Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Du an NC KHST Lam nen than thien voi moi truong tu sap ong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>DỰ ÁN LÀM NẾN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TỪ NGUYÊN LIỆU SÁP ONG Tác giả: Lê Trang Anh- Dương Thị Vân Anh HS lớp 8B – Trường THCS Cẩm La, TX Quảng Yên. Người hướng dẫn: Trần Văn Cường I. PHẦN CHUNG 1. Lý do chọn đề tài, dự án: Như chúng ta được biết, trong cuộc sống mà mọi thứ đều không ngừng phát triển như hiện nay thì mỗi ngày, con người ta thải ra môi trường vô vàn các loại rác thải và các chất khí độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy, việc “Bảo vệ môi trường” đang là vấn đề rất quan trọng của nhân loại. Ở điạ phương chúng em có rất nhiều những hộ gia đình làm kinh tế từ việc nuôi ong nhưng 1 phần là do họ vẫn chưa biết được hết các công dụng của sáp ong nên hầu hết là sau khi kết thúc 1 mùa nuôi là họ đều vất phần sáp ong đi gây ra việc rất lãng phí và còn tạo rác cho môi trường. Ngoài ra, nơi chúng em đang sinh sống cũng thường hay xảy ra việc mất điện, khoảng 50% là mọi người dùng nến để chiếu sáng khi đó. Mà hẳn ta đã biết là khi đốt những loại nến bình thường thì sẽ tạo ra các loại khí rất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và bầu không khí của môi trường. Để khắc phục tất cả những yếu điểm trên và góp phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường, chúng em đã thực hiện dự án “Làm nến thân thiện với môi trường từ sáp ong”..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Sáp ong xin được do người dân bỏ đi Đặc điểm của sáp ong: Không có nhiều tài liệu định nghĩa rõ ràng về sáp ong, nhưng ta có thể hiểu nôm na rằng sáp ong chính là “tổ” – là môi trường sống của con ong. Thật ra, 1 tổ ong tự nhiên sẽ có 1 lớp màng ngoài bao quanh tổ, kế tiếp là sáp ong. Sáp ong là một khối, có nhiều lỗ nhỏ, chính là vị trí trú ngụ của con ong. Còn “tổ ong” được con người nuôi sẽ không có lớp ngoài bao quanh tổ. Do người nuôi đã tự tạo cho chúng, nên chúng chỉ việc sống và tạo tổ sáp ong. * Thành phần của sáp ong: Sáp ong được hình thành do con ong đi thu lượm từ nhiều loại thực vật khác nhau và mang về tổ mình. Kế tiếp chúng sẽ đưa lên miệng, hòa trộn và làm thay đổi chất này, biến nó thành dạng keo dẻo quánh rồi mang đi hàn kín tổ để sinh sống trong đó. Theo nghiên cứu, với những điều kiện bình thường, muốn sản xuất 1 kg sáp, ong mật phải dùng đến trên 3 kg mật và một số lượng nhỏ phấn hoa. Phân tích thành phần hóa học của Sáp ong, cho thấy trong Sáp ong có chứa các axit béo và este. Ở nhiệt độ 150C, sáp ong có khối lượng riêng là 0,95 – 0,87 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy là 62 – 650C và ở thể rắn, màu vàng đến nâu thẫm. Ngoài ra sáp ong có chứa các chất caffein acid phenethyl ester (CAPE) và bioflavonoids. Flavonoids có đến 20 -30 loại khác nhau, trong đó quan trọng nhất là chrysin, pinocembrin và galangin. Sáp ong còn chứa các chất monosaccharide, cellulose, các axit amin, các nhóm vitamin B1, B2, pro-vitamin A, E và D, nicotinic acid, folic acid, các chất khoáng như canxi, magnesium, sắt, đồng, kẽm. Các chất đã được xác định trong sáp ong hoàn toàn giống với các thành phần có.