Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.06 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết được một số công việc của người thợ may (đo, cắt, may, bấm khuy-đính nút, ủi, sản phẩm ) - Trẻ biết được dụng cụ của nghề may như: Máy khâu( máy may), kim, chỉ, vải, thước dây, thước gỗ, phấn, kéo… - Biết được quy trình công việc của người thợ may. - Trẻ biết nhờ có cô, bác thợ may mà mọi người có quần áo để mặc. 2. Kỹ năng - Trẻ xếp tranh theo quy trình công việc người thợ may - Có kỹ năng trả lời câu hỏi, có sự hợp tác trong nhóm chơi. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động - Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng người thợ may, từ đó biết giữ quần áo sạch sẽ, gọn gàng. - Đoàn kết với bạn khi tham gia trò chơi II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô - Giáo án , máy tính, ti vi - Thiết kế những hình ảnh về nội dung bài học: Phim, nhạc, hình ảnh ( đo, cắt, may, bấm khuy-đính nút, ủi, quần, áo, váy ), đồ dùng của nghề may, bài tập - Que chỉ - Đồ dùng của nghề may: thước dây, kéo, phấn, thước gỗ, chỉ may, vải, nút áo... ( vật thật) 2. Đồ dùng của trẻ - 3 hộp, mỗi 1 hộp để 1 loại: váy, quần, áo, móc đồ - Mỗi cháu 1 bộ lô tô về quy trình thực hiện của nghề may, 1 bảng cài - Bài tập khoanh tròn: 6 bài - Bút dạ: 6 cây - Giá tạo hình, kẹp - Một số phụ kiện: Kính mắt, Mũ, Khăn quàng cổ... III. CÁCH TIẾN HÀNH.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nội dung 1.Ổn định tổ chức – gây hứng thú (1-2 phút) 2.Nội dung chính (28 - 29 phút ). Tổ chức hoạt động. Hoạt động của trẻ. - Cho trẻ chơi trò chơi : Dệt vải - Các con vừa chơi trò chơi gì? - Dệt vải để làm gì?. - Trẻ chơi cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. Hoạt động 1: Bé biết gì về nghề may ( 3-4 phút) - Chia lớp làm 3 nhóm cùng tham gia - Trẻ chia làm 3 nhóm khám phá CHIẾC HỘP BÍ MẬT - Cho trẻ khám phá hộp quà, cùng nhau - Đại diện của nhóm thảo luận và cử 1 bạn lên trình bày lên lấy hộp quà và cùng nhau thảo luận + Nhóm 1: Áo (áo thun, áo sơ mi...) - Đại diện từng nhóm + Nhóm 2: Váy, Đầm lên trình bày + Nhóm 3: Quần dài, Quần sọc - Cô tóm ý và hỏi trẻ: - Trẻ lắng nghe và trả + Con thấy những cái áo, cái quần, váy lời này như thế nào? + Ai là người làm ra những sản phẩm này? + Người thợ may làm như thế nào? => Để biết được có phải người thợ may đã - Trẻ lắng nghe làm những công việc mà các con vừa kể hay không hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu Hoạt động 2: Bé tìm hiểu về nghề may ( 16-17 phút) - Cho trẻ xem phim về nghề may - Cả lớp xem phim - Các con vừa xem phim nói về nghề gi? - Trẻ trả lời - Để may được cái quần, áo, váy đầu tiên - Trẻ trả lời: Đo người thợ may làm gì? + Vì sao phải đo? - Để biết số đo của từng người mập, ốm, cao, thấp - Sau khi đo xong người thợ may làm gì? - Trẻ trả lời: Cắt - Cắt xong rồi làm gì? - Trẻ trả lời: May - Theo các con như vậy là đã hoàn thành - Trẻ trả lời sản phẩm chưa? - Người thợ may sẽ làm gì tiếp theo - Bấm khuy-đính nút cho áo, quần ) + Tại sao lại phải bấm khuy, đính nút? - Trẻ trả lời - Muốn quần áo được phẳng người thợ - Trẻ trả lời may làm gì?.