Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Chien luoc phat trien giao duc giai doan 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.15 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH SƠN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HƯƠNG CẦN. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS HƯƠNG CẦN, HUYỆN THANH SƠN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020. Hương Cần, tháng 01 năm 2015.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS HƯƠNG CẦN, HUYỆN THANH SƠN GIAI ĐOẠN 2015- 2020 Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào” xác định mục tiêu đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. I. Phân tích môi trường 1. Môi trường bên trong 1.1. Điểm mạnh Trường THCS Hương Cần tiền thân là trường cấp II Hương Cần, được thành lập tháng 9 năm 1976, qua nhiều lần sát nhập, chia tách và đổi tên trường, từ tháng 9 năm 2001 trường chính thức đổi tên thành trường THCS Hương Cần. Đến nay trường THCS Hương Cần đã có một khuôn viên riêng biệt, gọn gàng, xanh, sạch, đẹp. Trường có đủ phòng học một ca, các phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng bố trí khoa học hợp lý, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng tốt cho việc giáo dục toàn diện học sinh. Tháng 8 năm 2012 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Sau 40 năm hoạt động nhà trường từng bước phát triển bền vững và ngày khẳng định tầm vóc và chất lượng giáo dục hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước. Nhiều năm nhà đều đạt danh hiệu trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Nhà trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia tháng 8 năm 2012. * Các tổ chức đoàn thể trong trường: Chi bộ Đảng đạt chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu, nhiều năm được Đảng bộ xã Hương Cần tặng giấy khen. Công đoàn đạt công đoàn vững mạnh xuất sắc được Liên đoàn lao động huyện Thanh Sơn tặng giấy khen . Liên đội đạt liên đội vững mạnh được Huyện đoàn tặng giấy khen. Về đội ngũ Năm học 2015-2016 nhà trường có 38 viên chức: Cán bộ quản lý: 03; Trình độ đại học: 03. Giáo viên trực tiếp giảng dạy là 32 đ/c. Số giáo viên đạt chuẩn đào tạo là: 31/32 = 96,9%. 1.1.1..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Số giáo viên trên chuẩn đào tạo là: 26/ 32 = 81,3% Số giáo viên đang học đại học : 01 Đảng viên : 22 ( nữ 9 : 80 %; dân tộc: 05); Đoàn viên : 18. Nhân viên: 03 Chất lượng đội ngũ: Đa số giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, nhiều giáo viên tích cực đổi mới phương phát dạy học và phấn đấu trở thành giáo viên giỏi các cấp. Giáo viên dạy giỏi cấp trường: Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; kết quả: 01 giải nhất, 03 giải nhì, 03 giải ba; Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: có 02 giáo viên đăng ký dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện; đạt: 01 giải nhì Đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, làm việc nề nếp, kỷ cương, có ý thức xây dựng đoàn kết học hỏi cùng phát triển, CBQL và trưởng các đoàn thể luôn gương mẫu, thống nhất, đoàn kết trong công việc. Mọi hoạt động của trường công khai dân chủ, thống nhất trong kế hoạch và tổ chức thực hiện. Về học sinh Năm học 2014-2015 có 12 lớp với 385 học sinh; năm học 2015-2016 có 13 lớp với 396 học sinh. Cụ thể : * Học sinh : Trong đó. Toàn trường 396. Lớp 6. Lớp 7. Lớp 8. Lớp 9. 93. 124. 102. 77. * Xếp loại hạnh kiểm năm học 2014-2015: Khối TSHS. Tốt TS. Khá. %. TS. %. TB TS. Yếu. %. 6. 125. 85. 68.0. 40. 32.0. 0. 0.0. 7. 101. 64. 63.4. 31. 30.7. 6. 5.9. 8. 78. 55. 70.5. 22. 28.2. 1. 1.3. 9. 81. 48. 59.3. 31. 38.3. 2. 2.5. +. 385. 252. 65.5. 124. 32.2. 9. 2.3. TS. %. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Xếp loại học lực năm học 2014-2015: Khối TSHS. Giỏi. Khá. TB. Yếu. TS. %. TS. %. TS. %. TS. %. 6. 125. 10. 8.0. 52. 41.6. 60. 48.0. 3. 2.4. 7. 101. 7. 6.9. 43. 42.6. 51. 50.5. 0. 0.0. 8. 78. 7. 9.0. 32. 41.0. 38. 48.7. 1. 1.3. 9. 81. 8. 9.9. 32. 39.5. 41. 50.6. 0. 0.0. +. 385. 32. 8.3. 159. 41.3. 190. 49.4. 4. 1.0. Ghi chú. +Học sinh giỏi các cấp : HSG Cấp Huyện TS 13. HSG Cấp Tỉnh. Trong đó Nhất. Nhì. Ba. KK. 0. 0. 4. 9. TS 02. Trong đó Nhất. Nhì. Ba. KK. 0. 0. 0. 0. 