Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Bai 1 Ton trong le phai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.11 KB, 111 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 1 Ngày soạn: 18/8/2015 Ngày giảng: 27, 29/8/2015 Tiết 1- Bài 1 TÔN TRỌNG LẼ PHẢI I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. - Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. - Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. - Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải. 2. Kỹ năng Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải. 3. Thái độ - Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải. - Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc. II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về những biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải. - Kĩ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải. - Kĩ năng ứng xử/ giao tiếp; kĩ năng tự tin trong các tình huống để thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ lẽ phải. III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học có thể sử dụng - Thảo luận nhóm. - Động não. - Xử lí tình huống. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH - SGK, SGV GDCD 8. - Một số câu chuyện, đoạn thơ nói về việc tôn trọng lẽ phải. V. Tổ chức giờ học 1. Tổ chức lớp (1p) 2. Kiểm tra đầu giờ (1p): KT sự chuẩn bị của HS về sách vở... 3. Bài mới * Giới thiệu bài (1p) Trong cuộc sống của chúng ta, mọi thứ đều có thể mất đi, chỉ có chân lí, lẽ phải là tồn tại mãi. Để luôn nhận được sự tin cậy, tôn trọng của mọi người, mỗi chúng ta cần luôn luôn tôn trọng lẽ phải. Để hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, biểu hiện cũng như ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải, cô và các em tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của GV&HS T. g Nội dung cần đạt Hoạt động 1. 10p. I. Đặt vấn đề.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề 1. Mục tiêu Hình thành kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về những biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải. 2. Cách thực hiện - Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề sau Nhóm 1: Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên. Nhóm 2: Trong các cuộc tranh luân có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự như thế nào ? Nhóm 3: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì ? - Các nhóm thảo luận. - Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí ghi chép lại các ý kiến  cử đại diện lên trình bày. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung Giáo viên kết luận. - Việc làm của quan tuần phủ chứng tỏ ông là người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh để bảo vệ lẽ phải không chấp nhận những điều sai trái. - Nếu thấy ý kiến đó đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho bạn khác thấy những điểm mà em cho là đúng là hợp lí. - Bày tỏ thái độ không đồng tình. Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó, khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy. - GV: Theo em trong những trường hợp trên trường hợp nào được coi là đúng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> đắn phù hơp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. - HS: Cả 3 cách xử sự trên. - GV: Kết luận Đó là lẽ phải. Vậy lẽ phải là gì ? Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học 20p 1. Mục tiêu - Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. - Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. - Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. - Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải. - Hình thành kĩ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải. 2. Cách thực hiện - GV: Qua việc phân tích trên, em hiểu thế nào là lẽ phải? - HS: Trả lời theo ý hiểu. - GV: Kết luận. - GV: Em hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải? - HS trả lời theo ý hiểu. - GV kết luận.. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm Nhóm 1, 2: Nêu biểu hiện của tôn trọng lẽ phải? Nhóm 3, 4: Nêu biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải? - Các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.. II. Nội dung bài học. * Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.. - Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, làm theo và bảo vệ những điều đúng đắn; Không chấp nhận và không làm những việc sai trái..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét và chốt ý. * Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải + Ủng hộ, bảo vệ những điều đúng đắn; + Làm theo nhứng điều đúng đắn; + Thẳng thắn, trung thực; + Không chấp nhận và không làm những việc sai trái. * Ngược lại với tôn trọng lẽ phải là chấp nhận những việc sai trái, làm những việc sai trái, bao che những việc sai trái.. - GV: Đối với những việc làm như vi phạm luật giao thông đường bộ, vi phạm nội quy ở trường lớp, làm trái các qui định của pháp luật … đó có phải là tôn trọng lẽ phải không? - HS: Không tôn trọng lẽ phải. - GV: Với những việc làm đó ta cần bày tỏ thái độ hành động gì ? - HS: Phản đối. - GV: Vậy tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào ? - HS trả lời. - GV kết luận. - Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phân thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.. - GV: Là học sinh em phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải? - Học sinh liên hệ. - GV nhận xét và kết luận.. Hoạt động 3 Luyện tập - HS: Hoạt động nhóm N1: Thảo luận bài 1. N2: Thảo luận bài 2. N3: Thảo luận bài 3. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm khác bổ sung.. 8p. III. Bài tập.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - GV kết luận.. Bài tập 1. Lựa chọn cách ứng xử c. Bài tập 2. Lựa chọn cách ứng xử c. Bài tập 3. Các hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải : a, c, e. 4. Củng cố ( 3p) - GV: Tôn trọng lẽ phải là gì? - HS: Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, làm theo và bảo vệ những điều đúng đắn; Không chấp nhận và không làm những việc sai trái. 5. Hướng dẫn học bài (1p) - Về nhà các em học bài và trả lời được: + Thế nào là lẽ phải? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? + Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. + Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. + Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải. - Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải. - Đọc và tìm hiểu bài Liêm khiết theo yêu cầu bài học.. Tuần 2 Ngày soạn: 26/8/2015 Ngày giảng : 3/9/2015 Tiết 2 - Bài 2 LIÊM KHIẾT I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu thế nào là liêm khiết. - Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết. - Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2. Kỹ năng - Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giầu bất chính. - Biết sống liêm khiết, không tham lam. 3. Thái độ - Kính trọng nhũng người sống liêm khiết; học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về Liêm khiết. - Phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng. II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng xác định giá trị và ý nghĩa của sống liêm khiết. - Kĩ năng phân tích so sánh những biểu hiện liêm khiết và những biểu hiện trái với liêm khiết. - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện liêm khiết và không liêm khiết. III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học có thể sử dụng - Nghiên cứu trường hợp điển hình. - Động não. - Thảo luận nhóm. - Xử lí tình huống. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH - SGK, SGV, tài liệu tham khảo. - Truyện nói về phẩm chất này. V. Tổ chức giờ học 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra đầu giờ (4’) H. Nêu biểu hiện của tôn trọng lẽ phải? - HS: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải: + Ủng hộ, bảo vệ những điều đúng đắn; + Làm theo những điều đúng đắn; + Thẳng thắn, trung thực; + Không chấp nhận và không làm những việc sai trái. 3. Bài mới Giới thiệu bài (1’) Tiết học trước cô và các em tìm hiểu bài tôn trọng lẽ phải, Tiết học hôm nay cô và các em tìm hiểu 1 phẩm chất đạo đức tốt đẹp tiếp theo đó là Liêm khiết. Hoạt động của GV&HS. T.g. Hoạt động 1 15’ HD HS tìm hiểu phần truyện đọc * Mục tiêu: Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết. Hình thành kĩ năng xác định giá trị và ý nghĩa của. Nội dung cần đạt I. Truyện đọc.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> sống liêm khiết. Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về Liêm khiết. * Cách thực hiện HS đọc truyện H. Phần truyện đọc kể về ai ? Bà là người như thế nào? Mari Quyri. - Sáng lập ra học thuyết phóng xạ. - Phát hiện và tìm ra phương pháp chiết ra các nguyên tố hóa học mới. - Vui lòng sống túng thiếu và sẵn sàng giữ qui trình chiết tách cho ai cần tới, từ chối khoản trợ cấp của chính phủ Pháp. H. Em có suy nghĩ gì về cách sử xự của bà Mari Quyri? Sống thanh cao không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm không đòi hỏi điều kiện vật chất. H. Em có nhận xét gì về cách sử xự của Dương Chấn và Bác Hồ? HS trả lời. Dương Chấn: Vô tư, trong sáng. Bác Hồ: Cả cuộc đời sống trong sạch, không hám danh, hám lợi; không toan tính riêng cho bản thân, khước từ những ưu đãi, luôn chăm lo cho nhân dân, cho đất nước. Liêm khiết. GV: Kết luận H. Theo em những cách sử xự của Mari, Dương Chấn, Bác Hồ có điểm gì chung ? Bộc lộ phẩm chất gì ? Lương tâm thanh thản. Mọi người quí trọng, tin cậy của mọi người làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn. H. Em thử đoán xem khi bà Mari từ chối sự giúp đỡ của Pháp; Sự từ chối.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> đút lót của Dương Chấn và cách sống của Bác Hồ thì họ cảm thấy như thế nào ? Mọi người sẽ có thái độ như thế nào đối với họ? GV: Kết luận, chuyển ý. Hoạt động 2 10’ HD HS tìm hiểu nội dung bài học * Mục tiêu: Hiểu thế nào là liêm khiết. Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết. Hình thành kĩ năng phân tích so sánh những biểu hiện liêm khiết và những biểu hiện trái với liêm khiết. Hình thành kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện liêm khiết và không liêm khiết. * Cách thực hiện H. Qua phần truyện đọc em cho biết liêm khiết là gì ? HS trả lời. GV kết luận: H. Trái với liêm khiết là gì? HS: Nhỏ nhen, ích kỷ, hám danh, hám lợi.. H. Sống liêm khiết sẽ có ý nghĩa như thế nào ? HS trả lời. GV kết luận. GV: Liên hệ thực tế cuộc sống hiện nay có hiện tượng tham ô, tham nhũng ảnh hưởng xấu tới đời sống xã hội. - GV: Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận. II. Nội dung bài học. 1. Liêm khiết là gì ? - Liêm khiết là một phẩm đạo đức của con người thể lối sống trong sạch. 2. Biểu hiện - Không hám danh, không lợi. - Không bận tâm về những tính nhỏ nhen ích kỷ.. chất hiện hám toan. 3. Ý nghĩa - Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 4 vấn đề N1,2: Nêu những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết. N3,4: Nêu những biểu hiện sống liêm khiết. Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm lên trình bày Học sinh nhận xét Giáo viên tổng kết. H. Theo em, là học sinh có cần phải liêm khiết không? Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì? HS: HS - Sống giản dị - Luôn phấn đấu học tập - Trung thực không gian lận…. 10’ III. Bài tập Hoạt động 3 HD làm bài tập * Mục tiêu: Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giầu bất chính. Hình thành kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện liêm khiết và không liêm khiết. 1. Bài 1 (SGK) * Cách thực hiện Chọn: b, d, e HS hoạt động cá nhân, trả lời. GV: yêu cầu HS làm bài tập 1 và 2 2. Bài 2 (SGK) ( sgk) Tán thành: b, d GV nhận xét và kết luận HS hoạt động cá nhân, trả lời. GV nhận xét và kết luận 4. Củng cố (2’) H. Liêm khiết là gì? (Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, không hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỷ) 5. Hướng dẫn học bài (2’) - Bài cũ: + Thế nào là liêm khiết? + Biểu hiện của liêm khiết? + Ý nghĩa của liêm khiết?.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Bài mới: Chuẩn bị bài 3: “Tôn trọng người khác”. Tuần 3 Ngày soạn: 2/9/2015 Ngày giảng: 10/9/2015 Tiết 3 - Bài 3 TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu được thế nào là tôn trọng người khác. - Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng người khác. - Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng người khác. 2. Kỹ năng - Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác. - Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ - Đồng tình, ủng hộ những hành vi tôn trọng người khác. - Phản đối những hành vi thiếu tôn trọng người khác. II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng tư duy phê phán trong việc nhận xét đánh giá hành vi thể hiện sự tôn trọng hoặc hông tôn trọng người khác. - Kĩ năng phân tích, so sánh những biểu hiện tôn trọng và thiếu ton trọng người khác. - Kĩ năng ra quyết định; kiểm soát cảm xúc; kĩ năng giao tiếp thể hiện tôn trọng người khác. III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học có thể sử dụng - Động não. - Thảo luận nhóm. - Trình bày 1 phút. - Sắm vai. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH - SGK, SGV, tài liện tham khảo. - Truyện dân gian Việt Nam. V. Tổ chức giờ học 1. Tổ chức lớp (1p).

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2. Kiểm tra đầu giờ (3p) - GV: Liêm khiết là gì? Sống liêm khiết sẽ có ý nghĩa như thế nào ? - HS: + Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, không hám lợi không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỷ. + Ý nghĩa: Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. 3. Bài mới * Giới thiệu bài Trong cuộc sống có rất nhiều mối quan hệ xã hội, đòi hỏi mọi người phải tôn trọng nhau. Tôn trọng người khác là gì, tôn trọng người khác mang lại ý nghĩa gì, cô và các em tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của GV&HS. T.G. Hoạt động 1 10p Tìm hiểu phần đặt vấn đề 1. Mục tiêu: - Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng người khác. - Có kĩ năng tư duy phê phán trong việc nhận xét đánh giá hành vi thể hiện sự tôn trọng hoặc hông tôn trọng người khác. 2. Cách thực hiện - GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm : Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề ? Nhận xét về cách cư sử thái độ việc làm của Mai ? Nhận xét về cách ứng sử và thái độ của Hải. ? Nhận xét về cách cư sử việc làm của Quân và Hùng. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - GV kết luận. Nội dung cần đạt I. Đặt vấn đề. Mai: - Không kiêu căng - Lễ phép - Sống chan hòa, cởi mở - Gương mẫu….