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Như vậy để hoàn chỉnh 1 sản phẩm phải thực hiện các công việc gì? =>Cô tóm ý và cho trẻ biết các công việc của người thợ may: Đo - Cắt - May Bấm khuy, đính nút - ủi - Thành sản phẩm - Vậy cần những đồ dùng gì trong quá trình làm việc?. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe và trả lời cùng cô. - Trẻ kể tên các đồ dùng của nghề may: thước dây, thước gỗ, kéo, máy may, kim, chỉ, bàn ủi... - Cho trẻ xem một số đồ dùng của nghề - Trẻ quan sát may bằng vật thật, hình ảnh trên máy vi tính, kết hợp hỏi trẻ về công dụng của một số đồ dùng: + Thước dùng làm gì? - Dùng để đo, vẽ + Dùng cái gì để may? - Máy may + Vì sao chỉ may lại có nhiều màu? - May cho từng màu vải - Theo các con mình có nên chơi với các - Trẻ trả lời theo ý trẻ đồ dùng này không? Vì sao? =>Cô tóm ý và giáo dục cháu không nên - Trẻ lắng nghe chơi vói những đồ dùng nguy hiểm như kéo, bàn ủi, máy may... - Ngoài may quần, áo, váy người thợ may - Trẻ kể còn may được những gì? ( áo gối, mềm, mùng, rèm cửa...) - Nơi làm việc của người thợ may là ở - Trẻ trả lời đâu? =>Cho trẻ biết nơi làm việc của người thợ - Trẻ lắng nghe may tại gia đình, tiệm may, nhà máy, xí nghiệp - Để chúng mình có những bộ quần áo đẹp - Trẻ lắng nghe và trả thì các bác thợ may phải làm mất nhiều lời thời gian + Các con có yêu quý các cô, chú thợ may không? + Yêu quý các cô, chú thợ may con sẽ làm gì? =>Thợ may là 1 nghề trong cuộc sống, phục vụ cho nhu cầu của con người vì vậy các con phải biết yêu quý và kính trọng những cô, chú làm nghề may, biết giữ quần áo sạch sẽ, gọn gàng - Ngoài nghề may các con còn biết những nghề nào? - Trẻ trả lời.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hoạt động 3: Cùng nhau thi tài (7- 8 phút) + Trò chơi 1: Ai nhanh nhất - Cách chơi: Cho trẻ tự lấy đồ dùng và về - Trẻ lắng nghe và thực chỗ ngồi xếp lô tô về quy trình công việc hiện của nghề may. - Cô theo dõi và giúp đỡ trẻ khi cần thiết + Trò chơi 2: Khoanh tròn đồ dùng sản phẩm của nghề may - Cách chơi: Chia trẻ ra 6 nhóm, mỗi nhóm một tranh, trong bức tranh có nhiều hình ảnh về đồ dùng, sản phẩm của một số nghề. Nhiệm vụ của các nhóm là cùng nhau thảo luận và dùng bút khoanh tròn đồ dùng, sản phẩm của nghề may. - Thời gian là 1 bản nhạc , sau thời gian quy định, nhóm nào khoanh tròn được nhiều kết quả đúng nhóm đó sẽ thắng cuộc - Tổ chức cho trẻ chơi - Nhận xét kết quả của các nhóm chơi 3. Kết thúc - Trình diễn thời trang (3 - 4 phút) - Cô giới thiệu buổi ra mắt sản phẩm, cho trẻ tự chuẩn bị trang phục .. - Trẻ lắng nghe và tham gia chơi. - Trẻ chuẩn bị thêm các phụ kiện như kính mắt, đội mũ, quàng khăn.... và tham gia biểu diễn thời trang.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THỊ XÃ NINH HÒA TRƯỜNG MẦM NON NINH AN. HỘI THI GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2015 – 2016. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Tên đề tài: BÉ TÌM HIỂU VỀ NGHỀ MAY Chủ đề: Nghề nghiệp Lĩnh vực : Phát triển nhận thức Độ tuổi : 5- 6 tuổi Thời gian: 30 – 35 phút Ngày dạy : 10/12/2015 Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THANH THỦY.
<span class='text_page_counter'>(6)</span>