội. Đồng thời người lao
động muốn được hưởng chế độ BHXH phải có nghĩa vụ đóng góp một phần

thu nhập vào quỹ BHXH theo các phương thức thích hợp thường xuyên đều
đặn trong những năm tháng còn lao động. Quyền được hưởng phải phù hợp
với mức đóng góp theo quy định của pháp luật
2. Nội dung hoạt động của BHXH
2.1 Đối tượng BHXH
Theo quy định tại điều lệ BHXH ban hành theo quy định số 12/CP ngày
26/01/1995 của chính phủ quy định BHXH ở nước ta bao gồm 2 loại hình
BHXH bắt buộc và BHXh tự nguyện.
a) BHXH bắt buộc:
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp của Nhà nước.
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần
linh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
- Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam trong các khu chế xuất, khu công nghiêp,
trong các cơ quan tổ chức nước ngoài hoắc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
- Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ
quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể.
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp tổ chức dịch vụ thuộc
lực lượng vũ trang .
- Người giữ chức vụ dân cử trong các cơ quan: Đảng chính quyền, các cấp
từ cấp huyện trở lên.
Những đối tượng áp dụng chế dộ BHXH bắt duộc nêu trên có đặc điểm
chung nổi bật là: Những người này có công việc, thu nhập và nơi làm việc
tương đối ổn định, những đối tượng này đều có người sử dụng lao động
đóng them phí BHXH cho họ, thong thường mức đóng cao hơn so với chính
bản thân người lao động đóng. Ngoài ra những người nói trên khi tham gia
BHXH luôn được sự bảo trợ, tài trợ từ phía nhà nước.
b) BHXH tự nguyện:
- Những người làm nghề tự do: bác sĩ, luật sư, những người buôn bán nhỏ,
thợ thủ công…

- Những người lao động làm ở những nơi sử dụng dưới 10 lao động. những
công việc có thời hạn dưới 3 tháng,,, công việc theo mùa vụ hoặc công
việc có tính chất tạm thời khác.
Luật BHXH qui định, mọi công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60
tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ đều có thể tham
gia BHXH tự nguyện. Mức tham gia BHXH tự nguyện được quy định hằng
tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn. Từ năm 2010 trở đi,
cứ 2 năm 1 lần, người lao động sẽ đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng
là 22%.
Người lao động được phép chọn một trong các phương thức đóng hằng
tháng, hằng quý, 6 tháng một lần. Mức thu nhập tháng của người tham gia
BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao
nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung (mức lương tối thiểu chung hiện
nay là 540.000 đồng).
Đặc điểm chung của nhóm đối tượng này là họ có công việc, nơi làm việc
và thu nhập không ổn định, không có người sử dụng lao động cụ thể hoặc ổn
định đề được người sử dụng lao động đóng thêm phí BHXH ngoài phần
đóng góp của bản thân họ. Những đặc điểm này đã làm cho việc áp dụng các
chế độ BHXH gặp khó khăn trong việc đăng ký tính toán mức phí đóng góp
để tổ chức nguồn thu, thực hiện chi tự cấp kịp thời… chính vì vậy mặc dù bộ
luật lao động nước ta có 2 loại hình BHXH nhưng mới chỉ có điều lệ về loại
hình BHXH bắt buộc, còn BHXH tự nguyện hiện nay chỉ mới mang tính
chất áp dụng thử nghiệm.
c) BHXH thất nghiệp.
Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm
việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này
không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba
mươi sáu tháng với người sử dụng lao động
Một quy định khác hoàn toàn mới của Luật BHXH là việc hình thành
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2009. Khi đó, người thất nghiệp đã đóng

bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi
thất nghiệp sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương
của người lao động trước khi thất nghiệp. Ngoài ra, người hưởng bảo hiểm
thất nghiệp còn được hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm miễn phí. Mức
đóng bảo hiểm thất nghiệp là 1% tiền lương, tiền công hàng tháng.
2.2 Các chế độ BHXH
Các chế độ BHXH có thể coi như việc cụ thề hóa việc thực hiện mục
đích của BHXH mà bộ luật lao động đã nêu rõ: nhằm từng bước mở eoongj
và nâng cao việc đảm bảo vật chất góp phần ổn định đời sống cho người lao
động và gia đình họ trong các trường hợp người lao động gặp các rủi ro bất
ngờ. Do đó, số lượng các chế dộ bảo hiểm xã hội thể hiện mức độ đảm bảo
của xã hội với đời sống người lao động.
Năm 1952, tổ chức lao động quốc tế ICO ra công ước đầu tiên về BHXH
gồm 9 chế dộ:
- Chăm sóc y tế
- Phụ cấp ốm đau
- Trợ cấp thất nghiệp
- Trợ cấp tuổi già
- Trợ cấp tai nạn lao động
- Trợ cấp gia đình
- Trợ cấp sinh đẻ
- Trợ cấp khi tàn phế
- Trợ cấp mất người nuôi dưỡng
Hiện nay ở nước ta có 5 chế độ BHXH áp dụng cho các đối tượng bắt
buộc sau:
- Trợ cấp ốm đau
- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Trợ cấp thai sản
- Chế độ hưu trí

- Tiền mai táng và chế độ tuất.
BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây
- Chế độ hưu trí
- Trợ cấp tử tuất
BHXH thất nghiếp bao gồm các chế độ sau đây
- Trợ cấp thất nghiệp
- Hỗ trợ học nghề
- Hỗ trợ tìm việc làm
Để được hưởng chế độ trợ cấp về BHXH, người lao động phải hội đủ các
điều kiện cần thiết như sau:
- Phải là người tham gia BHXH, có đóng phí BHXH
- Quyền hưởng trợ cấp BHXH gắn liền với một biến cố rủi ro ngẫu nhiên
nào đó
- Người lao động tham gia BHXH phải không trong tình trạng phạm pháp
luật
- Ngoài ra, còn có những điều kiện riêng đối với từng đối tượng hưởng trợ
cấp của tiêng từng loại chế độ BHXH khác nhau

×