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Hải: - Học giỏi, tốt bụng - Tự hào về nguồn gốc của mình. Quân và Hùng: - Cười trong giờ học - Làm việc riêng trong lớp. - GV: Theo em những hành vi nào đúng để cho chúng ta học tập? - HS: - GV: Hành vi đó thể hiện điều gì? - HS:. Đáng học tập: Hành vi của Mai và Hải. Hành vi đó thể hiện tôn trọng người khác.. Hoạt động 2 15p Tìm hiểu NDBH 1. Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là tôn trọng người khác. - Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng người khác. - Có kĩ năng phân tích, so sánh những biểu hiện tôn trọng và thiếu ton trọng người khác. 2. Cách thực hiện - GV: Thế nào là tôn trọng người khác? - HS trả lời. - GV nhận xét và kết luận. - GV: Vì sao lại phải tôn trọng người khác? Và tôn trọng người khác mang lại ý nghĩa gì? - HS trả lời. - GV nhận xét và kết luận. II. Nội dung bài học. - Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - GV đưa tình huống: Tuấn là người chỉ biết làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh. Theo em Tuấn là người như thế nào? - HS : Tuấn là người độc đoán, ích kỉ, thiếu tôn trọng người khác.. Hoạt động 3 Luyện tập 10p 1. Mục tiêu - Có kĩ năng ra quyết định; kiểm soát cảm xúc; kĩ năng giao tiếp thể hiện tôn trọng người khác. 2. Cách thực hiện - HS thảo luận theo nhóm bàn. ( BT 1, 2/ SGK) - Đại diện nhóm báo cáo. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận. - Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Mọi người tôn trọng nhau là cơ sở để các mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn.. III. Bài tập. 1. Bài tập 1 (SGK). Hành vi thể hiện tôn trọng người khác: a, g, i.. - HS hoạt động cá nhân, trình bày. - GV nhận xét và kết luận - GV: Chuyển ý. 2. Bài tập 2 (SGK) - ý kiến a sai - ý kiến b, c đúng ( HS dựa vào khái niệm để lí giải ). 4. Củng cố (5p) - HS sắm vai tình huống:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Hoa và Lan đang tự học bài thì Hùng chạy đến trêu chọc, nói to làm Hoa và Lan không học được. Hoa nhắc nhở Hùng thì Hùng nói ai có việc người ấy làm. - 1 nhóm HS sắm vai và xử lí tình huống. - Tập thể lớp nhận xét, góp ý. - GV nhận xét và kết luận. 5. Hướng dẫn học bài (1p) - Về nhà các em học bài và trả lời được: + Thế nào là tôn trọng người khác + Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng người khác + Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng người khác - Làm tiếp các bài tập còn lại trong SGK. - Đọc và tìm hiểu bài 4: Giữ chữ tín.. Tuần 4 Ngày soạn: 9/9/2015 Ngày giảng: 17/9/2015 Tiết 4 - Bài 4 GIỮ CHỮ TÍN I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu được thế nào là giữ chữ tín. - Nêu được những biểu hiện của giữ chữ tín. - Hiểu được ý nghĩa của giữ chữ tín. 2. Kỹ năng - Biết phân biệt những hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín. - Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về giữ chữ tín. - Có ý thức giữ chữ tín. II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng xác định giá trị; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về phẩm chất giữ chữ tín. - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín. - Kĩ năng giải quyết vấn đề; ra quyết định trong các tình huống liên quan đến phầm chất giữ chữ tín. III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học có thể sử dụng - Thảo luận nhóm. - Trình bày 1 phút..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Động não. - Xử lí tình huống. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH - SGK, SGV GDCD 8. - Tình huống . V. Tổ chức giờ học 1. Tổ chức lớp 2. Kiểm tra đầu giờ (Kiểm tra 15 phút) - GV: Thế nào là tôn trọng người khác? Lấy 5 ví dụ minh họa? Tại sao nói: Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình? - HS: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người. 3. Bài mới * Giới thiệu bài Trong các mối quan hệ XH, để có lòng tin của người khác mọi người phải giữ chữ tín. Thế nào là giữ chữ tín, ý nghĩa của giữ chữ tín như thế nào, cô và các em tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của GV & HS Hoạt động 1 10p Tìm hiểu mục ĐVĐ 1. Mục tiêu - Nêu được những biểu hiện của giữ chữ tín. - Có kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín. - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về giữ chữ tín. 2. Cách thực hiện - GV: Nước Tề bắt nước Lỗ phải llàm gì ? Kèm theo điều kiện gì ? - HS: - GV: Vì sao Vua Tề lại bắt phải do Nhạc Chính Tử đưa sang? - HS: - GV: Trước yêu cầu của vua Tề vua Lỗ đã làm gì? - HS: - GV: Nhạc Chính Tử có làm theo không? Vì sao? - HS:. Nội dung cần đạt I. Đặt vấn đề. 1. Đem dâng nước Lỗ cái đỉnh - Do Nhạc Chính Tử đem sang  Vì ông tin vào Nhạc Chính Tử.  Làm một cái đỉnh giả và sai Nhạc Chính Tử đưa sangnhưng ông không đưa sang. Vì ông coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình coi trọng lời.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> hứa. - GV: Hồi ở Pắc bó có 1 em bé đòi bác điều gì ? Hơn 2 năm trở về Bác có giữ lời hứa không? Điều đó chứng tỏ Bác là người như thế nào? - HS: - GV nhấn mạnh: Bác Hồ luôn giữ lời hứa với mọi người và coi trọng lòng tin của mọi người với mình.. 2. Em bé đòi mua cho 1 cái vòng bạc Bác mua tặng con cái vòng Biết giữ chữ tín, hứa là làm.. - GV: Người như Nhạc Chính tử Và Bác Hồ là người giữ chữ tín. Vậy giữ chữ tín là gì ? Hoạt động 2 12p Tìm hiểu NDBH 1. Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là giữ chữ tín. - Hiểu được ý nghĩa cảu giữ chữ tín. - Có kĩ năng xác định giá trị; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về phẩm chất giữ chữ tín. 2. Cách thực hiện - GV: Thế nào là giữ chữ tín? - HS trả lời. - GV kết luận.. II. Nội dung bài học. - Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.. - GV: Giữ chữ tín mang lại ý nghĩa gì? - HS trả lời. - GV kết luận.. - Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết dễ dàng hợp tác.. - GV: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì ta phải làm gì?. - Muốn giữ được lòng tin của mọi người với mình, mỗi người cần phải làm tốt chức trách nhiệm vụ,.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - HS trả lời. - GV kết luận.. giữ đúng lời hứa, đúng hẹn.. - Giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống : Phương bị ốm. Nga hứa với cô giáo sẽ sang nhà giúp Phương học tập nhưng Nga quên mất. Theo em Nga có phải là người giữ chữ tín không? ? Em có thái độ như thế nào đối với Nga? Nếu là em, em sẽ làm gì ? - HS xử lí tình huống. - GV nhận xét. Hoạt động 3 Luyện tập 1. Mục tiêu - Có kĩ năng giải quyết vấn đề; ra quyết định trong các tình huống liên quan đến nội dung bài học 2. Cách thực hiện - HS thảo luận nhóm bàn. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - GV nhận xét và kết luận.. Học sinh liên hệ bản thân. 8p. III. Bài tập Bài tập 1 Các tình huống a, c, d, đ, e là hành vi không giữ chữ tín hành vi b là Bố bạn Trung không phải là người không giữ chữ tín.. 4. Củng cố - GV: Thế nào là giữ chữ tín? Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì ta phải làm gì? - HS: + Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau. + Muốn giữ được lòng tin của mọi người với mình, mỗi người cần phải làm tốt chức trách nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn. 5. Hướng dẫn học bài - Về nhà các em học bài và trả lời được:.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> + Hiểu được thế nào là giữ chữ tín. + Nêu được những biểu hiện của giữ chữ tín. + Hiểu được ý nghĩa cảu giữ chữ tín. - Làm bài tập 2, 3, 4 (SGK) - Đọc và tìm hiểu trước bài 5: Pháp luật và kỉ luật.. Tuần 5 Ngày soạn: 16/9/2015 Ngày giảng: 24/9/2015 Tiết 5 - Bài 5 PHÁP LUẬT VÀ KỶ LUẬT I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu thế nào là pháp luật và kỷ luật. - Hiểu được mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật. - Nêu được ý nghĩa của pháp luật, kỉ luật. 2. Kỹ năng - Biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi. - Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện những quy định của pháp luật và kỉ luật. 3. Thái độ - Tôn trọng pháp luật và kỉ luật. - Đồng tình và ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật. II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng tư duy phê phán. - Kĩ năng giải quyết vấn đề. III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học có thể sử dụng - Động não, thảo luận nhóm. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH - SGK, SGV GDCD 8. - Tình huống pháp luật và kỉ luật. V. Tổ chức giờ học 1. Tổ chức lớp (1’) 2. Kiểm tra đầu giờ (3’) H. Thế nào là giữ chữ tín? Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì ta phải làm gì? Gợi ý trả lời + Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> + Muốn giữ được lòng tin của mọi người với mình, mỗi người cần phải làm tốt chức trách nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn. 3. Bài mới * Giới thiệu bài (1’) Để xã hội có trật tự, kỉ cương; các cơ quan tổ chức có trật tự, nề nếp cần có pháp luật và kỉ luật. Vậy pháp luật và kỉ luật là gì? Cô và các em tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của GV&HS. T.g. HĐ 1 HD Tìm hiểu truyện đọc 10’ * Mục tiêu: Đánh giá được hành vi thực hiện và vi phạm pháp luật, kỉ luật. * Cách thực hiện H. Theo em đi đường như thế nào là đúng pháp luật? HS: Đi về bên phải. Tránh về bên phải. Vượt về bên trái. Đi đúng chiều, đúng lối đi. H. Những quy định này những ai phải tuân theo? HS: Tất cả mọi người. GV: Ai đặt ra HS: Nhà nước. GV: Đó là pháp luật. HS: Đọc truyện H. Tìm những hành vi sai trái của Vũ Xuân Trường và đồng bọn? (Những hành vi sai trái của Vũ Xuân Trường và đồng bọn: - Buôn bán vận chuyển thuốc phiện Ma túy. - Dùng đồng tiền bất chính để mua chuộc cán bộ…) H. Với những hành động này đã dẫn đến hậu quả như thế nào? Làm suy thoái đạo đức cán bộ, gieo rắc cái chết trắng cho con người. H. Em có nhận xét gì về những hành vi sai trái này? Đó là những hành vi vi phạm pháp luật. H. Vì sao em biết hành vi này là vi phạm pháp luật?. Nội dung cần đạt I. Truyện đọc.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Vì điều 3 khoản 1 luật phòng chống Ma túy ghi (...). H. Những quy định này do ai đặt ra? Do nhà nước đặt ra H. Những ai phải tuân theo quy định này? Tất cả mọi người Tính bắt buộc chung. GV: Đó là pháp luật. HĐ 2 HD Tìm hiểu nội dung bài học * Mục tiêu: Hiểu thế nào là pháp luật và kỷ luật. Hiểu được mối quan hệ giữa 15’ pháp luật và kỷ luật. Nêu được ý nghĩa của pháp luật, kỉ luật. * Cách thực hiện H. Pháp luật là gì? HS trả lời. GV nhận xét và kết luận:. Giáo viên đưa tình huống Theo luật nghĩa vụ quân sự Nam 18 tuổi không mắc một số bệnh như mù, thần kinh ... thì phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Nếu 1 người nào đó không tham gia thì Nhà nước sẽ làm gì ? - HS: Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. H. Ở trường em có nội quy, quy định không? - HS: Có H. Nội dung của nội quy đó? - HS trình bày. H. Nhà trường ban hành nội quy đó nhằm mục đích gì? - HS: Thống nhất trong hành động. GV: Đó là kỷ luật. H. Vậy kỷ luật là gì ? - HS trình bày. - GV nhận xét và kết luận. II. Bài học. 1. Pháp luật là gì? - Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. 2. Kỷ luật là gì ?.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> H. Giữa pháp luật và kỷ luật có gì giống và khác nhau. Học sinh lí giải. H. Những quy định của trường em có được trái với pháp luật không? HS: Không. GV: H. Việc thực hiện đúng quy định của pháp luật và kỷ luật có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? HS trả lời. GV nhận xét và kết luận. * Tích hợp H. Là học sinh em phải rèn luyện pháp luật và kỷ luật như thế nào? HS trả lời. GV nhận xét và kết luận: - HS cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng và Nhà nước.. HĐ 3 HD làm bài tập * Mục tiêu: Biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật và kỉ luật ở mọi 10’ lúc, mọi nơi. * Cách thực hiện HS thảo luận theo nhóm bàn. Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét và kết luận. - Kỷ luật là những quy định chung của một cộng đồng hay 1 tổ chức XH yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc. - Những quy định của tập thể phải tuân theo quy định của PL, không được trái với pháp luật.. 3. Ý nghĩa - Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. - Pháp luật và kỉ luật xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lời của mọi người, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn XH phát triển theo 1 hướng chung.. III. Bài tập. 1. Bài tập 1 - Pháp luật cần cho tất cả mọi người kể cả người có ý thức tự.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> giác thực hiện pháp luật và kỷ luật, vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động tạo ra hiệu quả chất lượng của hoạt động xã hội. HS thảo luận theo nhóm bàn. Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét và kết luận. 2. Bài tập 2 - Nội quy của nhà trường, của cơ quan không coi là pháp luật.. 4. Củng cố (4’) - GV yêu cầu học sinh đóng vai bài tập 3 - HS sắm vai. - Tập thể nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá. 5. Hướng dẫn học bài (2’) - Bài cũ: Về nhà các em học bài và trả lời được: + Hiểu thế nào là pháp luật và kỷ luật. + Hiểu được mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật. + Nêu được ý nghĩa của pháp luật, kỉ luật. + Làm bài tập trong sách bài tập. - Bài mới: Chuẩn bị bài: Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh.. Tuần 6.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Ngày soạn: 23/9/2015 Ngày dạy: 29/9/2015 Tiết 6 - Bài 6 XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG LÀNH MẠNH I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là tình bạn. - Nêu được những biểu hiện của tình bạn trong sáng lành mạnh. - Hiểu được ý nghĩa của tình bạn trong sáng lành mạnh. 2. Kỹ năng Biết xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường và ở cộng đồng. 3. Thái độ: - Tôn trọng và mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh. - Quý trọng những người có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh. II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng xác định giá trị; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về tình bạn. - Kĩ năng tư duy, phê phán. - Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề về cách ứng xử trong những tình huống cụ thể trong quan hệ tình bạn cùng giới và khác giới. III. Các phương pháp/kĩ thật dạy học có thể sử dụng - Động não, thảo luận nhóm. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH - SGK, SGV GDCD 8. - Tình huống về tình bạn. V. Tổ chức giờ học. 1. Ổn định trật tự (1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’) H. Pháp luật là gì? Kỷ luật là gì? Là học sinh em phải rèn luyện pháp luật và kỷ luật như thế nào? Đáp án – Biểu điểm - Khái niệm pháp luật, kỷ luật: + Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. + Kỷ luật là những quy định chung của một cộng đồng hay 1 tổ chức XH yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc. - Liên hệ: HS cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng và Nhà nước. 3. Bài mới.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> * Giới thiệu bài (1’): Trong cuộc sống ai cũng cần có bạn. Tuy nhiên việc xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh hết sức quan trọng, vì điều đó sẽ giúp cho con người sống tốt hơn. Hoạt động của thầy và trò. T.g. HĐ 1: HD Tìm hiểu truyện đọc 15’ * Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện của tình bạn trong sáng lành mạnh. Có kĩ năng xác định giá trị; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về tình bạn. * Cách tiến hành GV: ? Nêu những việc làm mà Ănghen đã làm cho Mác? 1. Ănghen là người đồng chí trung kiên luôn sát cánh bên Mác trong sự nghiệp đấu tranh với hệ tư tưởng tư sản và truyền bá tư tưởng vô sản. - Người bạn thân thiết của gia đình Mác. - Ông luôn giúp đỡ Mác trong lúc khó khăn. - Ông đi làm kinh doanh để lấy tiền giúp đỡ Mác. H. Nêu những nhận xét về tình bạn của Mác và Ănghen. Tình bạn của Mác và Ănghen thể hiện sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Thông cảm sâu sắc với nhau.  Đó là tình bạn vĩ đại và cảm động nhất. H. Tình bạn của Mác và Ănghen dựa trên cơ sở nào? Tình bạn Mac và Ănghen dựa trên cơ sở - Đồng cảm sâu sắc. - Có chung xu hướng hoạt động. - Có chung lí tưởng. H. Em kể thêm những ví dụ về tình bạn trong sáng, lành mạnh. HS kể. GV nhận xét. GV:Kết luận, chuyển ý. Nội dung cần đạt I. Truyện đọc.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> HĐ 2: HD Tìm hiểu nội dung bài 10’ học * Mục tiêu: Hiểu thế nào là tình bạn. Nêu được những biểu hiện của tình bạn trong sáng lành mạnh. Hiểu được ý nghĩa của tình bạn trong sáng lành mạnh. * Cách tiến hành H. Qua tìm hiểu về tình bạn giữa Mac và Ănghen em cho biết thế nào là tình bạn? HS trả lời-> GV kết luận H. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây giải thích vì sao? 1- Tình bạn là tự nguyện bình đẳng. 2- Tình bạn cần có sự thông cảm đồng cảm sâu sắc. 3 - Tôn trọng tin cậy chân thành. 4 - Bao che cho nhau. 5 - Quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. HS: Đồng ý với ý kiến 1, 2, 3, 5. Không đồng ý với ý kiến 4 H. Vậy tình bạn trong sáng lành mạnh có đặc điểm gì? HS trả lời -> GV kết luận: H. Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa những người khác giới không?. H. Cảm xúc của em như thế nào khi gia đình mình gặp khó khăn về kinh tế không đủ điều kiện đi học nhưng em được bạn bè giúp đỡ? HS trả lời.. II. Bài học. 1. Tình bạn là gì?. - Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hay nhiều người trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng hợp nhau về sở thích, tính tình, mục đích, lí tưởng .. 2. Đặc điểm - Đặc điểm về tình bạn trong sáng lành mạnh: + Phù hợp với nhau về quan niện sống. + Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. + Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau. + Thông cảm, đồng cảm sâu sắc đối với nhau. - Tình bạn trong sáng, lành mạnh có thể có giữa những người cùng giới hoặc khác giới. 3. Ý nghĩa - Ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh: Cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu cuộc sống hơn, sống tốt hơn..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> H. Nếu chỉ 1 phía muốn XD tình bạn trong sáng, lành mạnh, còn phía kia thờ ơ, không có thiện chí thì có thể XD tình bạn trong sáng, lành mạnh không? HS: Khó. H. Em đã XD tình bạn trong sáng, lành mạnh như thế nào? HS tự liên hệ. GV nhận xét và khuyến khích HS XD tình bạn trong sáng, lành mạnh.. - Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố gắng từ cả hai phía.. GV giúp HS hiểu bài ca dao (SGK) H. Những câu tục ngữ nào sau đây nói về tình bạn? Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn. Thêm bạn bớt thù. Học thầy không tày học bạn. Uống nước nhớ nguồn. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ HS: Câu 1, 2. HĐ 3: HD làm bài tập * Mục tiêu: Có kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề về cách ứng xử trong những tình huống cụ thể trong quan hệ tình bạn cùng giới và khác giới. * Cách tiến hành HS hoạt động cá nhân, trả lời. GV kết luận: HS HĐ nhóm bàn. Đại diện nhóm báo cáo. GV nhận xét và chốt ý.. 5’. III. Bài tập 1. Bài tập 1 Tán thành với ý kiến c, đ, g. Không tán thành a, b, d, e. 2. Bài tập 2 a, Khuyên bạn, giúp đỡ bạn. b, Khuyên nhủ bạn. c, Gần gũi, an ủi bạn, giúp đỡ bạn. d, Chia vui, chúc mừng bạn. đ, Không giận bạn, hiểu ý tốt của bạn..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> e, Thấy bình thường, vui vì điều đó. 4. Củng cố ( 2’) H. Tình bạn trong sáng lành mạnh có những đặc điểm cơ bản nào? - HS: Đặc điểm về tình bạn trong sáng lành mạnh: + Phù hợp với nhau về quan niện sống. + Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. + Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau. + Thông cảm, đồng cảm sâu sắc đối với nhau. 5. Hướng dẫn học bài ( 1’) - Bài cũ: Về nhà các em học bài và trả lời được: + Thế nào là tình bạn? + Những biểu hiện của tình bạn trong sáng lành mạnh + Ý nghĩa của tình bạn trong sáng lành mạnh - Làm các bài còn lại trong SGK. - Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình bạn. - Bài mới: Chuẩn bị giờ sau hoạt động tiết học ngoại khóa. Tuần 7 Ngày soạn: 30/9/2015 Ngày dạy: 6/10/2015 Tiết 7 - HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ CHỦ ĐỀ: AN TOÀN GIAO THÔNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm được một số biển báo cơ bản, biết cách xử lí một số tình huống khi tham gia giao thông. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện đúng luật an toàn giao thông. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức thực hiện nghiêm túc luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Chuẩn bị bộ biển báo phù hợp 2. HS: Tìm hiểu luật an toàn giao thông. Sưu tầm tranh ảnh về vi phạm luật giao thông. III. Tiến trình tổ chức dạy - học 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong bài) 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò TG *Hoạt động 1. Hướng dẫn HS làm 5’ bài tập trắc nghiệm.. Nội dung cần đạt 1. Bài tập trắc nghiệm..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> + CH: Theo em, nguyên nhân nào dẫn. - Đáp án: D. đến sự gia tăng các vụ tai nạn giao thông hiện nay? A. Cơ sở hạ tầng yếu kém: đường nhỏ hẹp, nhiều ổ gà… B. Hạn chế về ý thức, sự hiểu biết của người tham gia giao thông. C. Sử dụng phương tiện giao thông kém chất lượng hoặc quá cũ nát. D. Cả ba ý trên. *Hoạt động 2. Hướng dẫn HS cách nhận dạng ba loại biển báo thông dụng.. 10’. GV: Đưa ra bộ biển báo giao thông - GV: Trình chiếu PowerPoint hình ảnh minh hoạ? + CH: Em hãy mô tả và nêu tác dụng của các loại biển báo trên? - HS: Q.sát/mô tả. - GV: Kết luận.. 2. Cách nhận dạng ba loại biển báo thông dụng. * Biển báo cấm: Hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng, hình vẽ đen nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. * Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các nguy hiểm trên đường để có cách xử trí cho phù hợp với tình huống. * Biển chỉ dẫn, hiệu lệnh: Hình tròn hoặc hình vuông, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành hoặc những điều có ích trong hành trình.. *Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm 20’ bài tập tình huống. - GV: Đưa ra bài tập tình huống sau: + CH: Khi thấy trên đường có một hố. 3. Bài tập tình huống. a. Tình huống 1. * Các cách ứng xử có thể có:.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> to hoặc có một cống lớn bị mất nắp, có thể gây nguy hiểm cho người đi đường, em sẽ làm gì?. + CH: Một người đi xe đạp vào đường dành cho xe ô tô và mô tô, va vào một người đi mô tô đang đi trên phần đường của mình theo chiều ngược lại. Cả hai người ngã bị thương và bị hỏng xe. Có ý kiến cho rằng người đi xe máy phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp vì xe máy có tốc độ cao hơn xe đạp. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? * Khoảng 15 giờ ngày 16/12/2002, H-16 tuổi, đi xe máy Future của mẹ chở N- 18 tuổi và T- 14 tuổi, đi trên đường Thăng Long - Nội Bài. Khi đến địa phận xã Q huyện Mê Linh, H vượt xe ô tô đi cùng chiều phía trước. Nhưng do không chú ý là là lúc đó xe ô tô cũng đang rẽ trái, nên tay lái xe mô tô của H va vào bánh trước bên trái ô tô gây chấn thương nặng cho H và những người cùng đi trên xe máy. (Theo báo ANTĐ20/12/2002) + CH: H đã vi phạm những quy định nào về an toàn giao thông? - GV trình chiếu PowerPoint một số hình ảnh vi phạm luật an toàn giao thông minh hoạ ? - GV: Kết luận.. - Tìm cách báo cho người đi đường biết có sự nguy hiểm ở phía trước để họ đề phòng. - Lấy vật chuẩn đánh dấu nơi nguy hiểm để mọi người dễ nhận thấy và đề phòng. - Nếu có thể thì cùng mọi người tìm cách khắc phục sự cố nguy hiểm đó. - Báo cho công an hoặc người có trách nhiệm biết để xử lý. b. Tình huống 2. * Không đồng ý với ý kiến trên vì: - Người đi xe đạp có lỗi (Không đi đúng phần đường của mình) gây ra tai nạn và phải chịu trách nhiệm về vi phạm của mình. - Người đi xe mô tô không có lỗi vì đã đi đúng phần đường của mình, nên không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp. - Mọi hành vi vi phạm đều phải được xử lý nghiêm minh, không phân biệt đối tượng vi phạm. c. Tình huống 3. *H đã vi phạm quy định về luật ATGT. - Chưa đủ 18 tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe, vi phạm điều 53 và điều 55 Luật GTĐB. - Chở 2 người lớn, vi phạm điều 28 Luật GTĐB, quy định người điều khiển xe mô tô chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi. - Khi muốn vượt xe khác, ta phải báo hiệu (Bằng đèn, còi hoặc bằng tay) và phải chú ý quan sát, khi thấy đảm bảo an toàn thì mới được vượt (Không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> đã tránh về bên phải), phải vượt về bên trái. 4. Củng cố: (5’) + CH: Bản thân em sẽ làm gì để chấp hành đúng luật an toàn giao thông? 5. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Ôn tập lại kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 6 - Đọc và nghiên cứu trước bài 8: “ Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác”..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Ngày soạn: 07/11/2014 Ngày giảng: 8B( 10/11) 8A( 18/11) Tiết 12 - Bài 11. LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. - Hiểu thế nào là lao động tự giác, sáng tạo. - Nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động . - Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo. 2. Kỹ năng. Biết lập kế hoạch học tập; biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động, học tập. 3. Thái độ. - Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động. - Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động. II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những ý kiến, quan điểm khác nhau về lao động tự giác và sáng tạo của học sinh. - Kĩ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện tự giác, sáng tạo và không tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động. - Kĩ năng đặt mục tiêu; quản lí thời gian; đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, lao động một cách tự giác và sáng tạo. III. Các phương pháp/kĩ thật dạy học có thể sử dụng. - Tranh luận..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Động não. - Thảo luận nhóm. - Xây dựng kế hoạch học tập, lao động. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH. - SGK, SGV, tài liện tham khảo. V. Tổ chức giờ học. 1. Ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’) H. Tự lập là gì? Tự lập có ý nghĩa gì? Trong học tập em rèn luyện tính tự lập như thế nào? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài (1’). Trong XH ngày nay, lao động tự giác và sáng tạo là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả công việc. Để hiểu thế nào là lao động tự giác và sáng tạo, biểu hiện của nó ra sao, thầy và các em tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của GV&HS T.g Nội dung cần đạt HĐ 1: HD Phần tìm hiểu vấn đề. 33’ * Mục tiêu: Nêu được các hình thức của lao động. Rèn cho HS kĩ năng tư duy phê phán đối với những ý kiến, quan điểm khác nhau về lao động tự giác và sáng tạo của học sinh. * Cách tiến hành HS đọc truyện. H. Em có suy nghĩ gì về thái độ lao động của người thợ mộc trước và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng? * Thái độ trước đây. - Tận tụy. - Tự giác. - Nghiêm túc thực hiện quy trình, kỷ thuật, kỷ luật. - Thành quả lao động hoàn hảo. * Thái độ khi làm nhà cuối cùng: - Không dành tâm trí cho công việc. - Tâm trạng mệt mỏi. - Không khéo léo, tinh xảo. - Sử dụng vật liệu cẩu thả. - Không đảm bảo quy trình kỷ thuật. HS trả lời. GV nhận xét và chốt ý: H. Hậu quả việc làm của ông?. I. Truyện đọc. Truyện đọc: Ngôi nhà không hoàn hảo..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> -> Hậu quả: Ông phải hổ thẹn. Đó là ngôi nhà không hoàn hảo. HS trả lời. GV nhận xét và chốt ý H. Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả đó? * Nguyên nhân: - Thiếu tự giác. - Không có kỷ luật lao động . - Không chú ý đến kỷ thuật. GV nhận xét và chốt ý HS đọc tình huống. H. Tại sao nói lao động là điều kiện phương tiện để con người, xã hội phát triển? HS hoạt động theo nhóm bàn. - Đại diện nhóm báo cáo. - GV nhận xét và kết luận. - Lao động là điều kiện phương tiện để con người, xã hội phát triển: Lao động giúp con người hoàn thiện về phẩm chất và đạo đức tâm lí tình cảm; con người phát triển về năng lực.... H. Nếu con người không lao động thì điều gì sẽ xảy ra? HS: Không tạo ra của cải vật chất, con người không thể tồn tại. H. Có mấy hình thức lao động? Đó - Có hai hình thức. là những hình thức nào? H. Theo em học tập thuộc hình thức lao động nào? Vì sao? H. Theo em lao động trí óc và lao động chân tay, hình thức nào quan trọng hơn ? HS trả lời. GV: Lao động trí óc và lao động chân tay đều quan trọng. -> Cả hai đều quan trọng 4. Củng cố (3’) H. Vì sao con người cần phải lao động? Có các hình thức lao động nào? -> Con người cần phải lao động để tạo ra của cải vật chất, tạo ra các giá trị về tinh thần để tồn tại và phát triển. 5. Hướng dẫn học bài (2’) - Về nhà các em nghiên cứu bài theo nội dung vừa tìm hiểu. - Tìm hiểu NDBH (SGK) - Làm các bài tập trong SGK. ************************************* Ngày soạn: 14/11/2014 Ngày giảng: 8B( 17/11).