1.1.3. Cơ sở vật chất Phòng học : 13 ( kiên cố 10/13 =77%) đảm bảo quy định về bàn ghế, hệ thống bảng trong các lớp học (100% bảng từ) đảm bảo cho dạy và học. Có 05 phòng chức năng và hệ thống các phòng khác phục vụ hoạt động nhà trường. Thiết bị phục vụ cho dạy học được trang bị đầy đủ và được sử dụng thường xuyên, có hiệu quả. Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện tiên tiến xuất sắc năm 2009. 1.1.4. Công nghệ thông tin Trường được trang bị 02 máy chiếu đa năng (máy tính, máy chiếu, màn) phục vụ hoạt động nhà trường. Trường có 02 phòng học tin học với tổng số: 24 máy và các phòng chức năng trong nhà trường được nối mạng Internet. Nhiều giáo viên đã nối mạng Internet, biết khai thác thông tin trên mạng phục vụ cho quản lý và dạy học. 1.1.5. Đổi mới công tác quản lý tài chính.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Mọi khoản thu, chi của nhà trường đều mở sổ sách theo dõi thường xuyên, dưới sự giám sát của Ban thanh tra nhân dân và được công khai dân chủ trước toàn thể giáo viên, phụ huynh trong toàn trường. Thu ngoài ngân sách đều được sự thỏa thuận của phụ huynh, thu đúng mục đích vì sự hưởng lợi của học sinh. Các hoạt động của nhà trường liên quan đến việc sử dụng kinh phí đều được lập dự trù qua kế toán nhà trường và quyết toán đúng nguyên tắc tài chính. 1.1.6. Hoạt động dạy và học Thực hiện nghiêm túc chương trình, nội dung kế hoạch dạy học. Thực hiện đầy đủ các môn học theo qui định và môn tự chọn tin học. Thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, nghề phổ thông cho học sinh đầy đủ. 1.1.7. Lãnh đạo và quản lý nhà trường CBQL nhà trường đều có trình độ đại học, đoàn kết gương mẫu trước tập thể, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, làm việc theo kế hoạch. Năng động sáng tạo, có tinh thần đấu tranh phê và tự phê tốt, lãnh và chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. 1.2. Điểm yếu 1.2.1. Đội ngũ Một số giáo viên có tuổi đời cao nên việc tiếp cận với công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế. 1.2.2. Học sinh Một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và một số học sinh thuộc hộ nghèo; học sinh mồ côi; học sinh con các gia đình đã ly dị phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện. 1.2.3. Cơ sở vật chất - Thiết bị CSVC ngày càng được củng cố. Thiết bị dạy học nhanh hỏng, chất lượng còn nhiều hạn chế, các phòng chức năng còn thiếu phải dùng nhà tạm, thiết bị tuy đã được đầu tư song chưa đồng bộ. 1.2.4. Tài chính Nguồn tài chính nhà nước cấp hàng năm chủ yếu chi trả lương, còn chi khác rất eo hẹp. Nguồn xã hội hoá giáo dục còn hạn chế. Chủ yếu phục vụ cho các hoạt động chuyên đề, không có để mua sắm, trang bị, sửa chữa lớn. 1.2.5. Hoạt động dạy học.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Việc đổi mới PPDH của một số giáo viên chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Một số giáo viên còn chậm tiếp cận với công nghệ thông tin nên việc đổi mới giáo dục còn nhiều hạn chế. 2. Môi trường bên ngoài 2.1. Thuận lợi Hương Cần là địa phương giàu truyền thống cách mạng, có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng tổ quốc, đã được Chủ tịc nước phong tặng danh hiệu Anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Hương Cần là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa mang đậm bẳn sắc văn hóa dân tộc Mường. Đình Khoang đã được công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh, địa phương tổ chức các hoạt động lễ hội vào dịp đầu xuân, thông qua các hoạt động lễ hội học sinh hiểu được và hình thành ý thức gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của HĐND-UBND, Phòng GD&ĐT Huyện Thanh Sơn và các cấp uỷ, chính quyền, ban ngành, đoàn thể của xã Hương Cần Kinh tế của xã Hương Cần đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân đã được nâng lên, các gia đình có điều kiện cho con em ăn học. 2.2. Khó khăn Địa bàn dân cư của xã Hương Cần rộng, các vấn đề xã hội khá phức tạp, nhiều tiêu cực xã hội tác động đến học sinh. Một bộ phận nhân dân còn khó khăn về kinh tế, ít quan tâm đến việc học hành của con em. Một số gia đình không đoàn tụ con cái chia ly bố mẹ phải ở với ông bà, thiếu sự chăm nom về thể chất cũng như học tập. Công nghệ thông tin phát triển, nhiều quán Chát, trò chơi điện tử đã lôi kéo một số học sinh đến chơi ảnh hưởng tới việc học hành. 2.3. Các vấn đề chiến lược. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, giữ vững các tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia. Tiếp tục xây dựng kế hoạch trong xây dựng đảm bảo đủ phòng học, phòng chức năng đáp ứng được quy mô phát triển lớp, học sinh trong giai đoạn tiếp theo, củng cố CSVC và nâng cao chất lượng dạy và học. 2.3.1. Danh mục vấn đề. - Tổ chức và quản lý - Đội ngũ giáo viên - Cơ sở vật chất thiết bị trường học.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục - Hoạt động và chất lượng giáo dục 2.3.2. Nguyên nhân của vấn đề. Một số giáo viên chậm đổi mới, hạn chế trong việc tiếp cận với công nghệ thông tin, dạy học theo lối cũ. Còn thiếu thiết bị dạy học hiện đại và phòng chức năng. Công tác xã hội hoá giáo dục còn khiêm tốn. Chưa lám tốt việc tư vấn cho học sinh. 2.3.4. Các vấn đề cần ưu tiên giải quyết. - Tổ chức và quản lý - Đội ngũ giáo viên - Cơ sở vật chất thiết bị trường học - Thực hiện công tác XHH giáo dục - Hoạt động và chất lượng giáo dục II. Định hướng chiến lược. 1. Sứ mạng Giúp học sinh tự tin, tự chủ, sáng tạo. Tạo dựng môi trường học tập lành mạnh để mỗi học sinh đều được chăm sóc tốt có cơ hội phát huy tiềm năng và tư duy sáng tạo. 2. Giá trị cơ bản - Tinh thần đoàn kết - Lòng nhân ái. - Tinh thần trách nhiệm. - Tính trung thực. - Tính sáng tạo. - Khát vọng vươn lên. 3. Tầm nhìn Là một trong những trường có chất lượng giáo dục đứng đầu của huyện. Có đầy đủ điều kiện giúp học sinh được giáo dục toàn diện “Đức-Trí- Thể- Mỹ”. III. Mục tiêu chiến lược Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, phấn đấu giữ vững các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn Quốc gia. Được đánh giá đạt chuẩn cấp độ III..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1. Mục tiêu chung Là địa chỉ tin cậy về chất lượng giáo dục cho học sinh THCS. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên Trình độ : Phấn đấu đến 2020:100% giáo viên trình độ đai học Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đánh giá có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng được các yêu cầu giáo dục trong thời kỳ hội nhập. Từ nay đến 2020 :100% cán bộ giáo viên ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào dạy học. 2.2. Học sinh Quy mô : Từ nay đến 2020 duy trì 16 lớp với khoảng 530 học sinh. Chất lượng học tập : Từ năm học 2015 - 2020 phấn đấu học lực giỏi 10-12%, học lực khá 4045%, học lực yếu dưới 5% Thi học sinh giỏi cấp huyện hàng năm phấn đấu đạt 20-30 giải, cấp tỉnh 5 giải trở lên Đến năm 2020 phấn đấu học lực khá giỏi trên 70%,học lực yếu dưới 2% Chất lượng đạo đức kỹ năng sống : Chất lượng đạo đức khá, tốt đạt 95% trở lên, trung bình dưới 5% Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phòng chống tai nạn…. 2.3. Cơ sở vật chất Phòng học, phòng bộ môn, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp, riêng phòng học bộ môn phấn đấu đủ tiêu chuẩn theo quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 16/7/2008 Trang thiết bị nội thất của phòng học bộ môn là loại chuyên dùng đáp ứng được yêu cầu đặc thù của bộ môn Có nhà đa năng tối thiểu đạt 200m2 được trang bị theo hướng hiện đại, Xây dựng môi trường sư phạm " xanh- sạch- đẹp" 3. Phương châm hành động: " Chất lượng giáo dục tốt luôn là mục tiêu của mỗi giáo viên và của nhà trường" IV. Các giải pháp chiến lược.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1. Phát triển đội ngũ Có phẩm chất chính trị và đạo đức nhà giáo . Có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm tốt. Có tinh thần trách nhiệm, khát vọng vươn lên, hợp tác và sáng tạo. 2. Đổi mới dạy học Giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, SGK của các môn học được phân công giảng dạy, có kiến thức chuyên sâu, khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp THCS để nâng cao hiệu quả dạy học. Giáo viên có kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học của cấp THCS và vận dụng vào việc lựa chọn PPDH, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh và cách ứng sử giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh. 3. Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ Tham mưu với UBND huyện xây dựng mới thêm 6 phòng học kiên cố, đảm bảo dủ số phòng học đáp ứng được quy mô phát triển về số lớp và số học sinh. Mở rộng diện tích sân thể dục thêm 4000 m2, đáp ứng nhu cầu rèn luyện thể chất cho học sinh. Bảo quản sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ hiện có, thường xuyên sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học. Sửa chữa, bảo dưỡng, mua sắm bổ sung CSVC phục vụ hoạt động nhà trường. 4. Nguồn lực tài chính Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực đã có của trường. Quản lý các nguồn lực công khai, minh bạch. Nâng cao ý thức trách nhiệm về huy động nguồn lực cho mỗi thành viên của nhà trường. Xây dựng chiến lược huy động nguồn lực. Mở rộng hoạt động cho các tổ chức, đoàn thể thành lập các quỹ huy động nguồn lực. 5. Quan hệ với cộng đồng Tăng cường mối quan hệ, tham gia các hoạt động với các bên liên quan: chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn, cha mẹ học sinh. Xây dựng môi trường mô phạm. Đầu tư, nuôi dưỡng các kết quả đã đạt được..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 6. Lãnh đạo và quản lý nhà trường Hiệu trưởng có vai trò kép là lãnh đạo và quản lý. Trong đó: - Lãnh đạo để luôn có sự thay đổi và phát triển bền vững - Quản lý để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt tới mục tiêu. Những vấn đề then chốt đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường phổ thông là: - Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi ở trường phổ thông - Lập kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường - Phát triển đội ngũ nhà trường - Xây dựng phát triển văn hoá nhà trường - Huy động nguồn lực giáo dục - Phát triển và giáo dục toàn diện học sinh V. Đề xuất tổ chức thực hiện và đánh giá, giám sát kế hoạch chiến lược. 1. Cơ cấu tổ chức CBQL, GV, NV trong nhà trường là lực lượng cơ bản, quyết định sự thắng lợi của kế hoạch chiến lược. Chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp góp phần quan trọng cho thành công của kế hoạch chiến lược 2. Chỉ đạo thực hiện Hiệu trưởng là người lãnh chỉ đạo và quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện mục tiêu chiến lược. Từ mục tiêu chiến lược để xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn hoặc chuyên đề, các hoạt động, phong trào nhằm thực hiện được các mục tiêu chiến lược đề ra. 3.Tiêu chí đánh giá Dựa vào các văn bản pháp quy để xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá kết quả đạt được của kế hoạch chiến lược. 4. Hệ thống thông tin phản hồi - Hệ thống thông tin phản hồi nội bộ trong trường, hai chiều. - Hệ thống thông tin phản hồi giữa nhà trường với bên ngoài. 5.Phương thức đánh giá sự tiến bộ Để đánh giá sự tiến bộ cần đưa ra các chỉ số đo kết quả thực hiện kế hoạch chiến lược. Các chỉ số đo phải cụ thể, xác định được thời gian hoàn thành trong từng lĩnh vực hoạt động của nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> VI. Đề xuất và kiến nghị. 1. Với HĐND, UBND Huyện Thanh Sơn Quan tâm đầu tư về đội ngũ có năng lực chuyên môn giỏi, có đủ nhân viên theo quy định để nhà trường làm tốt công tác giáo dục toàn diện và bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên giỏi. Quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, xây dựng 6 phòng để nhà trường có đủ phòng chức năng phục vụ hoạt động giáo dục trong nhà trường. Bộ sung diện tích đất làm sân tập thể dục. 2. Với phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Thanh Sơn Quan tâm đầu tư về đội ngũ có năng lực chuyên môn giỏi, có đủ nhân viên theo quy định để nhà trường làm tốt công tác giáo dục toàn diện và bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên giỏi. 3. Với Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Hương Cần Chỉ đạo các ban ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia giáo dục học sinh. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Huy động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng nhà trường. Nơi nhận: - UBND Huyện Thanh Sơn; (B/c) - Phòng GD&ĐT Thanh Sơn; (B/c) - Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Hương Cần; (B/c) - Lưu: VT. HIỆU TRƯỞNG. Đặng Trần Nhiên. PHÊ DUYỆT CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

×