Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM Phuong phap nang cao chat luong Giang day cac bai thuc hanh trong chuong Trinh sinh hoc 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.74 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phương pháp nâng cao chất lượng Giảng dạy các bài thực hành trong chương Trình sinh học 8. Bố Trạch, tháng 5 năm 2015.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Phương pháp nâng cao chất lượng Giảng dạy các bài thực hành trong chương Trình sinh học 8. Người thực hiện Đề tài: Nguyễn Hải Nam Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Th-THCS Hưng Trạch. Bố Trạch, tháng 5 năm 2015.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Cuộc sống của chúng ta biết bao điều kỳ thú xảy ra mà đôi khi ta không thể. giải thích hết, đặc biệt là thế giới tự nhiên. Chính vì vậy bộ môn Sinh học có tác dụng trợ giúp chúng ta trong vấn đề đó, tuy nhiên ở mỗi cấp học, mỗi lớp học chỉ dừng lại ở mức độ nào đó. Ví dụ: Sinh học 6 giúp ta giải thích về thế giới thực vật, Sinh học 7 giải thích cho ta về thế giới động vật, Sinh học 8, 9 giúp chúng ta có những kiến thức bổ ích về con người. Xuất phát từ yêu cầu của bộ môn : Là một bộ môn có nhiều giờ thực hành, thực hiện đầy đủ các tiết thực hành theo phân phối chương trình là pháp lệnh là quy chế chuyên môn phải thực hiện. Giờ thực hành có vai trò quan trọng rất lớn đối với việc dạy và học. Làm thế nào để dạy tốt và đúng yêu cầu của một tiết thực hành là một vấn đề cần được giáo viên chú ý và nhận thức đúng mức. "Học đi đôi với hành". Đó là yêu cầu của tất cả các bộ môn trong nhà trường cũng như mọi lĩnh vực trong cuộc sống xã hội nói chung. Riêng đối với bộ môn Sinh học. Vấn đề "Học đi đôi với hành" lại càng quan trọng. Các thí nghiệm thực hành nhằm chứng minh cho các phần lý thuyết như: Hô hấp nhân tạo, cấp cứu khi bị chảy máu, băng bó khi gãy xương trong chương trình sinh học lớp 8 là những tiết thực hành đặc biệt quan trọng đối với học sinh để sau khi tiếp thu kiến thức của nhà trường, học sinh có vốn hiểu biết thực tế áp dụng vào đời sống của bản thân và cộng đồng. Phương pháp thực hành là một trong những phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn, có tác dụng rèn luyện tập dượt cho HS làm quen dần với phương pháp nghiên cứu của khoa học thực nghiệm, đồng thời trau dồi cho các em cả phương pháp nhận thức tích cực, giúp các em chiếm lĩnh kiến thức mà không phải do thầy cô truyền đạt, không phải tiếp thu một cách thụ động. Qua nghiên cứu tôi muốn nêu lên vấn đề là làm thế nào để 1 tiết dạy thực hành đạt hiệu quả cao, giúp HS thoát khỏi những khó khăn vướng mắc khi làm thực hành. Ta đã biết mục đích của giáo dục không chỉ đơn thuần là giúp HS nắm bắt tri thức mà phải hướng dẫn các em cách tiếp thu và vận dụng tri thức như thế nào. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, khoa học mở luôn luôn mới, kiến thức sinh học chủ yếu được hình thành bằng phương pháp quan sát, mô tả, tìm tòi thực nghiệm. Vậy mà học sinh lại gặp khó khăn trong vấn đề này thì quả đây là một điều rất đáng quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ của cả một thế hệ tương lai..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Từ nhận thức như trên tôi đã chú ý coi trọng các giờ thực hành trong chương trình giáo dục sinh lí người và vệ sinh chương trình sinh học 8 tôi rút ra một số kinh nghiệm để các đồng chí tham khảo. 1.2: Phạm vi áp dụng đề tài: - Sau khi nghiên cứu, đề tài có thể áp dụng cho tất cả các tiết thực hành bộ môn sinh học trong trường THCS, đặc biệt là bộ môn sinh học 8.. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1: Thực trạng nội dung cần nghiên cứu: Qua khảo sát chất lượng học sinh lướp 8 trường TH- THCS Hưng Trạch trong 2 năm học vừa qua tôi nhận thấy: - Tỷ lệ học sinh yếu kém nhiều, học sinh khá giỏi ít - Đa số học sinh chưa nắm được các bước thực hành trong bộ môn - Khả năng vận dụng kĩ năng thực hành vào đời sống còn kém, bối rối. Kết quả khảo sát đầu năm học lớp 8 của 2 năm học như sau: Năm học 20132014 20142015. Sĩ số 25. Điểm <5 SL % 10 40,0. Điểm 5-6 SL % 11 44,0. Điểm 7-8 SL % 4 16,0. Điểm 9-10 SL % 0 0. 23. 10. 10. 3. 0. 43,5. 43,5. 13,0. 0. - Từ thực tế điều kiện dân trí và kinh tế của một xã thuộc khu vực miền núi, điều này dẫn tới HS cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện 1 tiết thực hành. Giáo viên cũng gặp khó khăn trong giảng dạy. Nguyên nhân dẫn đến kết quả của các bài thực hành chưa đạt được đến mức mong muốn là do: Thiếu đồ dùng, trang thiết bị thiết yếu cho một số tiết thực hành, HS khó khăn về kinh tế nên chưa chuẩn bị tốt các mẫu vật theo yêu cầu. Do trường chưa có phòng thực hành bộ môn, thiếu dụng cụ, phương tiện nên việc dạy thực hành còn gặp nhiều khó khăn, tiết thực hành phải thực hiện trên lớp đôi khi ảnh hưởng đến những lớp bên cạnh. Mặt khác môn sinh học là một khoa học thực nghiệm, môn khoa học mở, luôn luôn mới và rất trừu tượng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Với phương pháp dạy học mới đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều, đặc biệt vơí những bài có thiết bị dạy học: Mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh đòi hỏi học sinh tự nghiên cứu thảo luận nhóm để trình bày. Nếu giáo viên thường xuyên tạo cho các em một thói quen làm việc thì sẽ dễ dàng hơn, nhưng ở đây hầu như các giáo viên không phải tiết nào cũng thực hiện được. Không làm được điều đó có nhiều lí do: + Phương tiện, thiết bị dạy học không đầy đủ cho mọi tiết học, chỉ có một số bài có mẫu vật, mô hình, tranh ảnh. Giải pháp là giáo viên phải chuẩn bị mẩu vật, hoặc phân nhóm cho học sinh chuẩn bị. + Nhiều bài dạy đòi hỏi phải có kinh phí. Các em phải tự làm TN để tìm kiến thức, qua phương pháp hoạt động nhóm, HS phải tích cực để tìm tòi, làm TN để đi đến kết luận, giải quyết các vấn đề đặt ra một cách độc lập sáng tạo, làm được báo cáo thu hoạch theo yêu cầu tránh những hạn chế trong học tập. Tuy nhiên không phải tất cả các em đều làm được TN, đều viết được báo cáo, không phải giáo viên nào cũng dạy thành công các bài thực hành theo yêu cầu. 2.2: Giải pháp: 2.2.1: Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh * Đối với giáo viên: - Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về phương tiện và nội dung giáo viên phải xây dựng kế hoạch từ đầu năm về phương tiện thực hành ở mỗi bài, để nắm thế chủ động trong tiết thực hành. Trong thực hành cần có những dụng cụ, thiết bị, vật mẫu có sẵn hoặc tìm tòi trong thiên nhiên đặc biệt là bộ môn Sinh học. - Căn cứ vào các bước thực hành của SGK phát triển theo định hướng của GV. - Sử dụng mô hình, dùng để thay thế hay bổ sung các mẫu vật tự nhiên đôi khi không có sẵn, hoặc lớn quá, nhỏ quá khó quan sát, mô hình có tác dụng phản ánh được cấu tạo, khái quát và hình