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 8A( 25/11) Tiết 13 - Bài 11. LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO. ( Tiếp theo ) I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. - Hiểu thế nào là lao động tự giác, sáng tạo. - Nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động . - Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo. 2. Kỹ năng. Biết lập kế hoạch học tập; biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động, học tập. 3. Thái độ. - Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động. - Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động. II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những ý kiến, quan điểm khác nhau về lao động tự giác và sáng tạo của học sinh. - Kĩ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện tự giác, sáng tạo và không ự giác, sáng tạo trong học tập, lao động. - Kĩ năng đặt mục tiêu; quản lí thời gian; đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, lao động một cách tự giác và sáng tạo. III. Các phương pháp/kĩ thật dạy học có thể sử dụng. - Tranh luận. - Động não. - Thảo luận nhóm. - Xây dựng kế hoạch học tập, lao động. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH. - SGK, SGV, tài liện tham khảo. - Phiếu học tập. V. Tổ chức giờ học. 1. Ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’) H. Vì sao con người cần phải lao động? Có các hình thức lao động nào? học tập thuộc hình thức lao động nào vì sao? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài(1’) Hôm nay cô và các em tìm hiểu tiếp thế nào là lao động tự giác và sáng tạo, ý nghĩa của nó ra sao? Hoạt động của GV&HS T.g Nội dung cần đạt HĐ 1: HD Tìm hiểu NDBH. * Mục tiêu: Hiểu thế nào là lao. 18’. II. Bài học..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> động tự giác, sáng tạo. Nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động. * Cách tiến hành H. Thế nào là lao động tự giác? Lấy ví dụ? HS trả lời. GV kết luận:. H. Em hãy nêu biểu hiện của lao động tự giác sáng tạo? HS trả lời. GV kết luận:. H. Giữa lao động tự giác và lao động sáng tạo có mối quan hệ với nhau: Chỉ có tự giác mới vui vẻ tự tin và có hiệu quả, tự giác là điều kiện của sáng tạo tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ. H. Lao động tự giác sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? HS trả lời. GV kết luận: H. Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tự giác sáng tạo trong học tập trong lao động ? HS trả lời. GV kết luận: HĐ 2: HD Luyện tập. * Mục tiêu: Rèn cho HS kĩ năng đặt 14’ mục tiêu; quản lí thời gian; đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập,. 1. Lao động tự giác? - Là chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài. - Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động. 2. Biểu hiện + Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao một cách chủ động. + Nhiệt tình tham gia mọi công việc. + Suy nghĩ cải tiến đổi mới các phương pháp trao đổi kinh nghiệm. + Tiếp cận cái mới, cái hiện đại của thời đại ngày nay. 3. Ý nghĩa + Giúp chúng ta tiếp thu kiến thức kỹ năng ngày càng thuần thục. + Hoàn thiện và phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. + Chất lượng học tập lao động sẽ được nâng cao. 4. Phương hướng rèn luyện + Có kế hoạch rèn luyện tự giác sáng tạo trong học tập, lao động. + Rèn luyện hàng ngày thường xuyên.. III. Bài tập..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> lao động một cách tự giác và sáng tạo. * Cách tiến hành - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1. - HS hoạt động cá nhân.. HS hoạt động cá nhân.. 1. Bài tập 1 * Biểu hiện tự giác, sáng tạo: - Tự giác trong học tập làm bài. - Thực hiện nội qui của trường. - Có kế hoạch rèn luyện . - Có suy nghĩ cải tiến phương pháp - Nghiêm khắc sửa chữa sai trái. * Biểu hiện không tự giác: -Lối sống tự do cá nhân. -Cẩu thả ngại khó. -buông thả lười nhác suy nghĩ. -Thiếu trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội. 2. Bài tập 2, 3: -Học tập không đạt kết quả cao. -Chán nản dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. - Ảnh hưởng đến bản thân gia đình xã hội. 4. Củng cố (5’) - GV tổ chức trò chơi : Chia lớp làm 2 nhóm cùng tìm hiểu những câu ca dao, tục ngữ nói về lao động . Nhóm nào làm được nhiều hơn sẽ thắng. - HS: *Tục ngữ: -Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. -Chân lấm tay bùn. -Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. *Ca dao: Cày đồng đang biểu thứcổi ban trưa Mồi hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. 5. Hướng dẫn học bài (1’) - Về nhà các em học bài. + Hiểu thế nào là lao động tự giác, sáng tạo. + Nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động . + Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo. - Làm các bài tập còn lại (SGK). - Đọc và tìm hiểu trước bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. *************************.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Ngày soạn: 21/11/2014 Ngày giảng: 8B( 24/11) 8A(01/12) Tiết 14 - Bài 12 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức. - Biết được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. - Hiểu ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. 2. Kỹ năng. - Biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. - Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. 3. Thái độ. - Yêu quý các thành viên trong gia đình. - Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về vai trò của con cái và ý nghĩa của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình. - Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ năng kiên định trong các tình huống. III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học có thể sử dụng. - Thảo luận nhóm. - Trình bày 1 phút. - Phân tích, xử lí tình huống. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH. - SGK, SGV, tài liện tham khảo. - Tình huống GD. V. Tổ chức giờ học. 1. Ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’) H. Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo? ý nghĩa?  Lao động tự gíac là chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài.  Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động .  Ý nghĩa. + Giúp chúng ta tiếp thu kiến thức kỹ năng ngày càng thuần thục. + Hoàn thiện và phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. + Chất lượng học tập lao động sẽ được nâng cao..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 3. Bài mới: * Giới thiệu bài (1’) : Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Vì vậy mỗi thành viên trong gia đình cần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình. Hoạt động của GV&HS T.g Nội dung chính HĐ 1: HD Tìm hiểu mục ĐVĐ 34’ I. Truyện đọc. * Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. * Cách tiến hành. GV: Gọi học sinh đọc bài ca dao. HS đọc. H. Nội dung của bài ca dao trên là gì? HS trả lời. - Bài ca dao nói về tình cảm gia đình (nói về công lao to lớn của cha mẹ và nghĩa vụ của con cái phải phụng dưỡng cha mẹ). GV nhận xét và kết luận: H. Trong gia đình con cái phải có bổn phận gì? Vì sao? HS trả lời. - Trong gia đình con cái phải kính trọng có hiếu với cha mẹ, vì cha mẹ là người sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta GV nhận xét và kết luận: H. Em hãy kể về những việc em đã làm cho ông bà, cha mẹ, anh chị em? HS tự liên hệ. - GV nhận xét. H. Em sẽ cảm thấy thế nào khi không có tình thương chăm sóc của ông bà, cha mẹ? (Khi không có tình thương, sự chăm sóc của ông bà, cha mẹ: Cảm thấy tủi thân, có thể sẽ hư hỏng phạm pháp) GV nhận xét và kết luận: GV chỉ định HS đọc chuyện (SGK). GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm( chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận 4 vấn đề): Nhóm 1:.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> H. Nêu những việc làm của Tuấn đối với ông bà (truyện 1). Nhóm 2: H. Em có đồng tình với việc làm của Tuấn không? Vì sao? Nhóm 3: H. Nêu những việc làm của trai cụ Lam (truyện 2). Nhóm 4: H. Em có đồng tình với cách cư xử của con trai cụ Lam không? Vì sao? - Các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - GV nhận xét, tổng hợp.. *Việc làm của con trai cụ Lam có được xã hội, pháp luật đồng tình không? *Vậy pháp luật qui định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của con cháu trong gia đình? H. Em cư xử như thế nào đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em? HS tự liên hệ. GV nhận xét, biểu dương HS có nhiều việc làm tốt, thực hiện đúng bổn phận, trách nhiệm với gia đình.. Nhóm 1: - Tuấn xin mẹ về quê ở với ông bà nội; - Thương ông bà Tuấn chấp nhận đi học xa nhà, xa mẹ, xa em. - Hằng ngày dậy sớm nấu cơm; cho lợn gà ăn; đun nước cho ông bà tắm; dắt ông đi dạo thăm bà con; nằm cạnh ông bà tiện chăm sóc. Nhóm 2: Đồng tình và khâm phục việc làm của Tuấn vì Tuấn biết ơn chăm sóc ông bà. Nhóm 3: - Sử dụng tiền bán nhà, bán vườn của cha mẹ để xây nhà. - Xây nhà xong ở tầng trên. - Tầng 1 cho thuê. - Cụ Lam ở dưới bếp. - Mang cho mẹ bát cơm và ít thức ăn. - Cụ Lam tủi quá, trở về quê ở với con thứ. Nhóm 4: Không đồng tình vì anh con trai là đứa con bất hiếu.. 4. Củng cố (2’) H. Gia đình quan trọng với em như thế nào? - HS: Là tổ ấm cho em lớn lên, nuôi dưỡng em khôn lớn... 5. Hướng dẫn học bài (2’) - GV nhắc lại nội dung vừa tìm hiểu. - Làm trước các bài tập (SGK), giờ sau tìm hiểu tiết 2. **********************.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Ngày soạn: 21/11/2014 Ngày giảng: 8B( 01/12) 8A(09/12) Tiết 15 - Bài 12 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH (Tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức. - Biết được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. - Hiểu ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. 2. Kỹ năng. - Biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. - Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. 3. Thái độ. - Yêu quý các thành viên trong gia đình. - Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về vai trò của con cái và ý nghĩa của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình. - Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ năng kiên định trong các tình huống. III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học có thể sử dụng. - Thảo luận nhóm. - Trình bày 1 phút. - Trò chơi. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH. - SGK, SGV, tài liện tham khảo. - Tình huống GD. V. Tổ chức giờ học. 1. Ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’) H. Gia đình quan trọng với em như thế nào? Là tổ ấm cho em lớn lên, nuôi dưỡng em khôn lớn... 3. Bài mới: * Giới thiệu bài (1’): Hôm nay thầy và các em tiếp tục tìm hiểu bổn phận của con cháu trong gia đình và trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình. Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung chính HĐ 1: HD Tìm hiểu NDBH 15’ * Mục tiêu: Biết được một số quy định II. Bài học..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Rèn cho HS kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về vai trò của con cái và ý nghĩa của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình. * Cách tiến hành. H. Em hãy tham khảo SGK và cho biết: trong gia đình, cha mẹ, ông bà có quyền và nghĩa vụ gì? - HS trả lời. - GV kết luận:. H. Em hãy cho biết con, cháu có quyền và nghĩa vụ gì? - HS trả lời. - GV kết luận:. H. Anh chị em trong gia đình có bổn phận gì? - HS trả lời. - GV kết luận: H. Nhà nước quy định như trên nhằm mục đích gì? - HS trả lời.. 1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà: - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điêì trái pháp luật. - Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng. 2. Quyền và nghĩa vụ của con cháu: - Con cháu có bổn phận yêu quý kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; - Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ. 3. Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ. -> Những quy định trên nhắm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, giứ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - GV kết luận: H. GV yêu cầu HS đọc Tư liệu tham khảo (SGK-T32) - HS đọc, ghi nhớ. HĐ 2 HD Luyện tập 18’ III. Bài tập. * Mục tiêu: Biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. * Cách tiến hành. 1. Bài 3. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (4 - Bố mẹ Chi đúng; nhóm). - Chi sai. Nhóm 1: Làm bài tập 3 - Vì Chi còn nhỏ, phải chịu sự quả Nhóm 2: Làm bài tập 4 lí của cha mẹ. Mặt khác nếu Chi Nhóm 3: Làm bài tập 5 đi chơi như vậy rất nguy hiểm. Nhóm 4: Làm bài tập 6 - Nếu là Chi, em sẽ nghe lời bố - Các nhóm thảo luận. mẹ, giải thích cho các bạn hiểu và - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo không tổ chức đi chơi như vậy luận. nữa. - GV nhận xét và kết luận cho từng bài 2. Bài 4. tập. - Cả bố mẹ và Sơn đều có lỗi. - Vì bố mẹ chiều chuộng con, không quan tâm đến con. Sơn ham chơi, đua đòi, không làm chủ bản thân. 3. Bài 5. - Bố mẹ Lâm xử sự như vậy không đúng, - Vì cha mẹ Lâm phải có trách nhiệm về hành vi của Lâm, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác (vì Lâm mới 13 tuổi) 4. Bài 6. - Em nên can ngăn, không cho bất hòa nghiêm trọng hơn. - Khuyên người trong gia đình bình tĩnh, giải thích khuyên nhũ mọi người để thấy đúng sai. 5. Bài tập mở rộng: Đánh dấu x vào ô trống của các ý: - GV phát phiếu học tập: Điền dấu x 1. 2. 4. 5. 6. vào ý kiến em cho là đúng. 1. Kính trọng lễ phép 2. Chăm sóc bố mẹ khi ốm đau 3. Nói dối ông bà để đi chơi.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 4. Phát huy truyền thống gia đình 5. Anh em hòa thuận 6. Tôn trọng lắng nghe ý kiến của ông bà cha mẹ - HS hoạt động cá nhân. - GV nhận xét và kết luận: Tổ chức trò chơi chia lớp làm 2 nhóm (2 dãy bàn) cử 1 thư kí (mỗi nhóm 1 người) lên bảng ghi chép 4. Củng cố (4’) * HS chơi trò chơi: 2 nhóm chơi lần lượt đọc những câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ tình cảm trong gia đình. * Nhóm nào đọc được nhiểu hơn, nhóm đó thắng. VD: - Con dại cái mang. - Một giọt máu đào hơn ao nước lã. - Của chồng công vợ. - Anh em hòa thuận là nhà có phúc. - Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. - Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hòai đá nhau. - Cá không ăn muối cá ươn. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư. 5. Hướng dẫn học bài (1’) - Về nhà các em học bài và trả lời được các câu hỏi: + Nêu một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. + Nêu ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. - Làm tiếp các bài tập còn lại (SGK) - Giờ sau thực hành ngoại khóa - Thực trạng giao thông ở địa phương. Chuẩn bị: Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông; GiảI pháp làm giảm tai nạn giao thông. *************************. Ngày soạn: 05/12/2014 Ngày giảng: 8B( 08/12).

