Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hoa hoc tro 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.65 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Họ và tên: Phạm Văn Hiển</b>


<b>Đơn vị: Trường Tiểu học Cơng Bình</b>
<b>Giáo án: Tập đọc – Tuần 23 </b>


<b>Bài: HOA HỌC TRÒ</b>
<b>A) Mục tiêu</b>


<b>1. Kiến thức: </b>


<b>- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Phượng, vơ tâm, phần tử, tin thắm…</b>


- Hiểu nội dung bài: Bài văn tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với
những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.


- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu.
<b>2. Kĩ năng: </b>


- Học sinh đọc đúng các từ khó.


- Đọc trơi chảy tồn bài, ngắt nghỉ ở các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc diễn cảm
toàn bài với giọng nhẹ nhàng ,tình cảm, biết nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp đặc biệt
của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.


<b>3. Thái độ: </b>


Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp của hoa phượng. Từ đó biết yêu trường,
lớp, yêu bạn bè, yêu tuổi học trò.


<b>B) Đồ dùng dạy- học:</b>



- GV: Tranh ảnh về hoa phượng, Viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc trên
máy.


- HS: SGK, vở ghi
<b>C) Các hoạt động dạy- học:</b>
<b> I - Ổn định tổ chức</b>


<b>II - Bài cũ </b>


- 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chợ tết – HS khác nhận xét.
- 1 HS trả lời câu hỏi trong SGK.


<b>(*- Có thể yêu cầu HS nêu nội dung của bài.)</b>
<b>III - Bài mới </b>


<i><b>1. Giới thiệu bài :</b></i>


- HS quan sát tranh minh hoạ.
- Bức tranh vẽ cảnh gì?


<i>(Cảnh các bạn học sinh đang chuyện trị dưới tán cây phượng có những chùm hoa đỏ</i>
<i>rực.)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b> 2. Nội dung bài</b></i>
<i><b>a. Luyện đọc:</b></i>


*- Gọi 1 HS đọc toàn bài văn.
- GV nhận xét HS đọc.


- Bài văn chia làm mấy đoạn?


- Bài văn chia làm 3 đoạn:


- Đoạn 1: Từ đầu… <i>đậu khít nhau</i>


- Đọan 2: <i>Nhưng hoa càng đỏ…. bất ngờ vậy</i>?
- Đoạn 3: <i>Bình minh… câu đối đỏ.</i>


*-GV cho 3 HS nối tiếp đọc bài ( 1 lượt), kết hợp sửa cách phát âm. Nếu HS phát âm
sai tiếng nào thì GV yêu cầu dừng lại đọc lại tiếng phát âm sai, nếu vẫn phát âm sai thì cho
HS khác phát âm lại, nếu HS nầy vẫn phát âm sai thì đến lượt GV phải phát đọc.


- Dự kiến các từ khó đọc viết lên bảng (<i>đóa,loạt, tán hoa lớn xịe ra, lá me non , nỗi</i>
<i>niềm bông phượng…)</i>


*- Cho 3 HS đọc nối tiếp cả bài (1 lượt), GV cho lớp tìm câu dài khó ngắt nhịp và ghi
lên bảng, cho 1 HS đọc lại và HS khác nhận xét và cho biết vị trí ngắt nhịp.


- Dự kiến những câu cần tìm <i>“Mỗi hoa/ chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi;</i>
<i>người ta quên đóa hoa, chỉ nghỉ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra/ như mn</i>
<i>ngàn con bướm thắm/ đậu khít nhau.”</i>


“<i>Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?”</i>
<i>“ Hè đến rồi!”</i>


*- Mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài – 1 HS đọc phần chú giải.
*- Mời 3 HS xung phong đọc nối tiếp 3 đoạn của bài


<i><b>*GV: Đọc mẫu toàn bài yêu cầu HS lắng nghe để xem đọc bài này với giọng như</b></i>
<i><b>thế nào và nhấn giọng ở những từ ngữ nào?</b></i>



