Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

LẬP CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH THAM QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHO HAI TÌNH HUỐNG KHÁCH PHÁP VÀ KHÁCH MIỀN TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH

ĐỀ TÀI: LẬP CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH THAM
QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHO HAI TÌNH
HUỐNG
Giáo viên hướng dẫn: TS. Tơ Ngọc Thịnh
Lớp học phần: 2174TEMG3011
Nhóm: 02
1.

PHẠM THỊ NGÂN HÀ – 18D250506

2.

NGUYỄN HỒNG HẠNH – 18D250507

3.

BÙI THỊ THU HIỀN – 18D250510

4.

TRẦN THỊ HIỀN – 18D250512

5.


TRẦN THỊ HIỀN – 18D250513

6.

NGUYỄN TUẤN HIỆP – 18D250509

7.

NGUYỄN BÁ KHẢI HOÀN -18D110510

8.

VŨ ANH HOÀNG – 18D110511

9.

PHẠM MINH HUỆ - 18D110512


MỤC LỤC
PHẦN 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH...........1

1.1. Quản trị nghiên cứu thị trường............................................................................1
1.1.1 Nghiên cứu nhu cầu và cầu du lịch..................................................................1
1.1.2 Nghiên cứu cung du lịch...................................................................................1
1.2. Quản trị quy trình xây dựng chương trình du lịch...............................................3
1.2.1 Phát triển chương trình và các yếu tố cấu thành.............................................3
1.2.2 Xác định chi phí và giá bán của chương trình du lịch.....................................5

1.2.3 Vai trị của nhà quản trị các cấp.......................................................................6
PHẦN 2.

THIẾT LẬP HÀNH TRÌNH TOUR CHO KHÁCH THAM QUAN. . .8

2.1. Tình huống 1.........................................................................................................8
2.1.1 Quy trình thiết lập hành trình tour...................................................................8
2.1.2 Đánh giá hoạt động thiết lập hành trình tour du lịch....................................24
2.2. Tình huống 2.......................................................................................................25
2.2.1 Quy trình thiết lập hành trình tour.................................................................25
2.2.2 Đánh giá hoạt động thiết lập hành trình tour du lịch....................................34


LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch ngày càng có vai trị rất quan trọng tại Việt Nam. Đối với khách du
lịch, họ đi khám phá văn hóa và thiên nhiên, bãi biển và các cựu chiến binh Mỹ và
Pháp, Việt Nam đang trở thành một địa điểm du lịch mới ở Đông Nam Á. Nền kinh tế
Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba
của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách
sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà sản xuất và xây dựng (28%)
nông nghiệp, và thuỷ sản (20%) và khai thác mỏ (10%). Trong khi đó, du lịch đóng
góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007). Ngày càng có nhiều dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và
phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là
trong các dự án khách sạn. Trong thời buổi thị trường du lịch đang cạnh tranh khốc
liệt, mỗi đơn vị kinh doanh lữ hành ln tìm cho mình những chiến lược và phương
hướng phát triển riêng biệt, từ các địa điểm du lịch thu hút du khách đến chất lượng
dịch vụ phải đảm bảo tốt nhất. Đặc biệt, chương trình tour du lịch phải thật hấp dẫn,
khơng lặp lại hay sao chép của các công ty khác thì mới lơi cuốn được khách hàng.
Vậy quy trình thiết kế một chương trình tour du lịch chuyên nghiệp, độc đáo như thế

nào, hãy cùng nhóm tìm hiểu chi tiết trong bài dưới đây.


PHẦN 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH

1.1.

Quản trị nghiên cứu thị trường

1.1.1

Nghiên cứu nhu cầu và cầu du lịch

Nội dung nghiên cứu nhu cầu và cầu du lịch cần tập trung vào thu thập và phân tích dữ
liệu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng khả năng và điều kiện đi du lịch của dân cư,
bao gồm:
- Động cơ và mục đích chuyến đi.
- Sở thích, thị hiếu, thói quen, tập qn tiêu dùng
- Quỹ thời gian và thời điểm nhàn rỗi.
- Khả năng thanh toán dành cho hoạt động du lịch.
Để nghiên cứu nhu cầu và cầu du lịch, có thể áp dụng nhiều phương pháp khách nhau:
- Nghiên cứu dựa vào dữ liệu thứ cấp sẵn có. Các dữ liệu này có thể kế thừa từ các báo
cáo kết quả điều tra khách du lịch của các cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà
nước về du lịch. Phương pháp này thường ít tốn kém chi phí, tiết kiệm thời gian nhưng
đôi khi dữ liệu thông tin không sát, độ tin cậy không cao.
- Nghiên cứu dựa vào thông tin, dữ liệu do doanh nghiệp lữ hành đối tác (doanh
nghiệp lữ hành gửi khách) cung cấp. Phương pháp này không tốn kém chi phí, khơng
tốn thời gian, độ tin cậy của dữ liệu tương đối cao tuy nhiên độ phủ thông tin của thị

trường bị giới hạn.
- Nghiên cứu dựa vào dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu sơ cấp có thể do doanh nghiệp tự tổ chức
thu thập hoặc thuê các công ty marketing tiến hành điều tra trực tiếp dân cư và khách
hàng trên thị trường. Mặc dù phương pháp này tốn kém, mất thời gian nhưng độ tin
cậy cao và dữ liệu thu thập được trúng đích.
 Tùy vào điều kiện cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn một phương pháp nghiên
cứu hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để tăng tính hiệu quả trong nghiên
cứu nhu cầu và cầu du lịch.
1.1.2

Nghiên cứu cung du lịch
Việc nghiên cứu cung du lịch cần được xem xét trên các khía cạnh liên quan

đến các điểm đến du lịch mà doanh nghiệp lữ hành có dự định và khả năng khai thác
nhằm phát triển chương trình du lịch mới; và khả năng cung của đối thủ cạnh tranh.
Một số nội dung chủ yếu cần tập trung nghiên cứu về cung du lịch bao gồm:


- Giá trị tài nguyên tại các điểm đến du lịch: Giá trị tài nguyên tại điểm du lịch là phổ
biến hay đặc thù, phù hợp để khai thác và phát triển sản phẩm du lịch ở cấp địa
phương, khu vực, quốc gia hay quốc tế? Loại hình du lịch nào phù hợp để phát triển?
Thời điểm nào trong năm thích hợp để khai thác? Tính thời vụ cao hay thấp? Công
suất của điểm đến là bao nhiêu?
- Khả năng tiếp cận các điểm đến du lịch : Việc tiếp cận điểm đến du lịch thuận lợi hay
khó khăn ? Có thể lựa chọn loại hình phương tiện vận chuyển khách du lịch nào ?
- Khả năng đón tiếp của điểm đến du lịch : Các điều kiện ăn, ở, đi lại, vui chơi giải
trí,... có đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch ( về loại hình, chất lượng dịch vụ )
không? Sức chứa của các cơ sở dịch vụ du lịch này ? Doanh nghiệp lữ hành có thiết
lập được mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại điểm đến hay không ?
- Điều kiện an ninh chính trị, trật tự xã hội, môi trường sinh thái : Các điều kiện an

ninh chính trị, trật tự xã hội, mơi trường sinh thái tại điểm đến du lịch có thuận lợi cho
kinh doanh chương trình du lịch khơng, có đảm bảo an tồn cho du khách hay không?
- Khả năng cung của đối thủ cạnh tranh : Mức độ khai thác tài nguyên, kinh doanh
chương trình du lịch tại các tuyến, điểm du lịch đó như thế nào? Loại hình du lịch
doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh đang kinh doanh? Các lợi thế nổi bật của đối thủ cạnh
tranh
Để nghiên cứu cung du lịch, doanh nghiệp lữ hành có thể áp dụng nhiều phương pháp
khác nhau :
- Nghiên cứu dựa vào dữ liệu thứ cấp sẵn có từ các báo cáo kết quả điều tra khách du
lịch của các cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các cơng
trình nghiên cứu khoa học, sách, báo, tạp chí,...
- Nghiên cứu dựa vào thông tin, dữ liệu do doanh nghiệp lữ hành đối tác ( doanh
nghiệp lữ hành nhận khách ) cung cấp. Các doanh nghiệp lữ hành nhận khách có lợi
thế gần gũi và am hiểu về các điểm đến du lịch và các điều kiện cung dịch vụ du lịch
tại điểm đến, do đó họ có thể cung cấp, trao đổi các thông tin cần thiết về giá trị tài
nguyên, khả năng cung,... của điểm đến du lịch.
- Nghiên cứu dựa vào dữ liệu khảo sát trực tiếp thông qua các chuyến đi khảo sát thực
địa của doanh nghiệp lữ hành.

2


 Mỗi phương pháp nghiên cứu nêu trên đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Tùy
điều kiện cụ thể, doanh nghiệp có thể chọn lựa một hay kết hợp nhiều phương pháp
khác nhau để phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế của mỗi phương pháp nêu trên.
1.2.

Quản trị quy trình xây dựng chương trình du lịch

1.2.1


Phát triển chương trình và các yếu tố cấu thành

 Bước 1: Ý tưởng về chương trình du lịch
Để phát triển một chương trình du lịch, trước tiên doanh nghiệp lữ hành cần có ý
tưởng về chương trình du lịch. Ý tưởng về chương trình du lịch có thể do phịng thị
trường đề xuất, cũng có thể là gợi ý từ phía nhà quản trị, gợi ý của doanh nghiệp lữ
hành gửi khách, gợi ý từ kết quả tổng hợp điều tra ý kiến khách du lịch sau khi kết
thúc chuyến đi hoặc xuất phát từ khuyến cáo của các cơ quan quản lý nhà nước về du
lịch.
 Bước 2: Lựa chọn sơ bộ
Một ý tưởng được lựa chọn để tiếp tục phát triển chương trình du lịch khi có tiềm
năng và thỏa mãn hai điều kiện sau:
-

Chương trình du lịch phải đảm bảo bù đắp chi phí kinh doanh và mang lợi
nhuận cần thiết cho doanh nghiệp.

-

Chương trình du lịch có khả năng tổ chức và kinh doanh

 Bước 3: Nghiên cứu ban đầu
Để thực hiện nghiên cứu ban đầu, phịng thị trường của doanh nghiệp lữ hành có
thể áp dụng các phương pháp sau:
-

Điều tra khách hàng

-


Nghiên cứu chương trình du lịch tương tự trong danh mục sản phẩm của đối
thủ cạnh tranh

-

Xin hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước, các văn phòng đại diện du lịch
quốc gia và địa phương tại nước sở tại.

 Bước 4: Cân nhắc tính khả thi
Từ các dữ liệu, thơng tin cụ thể hơn về chương trình du lịch dự kiến, doanh nghiệp
lữ hành cần dự tính lại chính xác hơn mức chi phí, giá thành, giá bán, doanh thu, lợi
nhuận tiềm năng của chương trình du lịch so với bước 2. Nếu các dữ liệu tính tốn mới
3


vẫn tích cực thì các nhà quản trị cấp cao hồn tồn có thể đưa ra quyết định tiếp tục
phát triển chương trình du lịch.
 Bước 5: Khảo sát thực địa
Cơng việc này giúp doanh nghiệp lữ hành có những dữ liệu chính xác và đầy đủ
hơn về điểm đến, về nhà cung cấp và các dịch vụ du lịch dự kiến đưa vào chương trình
du lịch. Đây là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp đưa ra những điều chỉnh hợp lý cho
chương trình du lịch.
-

Khảo sát khơng liên hệ trước: Phương pháp này khó khăn trong tiếp cận
dịch vụ, tốn kém thời gian và chi phí nhưng lại giúp doanh nghiệp lữ hành
có được thơng tin chính xác, khách quan về nhà cung cấp và dịch vụ của nhà
cung cấp


-

Khảo sát liên hệ trước: Ngược lại với phương pháp trên, khảo sát liên hệ
trước sẽ giúp doanh nghiệp nhận được sự hợp tác, không mất nhiều thời
gian và dễ dàng đạt được mục đích, tuy nhiên thơng tin có thể sẽ bị biên tập
trước, tính chính xác thấp.

 Bước 6: Lập hành trình
Hành trình được hiểu là trình tự cách đi và các điểm đến sẽ trải qua trong chuyến
du lịch. Căn cứ vào toàn bộ dữ liệu nghiên cứu ban đầu và kết quả khảo sát thực địa để
quyết định độ dài tour, các điểm đến trung gian và thiết kế lịch trình chi tiết, cụ thể
chương trình du lịch mới. Hành trình của chương trình du lịch cần được thiết kế cho
tất cả các đối tượng liên quan trực tiếp đến việc tổ chức chương trình du lịch bao gồm:
Hành trình cho khách du lịch, hành trình cho hướng dẫn viên, hành trình cho lái xe,
hành trình cho nhà cung cấp dịch vụ du lịch.
 Bước 7: Hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ
Để đảm bảo chắc chắn rằng các nhà cung cấp dịch vụ du lịch dự kiến trong chương
trình du lịch chính thức trở thành đối tác của doanh nghiệp lữ hành, đại diện hai bên
cần phải có buổi làm việc chính thức, thỏa thuận những điều khoản quan trọng và lãnh
đạo hai bên chính thức ký kết hợp đồng cam kết hợp tác lâu dài để phát triển chương
trình du lịch.
 Bước 8: Thử nghiệm chương trình du lịch
Thành phần tham gia thử nghiệm chương trình du lịch mới bao gồm : Đại diện
doanh nghiệp lữ hành (nhà quản trị cấp cao, trưởng phó phịng Thị trường, trưởng phó
4