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> trong thực phẩm, các chất phụ gia thực phẩm và được công nhận là những chất dinh dưỡng an toàn. Ngoài ra nó còn có thành phần khá giống với chất parafin (tiếng Anh: Paraffin Wax) là hóa chất từ dầu mỏ (dầu mỏ lại không phải là nguồn nguyên liệu vô tận), nó không tự nhiên, nó không tốt cho sức khỏe con người, nhưng lại là nguyên liệu chính để làm nến hiện nay. Ta hoàn toàn có thể dùng sáp ong thay thế paraffin để làm nguyên liệu làm nến. Nến sáp ong thành phần là chất béo không no hay ester nên chứa nhiều oxy trong phân tử của nó. Nhờ vậy, khi các nến này cháy, nó thường cháy hoàn tòan hơn và tỏa nhiệt nhiều hơn. Phản ứng cháy hòan hảo do nhiệt độ cao và oxy có sẳn bên trong phân tử vì thế khi đốt nến sáp ong thường không có khói hay ít khói hơn hẳn nến paraffin. Paraffin là 1 hydrocarbon no có công thức CnH2n+2 và là 1 trong những chất cặn cuối cùng trong sản xuất dầu mỏ nên khi cháy nến paraffin cần rất nhiều oxy, tỏa nhiệt kém hơn nhưng lại sinh nhiều muội than và muội tạp chất hòa tan trong cặn dầu mỏ. Nến parrafin rẻ tiền đánh vào thị trường rẻ tiền nên thường pha trộn thêm nhiều phẩm màu và hương liệu rẻ tiền độc hại. Phản ứng cháy sinh nhiệt kém, thiếu oxy nên cháy không hòan tòan và sinh ra nhiều khói độc bao gồm cả khí CO và các chất hữu cơ bay hơi độc hại (Volatile organic compounds hay VOCs) từ những hoá chất nhân tạo làm nên màu sắc cũng như mùi của ngọn nến. (Nguồn Internet). Nến thơm hay nến nghệ thuật đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng hàng ngày. Nến vừa có tác dụng trong phong thủy, sưởi âm căn phòng của chúng ta, tạo cảm giác thư giãn, chống ẩm mốc, vừa có tác dụng tạo hương thơm đặc biệt giúp giải tỏa stress. Tuy nhiên, đằng sau vẻ đẹp huyền ảo và quyến rũ, cây nến cũng gây những tác hại không nhỏ tới sức khỏe của con người, thậm chí rất nhiều loại nến rất độc hại do nến được tạo ra từ nguyên liệu rẻ tiền và không an toàn cho sức khỏe của con người, như: Sáp Paraffin, dầu Paraffin, hương liệu tổng hợp tạo mùi, màu tổng hợp, tim nến (bấc nến) có chì và kẽm, v.v… Các sản phẩm nến thơm (nến nghệ thuật) có trên thị trường hiện nay đa số có giá rẻ, bắt mắt, đa dạng, phong phú về mẫu mã, màu sắc và mùi hương nhưng cũng tiềm ẩm nguy cơ gây ung thư, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, hệ hô hấp, v.v… - Thứ nhất: Để bấc nến cháy đẹp hơn, lung linh hơn, người ta sử dụng tim nến có chì và kẽm kết hợp với các thành phần khác để làm bấc. Khi nến cháy, những kim.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> loại có trong bấc nến sẽ bay hơi vào không khí và biến thành muội than bám vào các đồ dùng bằng nhựa và ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp của người trong không gian đó, đặc biệt nguy hại tới sức khỏe của bà mẹ mang thai và trẻ em. Ô nhiễm chì gây tổn thương đến thận và hệ thần kinh, làm mất trí nhớ và ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ. - Thứ hai: Nến được sản xuất từ Paraffin tuy giá thành rẻ, phù hợp túi tiền của đa số người tiêu dùng nhưng do sáp Paraffin và dầu Paraffin chứa một lượng lớn các chất gây hại như Toluren, Benzen, một số chất khác gây hen suyễn và các bệnh về da. Đặc biệt, khói của nến được tạo ra từ Paraffin có chứa thành phần độc hại, nếu sử dụng thường xuyên và trong phòng kín thì những chất này sẽ tích tụ làm xuất hiện tình