(Giọng nhẹ nhàng, suy tư; nhấn giọng những từ ngữ được dùng một cách ấn tượng để
tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng; sự thay đổi bất ngờ của màu hoa phượng theo thời gian).
<i><b>b. Tìm hiểu bài:</b></i>


* Cho HS đọc thầm đoạn 1


<b>1. Tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều?</b>


<i>(Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây… đậu</i>
<i>khít nhau.)</i>


<b>2. Em hiểu </b><i>Đỏ rực</i><b> có nghĩa như thế nào? </b><i>(đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng).</i>


<b>3 Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số</b>
<b>lượng hoa phượng, dùng như vậy có gì hay?</b>


<i>(Dùng biện pháp so sánh ( so sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm ) để</i>
<i>miêu tả hoa phượng nở rất nhiều và rất đẹp.)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

(2 HS nhắc lại)


*- Cho học sinh đọc thầm 2 đoạn còn lại


<b>4. Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trị”?</b>


<i>(Vì phượng là cây bóng mát được trồng rất nhiều ở sân trường nên rất gần gũi, quen</i>
<i>thuộc với hoa học trò. Hoa phượng nở vào mùa hè, gợi nhớ đến mùa thi và những ngày hè,</i>
<i>hoa phượng gắn liền với những kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò).</i>


*- Cho học sinh đọc thầm cả 3 bài.



<b>5. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?</b>


<i>(Hoa phượng nở đỏ rực, đẹp khơng phải ở một đố mà là cả một loạt, cả 1 vùng, cả</i>
<i>một góc trời đỏ rực, màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.)</i>


<b>6. Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trị cảm giác gì? Vì sao?</b>


<i>(Cảm giác vừa buồn lại vừa vui và náo nức. Buồn vì báo hiệu năm học sắp kết thúc,</i>
<i>phải xa trường, thầy cô, bạn bè .Vui vì báo hiệu được nghỉ hè,hứa hẹn những ngày hè lí thú.)</i>


<b>7. Hoa phượng cịn có gì đặc biệt làm ta náo nức?</b>


(<i>Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ , màu đỏ rực lên như đến ngày Tết nhà nhà đều</i>
<i>dán câu đối đỏ.)</i>


<b>8. Ở đoạn 2 tác giả đã dùng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của lá</b>
<b>phượng?</b>


<i>(Tác giả đã dùng thị giác, vị giác và xúc giác để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng.)</i>


<b>9 Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?</b>


<i>(Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ cịn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu.Dần dần,</i>
<i>số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hòa với với mặt trời chói lọi, màu phượng</i> <i>rực lên</i>.)


- Cho HS rút ra ý 2, GV ghi lên bảng
<b>Ý 2: Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng</b>
(2 HS nhắc lại)



* GV: Với cách miêu tả đầy chất thơ của Xuân Diệu, tác giả giúp ta cảm nhận được vẻ
đẹp độc đáo của hoa phượng, một loài hoa rất gần gũi gắn bó với tuổi học trị.


- Nội dung bài nói gì?


<i>Nội dung:</i> <b>Bài văn tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ</b>
<b>niệm và niềm vui của tuổi học trò.</b>


(2 HS nhắc lại)
<i><b>c. Luyện đọc diễn cảm:</b></i>


<i> Đoạn 1</i>


- GV mời 1HS đọc đoạn 1 – Lớp nhận xét bạn nhấn giọng, ngắt giọng đã hợp lí chưa?
Bạn đã nhấn giọng vào những từ ngữ nào?


- GV treo bảng phụ gạch sẵn các từ ngữ nhấn giọng.


- Mời 1 HS đọc lại đoạn 1 – Gọi 1 HS xung phong đọc lại.


*GV cho HS luyện đọc theo nhóm đơi, bạn này đọc đoạn 1, bạn kia lắng nghe và sửa
lỗi cho bạn; sau đó làm ngược lại.


- GV đến từng bàn xem xét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>IV- Củng cố - dặn dò: </b>


- Qua bài đọc hơm nay, em có cảm nhận gì về cây phượng? Để cây phượng luôn xanh
tươi, làm đẹp cho đời chúng ta cần có những việc làm gì?



- Nhận xét giờ học.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×