Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

dap an Van 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.8 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN BÙ ĐĂNG PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2015-2016 Môn : NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút. (Đề gồm 01 trang) Câu 1. a. (1,5 điểm) Chép thuộc lòng một câu tục ngữ và cho biết câu tục ngữ đó thuộc mãng đề tài nào? b. (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 2. a. (1,0 điểm) Xác định và nêu mục đích của việc thêm trạng ngữ cho câu trong các ví dụ sau: 1. Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chúng ta hãy phấn đấu học tập tốt, rèn luyện tốt. 2 . Như một luồng gió lốc, bốn chiếc máy bay nối đuôi nhau ào tới. b.(1,5 điểm) Cho biết câu văn sau mở rộng thành phần nào và phân tích cấu trúc cú pháp của nó. Con mèo chạy làm đổ lọ hoa. Câu 3. (5 điểm) Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Hết GV coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên học sinh: ............................................................ SBD ...................... Họ và tên GV coi thi 1: ..................................................... Chữ kí .................... Họ và tên GV coi thi 2: ..................................................... Chữ kí .....................

<span class='text_page_counter'>(2)</span> V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý ( nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và phải đảm bảo thống nhất khi chấm thi. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CÂU ĐÁP ÁN 1(2,5 đ) a. - Chép chính xác câu tục ngữ đã học.. - Xác định đúng mãng đề tài của câu tục ngữ đã nêu. b.Ý nghĩa văn bản: Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước 2(2,5đ) a. Xác định trạng ngữ và mục đích 1. Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa TN chỉ mục đích 2. Như một luồng gió lốc TN chỉ cách thức b. Xác định và phân tích như sau: + Xác định đúng bộ phận mở rộng : cụm C - V làm chủ ngữ + Xác định đúng cấu trúc ngữ pháp: Con mèo chạy /làm đổ lọ hoa. CN. ĐIỂM 1,0 0,5 1,0. 0,5 0,5 0,5 1,0. VN. CN. VN. 3( 5,0đ) a. Kĩ năng:. Biết cách làm bài nghị luận chứng minh. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Bài viết có thể kết hợp yếu tố biểu cảm. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở kiến thức đã học về nghị luận chứng minh học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh - Trong cuộc sống nếu biết bền bỉ, kiên nhẫn thì sẽ thành công. - Nhân dân ta đã có bài học nhân sinh như thế :"Có công mài sắt, có ngày nên kim".. 0,5. - Giải thích khái quát câu tục ngữ : Mài sắt bằng phương pháp 0,5.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> thủ công để thành chiếc kim phải mất rất nhiều công sức, thời gian đòi hỏi sự khéo léo. Câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta phải kiên trì nhẫn nại - Chứng minh khẳng đinh luận điểm : Con người cần có lòng 2,0 kiên nhẫn, sáng tạo sẽ có thành công * Sử dụng dẫn chứng : + Tấm gương Bác Hồ khi học ngoại ngữ, nhờ kiên trì Bác đã đọc thông viết thạo 7 thứ ngoại ngữ + Tấm gương anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay, rèn luyện tập viết bằng chân, sau này trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. + Những vận động viên khuyết tật tập luyện trở thành vận động viên xuất sắc đạt giải cao Huy chương vàng, huy chương bạc trong các Đại hội TDTT dành cho người khuyết tật  họ là những tấm gương tiêu biểu về lòng kiên trì, bền bỉ. Trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng "Có công" có quyết tâm đã chiến thắng bản thân mình. + Dẫn chứng những tấm gương kiên trì, nhẫn nại để có thành công ở xung quanh chúng ta (người thực, việc thực). + Ngày nay có nhiều anh chị học xong lớp 12 đi thi đại học không phải đỗ ngay có thể năm sau, năm sau nữa "dùi mài kinh sử" mới đỗ… + Nhiều nhà Bác học phải mày mò, sáng chế không biết bao nhiêu năm tháng tạo ra những phát minh như Ê-đixơn - Nhà vật lý nổi tiếng đã phải thí nghiệm đến 1000 lần mới tìm được chất dùng làm dây tóc bóng đèn - Lật ngược vấn đề: bên cạnh đó còn có những người 0,5 nhụt chí…. - Làm thế nào để có được đức tính kiên trì 0,5. - Có thể lồng cảm nghĩ hoặc đánh giá, liên hệ bản thân khi 0,5 chứng minh.. - Nhận xét, đánh giá chung: Khẳng định : Đúng là "Có công mài sắt, có ngày nên kim", chúng ta có bền bỉ kiên nhẫn thì sẽ gặt hái những thành công như mong đợi. Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×