Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu Sâu răng là gì? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.15 KB, 14 trang )





Răng khoẻ Chớm sâu Sâu

Sâu răng là gì?

Sâu răng phụ thuộc lớn vào lối sống - đồ ăn, cách vệ sinh răng miệng, lượng chất fluor có
trong nước và loại kem đánh răng dùng hàng ngày. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò khá
quan trọng.

Trẻ em thường dễ bị sâu răng nhưng người trưởng thành cũng không là ngoại lệ. Sâu răng có
rất nhiều loại và ở nhiều vị trí khác nhau:


Sâu thân răng – Đây là loại sâu răng phổ biến ở trẻ em và người lớn. Thường là các
vết sâu ở bề mặt và ở kẽ răng.

Sâu chân răng – Cùng với tuổi tác, phần lợi bao quanh răng sẽ bị tụt và làm cho một
phần của chân răng hở ra. Đây là vị trí không có lớp men răng bảo vệ nên sâu răng rất
dễ hình thành.

Sâu răng tái phát – Sâu răng có thể hình thành xung quanh những nơi đã hàn hay các
chụp răng giả: đó là những vị trí mảng bám rất dễ tích tụ và tạo điều kiện cho sâu răng
hình thành.

Những người bị khô miệng (thiếu nước bọt) thường dễ bị mắc sâu răng hơn. Hiện tượng khô
miệng là do bệnh lý, do dùng thuốc, do việc chữa bệnh bằng liệu pháp ion hoá hay liệu pháp
hoá học. Tuỳ theo từng nguyên nhân mà người bệnh bị khô miệng thường xuyên hay bị 1 vài
ngày hoặc 1 vài tháng.



Sâu răng có thể gây nên những hậu quả nặng nề. Nếu không được chữa trị kịp thời, vết sâu có
thể phá huỷ bề mặt răng, tấn công vào tuỷ và làm nhiễm trùng chân răng. Một khi nhiễm
trùng lan rộng, chỉ có thể chữa trị bằng cách điều trị tuỷ, làm tiểu phẫu hoặc nhổ bỏ răng.

Làm thế nào để nhận biết răng sâu?

Thường chỉ nha sĩ mới có thể nói bạn có bị sâu răng hay không bởi các vết sâu đa số phát
triển dưới bề mặt răng, đó là nơi bạn không thể nhìn thấy. Vốn được chuyển hoá từ các chất
hidrat cácbon (đường và tinh bột) có trong thức ăn, các mảng bám axit dần dần làm hại men
răng và ngà răng. Khi sâu răng phát triển đến độ cần thiết, phần men răng bị phá huỷ hoàn
toàn và vết sâu mới bắt đầu lộ diện.
Trong phần lớn trường hợp, vết sâu thường bắt đầu từ các rãnh trên bề mặt nhai của răng phía
trong, ở kẽ các răng và ở gần viền lợi (cổ răng). Nhưng vị trí cũng không nói lên nhiều, cách
tốt nhất để chăm sóc và chữa trị răng miệng đó là thường xuyên đi thăm khám nha sĩ.

Làm thế nào để tránh sâu răng?


Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và nên sử dụng chỉ tơ nha khoa hàng ngày nhằm
loại bỏ hết các mảng bám ở kẽ răng và dưới lợi.

Nên đi khám răng thường xuyên. Việc chăm sóc bảo vệ răng có thể giúp ngăn chặn sự
tấn công của mảng bám và khiến những vấn đề nhỏ mắc phải không bị trầm trọng
thêm.

Nên có chế độ ăn hợp lý, hạn chế thức ăn có đường. Nếu có dùng các loại thức ăn đó
thì nên dùng trong bữa ăn, không nên ăn vặt. Làm được như vậy, bạn sẽ giảm thiểu sự
tấn công của các axit lên răng.


Nên sử dụng các sản phẩm bảo vệ răng có chứa chất fluor, nhất là kem đánh răng. Và
đảm bảo rằng nước uống gia đình bạn dùng hàng ngày cũng có chứa chất đó.

Nếu các thức uống ở nhà bạn không có chứa fluor, hãy nhờ nha sĩ kê cho 1 danh sách
các thức bổ sung chất đó.


Mảng bám răng?

Mảng bám răng là một chất dính, không màu có chứa vi khuẩn và đường, được hình thành
liên tục trên răng. Mảng bám răng là nguyên nhân chính gây ra sâu răng và các bệnh về lợi,
nó có thể vôi hoá và trở thành cao răng nếu không được lấy đi thường xuyên.

Làm thế nào để nhận biết mảng bám răng?

Mảng bám răng có ở tất cả mọi người – vi khuẩn nằm trong các mảng bám này phát triển
không ngừng trong miệng. Chúng sống nhờ vào thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày và nước
bọt trong miệng. Mảng bám này tạo ra axit tấn công liên tục lên răng làm mất men răng, gây
nên sâu răng. Vì vậy nếu không loại bỏ mảng bám, lợi sẽ bị rát và viêm (lợi đỏ, sưng và chảy
máu). Viêm lợi sẽ phát triển thành viêm quanh răng và có thể dẫn đến mất răng.

