Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.85 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC ĐỀ THI CHÍNH THỨC. Số báo danh …...............……. ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học: 2015-2016 Môn thi: Lịch sử Lớp: 8 THCS Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2016 Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề này có 01 trang. I. LỊCH SỬ VIỆT NAM (10.0 điểm) Câu 1: (5.0 điểm): Kể tên các bản hiệp ước mà triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp từ 18581884. Nêu nội dung của Hiệp ước Hác- măng. Qua nội dung của hiệp ước em có nhận xét gì ? Câu 2 (5.0 điểm): Trình bày những nét chính về diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (18841913). Cuộc khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì giống và khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời. II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8.0 điểm) Câu 3 (4.0 điểm): Trình bày nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868. Em có liên hệ gì với bối cảnh Việt Nam lúc bấy giờ ? Câu 4 (4.0 điểm): Cho biết những thành tựu của nền văn hoá Xô Viết nửa đầu thế kỷ XX. III. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (2.0 điểm) Câu 5 (2.0 điểm): “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”. Em hãy cho biết câu nói trên của ai ? Nêu hiểu biết của em về nhân vật này. …………..Hết ………….. * Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu Câu 1 (4.0 điểm ). Câu 2 (4.0 điểm ). Câu 3 (5.0 điểm ). HƯỚNG DẪN CHẤM LỊCH SỬ 8 Nội dung cần đạt * Nội dung của cải cách Minh Trị ở Nhật Bản - Tháng 01/1868 : Thiên Hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. - Về kinh tế : thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng… - Về chính trị - xã hội : chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm chính quyền. - Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung KH-KT trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây. - Quân sự : quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay chế độ trưng binh… * Ý nghĩa : Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành nước tư bản công nghiệp. * Liên hệ bối cảnh Việt Nam: - Thời gian này thực dân Pháp mở rộng xâm lược Nam Kỳ chuẩn bị đánh chiếm cả Việt Nam. Triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời khiến kinh tế -xã hội Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng. - Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, một số quan lại sĩ phu yêu nước thức thời, mạnh dạn đưa ra các cải cách. Nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực từ chối mọi đề nghị cải cách. * Thành tựu của nền văn hoá Xô viết nửa đầu thế kỷ XX : - Xoá bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học, sáng tạo chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, đấu tranh chống các tàn dư, tư tưởng của chế độ cũ... - Trong vòng chưa đầy 30 năm, đa số người dân có trình độ văn hoá cao, có một đội ngũ trí thức đông đảo, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc….. - Đội ngũ các nhà khoa học Xô viết đã đạt được những thành tựu rực rỡ và chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao khoa học thế giới…… - Văn học nghệ thuật cũng có những cống hiến to lớn vào kho tàng văn hoá nhân loại, có nhiều tên tuổi các nhà văn và nghệ sĩ nổi tiếng khắp thế giới như: Gooc ki, Sô lô khốp, A. Tônxtôi …. * Các hiệp ước nhà Nguyễn kí với Pháp : - Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) - Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874) - Hiệp ước Hác - măng (25/8/1883) - Hiệp ước Pa tơ nốt (6/6/1884) * Nội dung của hiệp ước Hác măng:. Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5. 0,5. 1.0. 1.0 1.0 1.0 Mỗi ý 0.25 điểm.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 4 (5.0 điểm ). - Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kỳ để nhập vào đất Nam Kỳ thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh được sáp nhập và Bắc Kì. - Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kỳ nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. - Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kỳ thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. - Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kỳ về Trung Kỳ.. 1.0. * Nhận xét : - Nhà Nguyễn làm mất đi sự độc lập của một chính quyền phong kiến, phản bội lại lợi ích của dân tộc…. - Quyền đối nội và đối ngoại của triều đình phụ thuộc và Pháp và do Pháp quyết định * Lưu ý : (HS nhận xét các nội dung khác mà đúng thì vẫn cho điểm) * Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế : chia làm 3 giai đoạn - Giai đoạn 1 ( 1884-1892) : nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ ở Yên Thế, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm. - Giai đoạn 2 (1893-1908): Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Đề Thám. + Nhận thấy tương quan lực lượng chênh lệch, Đề Thám phải tìm cách giảng hoà với Pháp. + Thời gian giảng hoà không kéo dài vì ngay từ đầu địch đã ráo riết lập đồn bốt, mở cuộc tấn công trở lại. + Để cứu vãn tình thế, Đề Thám xin giảng hoà với quân Pháp lần 2 (12/1897). + Từ 1897-1908, tranh thủ thời gian hoà hoãn, Đề Thám cho khai khẩn đồn điền Phồn Xương, lo tích trữ lương thực, xây dựng quân đội tinh nhuệ sẵn sàng chiến đấu. - Giai đoạn 3 (1909-1913): Thực dân Pháp tập trung lực lượng mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn quét liên tiếp của địch, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Ngày 10/12/1913 khi thu lĩnh Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã . * Điểm giống và khác với các cuộc khởi nghĩa cùng thời: - Điểm giống : đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân ta và đều bị thất bại. 1.0. 0.5 1.0. 0.5. 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5. 0.5.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Điểm khác : Nội dung. Câu 5 (2.0 điểm ). Khởi nghĩa Yên Thế. Mỗi nội dung 0.5 điểm. Phong trào Cần vương Mục đích Chống công cuộc bình Giúp vua cứu nước định của Pháp bảo vệ cuộc sống của nông dân Lãnh đạo Nông dân, đứng đầu là - các văn thân, sĩ phu Hoàng Hoa Thám yêu nước Thời gian Kéo dài 30 năm Diễn ra ngắn (từ 2 – 10 năm) Địa bàn Vùng rừng núi Yên Thế Rộng khắp Bắc Kỳ và (Bắc Giang) Trung Kỳ - Câu nói trên là của Bà Triệu 0.5 - Hiểu biết : 1.5 + Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh….. + Bà là người yêu nước, căm thù ách đô hộ của giặc Ngô… + Năm 248 bà phất cờ khởi nghĩa ở Phú Điền (Hậu Lộc) …. * Lưu ý : (HS có thể trả lời các nội dung khác đáp án mà đúng vẫn cho điểm).
<span class='text_page_counter'>(5)</span>