bộ phận R&D, nhân viên trực tiếp thiết kế chương trình du lịch đó, đại diện bộ phận
Kinh doanh) và đại diện doanh nghiệp lữ hành gửi khách. Trong một số trường hợp
cần thiết, thành phần tham gia cịn có thể có thêm đại diện khách hàng thân thiết, cơ

quan truyền thơng. Q trình thử nghiệm chương trình du lịch mới địi hỏi những
người tham gia phải quan sát, có những phát hiện mới để cùng nhau phân tích, thảo
luận và dự báo lần cuối về khả năng thỏa mãn nhu cầu khách, tính khả thi trong tổ
chức và khả năng sinh lợi của chương trình du lịch mới. Trường hợp chương trình du
lịch mới được thử nghiệm thành cơng, không phát hiện sai lệch hoặc sai lệch cho phép,
không ảnh hưởng nhiều đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của du khách; việc tổ chức
chương trình du lịch có tính khả thi và chương trình du lịch có khả năng sinh lợi thì
doanh nghiệp lữ hành chỉ cần cân nhắc điều chỉnh chương trình cho hồn thiện. Q
trình thử nghiệm chương trình có thể có những phát hiện mới, ảnh hưởng nhiều đến
khả năng thỏa mãn nhu cầu của du khách, tính khả thi trong tổ chức cũng như khả
năng sinh lợi của chương trình du lịch khơng cao. Trường hợp này, doanh nghiệp lữ
hành cần tổ chức họp bàn để cân nhắc xem có phương án khắc phục hay khơng ?
 Bước 9. Quyết định đưa chương trình du lịch vào kinh doanh
Sau khi đã có kết quả khảo sát thực nghiệm, doanh nghiệp cần tổ chức họp bàn và
nhà quản trị cấp cao cần đưa ra quyết định quan trọng cuối cùng. Nếu chương trình du
lịch mới đã có những điều chỉnh hồn thiện hoặc có phương án khắc phục hợp lý, nhà
quản trị cấp cao hoàn tồn có thể tự tin để ra quyết định đưa chương trình du lịch vào
kinh doanh. Trong trường hợp việc khảo sát chương trình du lịch phát hiện những bất
thường lớn, khơng có phương án khắc phục, buộc nhà quản trị cấp cao phải đưa ra
quyết định dừng phát triển chương trình du lịch mới.
1.2.2

Xác định chi phí và giá bán của chương trình du lịch
Bước 1: Xác định tất cả các loại chi phí (F) liên quan đến CTDL
Bước 2: Phân loại chi phí thành 2 nhóm là chi phí cố định (FCĐ) và chi phí
biến đổi (FBĐ)
FCĐ là những khoản mục chi phí khơng thay đổi theo số lượng khách tham gia
vào chương trình du lịch bao gồm: chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí

5



dịch vụ hướng dẫn du lịch, chi phí dịch vụ vận chuyển( thuê bao hoặc theo
chuyến),...
FBĐ là những khoản mục chi phí thay đổi theo số lượng khách tham gia vào
chương trình du lịch bao gồm: chi phí lưu trú, chi phí ăn uống, bảo hiểm, chi
phí mua vé tham quan,....
Bước 3: Tính tốn điểm hịa vốn theo số khách tham gia
Bước 4: Tính tổng và mức tại điểm hịa vốn
- Chi phí cố định bình qn tại điểm hịa vốn là mức chi phí cố định được xác
định bình quân cho mỗi khách tham gia trong chương trình du lịch tại điểm
doanh nghiệp hòa vốn. Nếu số lượng khách tham gia trong chương trình du lịch
càng nhỏ thì mức chi phí cố định bình qn càng lớn và ngược lại. Điều này
cũng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành và giá bán chương trình du lịch. Vì
vậy, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc hợp lý số lượng khách tối thiểu cần tham
gia thành lập đồn tại điểm hịa vốn cũng như sử dụng phương tiện vận chuyển
( thuê bao hoặc theo chuyến ) tương xứng để tránh đội chi phí cố định lên. Với
cơng thức sau:
Trong đó là tổng số khách tham gia trong chương trình du lịch tại điểm hịa
vốn.
Bước 5: Tính mức chi phí cơ bản bình quân của một khách tham gia chương
trình du lịch

Bước 6: Tính mức lợi nhuận bình qn dự kiến và mức giá bán chương trình du
lịch dự kiến
Mức lợi nhuận bình quân dự kiến ( được xác định căn cứ vào tỷ lệ lợi nhuận dự
kiến ()

6



Mức giá bán chương trình du lịch dự kiến ( được xác định bằng công thức : =
Z+
Bước 7: So sánh mức giá bán chương trình du lịch dự kiến với mức ngân quỹ
dự kiến của khách du lịch tiềm năng để điều chỉnh mức giá bán và số khách
tham gia thành lập đồn.
Bước 8: Tính thuế VAT và mức giá bán chương trình du lịch bao gồm thuế VAT
Thuế VAT = tỷ lệ thuế VAT
Mức giá bán chương trình du lịch bao gồm thuế VAT (P): P =
1.2.3

Vai trò của nhà quản trị các cấp

a. Đối với việc phát triển chương trình và các yếu tố cấu thành
-

Vai trị của nhà quản trị cấp cao : Lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp ( Ban
Giám đốc ) quyết định lựa chọn ý tưởng chương trình du lịch, quyết định
tính khả thi của chương trình du lịch, quyết định đưa chương trình du lịch
vào kinh doanh.

-

Vai trị của nhà quản trị cấp trung : Nhà quản trị cấp trung, trưởng phòng
Thị trường ) chỉ đạo tổ chức nghiên cứu các ý tưởng chương trình du lịch,
nghiên cứu ban đầu, tính tốn tính khả thi, khảo sát thực địa, lập hành trình,
hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ và thử nghiệm chương trình du
lịch.

-


Vai trị của nhà quản trị cấp cơ sở : Nhà quản trị cấp cơ sở ( trưởng bộ phận
R & D ) giám sát, nắm bắt các yếu tố chi phí phát sinh thực tế trong quá
trình triển khai các bước phát triển chương trình và các yếu tố cấu thành
chương trình du lịch.

b. Đối với việc xác định chi phí và tính giá bán chương trình du lịch
-

Vai trị của nhà quản trị cấp cao : Nhà quản trị cấp cao ( Ban Giám đốc )
quyết định lợi nhuận định mức và giá bán chương trình du lịch.
7


-

Vai trò của nhà quản trị cấp trung : Nhà quản trị cấp trung ( trưởng phòng
Thị trường ) chỉ đạo tính giá thành, lợi nhuận dự kiến và giá bán chương
trình du lịch.