Làm thế nào để không có mảng bám răng?

Để hạn chế các mảng bám răng cần phải chăm sóc răng một cách đầy đủ. Bạn hãy ghi nhớ
các điểm sau :


Chải răng ít nhất 2 lần/ngày để hạn chế mảng bám trên tất cả các bề mặt rănng.

Dùng chỉ tơ nha khoa hàng ngày để lấy mảng bám giữa các răng và dưới lợi, ở những

chỗ bàn chải không tới được.

Hạn chế các thực phẩm ngọt và tránh nhấm nháp cả ngày.

Khám nha sĩ thường xuyên để lấy cao răng và kiểm tra răng miệng.



Lấy cao răng hạn chế các mảng bám và cao răng tích tụ trên răng và dưới chân răng.



Cao răng là gì?


Cao răng là do các mảng bám bị vôi hoá mà thành. Cao răng hình thành ở thân răng, vùng
quanh răng và dưới lợi. Việc hình thành cao răng này lại tạo nên một bề mặt rất thuận lợi cho
gia tăng mảng bám. Một khi các vi khuẩn gây hại nhân rộng sẽ dẫn đến sâu răng, các bệnh về
lợi và viêm quanh răng.

Cao răng không chỉ gây hại cho răng và lợi mà còn ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mĩ. Do cấu
tạo lỗ xốp, cao răng rất dễ hấp thụ màu. Vì thế, nếu bạn hút thuốc hay có thói quen uống trà,
cafe, việc tránh hình thành cao răng là điều vô cùng cần thiết.

Làm gì nếu bạn có cao răng?

Trái với mảng bám là tập hợp của các vi khuẩn không màu, cao răng rất dễ nhận biết nếu nó
hình thành trên lợi. Thường cao răng sẽ có màu vàng nhạt, xám nhạt hay thậm chí là màu
đen. Cách tốt nhất để nhận biết và loại bỏ cao răng là đến thăm khám nha sĩ.


Có thể ngăn chặn sự hình thành của cao răng?

Muốn ngăn chặn sự hình thành của cao răng, bạn nên đánh răng đúng cách, nhất là với kem
đánh răng có chứa chất diệt cao răng và sử dụng chỉ tơ nha khoa.

Một khi cao răng đã hình thành, chỉ có nha sĩ mới loại bỏ được chúng bằng cách sử dụng các
dụng cụ chuyên dụng, người ta gọi đó là lấy cao răng.



Cao răng là mối đe doạ nguy hiểm cho sức khoẻ răng miệng và nó sẽ khiến cho nụ cười của
bạn kém phần quyến rũ.


Một khi cao răng hình thành, chỉ có phương pháp lấy cao răng bằng dụng cụ chuyên dụng
mới loại bỏ được chúng.


Các bộ phận khác nhau của răng?


Thân răng: là phần trên của răng, phần duy nhất có thể nhìn thấy một cách thông
thường. Hình dáng của thân răng quyết định chức năng của răng. Ví dụ như các răng
cửa thường sắc và có hình cái kéo, có chức năng cắt thức ăn; còn răng hàm thì có bề
mặt rộng để nghiền thức ăn.

Viền lợi: là nơi ngăn cách giữa răng và lợi. Đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa không
đúng cách sẽ làm tăng sự tích luỹ các mảng bám và cao răng ở viền lợi gây viêm lợi
và các bệnh về lợi.


Chân răng: là phần răng nằm trong xương. Chân răng chiếm khoảng 2/3 độ dài của
răng và giữ cho răng ở đúng vị trí.

Men răng: Lớp bao phủ ngoài cùng trên thân răng. Men răng là lớp mô cứng nhất và
chứa nhiều muối khoáng nhất của cơ thể. Tuy nhiên nếu không vệ sinh răng sạch sẽ,
sâu răng sẽ tấn công vào men răng.

Ngà răng: một lớp của răng, nằm dươí men răng và tạo nên chân răng. Ngà răng là
nơi có hàng triệu ống nhỏ li ti nối giữa miệng và tuỷ răng. Sau khi tấn công men răng
lỗ sau tiếp tục đi vào ngà răng.

Tuỷ răng: là một lớp mô mềm nằm ở vị trí chính giữa của tất cả các răng. Đó là nơi
chứa nhiều mạch máu và các dây thần kinh. Khi lỗ sâu tấn công vào tuỷ thường gây
đau nhức.

Lợi: những mô màu hồng bao quanh răng và xương được gọi là lợi, chúng hình thành
nên một hàng rào bảo vệ cổ chân răng. Nếu lợi bị viêm thì đó là bệnh viêm lợi, còn
nếu xương bị viêm tức là bạn bị viêm quanh răng.

Xương ổ răng: là xương hàm bao quanh răng. Viêm quanh răng có thể gây tiêu
xương ổ răng, quá trình tiêu xương diễn ra nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào mức độ
viêm nhiễm.

Dây chằng quanh lợi: các sợi cơ của mô liên kết nằm giữa xương ổ răng và chân
răng. Các dây chằng này có chức năng giữ cho răng ở đúng vị trí.





















×