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 8A(16/12) Tiết 16 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC (Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là hoạt động chính trị - xã hội. - Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. 2. Kỹ năng: - Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội do lớp, trường, địa phương tổ chức. - Biết tuyên truyền vận động bạn bè cùng than gia. 3. Thái độ: Tự giác, tích cực, có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội do lớp, trường, địa phương tổ chức. II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng tư duy phê phán. - Kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng đặt mục tiêu. III. Các phương pháp/kĩ thật dạy học có thể sử dụng. - Thảo luận nhóm. - Trình bày 1 phút. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH. - GV: SGK, SGV, tài liện tham khảo, phiếu học tập. - HS : Bút dạ, Đồ dùng học tập. V. Tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 1’) KT sự chuẩn bị bài, chuẩn bị nội dung thực hành. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài (1’): Tham gia các hoạt động chính trị chính là cơ hội để mỗi chúng ta hình thành và phát triển thái độ, tình cảm, niểm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử.... Hoạt động của GV và HS T/g Nội dung chính HĐ 1: HD Tìm hiểu vấn đề 24’ 1. Tìm hiểu vấn đề. * Mục tiêu: Nêu được hoạt động nào là hoạt động chính trị - xã hội. Có kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện tích cực koặc không tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội. * Cách tiến hành..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> H. Có ý kiến cho rằng: Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa, tiếp thu khoa học kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động là đủ; không cần tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? H. Có ý kiến cho rằng: Học văn hóa tốt, rèn luyện kĩ năng lao động là cần nhưng chưa đủ, phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội của đất nước, địa phương. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? H. Hãy kể những hoạt động chính trị xã hội mà em được biết, em đã tham gi? HS thảo luận nhóm(5’) Nhóm 1: Quan niệm 1. Nhóm 2: Quan niệm 2. Nhóm 3: Hãy kể những hoạt động chính trị - xã hội mà em được biết, em đã tham gia? Nhóm 1: Không đồng ý vì như vậy phát triển sẽ không hòan thiện chỉ biết chăm lo đến lợi ích cá nhân không chăm lo đến lợi ích tập thể, không có trách nhiệm với tập thể, không có trách nhiệm với cộng đồng. Nhóm 2: Sẽ phát triển toàn diện có tình cảm biết yêu thương tất cả mọi người, có trách nhiệm với cộng đồng. Nhóm 3: - Học tập văn hóa. - Hoạt động từ thiện. - Hoạt động Đòan - Đội. - Hoạt động đền ơn đáp nghĩa. - Tham gia chống tệ nạn xã hội… - Tham gia sản xuất của cải vật chất - Tham gia chống chiến tranh. - Trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm nhận xét bổ sung, - Giáo viên tổng kết. - GV: Từ ý kiến nhóm 3, điền vào bảng sau đây những nội dung thích hợp:.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> - GV phát phiếu học tập. - HS hoạt động theo nhóm bàn. Từ ý kiến nhóm 3, điền vào bảng sau đây những nội dung thích hợp: - GV phát phiếu học tập. - HS hoạt động theo nhóm bàn Hoạt động Hoạt động Hoạt động xây dựng và trong các tổ nhân đạo bảo vệ tổ chức quốc - Tham gia sản xuất của cải vật chất. - Tham gia chống chiến tranh khủng bố. - Giữ gìn trật tự, an tòan xã hội.. - Tham gia hoạt động Đòan - Đội.. - Hoạt động từ thiện. - Hoạt động đền ơn đáp nghĩa. - Xóa đói giảm nghèo. H. Qua việc làm bài tập đó em cho biết hoạt động chính trị - xã hội gồm mấy lĩnh vực? H. Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội ? HS trả lời. GV kết luận.. H. Khi em tham gia các hoạt động chính trị - xã hội em thấy có lợi gì cho bản thân? HS trả lời. GV kết luận. 15’ H. Qua những hoạt động này đem lại cho mọi người điều gì? HS trả lời. GV kết luận. HĐ 2: HD Tìm hiểu Thực hành * Mục tiêu: liên hệ vấn đề tại địa phương nơi em ở. * Cách tiến hành. H. Theo em học sinh có phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội không?. 2. Họat động chính trị - xã hội Là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quàn chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống cảu con người... 3. Ý nghĩa. -Thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người. -Phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc , xây dựng xã hội. Đem lại cho mọi người niềm vui sự an ủi về tinh thần, giảm bớt khó khăn về vật chất. II. Thực hành.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> HS: Làm bài thực hành->GV: Thu bài 4. Củng cố (2’) H. Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội ? HS: Họat động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quàn chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người... 5. Hướng dẫn học bài (1’) - Nhắc lại nội dung bài học. - Làm các bài tập trong SGK. - Sưu tầm một số gương người tốt việc tốt. - Chuẩn bị bài: Ôn tập học kì I. ****************************. Ngày soạn: 12/12/2014 Ngày giảng: 8B( 15/12).

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 8A(22/12) Tiết 17. ÔN TẬP HỌC KỲ I I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Hệ thống lại những kiến thức đã học ở học kì I một cách chính xác, rõ ràng. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện cách trình bày vấn đề lưu loát. - Thực hành nhận biết các biểu hiện của từng hành vi đạo đức. 3. Thái độ: Có hành vi đúng và phê phán những biều hiện, hành vi trái với đạo đức. II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin. - Kĩ năng hợp tác. - Kĩ năng tư duy sáng tạo. III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học có thể sử dụng. - Thảo luận nhóm. - Hỏi đáp tích cực. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH. - SGK, SGV, tài liện tham khảo. - Hệ thống câu hỏi ôn tập. V. Tổ chức giờ học. 1. Ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 1’) KT sự chuẩn bị bài, chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài (1’): Cô và các em tìm hiểu toàn thể nội dung chương trình học kì I, hôm nay thầy và các em ôn tập, hệ thống hóa kiến thức chuẩn bị cho giờ sau KT học kì I. Hoạt động của GV&HS T/g Nội dung chính HĐ 1: Hệ thống hóa nội dung đã học. 5’ * Mục tiêu: Hệ thống hóa được nội dung kiến thức đã học trong HKI. * Cách tiến hành. H. Trong HK I các em đã học các nội dung nào?. I. Nội dung kiến thức đã học.. - Tôn trọng lẽ phải - Liêm khiết - Tôn trọng người khác - Giữ chữ tín - Pháp luật và kỉ luật.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> - Xây dụng tình bạn trong sáng, lành mạnh - Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác - Góp phần xâu dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư - Tự lập - Lao động tự giác và sáng tạo - Quyền và nghĩa vụ của CD trong gia đình. HĐ 2: Ôn tập theo câu hỏi. 34’ * Mục tiêu: Nêu được những kiến thức đã học ở học kì I một cách chính xác, rõ ràng. Rèn cho HS kĩ năng thể hiện sự tự tin. * Cách tiến hành. - GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - GV kết luận:. II. Hệ thống các câu hỏi ôn tập.. Câu 1: Em hiểu tự lập là gì? Tự lập có tác dụng như thế nào trong cuộc sống ? Trả lời: - Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. - Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống, nhận được sự kính trọng của mọi người. Câu 2: Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ; quyền và nghĩa vu của ông bà, cha mẹ đối với con cháu? Trả lời: 1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà: - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điêì trái pháp luật. - Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng. 2. Quyền và nghĩa vụ của con cháu: - Con cháu có bổn phận yêu quý kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; - Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ. Câu 3: Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? ý nghĩa ? Trả lời: - Lao động tự gíac là chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài. - Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động . - Ý nghĩa. + Giúp chúng ta tiếp thu kiến thức kỹ năng ngày càng thuần thục. + Hoàn thiện và phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. + Chất lượng học tập lao động sẽ được nâng cao. Câu 4: Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng cứ giữ kại khi nào đọc xong thì trả lại cho Trang cũng được. - Em có nhận xét gì về hành vi của Lan? - Nếu em là Lan em sữ làm gì? Trả lời: - Lan không biết giữ lời hứa. - Đem sách đến trả cho bạn có thể hỏi bạn cho mượn thêm vài ngày nếu bạn đồng ý. Câu 5: Theo em hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng lẽ phải? a. Chấp hành tốt mọi nội qui nơi mình.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> - GV nêu tình huống. - HS giải quyết tình huống. - GV nhận xét và kết luận.. sống, làm việc và học tập. b. Chỉ làm những việc mà mình thích. c. Phê phán những việc làm trái . d. Tránh tham gia những việc không liên quan đến mình. đ. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai. Trả lời: Hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng lẽ phải: a, c,. 4. Củng cố (2’) - GV nhấn mạnh các nội dung chính vừa ôn tập. - HS nghe ghi nhớ. 5. Hướng dẫn học bài (1’) - Về nhà các em ôn tập, giờ sau KT học kì I. **********************.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Ngày soạn: 02. 01. 2013 Ngày dạy: 8A (05. 01) 8B (08. 01) Tiết 19 – Bài 13. PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI. I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức. - Hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội. - Nêu được tác hại của tệ nạn xã hội. - Nêu được số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội . - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống tệ nạn xã hội. 2. Kỹ năng. - Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. - Tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. - Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng chống tệ nạn xã hội. 3. Thái độ. Ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng thu nhập và xử lí thông tin, trình bày suy nghĩ/ý tưởng về tệ nạn xã hội và tác hại của nó. - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội. - Kĩ năng ứng phó; tự bảo vệ; tìm kiếm sự trợ giúp trong tình huống có nguy cơ bị đe doạ, cưỡng bức. - Kĩ năng tự tin; kiểm soát cảm xúc; kiên định, biết từ chối tham gia tệ nạn xã hội và các hnàh vi mà pháp luật nghiêm cấm đối với trẻ em. III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. - Quan sát tranh ảnh. - Động não. - Thảo luận nhóm. - Trình bày 1 phút. - Xử lí tình huống. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH. SGK, SGVGDCD 8, tranh ảnh. V. Tổ chức giờ học. 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (1’): KT việc chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới. * Giới thiệu bài(1’): Hiện nay tệ nạn XH đang là vấn đề nổi cộm của toàn XH. Do tác hại của nó mà toàn XH đang phảI chung tay phòng, chống nó..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Thầy và các em hôn nay sẽ đi tìm hiểu tác hại của tệ nạn XH và các phòng, chống nó. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1 : HD Tìm hiểu mục ĐVĐ( 17’) I. Truyện đọc. * Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân xô đẩy con người xa vào tệ nạn xã hội. Hình thành kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội. Hình thành kĩ năng tự tin; kiểm soát cảm xúc; kiên định, biết từ chối tham gia tệ nạn xã * Cách tiến hành: GV: Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề 1 - GV nêu câu hỏi. - HS hoạt động các nhân trả lời. H. Lúc đầu các bạn 8H chơi tú lơ khơ làm gì?Sau đó? H. Trước hiện tượng đó An đã làm gì? - Đánh bài: lúc đầu chỉ là chơi vui ai H. Em có đồng tình với ý kiến đó thua bị phạt búng tai hoặc nhảy lò cò. không? Vì sao?  Đánh bài ăn tiền. - An cản ngăn và nói đó là hành vi vi phạm pháp luật .  Đồng tình với ý kiến của An. Vì đó là hành vi sai trái, vi phạm đạo đức và pháp luật gây ra hậu quả xấu Đó là tệ nạn xã hội. GV: Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề 2. H. P và H đã xa vào tệ nạn xã hội nào? H. Hậu quả của tệ nạn xã hội đó? * Nguyên nhân: -Lười nhác, ham chơi, đua đòi. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: + Cha mẹ nuông chiều. H. Nguyên nhân nào khiến con người +Tiêu cực trong xã hội. sa vào tệ nạn xã hội? -Do tò mò. - Các nhóm thảo luận. +Hòan cảnh gia đình éo le, cha mẹ - Đại diện nhóm trả lời. buông lỏng con cái. - GV tổng hợp ý kiến: +Do bạn bè xấu rủ rê lôi kéo. Giáo viên ghi vào bảng phụ. +Do bị dụ dỗ, ép buộc, khống chế. -Do thiếu hiểu biết. ->Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội vi phạm đạo đức và pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> với đời sống xã hội.  Tệ nạn nguy hiểm : Tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm… H. Vậy tệ nạn xã hội là gì? H. Hãy kể tên một số hiện tượng tệ nạn xã hội mà em biết (học sinh tự kể)? HĐ 2: HD Tìm hiểu tác hại của tệ II. Tác hại của tệ nạn xã hội. nạn xã hội (20’) * Mục tiêu:Nêu được tác hại của tệ nạn xã hội. Hình thành kĩ năng ứng phó; tự bảo vệ; tìm kiếm sự trợ giúp trong tình huống có nguy cơ bị đe doạ, cưỡng bức. * Cách tiến hành: - HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Vấn đề 1: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội. Nhóm 2: Vấn đề 2: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với gia đình người mắc tệ nạn. Nhóm 3: Vấn đề 3: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với cộng đồng và toàn xã hội. - Các nhóm thảo luận: - Đại diện nhóm lên bảng trình bày, học sinh khác nhận xét, - Giáo viên chốt vấn đề. Giáo viên trở lại bài tập vấn đề 1: Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn H. Theo em P + H và bà Tâm có vi trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân phạm pháp luật không? Họ phạm tội tộc. Là con đường ngắn nhất lây truyền gì? HIV/AIDS. - HS: Cả 3 đều vi phạm pháp luật . - Tội đánh bài . - Tội sử dụng ma túy . - Tội dụ dỗ trẻ em sử dung ma túy. - Tội buôn bán ma túy . 4. Củng cố (4’) H. Em hãy kể tên các tệ nạn XH mà em biết? Nêu tác hại của nó? - HS: + Tệ nạn XH: Tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm….

<span class='text_page_counter'>(55)</span> + Tác hại: Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. Là con đường ngắn nhất lây truyền HIV/AIDS. 5. Hướng dẫn học bài(1’) - Về nhà các em học bài theo yêu cầu bài học. - Làm các bài tập trong Sgk. *********************** Ngày soạn: 12. 01. 2013 Ngày dạy: 8A, B (15. 01) Tiết 20 – Bài 13. PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI ( Tiếp theo ) I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội. - Nêu được tác hại của tệ nạn xã hội. - Nêu được số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội. - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống tệ nạn xã hội. 2. Kỹ năng - Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. - Tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. - Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng chống tệ nạn xã hội. 3.Thái độ: Ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng thu nhập và xử lí thông tin, trình bày suy nghĩ/ý tưởng về tệ nạn xã hội và tác hại của nó. - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội. - Kĩ năng ứng phó; tự bảo vệ; tìm kiếm sự trợ giúp trong tình huống có nguy cơ bị đe doạ, cưỡng bức. - Kĩ năng tự tin; kiểm soát cảm xúc; kiên định, biết từ chối tham gia tệ nạn xã hội và các hnàh vi mà pháp luật nghiêm cấm đối với trẻ em. III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. - Quan sát tranh ảnh. - Động não. - Thảo luận nhóm. - Trình bày 1 phút. - Xử lí tình huống. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH. SGK, SGVGDCD 8, tranh ảnh. V. Tổ chức giờ học. 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’).