-

Vai trị của nhà quản trị cấp cơ sở : Nhà quản trị cấp cơ sở ( trưởng bộ phận
R & D ) giám sát, nắm bắt các yếu tố chi phí phát sinh thực tế, trực tiếp
giám sát việc tính giá bán chương trình du lịch.

8


PHẦN 2.


THIẾT LẬP HÀNH TRÌNH TOUR CHO KHÁCH THAM QUAN

2.1.

TÌNH HUỐNG 1

2.1.1

Quy trình thiết lập hành trình tour

1) Nghiên cứu thị trường khách du lịch
- Xác định thị trường khách: Đoàn khách Pháp phần lớn là trung và cao niên (từ 50
tuổi trở lên). Người Pháp là những con người rất lịch sự, thông minh và khéo léo, sau
thời gian làm việc căng thẳng, họ cũng chọn cho mình cách giải trí là đi du lịch. Người
Pháp đi du lịch Outbound chủ yếu thuộc nhóm người có mức thu nhập trung bình trở
lên.
- Quỹ thời gian và thời điểm nhàn rỗi:
Thơng thường, người Pháp có thời gian nghỉ ngơi khoảng 5 tuần mỗi năm.
Trong đó có 3 tuần nghỉ rơi vào tháng 8 và 1 tuần nghỉ vào tháng 2 và 1 tuần vào
tháng 4. Vào các khoảng thời gian này, họ thường đi du lịch. Tuy nhiên, họ lại chỉ
dành 11% trong tổng số thời gian nghỉ của mình để đi du lịch nước ngoài. Du khách
Pháp thường đi du lịch vào dịp nghỉ lễ và nghỉ hè. Trong những dịp nghỉ ngắn ngày,
nếu đi outbound, họ thường đi du lịch trong nội khối. Các kỳ nghỉ dài ngày như Giáng
sinh, nghỉ hè, họ thường đi các nước ở các châu lục khác. Thời gian trung bình một
chuyến đi outbound của khách Pháp khoảng 3-5 ngày...
- Khả năng thanh tốn dành cho hoạt động du lịch: Chi phí cho chuyến đi du lịch được
tính tốn 1 cách kỹ lưỡng và chi li: 50% ngân quỹ cho các dịch vụ vật chất và 50% còn
lại cho mua sắm nhưng đòi hỏi cao ở chất lượng dịch vụ. Đối với người Pháp, tiền bạc
không quan trọng bằng chất lượng phục vụ của nhân viên. Khi họ đã trả tiền cho một

dịch vụ nào đó thì phải được phục vụ xứng đáng với những gì họ bỏ ra.
Người Pháp khơng có thói quen “tip” giống như một số quốc gia khác. Đối với
họ, khi hài lòng với sự phục vụ của một nhân viên nào đó, người Pháp thường tặng
một món quà nhỏ để bày tỏ sự cảm ơn. Việc đưa tiền cho một người phục vụ cũng bị
coi là một hành động xúc phạm người đó. Bởi tiền bạc là một trong những vấn đề tế
nhị và riêng tư đối với họ.
- Động cơ đi du lịch: Động cơ đi du lịch của người Pháp là muốn nghỉ ngơi và mở
mang tri thức cho bản thân. Họ thích khám phá những danh lam thắng cảnh, nét văn
hóa độc đáo của các dân tộc. Vì vậy, họ thường chọn những điểm đến có sự kết hợp
giữa yếu tố thiên nhiên và yếu tố con người hoặc các thành phố nổi tiếng về nghệ thuật
9


và bảo tàng. Việt Nam là một trong
những điểm đến khá hấp dẫn đối với du
khách Pháp bởi có nhiều tinh hoa văn
hóa đặc sắc và giá trị lịch sử hào hùng.
Các điểm du lịch được khách Pháp đến
nhiều nhất là Hạ Long, Sa Pa, Hội An,
Huế, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
=> Những người ở tuổi trung và cao
niên có thể đi du lịch với tâm lý thoải mái. Bởi lúc này, cơ bản sự nghiệp đã ổn định và
con cái đã đủ lớn để có thể ở nhà với người thân. Hoặc có thể cho con cái đi du lịch
cùng mà không phải chăm lo nhiều. Phần lớn người cao tuổi thường phù hợp với
những điểm đến yên bình, nhịp sống chậm rãi và khơng gian thống đãng như phố cổ,
làng quê, biển đảo… hay du lịch tâm linh hoặc những nơi có dịch vụ chăm sóc sức
khỏe như suối khống nóng. Vì vậy cơng ty du lịch hướng tới đưa ra chương trình du
lịch tham quan kết hợp nghỉ dưỡng cao cấp, đề cao không gian yên tĩnh, thoáng đãng
tập trung vào thái độ phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo.
 Đến với thủ đô Hà Nội, du khách sẽ cảm nhận ngay được sự nhộn nhịp của

cuộc sống, sự đa dạng trong ẩm thực cùng bề dày văn hóa, lịch sử và sự thân
thiện của người dân. Từ những ngõ ngách trong thành phố, những cơng trình từ
thời Pháp, các quán xá vỉa hè với những món ẩm thực địa phương phong phú
hay cách người Hà Nội sử dụng phương tiện giao thông cũng trở thành ấn
tượng khó qn trong lịng du khách khi đến với thành phố này. Hà Nội cũng
gây ấn tượng với du khách bởi những hình ảnh khách sạn Hà Nội mới, các cửa
hàng đồ hiệu, nhà hàng sang trọng phục vụ từ món Âu sang món Á nằm ở
những con phố trung tâm. Đối với du khách Pháp phần lớn là người trung và
cao tuổi thì họ đặc biệt quan tâm đến việc tìm hiểu về Hà Nội bởi bề dày lịch sử
gắn liền với đất nước họ. Vì vậy chủ đề “Hà Nội – trải nghiệm để yêu thêm!” sẽ
đem cho du khách một quyết tâm khám phá hết vẻ đẹp của Hà Nội từ lịch sử,
con người, ẩm thực, văn hóa nơi đây.
2) Nghiên cứu thị trường cung – điểm đến Hà Nội:
Hà nội với vai trị là thủ đơ - trung tâm kinh tế chính trị văn hố khoa học công
nghệ và giao lưu của nhiều nước, thành phố hồ bình của thế giới với tài ngun tự
10