trạng đau đầu, ngứa họng, nghẹt mũi, tổn thương hệ thần kinh trung ương, ung thư, gây hại cho phổi, v.v… - Thứ ba: Đa số nến thơm được sử dụng hương liệu tổng hợp (giá thành rẻ, chỉ cần dùng tỷ lệ nhỏ nhưng cho độ khuếch tán rộng, hương thơm lan tỏa mạnh) thay vì dùng tinh dầu 100% thiên nhiên (giá thành cao, phải sử dụng tỷ lệ cao mới tạo được mùi hương nhưng có tác dụng thư giãn, giải tỏa căng thẳng, trị liệu và an toàn). - Thứ tư: Màu sử dụng cho nến cũng là màu tổng hợp hóa chất. - Thứ năm: Hiện nay, trên thị trường xuất hiện những loại nến cốc có chất liệu giống như thạch có hình dáng, kiểu mẫu và mầu sắc bắt mắt, tiện dụng nhưng vô cùng độc hại do loại nến này có chứa từ 70 đến 98% dầu Paraffin và từ 20 đến 30% cao su tổng hợp nên khi cháy sẽ tạo ra muội than rất có hại đến hệ hô hấp. (Nguồn Internet). 2. Đặc điểm nổi trội của dự án Làm nến từ sáp ong tuy không phải 1 đề tài mới, nó cũng đã được thực hiện bởi rất nhiều người. Nhưng hầu hết là họ đều mua sáp ong có sẵn trong thị trường – sáp ong đã được tinh chế, được bán với giá thành cũng không phải là rẻ. - Chúng em là tận dụng sáp ong đã bị thải từ những người nuôi ong để thực hiện đề tài, vừa không tốn kém lại góp phần giảm thiểu rác thải cho môi trường. Ngoài ra chúng em đã thay phần bấc nến từ sợi caton thành sợi lanh dễ kiếm. - Đặc biệt, cho dù nến từ sáp ong khi đốt cũng đã có mùi thơm nhưng vì để cho hương thơm của nến thêm độc đáo chúng em đã tự chế biến tinh dầu thơm cho nến bằng nguyên liệu gần gũi với thiên nhiên, đó là lá chanh (vỏ cam, bưởi….). Khi đốt thì hương thơm của lá chanh (vỏ cam, bưởi….) hòa quyện với hương.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> thơm có sẵn của sáp ong tao ra mùi thơm rất nhẹ nhàng, tốt cho sức khỏe của chúng ta. Các công đoạn và dụng cụ để tạo ra nến của chúng em thật sự rất dễ kiếm (tận dụng được ngay đồ dùng trong nhà), dễ làm (ta có thể làm tại nhà với khoảng thời gian rất ngắn). - Có khả năng tái chế, tái sử dụng nhiều lần, thân thiện với môi trường, tiết kiệm vật liệu. II. Một số kết quả chính 1. Mô tả quy trình sản xuất. a. Phân loại sáp ong: Sáp ong mật - Trong quá trình thực hiện, chúng em đã sử dụng đến các loại sáp ong chính là sáp ong mật và sáp ong vò vẽ, sáp ong vang nhận thấy: Ong vò vẽ và ong vang chủ yếu làm tổ từ nguyên liệu là rác, mùn vụn, phân, bùn đất vì vậy hàm lượng và tỉ lệ sáp rất ít. Phần sáp ong tinh chế thu được rất ít và phải qua nhiều quá trình lọc nên chúng em không sử dụng đến phần sáp ong vò vẽ, ong vang nữa. - Tổ ong mật thì lại được xây từng các loại phấn hoa nên có rất nhiều những công dụng như trên và lượng sáp thu được cũng khá ổn định, lại không có nhiều những chất cặn bã như sáp ong vò vẽ nên không phải qua nhiều quá trình lọc. Sáp ong mật ở địa phương em chủ yếu là ong mật nuôi, sau 1 mùa nuôi thì hầu hết những người nuôi ong đều không sử dụng đến phần sáp đó nữa, họ thường bỏ đi rất lãng phí và tạo ra nguồn rác thải làm ô nhiễm môi trường như em đã nói trên, vì vậy tổ ong mật chính là lựa chọn của chúng em. b. Nguyên liệu chính: - Sáp ong. - Sợi lanh. - Nước gừng, xả….). - Lá chanh, vỏ cam (lá bạc hà, hoa hồng,. c. Tiến hành: * Làm tinh dầu thơm để tạo mùi hương cho nến. - Chuẩn bị: lá chanh, vỏ cam, bưởi bỏ đi (có thể thay bằng nhiên liệu khác), nước, 1 bát nhỏ, nồi. - Tiến hành: Đặt bát nhỏ ở giữa nồi, đổ nước và lá chanh (Gừng, xả, hoa hồng, vỏ cam, chanh….) vào xung quanh bát rồi cho lên đun. Nước sôi, ta tắt bếp và thu.