<span class='text_page_counter'>(56)</span> H. Em hãy cho biết tác hại của tệ nạn XH? - >Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. Là con đường ngắn nhất lây truyền HIV/AIDS. 3. Bài mới Giới thiệu bài mới(1’): Tiết học hôm nay thày và các em tiếp tục tìm hiểu rõ hơn về các nội dung về tệ nạn XH. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính HĐ 1 : HD Tìm hiểu NDBH (23’) III. Bài học * Mục tiêu: Hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội. Nêu được tác hại của tệ nạn xã hội. Nêu được số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội. Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống tệ nạn xã hội. * Cách tiến hành: 1. Tệ nạn xã hội là gì? H. Thế nào là tệ nạn xã hội? - Là hiện tượng xã hội bao gồm những HS trả lời. hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội vi GV kết luận: phạm đạo đức và pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội( cờ bạc, ma túy, mại dâm…) 2. Tác hại của tệ nạn xã hội H. Tệ nạn xã hội đem lại tác hại gì? - Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh HS trả lời. thần và đạo đức con người, làm tan vỡ GV kết luận hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. Là con đường ngắn nhất lây truyền H. Tích hợp môi trường: Vấn đề ô HIV/AIDS. nhiêm môi trường do bơm kim tiêm, vỏ thuốc lá vứt bừa bãi...Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường? HS: TLNB(1’) -> Đại diện nhóm trả lời-> GV nhận xét H. Pháp luật quy định như thế nào về 3. Pháp luật quy định phòng, chống tệ nạn xã hội? - Nghiêm cấm mọi hành vi liên quan HS trả lời. đến tệ nạn xã hội, đặc biệt là cờ bạc, GV kết luận ma tuý, mại dâm. 4. Biện pháp H. Theo em, làm thế nào để phòng - Sống giản dị, lành mạnh. ngừa tệ nạn xã hội? - Tuân thủ những quy định của pháp HS trả lời luật..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> GV kết luận. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường ở địa phương. IV. Bài tập. HĐ 2: HD Luyện tập (11’) * Mục tiêu: Tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng chống tệ nạn xã hội. * Cách tiến hành GV tổ chức thảo luận nhóm. Nhóm 1: Thảo luận bài tập 3 Nhóm 2: Thảo luận bài tập 4 Nhóm 3: Thảo luận bài tập 5 Nhóm 4: Thảo luận bài tập 6 - >Các nhóm thảo luận. 1. Bài 3 - >Đại diện nhóm báo cáo - Ý nghĩ của Hoàng sai. Vì nếu làm - >GV tổng hợp nhú vậy là tiếp tay cho người khác làm việc xấu. - Hoàng nên về nói thật với bố mẹ. Bố mẹ sẽ tha lỗi cho Hoàng. 2. Bài 4 a. Từ chối b. Từ chối c. Từ chối 3. Bài 5 Nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ có thể Hằng sẽ bị hại. Hằng nên báo ngay cho cha mẹ, hoặc người có thẩm quyền biết để được giúp đỡ. 4. Bài 6 Không đồng ý với ý kiến b ,d ,đ ,h. Vì những hành vi đó vi phạm PL về phòng, chống tệ nạn xã hội. 4. Củng cố (2’) H. PL nươc ta quy định như thế nào để phòng chóng tệ nạn xã hội? - HS trả lời theo phần 3/NDBH/SGK/T35 H. Liên hệ địa phương em có những biện pháp nào để ngăn chặn các tệ nạn xã hội? 5. Hướng dẫn học bài(2’) - Về nhà các em học bài và trả lời được: + Thế nào lá tệ nạn xã hội? Tệ nạn XH gây ra hậu quả xấu như thế nào? + Để phòng chóng tệ nạn xã hội PL nươc ta quy định như thế nào? + Trách nhiệm của mỗi chúng ta?.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Làm lại các bài tập trong Sgk . - Chuẩn bị bài mới: Phòng chống nhiễm HIV/ AIDS *************************. Ngày soạn: 19. 01. 2013 Ngày dạy: 8A(22. 01) 8B (26. 01) Tiết 21 – Bài 14. PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với loài người. - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS. - Nêu được các biện pháp phòng, chống nhiểm HIV/AIDS. 2. Kỹ năng - Biết tự phòng, chống nhiễm HIV/AIDS và giúp người khác phòng, chống. -Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS . 3. Thái độ - Học sinh có thái độ ủng hộ những hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS . - Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên người nhiễn HIV/AIDS. - Tham gia các hoạt động do trường, cộng đồng tổ chức để phòng, chóng nhiễm HIV/AIDS. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về HIV/AIDS và tính chất nguy hiểm của nó. - Kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện pháp phòng tránh nhiễm HIV/AIDS cho bản thân và cộng đồng. - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông/chia sẻ đối với những người có HIV/AIDS và gia đình của họ. III. Các phương pháp/kĩ thuật DH tích cực coá thể sử dụng - Thảo luận nhóm. - Động não. - Đóng vai. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH - SGK . SGV GDCD 8; hình ảnh về HIV/AIDS. V. Tổ chức giờ học 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra đầu giờ (5’) H. Em hãy cho biết tác hại của tệ nạn xã hội? 3. Bài mới.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> * Giới thiệu bài(1’): HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm đang len lỏi vào cuộc sống của mỗi chúng ta. Để có thêm kiến thức về HIV/AIDS, hôm nay thầy và các em tìm hiểu về vấn đề này. Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung chính HĐ 1: HD Tìm hiểu mục ĐVĐ 15’ I. Đặt vấn đề * Mục tiêu: Hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với loài người. Hình thành kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về HIV/AIDS và tính chất nguy hiểm của nó. * Cách tiến hành - Giáo viên đưa 1 số tranh ảnh cho học sinh nhận xét. Đó là tranh 1 số người nghiện hút Nhiểm HIV/AIDS . H. Em biết gì về bệnh HIV/AIDS Đó là căn bệnh gây chết người. - Làm cho con người mất khả năng miễn dịch. H. Bệnh này do cái gì gây ra. Do 1 loại vi rút. Gọi học sinh đọc bức thư. H. Nội dung của bức thư này là gì? Bày tỏ tình cảm + Lời nhắn nhủ Học sinh đọc số liệu trang 40. H. Em có nhân xét gì về số liệu này? Số người chết vì nhiểm HIV/AIDS ngày càng tăng II. Bài học HĐ 2: HD Tìm hiểu NDBH * Mục tiêu: Nêu được một số quy 15’ định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS. * Cách tiến hành 1. HIV/AIDS là gì? H. Qua sự phân tích trên em cho cô biết HIV/AIDS là gì? HS trả lời. - HIV là tên của 1 loại vi rút gây GV kết luận suy giảm miễn dịch ở người. - AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIVthể hiện triệu trứng các bệnh khác nhau đe dọa tính mạng con người. H. Em hãy trình bày tính chất nguy - HIV/AIDS đang là một đại dịnh hiểm của HIV/AIDS? của thế giới , của Việt Nam.Đó là HS trả lời..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> GV kết luận. H. Để phòng chống HIV/AIDS pháp luật nước ta quy định gì ? HS trả lời. GV kết luận:. căn bệnh vô cùng nguy hỉêm đối với sức khỏe , tính mạng con người , và tương lai nòi giống của dân tộc .ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội . 2. Những quy định của pháp luật về phòng chống HIV/AIDS( Sgk) 3. Trách nhiệm của công dân. H. Công dân có trách niệm gì? HS trả lời. GV kết luận:. H. HIV lây qua những con đường nào ? HS trả lời. - Lây qua đường máu - Lây qua đường tình dục - Lây qua mẹ truyền con GV kết luận: HĐ 3: HD Luyện tập 5’ * Mục tiêu: Biết tự phòng, chống nhiễm HIV/AIDS và giúp người khác phòng, chống. Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên người nhiễn HIV/AIDS. * Cách tiến hành GV hướng dẫn HS làm bài tập.. - Không tiêm chích bừa bãi - Không quan hệ tình dục bừa bãi. - Có hiểu biết để chủ động phòng tránh. - Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.. III. Bài tập. 1. Bài tập 3 - HIV lây qua các con đường: +Dùng chung bơm, kim tiêm. +Qua quan hệ tình dục. +Truyền máu. +Mẹ truyền sang con. 2. Bài tập 4: 4 ý kiến đều sai. 4 . Củng cố (1’) H. HIV/AIDS lây qua con đường nào? 5. Hướng dẫn học bài (2’) - Về nhà các em học bài theo phần bài học vừa tìm hiểu..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> - Làm các bài tập còn lại Sgk . - Chuẩn bị bài mới bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại. *********************. Ngày soạn: 26. 01. 2013 Ngày dạy: 8A(29. 01) 8B (02. 02) Tiết 22 – Bài 15. PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận dạng được những loại vũ khí thông thường, chất nổ, độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại đó đối với con người và xã hội. - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. 2. Kỹ năng: - Biết phòng chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ - Thường xuyên cảnh giác, đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở mọi lúc, mọi nơi. - Có ý thức nhắc nhở mọi người đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. - Kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện pháp phòng tránh tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cho bản thân và người khác. - Kĩ năng ứng phó với sự cố nguy hiểm do chất cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. III. Các phương pháp/kĩ thuật DH tích cực có thể sử dụng - Thảo luận nhóm - Đóng vai - Xử lí tình huống IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH - SGK, SGV GDCD 8 - Luật phòng cháy và chữa cháy V. Tổ chức giờ học.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) H. Nêu tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS? H. Em phải có trách nhiệm như thế nào về phòng và chống nhiễm HIV/ AIDS? 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động * Giới thiệu bài(1’) Vấn đề tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại hiện đang là vấn đề nổi cộm của đời sống XH. Bài học hôn nay, thầy và các em đi tìm hiểu cách phòng tránh tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Hoạt động của thầy và trò T/g HĐ 1 : HD Tìm hiểu mục ĐVĐ 10’ * Mục tiêu: Nêu được một số nguyên nhân gây cháy. Hình thành kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. * Cách tiến hành GV: Gọi học sinh đọc thong tin số lượng trên H. Em hãy nêu một số nguyên nhân gây cháy chủ yếu? HS trả lời - Do sơ suất bất cẩn. - Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy. - Sự cố kĩ thuật. Bom mìn còn ở lòng đất rất nhiềuNhiều vụ chết người. GV kết luận 13’ HĐ 2: HD Tìm hiểu NDBH * Mục tiêu: Nhận dạng được những loại vũ khí thông thường, chất nổ, độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại đó đối với con người và xã hội. * Cách tiến hành GV nhấn mạnh GV tích hợp H. Vậy tổn thất do các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại là gì? H. Nhà nước quy định như thế nào để phòng tránh tai nạn đó? HS: Trả lời. Nội dung chính I. Truyện đọc. II. Bài học. 1. Các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại là gì? ->gây ra tổn thất rất to lớn cả về người và tài sản. 2. Để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn đó, Nhà nước quy định - Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> GV: Kết luận H. Ở địa phương em có những quy định nào về phòng ngừa, hạn chế các tai nạn đó?. H. Bản thân là học sinh em cần phải làm gì? HS: trả lời GV: kết luận HĐ 3 : HD Luyện tập * Mục tiêu: Biết phòng chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống. Kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện pháp 10’ phòng tránh tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cho bản thân và người khác. * Cách tiến hành HS hoạt động cá nhân. HS hoạt động cá nhân. HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm báo cáo. GV tổng hợp ý kiến. H. Em có nhận xét gì về hành vi của Long. H. Nếu là em em có sử xự giống Long không.. khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại. - Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên trở, sử dụng. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên trở và sử dụng phảI được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luân tuân thủ quy định về an toàn 3. Trách nhiệm của HS - Tự giác tìm hiểu và thực hiện. - Tuyên truyền, vận động người khác thực hiện. - Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm. III. Bài tập. 1. Bài 1(SGK - T43) Chọn ý a, b, c, d, đ, e, g, h, i. 2. Bài 3 Chọn ý: a, b, d, e, g 3. Bài tập bổ sung. Hòa: Anh Long ơi! Em nhặt được một cục sắt rất đẹp. Long: Đưa anh xem. Chết rồi đây là đầu của viên bom bi rất nguy hiểm đó em đừng nghịch vào. Hòa: Vậy anh em mình sẽ làm gì với nó đây? Long: Để anh đem ra nộp cho mấy chú công an.. 4. Củng cố (3’) H. Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? H. Pháp luật nước ta quy định như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> 5. Hướng dẫn học bài (2’) - Về nhà các em học bài và trả lời được - Tìm hiểu trước bài 16: quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. *******************. Ngày soạn: 02. 02. 2013 Ngày dạy: 8A(05. 02) 8B (23. 02). Tiết 23 - Bài 15 QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác - Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài snả của công dân - Nêu được nghĩa vụ của công dân phải tôn trọng tài sản của người khác 2. Kỹ năng: - Phân biệt được những hành vi tôn trọng với hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác - Biết thực hiện những quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác 3. Thái độ: - Có ý thức tôn trọng tài sản của người khác. - Phê phán mọi hành hành vi xâm xâm hại đến tài sản của công dân. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng phân tích, so sánh hành vi tôn trọng và hành vi không tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác. - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác. - Kĩ năng tư duy sáng tạo; kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của bản thân và thể hiện sự tôn trọng tài sản của người khác. III. Các phương pháp/kĩ thuật DH tích cực có thể sử dụng - Phân tích tình huống. - Thảo luận nhóm. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH - Giáo án, SGK,SGV GDCD 8.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> - Điều 58 – Hiến pháp 1992, Điều 175 – Bộ luật dân sự. V. Tổ chức giờ học 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) H. Là học sinh em phải làm gì để phòng ngừa, hạn chế, loại trừ tai nạn do vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại gây ra ? Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, các chất độc hại. Tuyên truyền vận động gia đình mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt quy định trên. Tố cáo… 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động * Giới thiệu bài(1’): Tiết học hôm nay, cô và các em tìm hiểu một bài trong chủ đề GD pháp luật, bài quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung chính HĐ 1: HD Tìm hiểu phần đặt vấn 10’ I. Truyện đọc đề * Mục tiêu: Biết được những gì thuộc tài sản công dân, những gì thuộc tài sản Nhà nước. * Cách tiến hành GV: Gọi h/s đọc thông tin trong SGK HS: Đọc thông tin GV: Nhận xét cách đọc của h/s. GV: Tổ chức cho học thảo luận nhóm lớn (5’) : 3 nhóm Nhóm 1: Những người sau đây có quyền gì? ( Em hãy chọn đúng các mục tương ứng) 1) Người chủ a) Giữ gìn bảo chiếc xe máy quản xe 2) Người được b) Sử dụng xe giao giữ xe để đi 3) Người mượn c) Bán, tặng, xe cho người khác Nhóm 2: Người chủ xe máy có quyền gì? ( Em hãy chọn các mục tương ứng) 1) Cất giữ trong a) Chiếm hữu N1 N2 N3 nhà cổ - c để đi 1 -lại, a b)Bình 2) 1Dùng Sử dụng không 2 -hàng a 2-b chở thuộc về 3-b 3-c ông An vì bình cổ thuộc về nhà nước. II. Bài học.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 3) Bán, tặng, cho c) Định đoạt mượn Nhóm 3: Bình cổ có thuộc về ông An không? Ông An có quyền bán không? Vì sao? Các nhóm thảo luận Các nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học *Mục tiêu: Nêu được thế nào là 16’ quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân. * Cách tiến hành: GV: Cho h/s đọc Điều 58 – Hiến pháp 1992, Điều 175 – Bộ luật dân sự trong SGK H. Quyền sở hữu là gì? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. H. Thế nào là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận.. H. Công dân có quyền sở hữu nào? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. H. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của công dân? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận.. 1. Quyền sở hữu là gì? - Quyền sở hữu của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. 2. Quyền sở hữu tài sản gồm: - Quyền chiếm hữu: Trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản. - Quyền sử dụng: Khai thác giá trị tài sản và hưởng lợi… - Quyền định đoạt: Có quyết định đối với tài sản như cho, mua, tặng. 3. Công dân có quyền, nghĩa vụ - Thu nhập hợp pháp, Để dành của cải, Sở hữu nhà ở… - Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác: - Nhặt được của rơi trả lại. - Khi vay, nợ phải trả đúng hen, đầy đủ - Khi mượn giữ gìn cận thận… - Nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định III. Bài tập. 1. Bài tập 1 (tr 46) - Làm động tác cho người có tài sản biết mình bị mất cắp sau đó giải thích, khuyên bạn… 2. Bài tập 4 (tr 47) Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện: Trung.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 10’. HĐ 3: Luyện tập * Mục tiêu: Phân biệt được những hành vi tôn trọng với hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác. * Cách tiến hành GV: Gọi 1 h/s đọc yêu cầu của bài tập. HS: Trả lời. GV: Nhận xét, kết luận. thực, Thật thà, Tự trọng. 3. Bài tập 5 (tr 47) - Cha chung không ai khóc - Của mình thì giữ bo bo - Của người thì để cho bò nó ăn. GV: Hướng dẫn h/s làm một số bài tập bài tập 4 (tr 47): GV: Gọi 1 h/s đọc yêu cầu của bài tập. - HS: Suy nghĩ trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận GV: Hướng dẫn h/s làm một số bài tập bài tập 5 (tr 47): GV: Gọi 1 h/s đọc yêu cầu của bài tập. HS: Suy nghĩ trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận 4. Củng cố ( 1’) H. Khi nhặt được ví tiền của người khác rơi em nên làm gì? HS: trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Trả lại người mất hoặc đem cho người có trách nhiệm( Công An, Nhà trường..) 5. Hướng dẫn học bài ( 1’) - Về nhà các em học vài và trả lời được: + Quyền sở hữu là gì? + Công dân có quyền sở hữu nào? + Thế nào là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt? + Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của công dân? - Làm các bài tập còn lại - Xem trước bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. *******************.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Ngày soạn: 16. 02. 2013 Ngày dạy: 8A(19. 02) 8B (02. 03) Tiết 24 - Bài 17. NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. - Nêu được nghĩa vụ của CD trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 2. Kỹ năng - Biết phối hợp với mọi người và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 3. Thái độ - Có ý thức tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng; tích cực tham gia giữ gìn tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. - Phê phán những hành vi, việc làm gây thiệt hại đến tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi tôn trọng tài sản nhà nước và những hành vi xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. - Kĩ năng ra quyết định trước những hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. - Kĩ năng tư duy sáng tạo; nêu và giải quyết vấn đề trước tình trạng xâm phạm tài sản nhà nước hiện nay( nạn phá rừng, lấn chiếm đất công, tham nhũng, lãng phí của công…) III. Các phương pháp/ kĩ thuật DH tích cực có thể sử dụng - Xử lí tình huống. - Thảo luận nhóm. - Đóng vai. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH - Giáo án, SGK,SGV GDCD 8 - Điều 17,78 – Hiến pháp 1992, Điều 144 – Bộ luật Hình sự V. Tổ chức giờ học 1. Ổn định tổ chức(1’) 2. Kiểm tra bài cũ(15’) Đề bài.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> H. Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Công dân có quyền, nghĩa vụ như thế nào? Đáp án – Biểu điểm * Khái niệm(5 điểm) - Quyền sở hữu của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. - Quyền sở hữu tài sản gồm: + Quyền chiếm hữu: Trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản. + Quyền sử dụng: Khai thác giá trị tài sản và hưởng lợi… + Quyền định đoạt: Có quyết định đối với tài sản như cho, mua, tặng. * Công dân có quyền, nghĩa vụ(5 điểm) - Thu nhập hợp pháp, Để dành của cải, Sở hữu nhà ở… - Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác: - Nhặt được của rơi trả lại. - Khi vay, nợ phải trả đúng hen, đầy đủ - Khi mượn giữ gìn cận thận… - Nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định 3. Bài mới * Giới thiệu bài(1’): Học xong bài Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng, các em nắm được tài sản nào thuộc quyền sở hữu của CD. Hôm nay cô và các em tìm hiểu tài sản nào thuộc quyền sở hữu toàn dân và nghĩa vụ bảo vệ tài sản đó. Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung HĐ 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề 10’ I. Truyện đọc * Mục tiêu: Nêu được tài sản nhà nước bao gồm những gì. Hình thành kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi tôn trọng tài sản nhà nước và những hành vi xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. * Cách tiến hành GV: Gọi h/s đọc thông tin trong SGK HS: Đọc thông tin H. Em hãy cho biết ý kiến của các bạn và ý kiến của Lan giải thích đúng hay sai? HS: Thảo luận chung, trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV Nhận xét, kết luận: Sai, vì bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi người. H. Ở trường hợp của Lan em xử lí thế nào? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV Nhận xét, kết luận: Em báo với.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> cơ quan có thẩm quyền can thiệp. H. Qua tình huống trên chúng ta rút ra bài học gì? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV Nhận xét, kết luận: Phải có trách nhiệm với tài sản nhà nước. H. Tài sản nhà nước là gì? Trách nhiệm của chúng ta ra sao? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học 10’ * Mục tiêu:Hiểu thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. Nêu được nghĩa vụ của CD trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. * Cách tiến hành H. Tài sản nhà nước bao gồm những loại gì? Và nó thuộc quyền quản lý của ai? Khai thác quyền lợi từ các tài sản đó phục vụ nhân dân thì gọi là gì? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. H. Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng như thế nào? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. H. Công dân có nghĩa vụ gì? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. H. Nhà nước quản lý tài sản và lợi ích công cộng như thế nào? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận.. - Tài sản nhà nước bao gồm: Đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên trong lòng đất…Trách nhiệm của chúng ta là phải có ý thức bảo vệ tài sản, lợi ích công cộng, chống tham ô lãng phí… II. Bài học. 1. Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là gì? - Tài sản nhà nước bao gồm: Đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên trong lòng đất… - Tài sản nhà nướcthuộc quyền sở hưu của toàn dân. - Lợi ích công cộng: lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. - Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất để xã hội phát triển… 2. Nghĩa vụ của công dân + Tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. + Không được xâm phạm, không tham ô lãng phí… 3. Trách nhiệm của nhà nước - Nhà nước quản lý tài sản bằng hình thức: + Ban hành và tổ chức các quy định pháp luật. + Tuyên truyền giáo dục công.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> HĐ 3: HD Bài tập * Mục tiêu: Biết phối hợp với mọi 5’ người và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. * Cách tiến hành. GV: Gọi 1 h/s đọc yêu cầu của bài tập. HS: Thảo luận chung trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận GV: Gọi 1 h/s đọc yêu cầu của bài tập. HS: Suy nghĩ trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. dân … III. Bài tập. 1. Bài tập 1 (tr 49). - Hùng và các bạn nam lớp 8B không biết bảo vệ tài sản… 2. Bài tập 3 (tr 49). - Giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ tài sản của lớp, trường, tiết kiệm trong việc sử dụng điện…. 4. Củng cố ( 1’) GV: Gọi h/s đọc Điều 17, Điều 78 – Hiến pháp 1992, Điều 144 – Bộ luật Hình sự. HS: Đọc trong SGK, ghi nhớ. 5. Hướng dẫn học bài( 2’) - Về nhà các em học bài và trả lời được: + Tài sản nhà nước bao gồm những loại gì? và nó thuộc quyền quản lý của ai? Khai thác quyền lợi từ các tài sản đó phục vụ nhân dân thì gọi là gì? + Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng như thế nào? + Công dân có nghĩa vụ gì? Nhà nước quản lý tài sản và lợi ích công cộng như thế nào? - Làm các bài tập còn lại - Xem trước bài 18: Quyền khiếu nại tố cáo của công dân ***************************.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Ngày soạn: 23. 02. 2013 Ngày dạy: 8A(26. 02) 8B (09. 03) Tiết 25 - Bài 18. QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Hiểu được thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân. - Biết được cách thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo. - Nêu được trách niệm của nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo. 2. Kỹ năng - Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nại, tố cáo. - Biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại, tố cáo. 3. Thái độ: Thận trọng, khách quan khi xem xét sự việc có liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI. - Kĩ năng phân tích, so sánh sự khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo. - Kĩ năng trư duy phê phán đối với những hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo, làm hại người khác. - Kĩ năng ra quyết định; kĩ năng ứng phó khi thấy có những hành vi tráI pháp luật trong thực tế. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG. - Thảo luận nhóm. - Trình bày 1 phút. - Xử lí tình huống. IV. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DH. - Giáo án, SGK,SGV, Điều 74 – Hiến pháp 1992. Điều 4, Điều 30, Điều 31, Điều 33 – Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 V. Tổ chức giờ học 1. Ổn định tổ chức(1’) 2. Kiểm tra bài cũ(5’) H. Nhà nước quản lý tài sản và lợi ích công cộng như thế nào? 3. Bài mới * Giới thiệu bài(1’): Tiết học hôm nay thày và các em tìm hiểu về quyền khiếu nại, tố cáo của CD.. Hoạt động của thầy và trò T/g HĐ 1: HD Tìm hiểu phần đặt vấn 7’ đề. * Mục tiêu: Biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại, tố cáo.. Nội dung chính I. Truyện đọc.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> * Cách tiến hành GV: Cho học đọc các thông tin trong phần đặt vấn đề. GV: Tổ chức cho học thảo luận nhóm. GV: Nêu vấn đề, nhiệm vụ, cách thức tổ chức hoạt động nhóm. Nhóm 1: Nghi ngờ có người buôn bán và sử dụng ma túy, em sẽ xử lí như thế nào? Nhóm 2: Phát hiện người lấy cắp xe đạp của bạn em sẽ xử lí như thế nào? Nhóm 3: Theo em, anh H phải làm già để bảo vệ quyền lợi của mình? HS: Các nhóm thảo luận, trả lời, nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. H. Qua 3 tình huống trên chúng ta rút ra bài học gì? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận.. HĐ 2: HD Tìm hiểu nội dung bài học 19’ * Mục tiêu: Hiểu được thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân. Biết được cách thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo. Nêu được trách niệm của nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo. Hình thành kĩ năng trư duy phê phán đối với những hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu. Nhóm 1. Nhóm 2. Nhóm 3. Báo cho cơ quan chức năng theo dõi, nếu đúng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lí theo pháp luật. Báo cho nhà trường hoặc cơ quan công an nơi em ở về hành vi lấy cắp xe đạp của bạn để nhà trường hoặc cơ quan công an xử lí.. Anh H khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có trách nhiệm yêu cầungười giám đốc giải thích lí do đuổi việc... II. Bài học.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> khống, vu cáo, làm hại người khác. * Cách tiến hành H. Quyền khiếu nại là gì? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận.. H. Hình thức khiếu nại như thế nào? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV kết luận H. Quyền tố cáo là gì? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. H. Hình thức tố cáo như thế nào? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. GV: Gọi h/s đọc Điều 74 ( Hiến pháp năm 1992) H. Trách nhiệm của cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo như thế nào? H. Trách nhiệm của người khiếu nại, tố cáo? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận, rút ra ý nghĩa, tầm quan trọng. H. Trách nhiệm của nhà nước, công dân? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. H. Là học sinh chúng ta cần phải làm gì?. 1. Quyền khiếu nại là gì? - Quyền công dân đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyễn xem xét lại các quyết định, việc làmcủa cán bộ công chức nhà nước..làm trái pháp luậthoặc làm xâm phạm lợi ích của mình. - Khiếu nại trực tiếp hoặc gián tiếp. 2. Quyền tố cáo là gì? - Quyền công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về vụ việc vi phạm pháp luật … - Người tố cáo gặp trực tiếp hoặc gửi đơn, thư. 3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của quyền khiếu nại, tố cáo(Phần 3 – Nội dung bài học (SGK) 4. Trách nhiệm của nhà nước, công dân - Nhà nước nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo người bị hại…. - Nâng cao hiểu biết pháp luật, học tập lao động, rèn luyện đạo đức..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận HĐ 3: Luyện tập * Mục tiêu: Biết cách ứng xử đúng, 10’ phù hợp với các tình huống cần khiếu nại, tố cáo. * Cách tiến hành Hướng dẫn h/s làm bài tập 4 (tr 52): GV: Gọi 1 h/s đọc yêu cầu của bài tập. HS: Thảo luận chung, làm bài cá nhân vào phiếu học tập, h/s trình bày ý kiến cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận, đưa ra bảng phụ.. III. Bài tập. * Bài tập 4(tr 52). Khác nhau. Giống nhau. Khiếu nại Người khiếu nại là người trực tiếp bị hại. Tố cáo - Là mọi công dân. - Mục đích: ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân - Đều là quyền chính trị cơ bản của công dânđược quy định trong hiến pháp - Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. - Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.. 4. Củng cố ( 3/) H. Quyền tố cáo là gì? HS: Quyền công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về vụ việc vi phạm pháp luật … 5. Hướng dẫn học bài ( 1/) - Về nhà các em học bài theo phần bài học. - Làm các bài tập còn lại SGK. - Ôn lại các bài đã học từ đầu HK II, giờ sau KT viết 1 tiết..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Ngày soạn: 02. 03. 2013 Ngày giảng: 8A( 05. 03) 8B( 16. 03). Tiết 26. KIỂM TRA VIẾT.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Ôn tập củng cố lại hệ thống các kiến thức đã học, đặc biệt các kiến thức trong cụm bài pháp luật. 2. Kỹ năng: Kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức, kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào bài kiểm tra của hs. 3. Thái độ: Nắm bắt được mức độ kiến thức mà hs có để gv có định hướng bồi dưỡng II. Hình thức đề kiểm tra: Trắc nghiệm + Tự luận III. Thiết lâp ma trận IV. Biên soạn đề kiểm tra Đề 1(Dành cho lớp 8A) I. Trắc nghiệm( 2 điểm): Khoanh tròn chữ cái đúng trước ý kiến, hành vi đúng. Câu 1: Hành vi nào sau đây vi phạm luật Phòng chống ma tuý? A. Không dùng thử ma tuý và He ro in. B. Trồng cây có chứa chất ma tuý. C. Không buôn bán vận chuyển ma tuý. D. Học tập, lao động tích cực tránh xa tệ nạn. Câu 2: HIV lây qua con đường nào dưới đây? A. Quan hệ tình dục, truyền máu, mẹ truyền sang con. B. Muỗi đốt. C. Ho, hắt hơi. D. Bắt tay người nhiễm HIV. Câu 3: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại? A. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm. B. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn. C. Cưa bom, đạn, pháo chaý nổ để lấy thuốc nổ. D. Cả a, b, c đều đúng. Câu 4: Nghiã vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây? A. Trung thực, thật thà B. Liêm khiết C. Tự trọng D. Cả a, b, c đều đúng. II. Tự luận (8 điểm) Câu 1: Nêu các quy định của Nhà nước về việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, các chất nổ và các chất độc hại? Câu 2: Lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân. Câu 3: Trên đường đi học về, Hằng thường bị một người đàn ông lạ mặt bám theo sau. Người này làm quen với Hằng, rủ Hằng đi chơi với ông ta và hứa sẽ cho Hằng nhiều tiền và những gì Hằng thích. a. Theo em, điều gì có thể xảy ra với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ đó? b. Nếu em là Hằng, em sẽ làm gì trong trường hợp đó? Đề 2(Dành cho lớp 8B).