dung được rõ ràng các cấu trúc không gian, so với kích thước của mẫu vật thật, sẽ khắc sâu được kiến thức cho các em. - Sử dụng tranh vẽ - hình ảnh – phim chiếu: Ở đây mô hình không cho phép đi sâu vào cấu tạo chi tiết, trong trường hợp này tranh vẽ, hình vẽ, phim chiếu tạo ra ưu thế hơn, mà lại có tranh phân tích cho phép đi sâu vào các chi tiết cần thiết, giúp cho học sinh có thể hiểu sâu sắc hơn về cấu tạo bên trong của đối tượng đang nghiên cứu, ngoài ra nó còn thay thế mẫu vật thật mà không tìm kiếm được..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Sử dụng sơ đồ được sử dụng khi trình bày các mối quan hệ giữa các hình tượng trong quá trình sinh học. Ngoài ra sơ đồ còn giúp cho học sinh có cái nhìn khái quát, tư duy trừu tượng của học sinh phát triển hơn. - Trong quá trình thực hành được thể hiện ở các nhóm nhưng thu hoạch lại được thể hiện ở các cá nhân. - Về nội dung: mỗi giáo viên được phụ trách khối lớp giảng dạy cần làm tốt công việc về chuyên môn và các kiến thức khác (hiểu biết về y tế, lĩnh vực có liên quan) để bài thực hành đạt kết quả cao. - Thường xuyên sử dụng, cải tiến đồ dùng, phương tiện, khắc phục mọi khó khăn và có sự đầu tư cho các tiết thực hành, đổi mới tự làm đồ dùng dạy học, tăng cường sưu tầm đồ dùng dạy học. - Thực hiện nghiêm túc đầy đủ những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình và SGK mới. - Sau mỗi bài thực hành phải có sự rút ra các ưu điểm, nhược điểm, những bài học kinh nghiệm để cho các tiết thực hành sau đạt hiệu quả cao hơn. * Đối với học sinh: - Cần nêu cao tinh thần ý thức, thái độ trong giờ thực hành. Giáo dục cho các em lòng yêu thiên nhiên từ đó biết cách bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ cho chính mình, sự chuẩn bị các dụng cụ cần thiết( que nẹp, bông băng, ếch đồng để chứng minh vai trò của tuỷ sống) sẽ tạo hứng thú học tập. Do vậy giáo viên cần quan tâm sát sao đến sự chuẩn bị của học sinh, có như vậy hiệu quả của việc chuẩn bị mới cao, góp phần thực hiện thành công giờ thực hành sinh học lớp 8. - Rèn luyện các kỹ năng bộ môn đặc biệt là các kỹ năng cố định xương, làm thí nghiệm, cầm máu.. - Tìm ra kiến thức kiểm nghiệm kiến thức qua thực hành, quan sát sản phẩm thực hành. - Phải có đầy đủ phương tiện học tập, sách giáo khoa, vở bài tập....và các nội dung liên quan đến bài hành. - Phải chủ động, tích cực, tự giác trong các giờ thực hành. Chuẩn bị đầy đủ mẫu vật theo yêu cầu của giáo viên. - Nắm chắc phương pháp tiến hành và các thao tác cơ bản theo hướng dẫn cụ thể phù hợp với từng tiết thực hành - Biết hợp tác nhóm để cùng nhau tìm ra kiến thức mới..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Có kỹ năng hoạt động nhóm, làm tường trình, viết thu hoạch. 2.2.2. Phương pháp tổ chức: Trong giờ thực hành học sinh phải thực hiện những công việc cơ bản, giáo viên chỉ hướng dẫn và làm mẫu, học sinh có được trực tiếp làm việc thì mới đảm bảo mục tiêu là học sinh được tự mình tìm tòi, phát hiện kiến thức trên sản phẩm thực hành, trên cơ sở đó giúp học sinh phát huy tính tích cực tư duy , tự lực, chủ động giúp học sinh có thể tìm ra kiến thức từ đó hình thành các kỹ năng kỹ xảo, thúc đẩy tư duy tích cực cho học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh yêu thích bộ môn. 2.2.3.Tổng kết đánh giá. Tổng kết đánh giá là khâu quan trọng trong phương pháp dạy học. Trên cơ sở đó cần kết hợp sự đánh giá của giáo