nhiên và nhân văn phong phú đa dạng với bề dày lịch sử ngàn năm đã trở thành một
trong những điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và ngoài nước. Hà
Nội nằm trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng nhưng đây lại là khu vực
chuyển tiếp giữa các dãy núi của vùng Tây Bắc và đồng bằng sơng Hồng nên địa hình
Hà Nội mang trong mình cả đồng bằng và đồi núi. Dạng địa hình đồng bằng của Hà
Nội rất thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái nhân văn. Khí hậu Hà
Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều.
Thành phố Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đơng. Trong đó, mùa hè và mùa
đơng có sự thay đổi, chênh lệch nhiệt độ khá lớn. Khu vực núi Ba Vì có nhiệt độ trung
bình là 20°c, khí hậu mát mẻ dễ chịu ngay cả trong mùa hè oi bức, điều này đã thu hút
rất nhiều du khách từ trung tâm Hà Nội tới nghỉ dưỡng cuối tuần tại Ba Vì vào mùa hè.
Hà Nội hiện nay là vùng hiện hữu nhiều hệ sinh thái độc đáo là nguồn tài nguyên sinh

vật và đa dạng sinh học phong phú mà ít có Thủ đơ nào trên thế giới có được. Hà Nội
trở thành điểm đến thu hút du khách quốc tế lớn nhất cả nước bởi vẻ đẹp cổ kính, trầm
mặc, thanh lịch với hệ thống hồ tạo giá trị cảnh quan rất riêng của Hà Nội: như Hồ
Tây, hồ Hoàn Kiếm,.... Hà Nội có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú,
với gần 5.000 di tích, trong đó 803 di tích đã được xếp hạng, đứng đầu cả nước về số
lượng di tích lịch sử, hội đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, di tích lịch sử, tâm
linh..., đặc biệt Khu di tích Hồng Thành Thăng Long, lễ Hội Gióng ở đền Phù Đổng
và đền Sóc, Ca trù được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới, ngoài ra, hệ
thống các văn bia tiến sĩ thời Lê Mạc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám được UNESCO
công nhận là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO.
Do vậy, Hà Nội luôn được du khách quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn.
Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, tính đến hết tháng 7/2019 trên địa bàn
thành phố có 3.499 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 60.812 buồng phịng; trong đó, số
cơ sở lưu trú du lịch đã xếp hạng là 564 cơ sở với 22.749 buồng phòng. Mặc dù tổng
số cơ sở lưu trú du lịch toàn thành phố lên tới 3.499 cơ sở (bao gồm khách sạn, căn hộ
du lịch, nhà nghỉ du lịch) với 60.812 buồng phòng, tuy nhiên, số cơ sở lưu trú du lịch
đã xếp hạng (đang hoạt động) chỉ 564 cơ sở với 22.749 buồng phịng (có 67 khách sạn
được xếp hạng từ 3 - 5 sao với tổng số 10.004 buồng phòng; 7 khu căn hộ du lịch cao
cấp từ 4 - 5 sao với 1.349 phòng); trong đó 245 cơ sở đã được xếp hạng sao còn hạn
theo quy định. Theo Sở Du lịch Hà Nội, trên thực tế có khoảng 2.402 khách sạn, nhà
11


nghỉ và 10.859 nhà cho người nước ngoài thuê (nhà dân, chung cư và một số ít ký túc
xá) đang phục vụ khách du lịch quốc tế lưu trú. Trong tháng 7 năm 2019, cơng suất sử
dụng phịng bình qn khối khách sạn ước đạt 64,2%, tăng 2,87% so với cùng kỳ năm
2018, và thấp hơn 3,2% so với tháng 6 năm 2019, duy trì mức cơng suất trung bình.
Cơng suất sử dụng phòng của các khách sạn 4 - 5 sao đạt khoảng 80%, tiếp tục giữ
vững ở mức cao. Khối khách sạn 1 - 3 sao có mức giảm nhiều trong tháng của mùa
thấp điểm. Trong tháng 7, cơng suất sử dụng phịng tại một số khách sạn cao cấp 4 - 5

sao tiêu biểu như: khách sạn JW Marriot (5 sao) 90%, De l'opera (5 sao) 88%,
Sheraton (5 sao): 78%, Silkpath (4 sao) 76%...
Chất lượng dịch vụ trong các khách sạn, đặc biệt khách sạn 4-5 sao, khách sạn
liên doanh khá cao, có cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi hiện đại, dịch vụ phong
phú, được điều hành bởi các nhà quản lý chuyên nghiệp, có chiến lược kinh doanh,
quảng bá tiếp thị bài bản, chú trọng đào tạo bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn,
nghiệp vụ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ và giao tiếp, có đủ điều kiện để tổ chức các hội
nghị quốc tế lớn. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch thủ đô cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu của
các đối tượng khách; đủ năng lực phục vụ thành công nhiều sự kiện trong nước và
quốc tế.

Hiện địa bàn Hà Nội có 23 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 30 cơ sở kinh
doanh dịch vụ mua sắm, 6 cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí và một cơ sở kinh
doanh dịch vụ thể thao đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Các cơ sở này được kiểm soát
về chất lượng, giá cả dịch vụ, hàng hóa, vệ sinh, an tồn thực phẩm, vệ sinh mơi
trường… và được Sở Du lịch Hà Nội cấp biển hiệu đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.
Sở Du lịch hỗ trợ các cơ sở này công khai, phổ biến rộng rãi, giới thiệu đến các công
ty lữ hành, vận chuyển du lịch và du khách trong, ngoài nước. Các sản phẩm, dịch vụ
12


của các cơ sở đạt tiêu chuẩn được quảng bá, giới thiệu trên trang thông tin điện tử của
ngành du lịch, các tờ rơi, tập gấp, sách ảnh giới thiệu về du lịch Hà Nội. Sở tạo điều
kiện để các cơ sở tham gia các sự kiện, chương trình của Sở Du lịch Hà Nội trong
nước và quốc tế.
Về cơ bản, các cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách
du lịch trên địa bàn thành phố đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện trong quá trình
hoạt động. Các cơ sở đã dần thiết lập được hệ thống các cửa hàng mua sắm đáp ứng
nhu cầu, thị hiếu mua sắm của khách du lịch đến Hà Nội, đặc biệt khách du lịch quốc
tế. Tiêu biểu như: Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Doji, Trung tâm thương mại