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> được phần tinh dầu ở trong bát con. Hoặc chưng cất bằng dụng cụ có sẵn trong phòng thí nghiệm của nhà trường. * Làm nến - Chuẩn bị: sáp ong, sợi lanh, cốc thủy tinh, bút (que, kẹp), chút dầu ăn, tinh dầu thơm vừa chế biến. - Tiến hành: + Cho nước vào nồi và đun đến 600C thì bỏ sáp ong vào. Đến 650C, sáp ong bắt đầu tan phần sáp làm nến thì tắt bếp. + Đổ lọc lấy phần nước nấu được, bỏ phần bã sáp. + Để đến khi phần nước thu được nguội, bề mặt nước sẽ nổi phần sáp vàng để làm nến (do sáp ong không hòa tan với nước và nhẹ hơn nước nổi trên mặt nước) thì lấy phần sáp đó ra. Có thể phải đun lọc nhiều lần đối với sáp ong có nhiều tạp chất. + Buộc 1 đầu sợi lanh vào bút, que hoặc kẹp đầu bấc rồi đặt bút ngang cốc. + Buộc 1 đầu sợi lanh vào que rồi đặt que ngang cốc. + Cho phần sáp vừa thu được lên nấu cho tan chảy. Cho màu đã chiết xuất được vào tạo màu cho nến nấu cho hết nước trong bát rồi thêm 1 chút phần tinh dầu lá chanh, vỏ cam bưởi (hoa hồng, bạc hà,..). Quấy đều rồi tắt bếp và đổ ra cốc đã chuẩn bị. + Để sáp nguội - đông lại, ta cắt sợi lanh thì được sản phẩm. * Tóm tắt quy trình làm nến thân thiện với môi trường từ nguyên liệu sáp ong.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Nguyên liệu thô (sáp ong chưa qua tinh chế) Cho nước. Nấu khoảng 15 phút. Thu nước. Lọc. Thải bã sáp.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Sáp ong nguyên chất. Thêm tinh dầu ( vỏ cam, chanh,…),.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Màu tự nhiên chiết từ các loại quả, lá: (Thanh long, lá gừng, rau ngót…). Nấu (đến 650C). Đổ ra cốc (khuôn).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> SẢN PHẨM 2. Công dụng của nến từ sáp ong + Nến Sáp Ong là nhiên liệu thiên nhiên, tái tạo. + Nến sáp ong cháy được lâu và ít nhỏ giọt. + Nến Sáp Ong khi cháy, phát ra ánh sáng có quang phổ giống như ánh sáng mặt trời và phát tỏa ra I-on âm, có tác dụng làm sạch không khí, có lợi cho cơ thể con người..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Nến Sáp Ong có được hương thơm tự nhiên được kết tinh từ Mật Hoa và Phấn Hoa với hương thơm của lá chanh tốt cho sức khỏe, tinh thần của con người. + Bấc của nến Sáp Ong được làm từ 100% sợi lanh nên an toàn, thân thiện với người và môi trường. III. Kết luận khoa học - Sau khi tìm hiểu và tiến hành dự án này, chúng em đã rút được ra kết luận:. TÁI CHẾ. IV. Phụ Lục.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Ong do người dân nuôi. Sáp ong sau 1 mùa nuôi.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Sáp ong sau 1 mùa nuôi. Sáp ong thu được sau khi nấu sáp chưa qua tinh chế.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Sáp ong thu được sau khi đã nấu sáp qua tinh chế và cho tinh dầu. Sản phẩm sau khi sáp đông đặc.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Phụ lục 6. PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN TRƯỜNG THCS CẨM LA. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cẩm La , ngày 20 tháng 10 năm 2015. PHIẾU XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU DỰ ÁN THAM DỰ CUỘC THI KHKT NĂM HỌC 2015-2016 1. Tên dự án: LÀM NẾN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TỪ NGUYÊN LIỆU SÁP ONG. 2. Tên nhóm lĩnh vực của dự án: Kỹ thuật: Nhiên liệu thay thế: Vật liệu và công nghệ sinh học. 3. Mã nhóm lĩnh vực của dự án: 10 4. Tác giả dự án: STT. Họ tên thí sinh. Lớp – Trường. 1. Lê Trang Anh. Lớp 8B – Trường THCS Cẩm La. 2. Dương Thị Vân Anh. Lớp 8B – Trường THCS Cẩm La. 5. Người hướng dẫn + Họ và tên: Trần Văn Cường: Học hàm, học vị: Đại học. + Lĩnh vực chuyên môn: Chuyên ngành Sinh học. + Đơn vị công tác: Trường THCS Cẩm La, TX Quảng Yên + Email: ; Điện thoại: 0977546640 6. Phần xác nhận của người hướng dẫn nghiên cứu: - Tôi đã xem xét các quy định của Bộ GD&ĐT và Hướng dẫn của Sở GD&ĐT Quảng Ninh về Cuộc thi; Trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện dự án, tôi xác nhận dự án đã được thực hiện đúng quy định. - Những qui trình hay trang thiết bị cụ thể mà học sinh thực sử dụng trong dự án:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Mô tả quy trình sản xuất. a. Phân loại sáp ong: Sáp ong mật b. Nguyên liệu chính: - Sáp ong. - Sợi lanh. - Nước. - Lá chanh (vỏ cam, bưởi, chanh, hoa hồng…). c. Tiến hành: * Làm tinh dầu thơm để tạo mùi hương cho nến - Chuẩn bị: lá chanh (có thể thay bằng nhiên liệu khác: vỏ cam, chanh, hoa hồng..), chưng cất lấy tinh dầu. - Tiến hành: Đặt bát nhỏ ở giữa nồi, đổ nước và lá chanh vào xung quanh bát rồi cho lên đun. Nước sôi, ta tắt bếp và thu được phần tinh dầu ở trong bát con. Hoặc bằng phương pháp chưng cất trong phòng thí nghiệm của nhà trường. * Làm nến - Chuẩn bị: sáp ong, sợi lanh, cốc thủy tinh, que kim loại (bút, kẹp), chút dầu ăn, tinh dầu thơm vừa chế biến. - Tiến hành: + Cho nước vào nồi và đun đến 600C thì bỏ sáp ong vào. Đến 650C, sáp ong bắt đầu tan phần sáp làm nến thì tắt bếp. + Đổ lọc lấy phần nước nấu được, bỏ phần bã sáp. + Để đến khi phần nước thu được nguội, bề mặt nước sẽ nổi phần sáp vàng để làm nến (do sáp ong không hòa tan với nước và nhẹ hơn nước nổi trên mặt nước) thì lấy phần sáp đó ra. + Giã nát vỏ quả thanh long (rau ngót già..) -> lọc lấy phần nước cốt. + Buộc 1 đầu sợi lanh vào que rồi đặt que ngang cốc. + Cho phần sáp vừa thu được lên nấu cho tan chảy. Cho màu đã chiết xuất được vào tạo màu cho nến nấu cho hết nước trong bát rồi thêm 1 chút phần tinh dầu lá chanh, vỏ cam bưởi (hoa hồng, bạc hà,..). Quấy đều rồi tắt bếp và đổ ra cốc đã chuẩn bị. + Để sáp nguội - đông lại, ta cắt sợi lanh thì được sản phẩm..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bảng 1: Các bộ phận sản xuất và các quy trình vận hành tương ứng Bộ phận. Danh mục nguyên liệu thô Chuẩn bị nguyên Sáp ong liệu Sản xuất nến Sáp ong đã lọc thơm từ sáp ong Nến thơm sáp Bấc bằng sợi lanh. Các công đoạn sản xuất Nấu sáp cùng nước, chảy, lọc, đông, vớt được nguyên liệu thứ cấp… Nấu cùng lá chanh, vỏ cam, bưởi cánh hoa hồng, rau ngót, quả thanh long ruột đỏ… tạo mùi hương, màu cho nến, đổ khuôn tạo nến.. - Công việc của học sinh được tiến hành độc lập, sáng tạo trong quá trình làm. Dự án được các em tiến hành trong thời gian 1 tháng. Cẩm La, ngày 20 tháng 10 năm 2015 Xác nhận của người hướng dẫn. Trần Văn Cường. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ. Đặng Thị Anh Tài.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

×