<span class='text_page_counter'>(78)</span> I. Trắc nghiệm( 2 điểm): Khoanh tròn chữ cái trước ý kiến đúng? Câu 1: Những tài sản thuộc sở hữu của toàn dân là? A. Tài sản ông bà để lại thừa kế cho con cháu. B. Tiền tiết kiệm của công dân gửi trong ngân hàng. C. Vốn và tài sản của Nhà nước. D. Xe máy, ti vi cá nhân trúng thưởng. Câu 2: Điền từ vào chỗ trống: “Quyền khiếu nại và tố cáo là một trong những quyền ……(1)………của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo cần ……(2)….., khách quan, thận trọng” Câu 3: Hãy kết nối một ô ở cột trái (A) với một ô ở cột phải (B) sao cho đúng nhất? A Tên bài B. Nội dung 1. Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền a . Phòng chống nhiễm HIV/ AIDS xem xét lại các quyết định. 2. Là hiện tượng xã hội bao gồm những b. Quyền sở hữu tài sản… hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. 3. HIV là tên của một loại vi rút gây suy c. Phòng chống tệ nạn xã hội. giảm miễn dịch ở người. 4. Là quyền của công dân ( chủ sở hữu) đối d. Quyền khiếu nại của công dân. với tài sản thuộc sở hữu của mình. ....... nối với....... ....... nối với....... ....... nối với....... ....... nối với....... II. Tự luận (8 điểm) Câu 1: Nêu các quy định của pháp luật về việc phòng chống nhiếm HIV/ AIDS? Câu 2: Lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân. Câu 3: Bình nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, một chứng minh thư nhân dân mang tên Nguyễn Văn Hà và các giấy tờ khác. Do đánh mất tiền học phí, Bình đã vứt giấy chứng minh thư nhân dân và các giấy tờ khác, chỉ giữ lại tiền. a. Bình hành động như vậy đúng hay sai? Vì sao? b. Nếu em là Bình, em sẽ hành động như thế nào? V. Hướng dẫn chấm Phầ Nội dung cần đạt n I. Trắc nghiệm Câu Đề 1 Đề 2 Điểm 1 C C 0,5 I 2 A (1): Cơ bản (2): Trung thực 0,5 3 C a - 3; b - 4; c - 2; d - 1 0,5 4 A 0,5 II Câu. Đề 1. Đề 2. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> 1. - Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại.. - Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên trở, sử dụng. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên trở và sử dụng phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luân tuân thủ quy định về an toàn. - Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống việc lây truyền HIV/AIDS để 1 bảo vệ cho mình, cho gia đình và xã hội; tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng - Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy và các 1 hành vi làm lây truyền HIV/AIDS khác. Người nhiễm HIV/AIDS có quyền 1 được giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV/AIDS, không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS. Câu 2: * Giống nhau(1,5 điểm) - Đều là quyền chính trị cơ bản của công dân được pháp luật quy định trong Hiến pháp - Là công cụ để bảo vệ quyề và lợi ích hợp pháp. - Là phương pháp để công dân tham gia quản lý nhà nớc và quản lý xã hội - Hình thức: trực tiếp, đơn từ, báo đài. * Khác nhau(1,5 điểm) Quyền khiếu nại Quyền tố cáo - Người thực hiện là người trực - Mọi công dân. tiếp bị hại. - Đối tượng: Hành vi hành chính , - Hành vi vi phạm pháp luật. quuyết định hành chính. - Cơ sở: Vì quyền lợi bản thân ng- - Gây thiệt hại đến nhà nước , tổ ười khiếu nại . chức và công dân . - Mục đích: Khôi phục quyền lợi - Ngăn chặn kịp thời mọi hành bản thân của người khiếu nại. vi vi phạm pháp luật Câu 3 §Ò 1 ( 2điểm) a. Nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ có thể Hằng sẽ bị hại. b. Hằng nên báo ngay cho cha mẹ, hoặc người có thẩm quyền biết để được giúp đỡ. §Ò 2 ( 2điểm) a. Bình hành động nh vậy là sai, vì nh vậy là đã vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân; tuy đã biết giao nộp chiếc túi cho công an, nhng Bình không đợc phép xâm phạm tiền của ngời khác..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> b. Nhặt đợc của rơi phải: + Tr¶ l¹i cho chñ së h÷u (ë ®©y lµ anh NguyÔn V¨n Hµ) + Hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lý theo quy định của ph¸p luËt. VI. Củng cố – Hướng dẫn học bài 1. Củng cố (2’): GV thu bài, nhận xét giờ 2. Hướng dẫn học ở nhà (1’) - Bài cũ: Tiếp tục ôn tập để nắm vững kiến thức. - Bài mới: Chuẩn bị “ Quyền tự do....” ”*********************************. Ngày soạn: 09. 03. 2013 Ngày giảng: 8A( 12. 03) 8B( 23. 03). Tiết 27: Quyền tự do ngôn luận I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hs hiểu nội dung, ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận. 2. Kỹ năng: Hs biết sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân..

<span class='text_page_counter'>(81)</span> 3. Thái độ: Nâng cao nhận thức về tự do và ý thức tuân theo pháp luật trong học sinh phân biệt được thế nào là tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu. II. Các kĩ năng sống cơ bản - Kĩ năng xử lí những hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận. - Kĩ năng tưu duy phê phán đối với những biểu hiện đúng hoặc sai trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận. - Kĩ năng tư duy sáng tạo; trinhg bày suy nghĩ, ý tưởng có quyền tự do ngôn luận không, bằng cách nào. - Kĩ năng thể hiện sự tự tintrong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận. III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học 1. Phương pháp: Phương pháp hỏi và trả lời, phân tích xử lí tình huống . 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, tranh luận, KT trình bày1phút, TLN... IV.Tài liệu, phương tiện thiết bị dạy học GV: Sgk, Stk, tranh ảnh có liên quan dến nội dung bài học . HS : Chuẩn bị bài ở nhà. V. Tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới Giới thiệu bài mới (1’) : Điều 69 – HP 1992 quy định: “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội biểu tình theo quy định của pháp luật ”. Trong các quyền ấy quy ền t ự do ngôn luận thể hiện rõ nhất quyền làm chủ của nhân dân, nắm vững quyền t ự do ngôn luận có thể sử dụng tốt các quyền khác …. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: HD tìm hiểu phần đặt vấn đề( 13’) I. Truyện đọc. * Mục tiêu: Hs hiểu nội dung, ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận. Hs: đọc quan sát. H. Trong các việc làm trên việc làm nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân? Hs: trả lời H. Vì sao việc làm c: gửi đơn kiện ra toà án - Các việc làm a,b,d là những việc đòi quyền thừa kế lại không phải là việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận. làm thể hiện quyền tự do ngôn luận? Hs: việc làm c thể hiện quyền khiếu nại. H. Em hiểu ngôn luận là gì ? tự do ngôn luận là gì?. Hs: Ngôn luận có nghĩa là dùng lời nói (ngôn) để diễn đạt công khai ý kiến, suy nghĩ của mình nhằm bàn một vấn đề (luận) - Tự do ngôn luận là tự do phát biểu ý kiến bàn bạc công việc chung. HĐ 2: HD tìm hiểu nội dung bài học(15’) II. Nội dung bài học.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> * Mục tiêu: Hs biết sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân. Gv : Dùng phương pháp đàm thoại, hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học . H. Thế nào là quyề tự do ngôn luận? 1. Quyền tự do ngôn luận - Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội . H. Công dân sử dụng quyền tự do ngôn 2. Nghĩa vụ của công dân luận của mình như thế nào ? - Công dân có quyền tự do ngôn Hs: trả lời . luận , tự do báo chí ,có quyền Gv: Nhấn mạnh: Công dân có quyền tự do được thông tin theo quy định của ngôn luận nhưng trong khuôn khổ pháp pháp luật . luật , không lợi dụng tự do để phát biểu - Công dân sử dụng quyền tự do lung tung, vu khống,vu cáo người khác ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ hoặc xuyên tạc sự thật, phá hoại, chống lại sở, trên các phương tiện thông tin lợi ích nhà nước, nhân dân đại chúng, kiến nghị với đại biểu Gv: Yêu cầu hs lấy vd về việc làm vi phạm quốc hội, hội đồng nhân dân trong quyền tự do ngôn luận. dịp tiếp xúc cử tri … Hs : - Xuyên tạc công cuộc đổi mới của đất nước qua một số tờ báo. - Viết thư nạc danh vu cáo , nói xấu cán bộ vì lợi ích cá nhân. H. Sử dụng quyền tự do ngôn luận đúng pháp luật có ý nghĩa như thế nào? - Sử dụng quyền tự do ngôn luận Hs: trả lời đúng pháp luật để phát huy tính Gv: Thông qua quyền tự do ngôn luận để tích cực và quyền làm chủ của phát huy dân chủ, thực hiện quyền làm chủ công dân , góp phần xây dựng của công dân, phê bình đóng góp ý kiến Nhà nước , quản lý xã hội . xây dựng tổ chức , cơ quan, xây dựng đường lối chiến lược xây dựng và phát triển đất nước . H. Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của công đân ? 3. Trách nhiệm của Nhà nước H. Công dân, hs có trách nhiệm như thế - Nhà nước tạo điều kịên thuận lợi nào trong việc thực hiện quyền tự do ngôn để công dân thực hiện quyền tự luận? do ngôn luận, tự do báo chí và Hs: Trả lời phát huy đúng vai trò của mình. Gv: Kết luận: Để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công dân nói chung và hs nói riêng, cần phải ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hoá xã hội, tìm hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để có thể đóng góp cácý kiến có giá trị và thamgia vào hoạt động quản lý nhà nước và quản lý xã hội. HĐ 3 : Hướng dẫn Luyện tập(10’) * Mục tiêu: Nâng cao nhận thức về tự do và ý thức tuân theo pháp luật trong học sinh phân biệt được thế nào là tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu. Gv : Treo bảng phụ bài tập 1 Hs : lên bảng đánh dấu tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân .. Bài tập 2: Hs : đọc yêu cầu của bài tập Hs : trao đổi làm bài tập Gv : Kết luận bài tập đúng .. III. Bài tập. Bài 1: Tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân : - Viết bài đăng báo phản ánh viêc làm thiếu trách nhiệm , gây lãng phí , gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước . - Chất vấn đại biểu quốc hội ,đại biểu hội đồng nhân dân trong các kỳ tiếp xúc cử tri … Bài 2: Có thể - Trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật . - Viết thư đóng góp ý kiến gửi cơ quan soạn thảo …. 4. Củng cố (2’) Gv : Khái quát nội dung chính Hs: học bài, hoàn thành các bài tập . 5. Hướng dẫn học bài (3’) Chuẩn bị Hiến pháp nước Cộng hòa xó hội chủ nghĩa Việt Nam *********************************. Ngày soạn: 09. 03. 2013 Ngày giảng: 8A( 12. 03) 8B( 23. 03).