Vincom Centre, Tan My Design, Lanhuong Fashion, Công ty Cổ phần phát triển lụa
Vạn Phúc, cửa hàng OZ Silk (Công ty Thời trang Minh Phúc)…đang trở thành những
điểm đến không thể bỏ qua của du lịch Hà Nội. Một số cơ sở ẩm thực đạt chuẩn phục
vụ khách du lịch cũng đã có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng chuyên nghiệp, chất
lượng, có thương hiệu ẩm thực được khách du lịch đánh giá cao như: Hệ thống Quán
Ngon, Nhà hàng Coco Á (13a Phố Lê Đại Hành, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội),
hệ thống nhà hàng thuộc các Trung tâm thương mại Vincom Centre…
Bên cạnh các cơ sở lưu trú và ăn uống đạt chuẩn cung cấp cho khách du lịch, Hà
Nội cịn tập trung nhiều khu vui chơi giải trí và các trung tâm thương mại. Đây cùng là
một trong những điểm đến mà khách du lịch nên ghé qua khi đến thăm Hà Nội như
Khu vui chơi Times City, Khu vui chơi Royal City, Khu vui chơi tại Aeon Mall Long
Biên, KeangNam Hà Nội, Thiên Đường Bảo Sơn, Phố cổ và chợ đêm Hà Nội, Công
viên nước Hồ Tây, Công viên Thủ Lệ,….
 Các điểm hấp dẫn du lịch tại điểm đến:
Văn Miếu Quốc Tử Giám: Đây là một quần thể kiến trúc văn hoá hàng đầu và là
niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của
Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là biểu tượng
của tri thức, của nền giáo dục Việt Nam. Văn Miếu đợc xây dựng vào năm 1970 để
làm nơi biểu dương nho giáo. Sáu năm sau(1976) Quốc Tử Giám được xây kề sát Văn
Miếu, ban đầu là nơi học của các hồng tử, sau đó mở rộng nhận cả những học trị giỏi
trong cả nớc và nó trở thành trờng đại học đầu tiên của Việt Nam. Hiện nay đây là nơi

13


thờ phụng các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu
Văn An – người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.
Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm: Nằm ở giữa trung tâm, Hồ Gươm được ví như trái
tim của thành phố ngàn năm tuổi này.. Mặt hồ như tấm gương lớn soi bóng những cây
cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ

rêu phong, các tồ nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh. Bên cạnh hồ là những cơng
trình
kiến trúc như tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn, đền vua
Lê Thái Tổ, tháp Hoà Phong,…

Phố cổ Hà Nội: đã ghé đến hồ Hoàn Kiếm thì chắc chắn du khách khơng thể nào
bỏ qua cơ hội tham quan phố cổ Hà Nội được. Với nhiều người, Hà Nội 36 phố
phường từ lâu đã là hình ảnh đặc trưng của thành phố du lịch nổi tiếng này. Ấn tượng
đầu tiên của du khách khi đến phố cổ lần đầu chính là hình ảnh những con đường cổ
kính, những bức tường phủ đầy rêu phong cùng những mái nhà mang đậm dấu ấn cổ
xưa. Dạo quanh một vịng các con phố cổ, du khách có thể vừa được cùng bạn bè
check-in những bức ảnh tuyệt đẹp vừa được thưởng thức vơ vàn món ăn nổi tiếng nơi
đây.
Nhà tù Hỏa Lò: được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1896 với tên gọi “Maison
Central”, là nơi giam giữ những chiến sĩ cách mạng chống lại chế độ thực dân. Đây là
14


một trong những cơng trình kiên cố vào loại bậc nhất Đơng Dương khi đó. Sau ngày
giải phóng thủ đơ, nhà tù được đặt dưới quyền của chính quyền cách mạng. Từ năm
1963 đến 1975, nơi đây còn được sử dụng để làm nơi giam giữ những phi công Mỹ bị
quân đội Việt Nam bắn rơi trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Ngày nay nhà tù
Hỏa Lò trở thành di tích lịch sử đặc biệt với nhiều tư liệu quý giá được trưng bày và
giữ gìn cẩn thận, thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước tới tham quan mỗi
năm.
Chùa Một Cột: được xây dựng năm 1049 dưới triều đại nhà Lý, là một trong
những biểu tượng của thủ đô Hà Nội bên cạnh tháp Rùa và Khuê Văn Các. Bên cạnh ý
nghĩa về tâm linh thì chùa Một Cột là cơng trình kiến trúc độc đáo có tính thẩm mỹ
cao, được thể hiện qua nghệ thuật tạo hình trên mặt nước, điêu khắc, hội họa… phản
ánh giá trị văn hóa cổ xưa cũng như mang đậm tính dân tộc.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: là nơi an nghỉ của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt
Nam. Lăng được chính thức khởi cơng ngày 2/9/1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa
quảng trường Ba Ðình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đọc bản tun ngơn độc lập.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ
Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật. Khách viếng thăm buộc phải tuân theo những yêu
cầu như ăn mặc chỉnh tề, không đem các thiết bị điện tử ghi hình và giữ trật tự trong
lăng.
Khu di tích Phủ Chủ tịch: phía sau Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một căn nhà
sàn khiêm tốn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống trong những năm 1960. Ngơi nhà sàn
mang dáng dấp của một ngôi nhà nông thôn truyền thống, tại đây cịn có cả một khu
vườn tươi tốt cũng như ao cá chép. Trong quần thể di tích này cịn có cả Phủ Chủ tịch
và bảo tàng Hồ Chí Minh.
Hồng thành Thăng Long: cơng trình được các triều vua xây dựng trong nhiều
giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích
Việt Nam. Nơi đây vẫn cịn những dấu vết kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật
quý giá đã phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách
đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỷ 7 đến thế kỷ 9), xuyên suốt các triều đại: Lý,
Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010-1945). Đến Hoàng thành, du khách có thể thăm quần
thể các di tích như: Điện Kính Thiên, Hậu Lâu, cửa Bắc – một trong năm cổng của
15


thành Hà Nội dưới thời Nguyễn, nhà D67 – nơi Bộ quốc phịng, Bộ Chính trị và Qn
uỷ Trung ương đưa ra những quyết định lịch sử. Năm 2010, được UNESCO cơng nhận
khu Trung tâm Hồng thành Thăng Long là Di sản Văn hóa thế giới.
Cột cờ Hà Nội: Kỳ đài Hà Nội hay còn được nhiều biết tới hơn với tên gọi Cột cờ
Hà Nội nằm trong khuôn viên của bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Được đánh giá
là cơng trình ngun vẹn và hồnh tráng nhất trong quần thể di tích Hồng thành
Thăng Long, Cột Cờ chính là điểm tham quan du lịch ở Hà Nội mà du khách khơng
thể bỏ qua trong hành trình khám phá lịch sử của đất Hà Thành.