viên với sự tự đánh giá của học sinh, qua đó giáo viên thấy được kết quả học tập của các em và mức độ truyền đạt kiến thức của mình từ đó rút ra được kinh nghiệm nhằm điều chỉnh phương pháp dạy học của mình sao cho có hiệu quả và thích hợp với đối tượng mình giảng dạy. - Giáo viên có thể đánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau: mức độ hoàn thành bài thực hành, ý thức thực hành của học sinh và kết quả bài thu hoạch. Phần đánh giá cần tỉ mỉ cụ thể cho từng học sinh để từ đó các em tìm ra ưu điểm và nhược điểm, có biện pháp khắc phục các nhược điểm đó nhằm nâng cao chất lượng các bài thực hành Sinh học 8 nói riêng và bộ môn Sinh học.. 3. KẾT LUẬN: 3.1. Ý nghĩa của đề tài:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Qua nghiên cứu ta thấy được vai trò to lớn của các tiết thực hành góp phần hệ thống hoá kiến thức, hình thành kiến thức ở học sinh một cách logic và sâu sắc. Tuy rằng nó chiếm thời lượng nhỏ (7/70 tiết) nhưng rõ ràng để giảng dạy có hiệu quả thì lý luận luôn luôn phải gắn liền với thực tiễn, lý thuyết phải gắn liền với thực hành đặc biệt là bộ môn Sinh học. Để nâng cao chất lượng các tiết thực hành ở chương trình Sinh học 8 Giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo cho các tiết thực hành, kết hợp linh hoạt các phương pháp thực hành và yêu cầu HS có thái độ nghiêm túc trong quá trình chuẩn bị đồ dùng và thực hành. Từ đó góp phần nâng cao hiểu biết về môn Sinh học, yêu thích bộ môn và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Cùng với đó giáo viên cần phải chuẩn bị các đồ dùng dạy học như tranh, mô hình, các đoạn video cho học sinh quan sát. Nhấn mạnh nội dung, cách tiến hành, phương pháp sơ cứu... đối với các nội dung cụ thể. Tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh có nghững kĩ năng, kĩ xảo trong đời sống. Vận dụng linh hoạt trong đời sống hằng ngày. Sau khi thực hiện đề tài thì kết quả học sinh đã nắm được nội dung bài học, rèn luyện được kĩ năng thực hành, vận dụng vào đời sống có hiệu quả, đặc biệt là các nội dung sơ cứu người trong các vụ tai nạn... 3.2. Ý kiến đề xuất: * Đối với các cấp quản lý giáo dục : - Nên thường xuyên tổ chức những đợt thực tập cụm để thảo luận, rút kinh nghiệm, tìm ra những bài học quý báu nhất cho việc giảng dạy các bài thực hành. - Cung cấp bổ sung các đồ dùng thực hành. - Kiểm tra thường xuyên hơn việc sử dụng thiết bị dạy học ở trên lớp của mỗi giáo viên. - Tổ chức bồi dưỡng về sử dụng các thiết bị dạy học cho giáo viên. * Đối với các giáo viên dạy bộ môn: - Thường xuyên trau dồi kiến thức, tự rút kinh nghiệm qua các bài thực hành. - Cần có kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy các bài thực hành theo PPCT và căn cứ tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. - Thường xuyên sử dụng, cải tiến đồ dùng dạy học và quan tâm đúng mức tới các tiết thực hành..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Nên thực hiện đầy đủ những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình và SGK mới.  Trên đây là những điều tôi thu được qua thực nghiệm nghiên cứu và thực tế giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình trình bày chắc không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự góp ý của BGH, tổ chuyên môn và bạn bè đồng nghiệp.. Hưng Trạch, ngày 10 tháng 05 năm 2015 Người viết. Nguyễn Hải Nam.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

×