<span class='text_page_counter'>(84)</span> Tiết 27-Bài 19 QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:. 1/ Kiến thức: - Nêu được thế nào là quyền tự do ngôn luận. - Nêu được những quy định của PL về quyền tự do ngôn luận. - Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của CD. 2/ Kỹ năng: - Phân biết được tự do ngôn luận đúng đắn với tự do ngôn luận để làm việc xấu. - Thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận. 3/ Thái độ: - Tôn trọng quyền tự ngôn luận của mọi người. - Phê phán những hiện tượng vi phạm quyền tự do ngôn luận của CD. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về những cách thực hiện quyền tự do ngôn luận theo quy định của PL..

<span class='text_page_counter'>(85)</span> - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện đúng hoặc sai trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận. - Kĩ năng tư duy sáng tạo; trình bày suy nghĩ/ý tưởng. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUAAT DH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.. - Thảo luận nhóm. - Xử lí tình huống. - Giải quyết vấn đề. IV. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DH.. - Giáo án, SGK,SGV. V. TỔ CHỨC GIỜ HỌC:. 1/ Ổn định tổ chức(1p). 2/ Kiểm tra đầu giờ(1p): KT việc chuẩn bị bài ở nhà của HS. 3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động. * Giới thiệu bài: Học song bài h/s cần nắm được: Thế nào là tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận. Hoạt động của thầy và trò T.Gian Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt 10p vấn đề. 1. Mục tiêu : - Nêu được thế nào là quyền tự do ngôn luận. - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện đúng hoặc sai trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận. 2. Cách thực hiện. - GV: Treo bảng phụ phần đặt vấn đề. Bảng phụ: a/ Học sinh thảo luận bàn biện pháp giữ gìn vệ sinh trường lớp. b/ Tổ nhân dân họp bàn về công tác trật tự an ninh ở địa phương. c/ Gửi đơn kiện ra Tòa án đòi quyền thừa kế. d/ Góp ý kiến vào dự thảo luật, dự thảo Hiến pháp. - GV: Theo em những việc làm nào thể hiện quyền tự do ngôn luận? - HS: Thảo luận, trả lời, h/s khác nhận xét. - GV Nhận xét, kết luận: Phương. Nội dung I/ Đặt vấn đề:.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> án: a, b, d là thể hiện quyền tự do ngôn luận. - GV: Thế nào là ngôn luận? - HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. - GV: Nhận xét, kết luận.. - GV: Thế nào là tự do ngôn luận? - HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. - GV: Nhận xét, kết luận.. Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung 20p bài học. 1. Mục tiêu : - Nêu được những quy định của PL về quyền tự do ngôn luận. - Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của CD. - Hình thành kĩ năng tư duy sáng tạo; trình bày suy nghĩ/ý tưởng. 2. Cách thực hiện. - GV: Tổ chức cho học thảo luận nhóm. Nhóm 1: Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Nhóm 2: Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? Nhóm 3: Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận? - HS: Các nhóm thảo luận, trả lời, nhóm khác nhận xét. - GV: Nhận xét, kết luận. - GV: Gọi 1 h/s đọc nội dung bài học trong SGK - GV: Gọi một h/s đọc Phần tư liệu tham khảo trong SGK. - HS: Ghi bài vào vở.. - Ngôn luận có nghĩa là dùng lời nói(ngôn) để diễn đạt công khai ý kiến, suy nghĩ.. của mình nhằm bàn 1 vấn đề ( luận) - Tự do ngôn luận là tự do phát biểu ý kiến bàn bạc công việc chung. II. Bài học:. 1/ Quyền tự do ngôn luận:. - Là quyền của công dân tham gia bàn bạc, thảo luận đóng.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. - Khiếu nại trực tiếp hoặc gián tiếp 2/ Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận: - Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luậnphải theo quy định của pháp luật. - Vì như vậy sẽ phát huy được tính tích cực quyềnlàm chủ công dân. 3/ Nhà nước làm gì: - Tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí... -Liên hệ: Bày tỏ ý kiến cá nhân. Trình bày nguyện vọng, nhờ giải đáp thắc mắc, yêu cầu bảo vệ quyền lợi, tiếp nhận những thông tin báo, đài... III. Bài tập: Hoạt động 3 : Luyện tập . 8p 1. Mục tiêu : - Phân biết được tự do ngôn luận đúng đắn với tự do ngôn luận để làm việc xấu. - Tôn trọng quyền tự ngôn luận của mọi người. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận. 2. Cách thực hiện. - GV: Hướng dẫn h/s làm một số bài tập. Bài tập 1 (tr 54): - GV: Gọi 1 h/s đọc yêu cầu của bài tập. - HS: Thảo luận chung, h/s trình bày ý kiến cá nhân, h/s khác nhận xét. - GV: Nhận xét, kết luận.. 1. Bài tập 1(tr 54):. - Ý đúng: b, d..

<span class='text_page_counter'>(88)</span> 4. Củng cố: ( 3/) - GV: Học sinh có quyền tự do ngôn luận không? và thực hiện quyền tự do ngôn luận như thế nào? - HS: Học sinh có quyền tự do ngôn luận và phải thực hiện theo đúng quy đinh của pháp luật. 5. Hưỡng dẫn học bài: ( 2/) - Về nhà các em học bài và trả lời được: + Thế nào là quyền tự do ngôn luận? + Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? + Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận? - Làm các bài tập còn lại - Xem trước bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày soạn: 16. 03. 2013 Ngày giảng: 8A( 19. 03) 8B( 06. 04) Tiết 28 - Bài 20. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. MỤC TIÊU.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 1. Kiến thức - Nêu được Hiến pháp là gì, vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật. - Biết được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. 2. Kỹ năng Biết phân biệt Hiến pháp với các văn bản pháp luật khác. 3. Thái độ - Có trách nhiệm trong việc học tập, tìm hiểu Hiến pháp. - Có ý thức tự giác sống và làm việc theo Hiến pháp. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DH TÍCH CỰC SỬ DỤNG - Thảo luận nhóm. - Trình bày 1 phút. IV. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DH - Giáo án, SGK,SGV, Hiến pháp năm 1992. V. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra đầu giờ (5’) H. Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? 3. Tiến trình tổ chức gờ học * Giới thiệu bài (1’): Giờ học hôm nay thầy và các em tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung chính HĐ 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề. 23’ I. Đặt vấn đề * Mục tiêu: Biết phân biệt Hiến pháp với các văn bản pháp luật khác. * Cách tiến hành GV: Gọi 1 h/s đọc phần đặt vấn đề. GV: Nhận xét h/s đọc. GV: Tổ chức cho học thảo luận nhóm. Nhóm 1: Ngoài điều 6 đã nêu ở trên theo em còn có điều nào trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được cụ thể hóa trong điều 65 của Hiến pháp? Nhóm 2: Từ điều 65, 146 của Hiến pháp và các điều luật, em có nhận xét gì về hiến pháp và Luật hôn nhân gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ? HS: Các nhóm thảo luận, trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét. Bảng phụ: GV: Nhận xét, kết luận, đưa ra bảng Nhóm 1 Nhóm 2 phụ. Điều 8 Luật Giữa Hiến.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm.... pháp và các điều luật có mối quan hệ với nhau, mọi văn bản pháp luật đều phải phù hợp với Hiến pháp và cụ thể hóa Hiến pháp. H. Em hãy lấy một số ví dụ ở các bài đã học về mối quan hệ giữa Hiến pháp và các Luật? HS: Lấy ví dụ, rút ra bài học. GV: Nhận xét, kết luận. - Bài 12: Hiến pháp 1992: Điều 64 Luật hôn nhân gia đình: Điều 2 - Bài 16: Hiến pháp 1992: Điều 58 Bộ luật dân sự: Điều 175 - Bài 17: Hiến pháp 1992: Điều 17,78 Bộ luật hình sự: Điều 144 - Bài 18: Hiến pháp 1992: Điều 74 Luật khiếu nại, tố cáo: Điều 4, 30, 31, 33. * Hiến pháp nước CHXHCN Việt nam: - Hiến pháp là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật - Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời năm 1946. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945. - Nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp , vào các năm: 1946, 1959, 1980, 1992. - Đây là sự sửa đổi, bổ xung Hiến pháp. Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng cộng.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> HĐ2: HD Tìm hiểu ND bài học 10’ * Mục tiêu: Biết được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. * Cách tiến hành. H. Hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta ra đời từ năm nào? Có sự kiện lịch sử gì? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận.. sản Việt Nam trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng. II. Bài học. 1. Hiến pháp - HP là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.. H. Từ khi thành lập nước đến nay, nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp? Vào những năm nào? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. H. Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 gọi là sự ra đời hay sửa đổi Hiến pháp? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. 4. Củng cố: ( 3’) H. Hiến pháp là gì? Hiện nay Nhà nước ta đang thực hiện theo Hiến pháp năm nào? - HS: + HP là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. + Hiện nay Nhà nước ta đang thực hiện theo Hiến pháp năm 1992. 5. Hướng dẫn học bài ( 2’ ) - Về nhà các em học bài và trả lời được: + Hiến pháp là gì? + Từ khi thành lập nước đến nay, nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp? Vào những năm nào? **************** Ngày soạn: 23. 03. 2013 Ngày giảng: 8A( 26. 03) 8B( 13. 04) Tiết 29 - Bài 20. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> 1. Kiến thức - Nêu được Hiến pháp là gì, vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật. - Biết được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. 2. Kỹ năng Biết phân biệt Hiến pháp với các văn bản pháp luật khác. 3. Thái độ - Có trách nhiệm trong việc học tập, tìm hiểu Hiến pháp. - Có ý thức tự giác sống và làm việc theo Hiến pháp. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Thảo luận nhóm. - Trình bày 1 phút. IV. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DH - Giáo án, SGK, SGV, Hiến pháp năm 1992. V. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra đầu giờ (5’) H. Nhà nước ta từ khi thành lập đến nay đã ban hành bao nhiêu bản Hiến pháp? vào những năm nào? - HS: Ban hành 4 bản Hiến pháp, vào những năm: 1946, 1959, 1980, 1992. 3. Tiến trình tổ chức gờ học * Giới thiệu bài (1’): Giờ học hôm nay, thầy và các em tìm hiểu tiết 2 bài Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung chính HĐ 1: Tìm hiểu nội dung bài học * Mục tiêu: Biết được một số nội 15’ dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. * Cách tiến hành II. Bài học H. Hiến pháp 1992 được thông qua 1. Hiến pháp ngày nào? Gồm bao nhiêu chương? Bao nhiêu điều? HS: Trả lời cá nhân GV: Nhận xét, giới thiệu cho cả lớp cùng nghe.. H. Bản chất của nhà nước ta là gì?. 2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp năm 1992 được thông qua ngày 15 tháng 4 năm1992, Gồm 12 chương, Có 147 điều. - Bản chất của nhà nước ta là.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> HS: Trả lời cá nhân GV: Nhận xét kết luận. H. Nội dung của Hiến pháp năm 1992 quy định những điều gì? HS: Trả lời cá nhân GV: Nhận xét kết luận.. HS tìm hiểu việc ban hành sửa đổi Hiến pháp . H. Cho học sinh đọc điều 83,147 của Hiến pháp 1992. H. Cơ quan nào lập ra Hiến pháp, pháp luật? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận bổ sung. H. Cơ quan nào có quyền sửa đổi Hiến pháp và thủ tục như thế nào? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận bổ sung. HĐ 3: HD Luyện tập * Mục tiêu: Có trách nhiệm trong việc học tập, tìm hiểu Hiến pháp. Có ý thức tự giác sống và làm việc theo Hiến pháp. * Cách tiến hành GV: Chia lớp thành 3 nhóm. GV: Phát phiếu học tập cho các nhóm. Nhóm 1: Bài tập 1 ( tr 57) Nhóm 2: bài tập 2 ( tr 57,58) Nhóm 3: bài tập 3 ( tr 58) - HS: Các nhóm làm bài vào phiếu, cử đại diện lên trình bày. - HS: 3 h/s làm bài tập lên bảng ( điền vào bảng phụ) - HS: Cả lớp thảo luận cho ý kiến. - GV: Nhận xét đánh giá - GV: Thu phiếu học tập của các nhóm Nhóm 1:. nhà nước của dân, do dân và vì dân. - Quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước: Bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước. - Quốc hội có quyền lập ra Hiến pháp, pháp luật.. - Quốc hội có quyền sửa đổi Hiến pháp. Phải được thông qua đại biểu quốc hội với ít nhất 2/3 số đại biểu nhất trí. 20’. III. Bài tập.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> Các lĩnh vực Điều luật Chế độ chính trị 2 Chế độ kinh tế 15, 23 Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ 40 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân 52, 57 Tổ chức bộ máy nhà nước 101, 131 Nhóm 2: Các cơ quan Bộ Bộ kế Văn bản Quốc giáo Chính Bộ tài hoạch hội dục phủ chính đầu tư đào tạo Hiến pháp X Điều lệ Đoàn TN Luật doanh Nghiệp X Quy chế tuyển sinh X Đại học vàCao đẳng Luật thuế giá trị gia X tăng Luật giáo dục X. Đoàn TNCS HCM X. Nhóm 3: Cơ quan Cơ quan Quyền lực nhà Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh. nước Chính phủ, UBND quận, Bộ Giáo dục và đào tạo, Cơ quan Quản lí nhà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở nước GD&ĐT, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Cơ quan Xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Cơ quan Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao. / 4. Củng cố ( 2 ) H. Hiến pháp năm 1992 gồm bao nhiêu chương? Bao nhiêu điều ? HS: Hiến pháp năm 1992 được thông qua ngày 15 tháng 4 năm1992, Gồm 12 chương, Có 147 điều. 5. Hướng dẫn học bài (1’) - Về nhà các em học bài và trả lời được: + Nội dung HP 1992. + Giái trị pháp lí của HP? Cơ quan nào có quyền lập ra HP và PL? - Xem trước bài 21: Pháp luật Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ********************.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> Ngày soạn: 29. 03. 2013 Ngày giảng: 8A( 02. 04) 8B( 20. 04) Tiết 30 - Bài 21. PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nêu được pháp luật là gì. - Nêu được đặc điểm, bản chất, vai trò của pháp luật..

<span class='text_page_counter'>(96)</span> - Nêu được trách nhiệm của CD trong việc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Kỹ năng - Biết đánh giá các tình huống pháp luật sảy ra hằng ngày ở trường, ở ngoài xã hội. - Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ - Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật. - Phê phán những hành vi, việc làm vi phạm pháp luật. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Thảo luận nhóm. - Trình bày 1 phút. IV. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DH - Giáo án, SGK,SGV, Hiến pháp năm 1992. V. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra đầu giờ (5’) H. Cơ quan nào có quyền sửa đổi Hiến pháp và thủ tục như thế nào? 3. Tiến trình tổ chức gờ học * Giới thiệu bài(1’) Hiến pháp quy định chung nhất những vấn đề xã hội. HP được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp luật. Để hiểu rõ hơn về pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, thày và các em tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò T.g Nội dung chính HĐ 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề I. Đặt vấn đề * Mục tiêu: Biết đánh giá các tình 10’ huống pháp luật sảy ra hằng ngày ở trường, ở ngoài xã hội. * Cách tiến hành GV: Gọi 1 h/s đọc phần đặt vấn đề. GV: Nhận xét h/s đọc. H. Em có nhận xét gì về Điều 74 Hiến pháp 1992 và Điều 132 Bộ luật hình sự năm 1999? HS: trả lời cá nhân, học sinh khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. - Điều 74 Hiến pháp năm 1992 là những quy định mà công dân được làm và tuân theo về việc khiếu nại tố cáo. Điều 132 Bộ luật hình sự năm 1999 là những biện pháp xử lí những vi phạm của công dân về việc khiếu nại H. Khoản 2 Điều 132 của Bộ luật tố cáo. hình sự thể hiện đặc điểm gì của.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> pháp luật? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận.. - Pháp luật bảo vệ người thực hiện quyền khiếu nại tố cáo, đồng thời xử lí nghiêm minh những người có hành vi vi phạm, ngăn cấm, trả thù ngươì thực hiện quyền khiếu nại tố cáo.. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học. * Mục tiêu: Nêu được pháp luật là 23’ gì. * Cách tiến hành. H. Giải thích việc thực hiện đạo đức với việc thực hiện pháp luật bằng sơ đồ (Bảng phụ). GV: Dùng các câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung khái niệm. H. Cơ sở hình thành đạo đức và pháp luật? Biện pháp thực hiện đạo đức, pháp luật? Không thực hiện sẽ bị xử lí như thế nào? HS: Trả lời cá nhân theo các câu hỏi. GV: Nhận xét kết luận, rút ra khái niệm.. II. Bài học. H. Nêu đặc điểm của pháp luật? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét kết luận:. 2. Đặc điểm: a.Tính quy phạm phổ biến : Những quy định của PL là những quy tắc xử sự chung, mang tính phổ biến. b.Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ.. Đạo đức. Pháp luật. - Chuẩn mực đạo - Do nhà nước đặt đức xã hội được rađược ghi lại đúc kết từ thực tế bằng các văn bản. cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân. - Bắt buộc thực - Tự giác thực hiện. hiện. - Phạt cảnh cáo, - Sợ lương tâm phạt tù, phạt tiền. cắn rứt, sợ dư luận xã hội.. 1. Khái niệm: - Pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành,được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế..