Làng cổ Đường Lâm: thuộc thị xã Sơn Tây, được Nhà nước xếp hạng di tích
quốc gia năm 2005 và là làng cổ đầu tiên của cả nước được xếp hạng di tích. Đường
Lâm xưa là đất 2 vua là Phùng Hưng, Ngô Quyền, là nơi bảo lưu được các lễ hội, lưu
giữ được trên 2.000 trang văn bản Hán Nôm ghi chép thần phả của các làng, gia phả
các dòng họ, bia ký, hoành phi, câu đối, văn tự trên các bản khắc gỗ, tục ngữ, ca dao...
Nhà hát múa rối nước Thăng Long: Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân
khấu dân gian truyền thống của Việt Nam được hình thành vào thời nhà Lý. Hà Nội có
nhiều nhà hát múa rối nước, trong đó nhà hát múa rối nước Thăng Long là nổi tiếng
nhất. Nhà hát này được thành lập vào năm 1969 với tên gọi ban đầu là đồn múa rối
Kim Đồng, sau đó đổi tên thành đồn múa rối Thăng Long - Hà Nội vào năm 1975.
Đến năm 1993, Nhà hát Kim Đồng được khánh thành và bàn giao cho đoàn múa rối
Thăng Long quản lý cho đến nay. Trước khi bắt đầu biểu diễn, du khách sẽ được
thưởng thức những giai điệu âm nhạc dân tộc nhẹ nhàng. Điểm đặc biệt của múa rối
nước là các nghệ sĩ sẽ khơng xuất hiện mà thay vào đó họ sẽ phải ngồi trong nước
hàng giờ để điều khiển những con rối thành một câu chuyện ý nghĩa trong cuộc sống
hàng ngày. Đây là một trải nghiệm thú vị dành cho khách du lịch nước ngoài, đặc biệt
là những ai chưa từng xem múa rối nước.
Làng gốm Bát Tràng: Đây chính là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn
nhất ở Hà Nội. Ghé thăm làng gốm Bát Tràng, du khách khơng chỉ được tận hưởng
bầu khơng khí mộc mạc, đậm chất hồi cổ với những hình ảnh cổ xưa mà cịn được
khám phá các cơng trình kiến trúc lâu đời nơi đây. Ngoài ra, đến với Bát Tràng du
khách còn được tham quan các xưởng sản xuất gốm, được tìm hiểu quy trình làm ra
một sản phẩm từ các nghệ nhân tài ba. Đặc biệt, tại đây các bạn cịn được trải nghiệm
tự tay mình nặn gốm làm nên những chiếc cốc, bình hoa tuyệt đẹp mang về làm kỷ
niệm.
16



STT


Các điểm, tuyến trong chương trình du lịch:
ĐIỂM, TUYẾN TRONG CHƯƠNG

ĐỊA CHỈ

TRÌNH
2 Hùng Vương, Điện Bàn, Ba Đình,

1

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

2

Chùa Một Cột

3

Hồng Thành Thăng Long

4

Văn Miếu – Quốc Tử Giám

5

Hồ Gươm – khu phố cổ

6


Làng Cổ Đường Lâm

7

Làng gốm Bát Tràng

8

Nhà hát múa rối nước Thăng Long

Hà Nội
Phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba
Đình, Hà Nội
19C Hồng Diệu, Điện Bàn, Ba
Đình, Hà Nội
58 Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Đống
Đa, Hà Nội
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
839 QL32, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà
Nội
204 Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm,
Hà Nội
57B Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bạc,
Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ngày 1: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -> Chùa Một Cột -> Hoàng Thành Thăng Long
-> Văn Miếu – Quốc Tử Giám -> Hồ Gươm – khu phố cổ

17



Ngày 2: Làng cổ Đường Lâm -> Làng gốm Bát Tràng -> Nhà hát múa rối nước
Thăng Long
 Loại cơ sở lưu trú: khách sạn JW Marriott Hotel Hanoi.
Khách sạn sang trọng nằm trong tòa nhà ven hồ đẹp mắt, cách Trung tâm Hội nghị
Quốc gia Việt Nam 8 phút đi bộ, cách khu Phố cổ sôi động 9 km và cách Sân bay
Quốc tế Nội Bài 27 km. Phòng ở sang trọng có cửa sổ chạm trần, tủ lạnh nhỏ, TV màn
hình phẳng và Wi-Fi (có tính phí). Phịng hạng cao hơn nhìn ra hồ, có máy giặt/sấy
và/hoặc khách ở được vào phịng chờ riêng. Phịng suite có phịng khách. Khách sạn
có phục vụ bữa ăn tại phịng 24/7. Các không gian ăn uống bao gồm một nhà hàng
nướng kiểu Pháp cao cấp, nhà hàng Trung Quốc và một quán cà phê quốc tế, phòng
chờ và câu lạc bộ jazz. Tại đây cịn có spa, bể bơi trong nhà và phòng tập, cùng 17
phòng hội họp và 2 phòng tiệc. Khách sạn JW Marriott Hanoi tự hào là một trong
những khách sạn 5 sao có chất lượng dịch vụ cao cấp nhất khu vực Đông Nam Á kể từ
khi hoạt động vào tháng 10 năm 2013. Đến với khách sạn JW Marriott Hanoi, khách
hàng sẽ được chào đón bởi sự thân thiện của đội ngũ nhân viên tận tình và tân hưởng
những dịch vụ cao cấp bậc nhất khu vực, đảm bảo sẽ mang đến cho khách hàng một
trải nghiệm ấn tượng không thể nào quên.

18




Du khách sẽ sử dụng dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng 4 sao đạt tiêu chuẩn

phục vụ khách du lịch với thực đơn phong phú đa dạng bao gồm các món ăn mang
đậm nét truyền thống ba miền đất nước Việt Nam cùng với không gian yên tĩnh, thanh
bình, sang trọng, phong cách kiến trúc cổ kính sẽ giúp du khách có những trải nghiệm

tuyệt vời nhất.
-

Nhà hàng Cơm Việt – 63 Phạm Hồng Thái, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội

-

Nhà hàng Mâm Cơm Việt Restaurant – 16 Hàng Da Street, Hàng Bơng,

-

Hồn Kiếm, Hà Nội
Nhà hàng Chợ Q – Hồng Ngân, Trung Hịa, Cầu Giấy, Hà Nội

-

Thuần Việt Quán Restaurant – 44 Đào Duy Từ, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm,
Hà Nội



Phương tiện đi lại: vận chuyển chủ yếu qua các điểm là xe ơ tơ vì phù hợp cho

di chuyển với số lượng nhiều khách. Tại khu vực phố cổ, sẽ sử dụng phương tiện xích
lơ để du khách được tham quan đường phố.