<span class='text_page_counter'>(98)</span> H. Vì sao CD phải nghiêm chỉnh chấp hành PL? HS trả lời. GV nhận xét và kết luận:. c. Tính bắt buộc( Tính cưỡng chế): PL do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo. Ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định. * Mọi CD phải nghiêm chỉnh chấp hành PL, vì : - PL mang lại lợi ích cho CD ; - Chấp hành PL là góp phàn XD nhà nước, quản lí XH; - nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế.. 4. Củng cố: ( 4/) H. Pháp luật là gì? PL có những đặc điểm cơ bản nào? - HS: Pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành,được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Đặc điểm của PL: + Tính quy phạm phổ biến : + Tính xác định chặt chẽ: + Tính bắt buộc( Tính cưỡng chế): 5. Hướng dẫn học bài ( 1/) - Về nhà các em học bài và trả lời được: Pháp luật là gì? PL có những đặc điểm cơ bản nào? - Tìm hiểu bản chất và vai trò của PL. Làm trước các bài tập (SGK). **********************. Ngày soạn: 06. 04. 2013 Ngày giảng: 8A( 09. 04) 8B ( 27.04 ) Tiết 31 - Bài 21. PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( Tiếp theo ) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Nêu được pháp luật là gì. - Nêu được đặc điểm, bản chất, vai trò của pháp luật..

<span class='text_page_counter'>(99)</span> - Nêu được trách nhiệm của CD trong việc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Kỹ năng - Biết đánh giá các tình huống pháp luật sảy ra hằng ngày ở trường, ở ngoài xã hội. - Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ - Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật. - Phê phán những hành vi, việc làm vi phạm pháp luật. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG. - Thảo luận nhóm. - Trình bày 1 phút. IV. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DH. - Giáo án, SGK,SGV, Hiến pháp năm 1992. V. TỔ CHỨC GIỜ HỌC. 1/ Ổn định tổ chức (1’) 2/ Kiểm tra đầu giờ(5’) H. Pháp luật là gì? PL có những đặc điểm cơ bản nào? Pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành,được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Đặc điểm của PL: + Tính quy phạm phổ biến + Tính xác định chặt chẽ + Tính bắt buộc( Tính cưỡng chế) 3. Tiến trình tổ chức giờ học * Giới thiệu bài (1’) Giờ học trước thầy và các em tìm hiểu tiết 1 bài Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, hôm nay thầy và các em tìm hiểu tiết 2 bài này. Hoạt động của thầy và trò T.g Nội dung chính HĐ 1: Tìm hiểu NDBH. 17’ II. Bài học (tiếp) * Mục tiêu: Nêu được đặc điểm, 3. Bản chất pháp luật Việt bản chất, vai trò của pháp luật. Nêu Nam được trách nhiệm của CD trong việc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. * Cách tiến hành H. Nêu bản chất của pháp luật? Pháp luật nước CHXHCNVN thể HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận hiện tính dân chủ XHCN và xét. quyền làm chủ của công dân lao GV: Nhận xét kết luận động. H. Nêu Vai trò của pháp luật? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét kết luận. 4. Vai trò pháp luật - Là phương tiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội. - Là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> HĐ 2 Luyện tập 18’ * Mục tiêu: Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hằng ngày. Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật. Phê phán những hành vi, việc làm vi phạm pháp luật. * Cách tiến hành HS hoạt động theo nhóm bàn. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Cả lớp nhận xét. GV kết luận.. HS hoạt động theo nhóm bàn. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Cả lớp nhận xét. GV kết luận.. GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. GV: Hướng dẫn học sinh làm bài thông qua các câu hỏi, ví dụ cụ thể. - GV: Rút ra bảng so sánh ( Bảng phụ). dân. III. Bài tập. 1. Bài 1(SGK) - Hành vi: Đi học muộn, không lamg bài tập, mất trật tự trong giờ học do BGH nhà trường xử lí trên cơ sở nội quy trường học. - Hàng vi đánh nhau là hành vi vi phạm PL. Căn cứ vào mức độ vi phạm mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng xử phạt. 2. Bài 3 (SGK) a, Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đã nhau. b, Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức. Nếu không thực hiện sẽ bị cơ quan nhà nước sử phạt, XH lên án. c, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt, vì đây là quy định của PL. 3. Bài tập 4 (tr 61) So sánh sự giống và khác nhau: Đạo đức Pháp luật Cơ sở hình thành. Hình thức thể hiện. Đúc kết từ thực tế cuộc sống và do nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ Các câu ca dao tục ngữ, các câu châm ngôn. Do nhà nước ban hành. Các văn bản luật như Bộ luật, luật... trong đó quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân,.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> Biện pháp bảo đảm thực hiện. Tự giác thông qua tác động của dư luận xã hội: lên án, khuyến khích, khen chê. nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước. Bằng sự tác động của nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế và xử lí các hành vi vi phạm.. 4. Củng cố ( 3/) H. Vai trò của pháp luật là gì? HS: Vai trò pháp luật + Là phương tiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội. + Là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 5. Hướng dẫn học bài ( 1/) - Về nhà học bài và trả lời được: + Bản chất của pháp luật? + Vai trò của pháp luật? - Làm các bài tập còn lại. - Xem lại các nội dung đã học trong HKII, giờ sau thực hành - ngoại khoá. *********************. Ngày soạn: 13. 04. 2013 Ngày giảng: 8A( 16. 04) 8B ( 02. 05) Tiết 32. THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC (Thực hiện trật tự an toàn giao thông) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nắm được thực trạng, nguyên nhân và giải pháp làm giảm tai nạn giao thông. - Nêu được trách nhiệm của HS trong vấn đề này. 2. Kỹ năng - Tham gia các hoạt động nhằm thực hiện trật tự an toàn giao thông. 3. Thái độ:.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> - Có ý thức chấp hành luật giao thông. II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin. - Kĩ năng hợp tác. - Kĩ năng tư duy sáng tạo tìm những nguyên nhân cũng như đề xuất những giải pháp làm giảm tai nạn giao thông. III. Các phương pháp/kĩ thật dạy học có thể sử dụng. - Thảo luận nhóm. - Trình bày 1 phút. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH. - SGK, SGV, tài liện tham khảo. - Giấy tôki, bút dạ. V. Tổ chức giờ học. 1. Ổn định tổ chức lớp (1’) 2. Kiểm tra đầu giờ (1’) KT sự chuẩn bị bài, chuẩn bị nội dung thực hành. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài (1’): Vấn đề an toàn giao thông đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Tình hình giao thông địa phương đang như thế nào, nguyên nhân nào gây ra tai nạn giao thông cũng như biện pháp làm giảm tai nạn giao thông, thầy và các em cùng tìm hiểu. Hoạt động của GV&HS T/g Nội dung chính HĐ 1: Tìm hiểu thực tế 12’ * Mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng giao thông địa phương, nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông và đề xuất biện pháp làm giảm tai nạn giao thông. Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện trật tự an toàn giao thông. * Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm HS trả lời các câu hỏi: 1) Nêu thực trạng giao thông địa phương. 2) Nguyên nhân nào dẫn tới tai nạn giao thông? 3) Em hãy đề xuất biện pháp làm giảm tai nạn giao thông. 4) Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện trật tự an toàn giao thông? 5) Nêu ít nhất 3 hành vi vi phạm luật giao thông? -> Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả thảo luận.. I. Tìm hiểu thực tế.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> HĐ2: Báo cáo kết quả thảo luận 20’ * Mục tiêu: Nắm được thực trạng, nguyên nhân và giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường. Nêu được trách nhiệm của HS trong vấn đề này. Rèn cho HS kĩ năng thể hiện sự tự tin. * Cách tiến hành - GV mời các tổ trưng bày kết quả thảo luận. - Đại diện các nhóm báo cáo. - GV tổng hợp và chốt ý. H. Thực trạng giao thông địa phương, nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông và đề xuất biện pháp làm giảm tai nạn giao thông. Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện trật tự an toàn giao thông. - GV tổng hợp và chốt ý.. 1. Thực trang giao thông địa phương: Còn tai nạn giao thông. 2. Nguyên nhân: - Đường xấu; - Nhiều phương tiện cơ giới; - ý thức người tham gia giao thông chưa tốt… 3. Giải pháp: - Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân; - Tuyên truyền tới người thân, bạn bè… chấp hành tốt luật lệ giao thông… 4. Hành vi vi phạm luật giao thông: - Đi bên trái đường; - 15 tuổi đi xe gắn máy; - Đi xe đạp hàng ba…. 4. Củng cố (8’) - HS sắm vai (1 nhóm sắm vai): Trên đường đi học về, Lan thấy ba bạn cùng lớp đi xe đạp hàng ba. Lan nhắc nhở các bạn rằng không nên đi như vậy, dễ xảy ra tai nạn giao thông. - Tập thể lớp nhận xét cách ứng xử. - GV nhận xét, biểu dương HS. 5. Hướng dẫn học bài (2’) - Về nhà các em tìm hiểu thêm các nguyên nhân và giải pháp làm giảm tai nạn giao thông. - Chuẩn bị nội dung: Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan giờ sau tiếp tục thực hành ngoại khóa..

<span class='text_page_counter'>(104)</span> ************************. Ngày soạn: 20. 04. 2013 Ngày giảng: 8A( 23. 04) 8B (04. 05) Bù Tiết 33. THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC (Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nắm được tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan ở địa phương; đề xuất biện pháp bài trừ mê tín dị đoan. - Nêu được trách nhiệm của HS trong vấn đề này. 2. Kỹ năng - Tham gia các hoạt động nhằm bài trừ mê tín dị đoan. 3. Thái độ.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> - Có ý thức bài trừ mê tín dị đoan. II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin. - Kĩ năng hợp tác. - Kĩ năng tư duy sáng tạo tìm những nguyên nhân cũng như đề xuất những biện pháp bài trừ mê tín dị đoan. III. Các phương pháp/kĩ thật dạy học có thể sử dụng. - Thảo luận nhóm. - Trình bày 1 phút. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH. - SGK, SGV, tài liện tham khảo. - Giấy tôki, bút dạ. V. Tổ chức giờ học. 1. Tổ chức lớp(1’) 2. Kiểm tra đầu giờ(1’): KT sự chuẩn bị bài, chuẩn bị nội dung thực hành. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài(1’) Vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Tình hình mê tín dị đoan ở địa phương đang như thế nào, giải pháp nào nhằm bài trừ mê tín dị đoan, thầy và các em cùng tìm hiểu. Hoạt động của GV&HS T/g Nội dung chính HĐ 1: Tìm hiểu thực tế. 12’ * Mục tiêu: Tìm hiểu tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan ở địa phương và đề xuất giải pháp bài trừ mê tín dị đoan. Trách nhiệm của HS trong việc bài trừ mê tín dị đoan. * Cách tiến hành GV phát giấy tôki và tổ chức cho HS thảo luận nhóm (5 nhóm) trả lời các câu hỏi: 1) Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan địa phương. 2) Tín ngưỡng, tôn giáo khác mê tín dị đoan như thế nào? 3) Em hãy đề xuất giải pháp bài trừ mê tín dị đoan. 4) Trách nhiệm của HS trong việc bài trừ mê tín dị đoan? - Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả thảo luận. HĐ 2: Báo cáo kết quả thảo luận:. 1. Tìm hiểu thực tế.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> * Mục tiêu: Nắm được tình hình tín 20’ ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan ở địa phương và đề xuất giải pháp bài trừ mê tín dị đoan. * Cách tiến hành - GV mời các tổ trưng bày kết quả thảo luận. - Đại diện các nhóm báo cáo. - Cả lớp thảo luận. - GV tổng hợp và chốt ý.. 2. Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan ở địa phương và đề xuất giải pháp bài trừ mê tín dị đoan. Trách nhiệm của HS trong việc bài trừ mê tín dị đoan.. a. Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan ở địa phương: Không có tôn giáo; có tín ngưỡng (thờ cúng tổ tiên; thờ cúng thần linh, thổ địa...); có hiện tượng mê tín dị đoan (bói toán, chữa bệnh bằng cúng ma...) b. Tín ngưỡng, tôn giáo khác mê tín dị đoan: - Tín ngưỡng, tôn giáo: Mang lại cho con người sức mạnh, hươnhgs con người làm việc thiện; - Mê tín dị đoan: Đem lại hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, xã hội. c. Giải pháp bài trừ mê tín dị đoan: - Tuyên truyền tới người thân, bạn bè không tin vào bói toán, chữa bệnh bằng cúng ma… - Học tập nâng cao hiểu biết về tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan.. 4. Củng cố (9’): - HS sắm vai (1 nhóm sắm vai): Bố mẹ Hương đón thầy mo về cúng bái, đuổi ma. Hương tuyên truyền, giải thích cho bố mẹ không nên tin theo những điều nhảm nhí. - Tập thể lớp nhận xét cách ứng xử. - GV nhận xét, biểu dương HS . 5. Hướng dẫn học bài (1’) - Về nhà các em tìm hiểu thêm các hiện tượng mê tín dị đoan và giải pháp bài trừ mê tín dị đoan. - Chuẩn bị : Xem lại các nội dung đã học trong HK II, giờ sau ôn tập KH II..

<span class='text_page_counter'>(107)</span> ************************. Ngày soạn: 04. 05. 2013 Ngày giảng: 8A( 07. 05) 8B (11. 05) Tiết 34. ÔN TẬP HỌC KỲ II I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức Giúp h/s hệ thống và củng cố lại toàn bộ kiến thức từ bài 13 đến bài 21. 2. Kỹ năng : Biết vận dụng những kiến thức đã học vào xử lý các tình huống cụ thể. 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong việc học tập và tích cực ôn lại kiến thức. II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng thể hiện sự tự tin. - Kĩ năng hợp tác. - Kĩ năng tư duy sáng tạo..

<span class='text_page_counter'>(108)</span> III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học có thể sử dụng - Thảo luận nhóm. - Hỏi đáp tích cực. IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH - SGK, SGV, tài liện tham khảo. - Hệ thống câu hỏi ôn tập. V. Tổ chức giờ học 1. Tổ chức lớp(1’) 2. Kiểm tra đầu giờ(1’): KT sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: *Giới thiệu bài(1’): Chúng ta đã được học và biết được cách phòng chống nhiễm HIV/AIDS; phòng chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại; thế nào là quyền tự do ngôn luận ... Hôm nay thầy cùng các em ôn lại những vấn đề này. Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung chính HĐ1: Hệ thống hoá kiến thức 5’ * Mục tiêu: HS nêu được các nội dung đã học trong học kỳ II. * Cách tiến hành 1. Hệ thống hoá kiến thức H. Em hãy kể tên các bài đã học trong học kỳ II? - Một HS kể. - Tập thể lớp nhận xét - GV: Nhắc lại. HĐ 2: Ôn tập theo câu hỏi 22’ * Mục tiêu: HS hiểu các vấn đề ôn tập. * Cách tiến hành GV: Nêu câu hỏi HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. GV: Nêu câu hỏi HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận. 2. Ôn tập theo câu hỏi. Câu 1: Em hãy nêu một số tác hại của HIV/AIDS mà em biết? Cách phòng tránh HIV/AIDS ? - HIV/AIDS là đại dịch của thế giới và Việt Nam, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội... - Tránh tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HIV/AIDS, không dùng chung bơm kim tiêm,không quan hệ tình dục bừa bãi. Câu 2: Tác hại của tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại gây ra? Nhà nước ta đã ban hành những quy định gì?.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> xét. GV: Nhận xét, kết luận. GV: Nêu câu hỏi HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. GV: Nêu câu hỏi HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. - GV: Nhận xét, kết luận. GV: Nêu câu hỏi HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét.. - Mất tài sản cá nhân, gia đình và xã hội, bị thương, tàn phế và chết người. - Cấm tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, chỉ những cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ và chuyên trở và sử dụng vũ khí … Câu 3: Quyền khiếu nại là gì? Quyền tố cáo là gì? Có những hình thức khiếu nại tố cáo nào? - Quyền công dân đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làmcủa cán bộ công chức nhà nước..làm trái pháp luật hoặc làm xâm phạm lợi ích của mình. - Quyền công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về vụ việc vi phạm pháp luật. - Khiếu nại trực tiếp hoặc gián tiếp, Người tố cáo gặp trực tiếp hoặc gửi đơn, thư. Câu 4: Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? - Là quyền của công dân tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. - Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận phải theo quy định của pháp luật. - Vì như vậy sẽ phát huy được tính tích cực quyền làm chủ công dân … Câu 5: Từ khi thành lập nước đến nay, nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp? Vào những năm nào? - Nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp , vào các năm: 1946,.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> GV: Nhận xét, kết luận GV: Nêu câu hỏi HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. GV: Nêu câu hỏi HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. HĐ 3. Luyện tập 11’ * Mục tiêu: Vận dụng hhiểu biết giải quyết các vấn đề đạo đức và pháp luật. * Cách tiến hành - GV: Hướng dẫn h/s làm bài tập 1 (tr 54). - HS hoạt động cá nhân, trả lời. - GV nhận xét và kết luận. - GV: Hướng dẫn h/s làm bài tập 3 (tr 58). - HS hoạt động cá nhân, trả lời. - GV nhận xét và kết luận.. 1959, 1980, 1992. Câu 6: Nội dung của Hiến pháp năm 1992 quy định những điều gì? - Quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước: Bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước. Câu 7: Nêu đặc điểm của pháp luật?, bản chất của pháp luật? * Đặc điểm - Tính quy phạm phổ biến - Tính xác định chặt chẽ - Tính bắt buộc * Bản chất pháp luật Việt Nam: Pháp luật nước CHXHCNVN thể hiện tính dân chủ XHCN và quyền làm chủ của công dân lao động. 3. Bài tập. * Bài tập 1 (tr 54) - ý đúng: b, d. * Bài tập 3 (tr 58) - Cơ quan Quyền lực nhà nước gồm: Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh. - Cơ quan Quản lí nhà nước gồm: Chính phủ, UBND quận, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở GD&ĐT, Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> - Cơ quan Xét xử :Tòa án nhân dân tỉnh - Cơ quan Kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 4. Củng cố ( 3/) - GV: Củng cố, hệ thống lại một số kiến thức trọng tâm. - HS: Nghe, ghi nhớ. 5. Hướng dẫn học bài ( 1/) - Về nhà các em ôn lại bài theo các nội dung ôn tập. - Giờ sau KT học kì II. ********************.

<span class='text_page_counter'>(112)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×