Là một thành phố du lịch tiêu biểu của Việt Nam, Hà Nội sở hữu số lượng lớn


khách sạn từ 3-5 sao, điều này là một ưu điểm khi cho doanh nghiệp lữ hành kết nối du
khách với khách sạn. Các khách sạn chủ yếu nằm ở trung tâm thành phố, thuận tiện
19


cho việc di chuyển giữa các điểm đến. Từ đây du khách cũng có thể ngắm nhìn thành
phố từ trong phòng. Hà Nội nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú, đa dạng, du khách
có thể thưởng thức nhiều món đặc trung như Phở, Bún chả, Bánh cuốn,... Nhiều khu
vui chơi, giải trí tìm hiểu văn hóa nghệ thuật qua các trò chơi dân gian tại các làng cổ,
các khu di tích.
3) Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch
Mục đích đi du lịch của người Pháp là nghỉ ngơi và mở mang tri thức cho bản
thân. Họ thích khám phá những danh lam thắng cảnh, nét văn hóa độc đáo của các dân
tộc, phong tục tập quán và con người. Vì vậy, họ thường chọn những điểm đến có sự
kết hợp giữa yếu tố thiên nhiên và yếu tố con người hoặc các thành phố nổi tiếng về
nghệ thuật và bảo tàng. Hà Nội là một trong những điểm đến khá hấp dẫn đối với du
khách Pháp bởi có nhiều tinh hoa văn hóa đặc sắc và giá trị lịch sử hào hùng.
Quyết định lựa chọn các ý tưởng chương trình du lịch đưa vào thực hiện được xác
lập trên cơ sở ba yếu tố:
1) Căn cứ vào số lượng khách dự kiến để thành lập đoàn
Số khách dự kiến của đoàn khách Pháp phải đảm bảo bù đắp chi phí kinh doanh
(chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí quảng cáo, chi phí xây dựng chương trình du
lịch, chi phí bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch) và mang lại lợi nhuận cần
thiết cho doanh nghiệp.
2) Căn cứ vào chi phí và giá thành dự kiến của chương trình
Với phương án đề xuất một số chương trình du lịch ở phần trên, và trong thực tế,
hiện nay các chương trình du lịch đang được các doanh nghiệp lữ hành khai thác phục
vụ đón du khách Pháp thì doanh nghiệp cần dự tính sơ bộ mức chi phí, giá thành của
chương trình du lịch. Người Pháp đi du lịch outbound chủ yếu là người có mức thu
nhập ở mức trung bình trở lên nhưng họ thường tính tốn rất kĩ về chi phí họ sẽ bỏ ra

cho một chuyến du lịch. Vì vậy, doanh nghiệp nên có mức dự kiến sơ bộ sát thực để
được khách hàng chấp nhận và đồng thời có một giá bán có lãi.
Chương trình du lịch được dự kiến trong thời gian 2 ngày, phương tiện chủ yếu là ơ
tơ. Trên cơ sở hai loại chi phí biến đổi và cố định phương pháp để tính giá thành của
20


một chương trình du lịch này là xác định giá thành theo khoản mục chi phí. Phương
pháp này xác định giá thành bằng cách nhóm tồn bộ các chi phí phát sinh vào một số
khoản mục chủ yếu. Từ đây, doanh nghiệp lữ hành xây dựng giá thành cho chương
trình du lịch bao gồm các khoản mục chi phí: chi phí trong nước (xe, hướng dẫn
viên,...), chi phí quảng cáo, thuế các khoản, lợi nhuận,...
Từ việc tổng hợp các chi phí trên, doanh nghiệp sẽ xây dựng được giá bán cho 1
khách và cho chương trình du lịch. Về xác định giá bán cho chương trình du lịch cho
đồn khách Pháp đến Hà Nội, doanh nghiệp cần có các phương án dự phòng căn cứ
trên một số yếu tố:
- Mức giá phổ biến trên thị trường
- Vai trò, vị thế, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường
- Mục tiêu của doanh nghiệp
- Giá thành của chương trình
- Thời vụ du lịch
3) Căn cứ vào khả năng tổ chức, kinh doanh chương trình du lịch dự kiến
Chương trình có khả năng đáp ứng được nhu cầu của khách, bù đắp được kinh phí
và có lãi nhưng vẫn có thể khơng tổ chức và đưa vào kinh doanh do một số lí do như
dịch bệnh lây lan được tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, xin thị thực nhập cảnh cho
khách gặp khó khăn,... Nhưng nếu vấn đề này được giải quyết và nhận được kết quả
tích cực thì có thể phát triển chương trình du lịch cho khách.
Các hoạt động du khách có thể tham gia: thưởng thức món kem trên phố Tràng
Tiền, tham quan mua sắm quà tại chợ Đồng Xuân, dạo chơi trên phố Bích Họa Phùng
Hưng, trải nghiệm nặn gốm tại làng gốm Bát Tràng,…

Xây dựng ý tưởng của chương trình du lịch phải dựa trên việc nghiên cứu thị
trường khách du lịch Pháp. Dựa vào các đặc điểm và nhu cầu của khách Pháp, ta có
thể thấy được rằng, họ là những tầng lớp tri thức trong xã hội, muốn đi du lịch vừa để
nghỉ ngơi vừa để trau dồi thêm vốn kiến thức cho bản thân. Người Pháp luôn muốn
khám phá những danh lam thắng cảnh và nét văn hóa các dân tộc. Đến với Hà Nội,
21


công ty muốn mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ và hài lịng nhất.
Do đó cơng ty đề xuất loại hình du lịch lịch sử, tâm linh kết hợp giải trí, nghỉ dưỡng
chương trình tham quan khám phá những di tích lịch sử mang tầm quốc gia tại trung
tâm thủ đô, đồng thời ghé thăm những làng nghề truyền thống của Hà Nội như làng
gốm Bát Tràng. Mong rằng chuyến đi trải nghiệm này sẽ giúp du khách có cái nhìn rõ
nét hơn về thủ đơ Hà Nội.
4) Lập chương trình chi tiết
 Hành trình tour
Ngày 1
 8h00 sáng: Quý khách tập trung tại điểm hẹn khởi hành tour. Xe lăn bánh đưa
quý khách bắt đầu chương trình tour Hà Nội 2 ngày. Đến với Hà Nội, du khách
không thể không ghé thăm Lăng Hồ Chủ Tịch là nơi an nghỉ của vị lãnh tụ vĩ
đại của dân tộc Việt Nam. Lăng được chính thức khởi cơng ngày 2/9/1973, tại
vị trí của lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Ðình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng đọc bản tuyên ngôn độc lập. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày
một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật.
Khách viếng thăm buộc phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề,
không đem các thiết bị điện tử ghi hình và giữ trật tự trong lăng. Sau khi kết
thúc tham quan tại đây, du khách sẽ được di chuyển đến Chùa Một Cột gần đó.
Đây là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội bên cạnh tháp Rùa và
Khuê Văn Các.
 11h30p: ăn trưa và nghỉ ngơi tại Nhà hàng Cơm Việt – 63 Phạm Hồng Thái,

Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
 14h00: quý khách sẽ được ghé thăm Hồng thành Thăng Long: cơng trình được
các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan
trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Nơi đây vẫn còn những dấu
vết kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá đã phần nào tái hiện lại
quá trình lịch sử trải dài từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và
nhà Đường (thế kỷ 7 đến thế kỷ 9), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc
và Nguyễn (1010-1945). Đến Hoàng thành, du khách có thể thăm quần thể các
22


×