Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 7 Tiết: 25. Ngày soạn: 21 /09/2015 Ngày dạy: 28 /09 /2015 Văn bản. BÁNH TRÔI NƯỚC (Hồ Xuân Hương). I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương. - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ. - Tính chất đa nghiã của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Đọc diễn cảm, hiểu, phân tích được thơ Nôm Đường Luật. - Nhận biết được thể loại của văn bản. - Biết liên hệ kiến thức xưa và nay. 3. Thái độ - Giáo dục lòng tự hào, yêu quý các nhà thơ nữ. - Bồi dưỡng lòng nhân ái, cảm thông với những số phận đau thương, bất hạnh. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, sách tham khảo. 2. Học sinh: SGK, trả lời các câu hỏi trong SGK. III. Phương pháp: 1. Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, … 2. Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm. IV. Các bước lên lớp. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của Hs. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. Tìm hiểu chung Gv đọc mẫu.Gọi Hs đọc. 1. Đọc - Đọc giọng tha thiết, trầm ấm thể hiện sự cảm thông. 2. Chú thích Gv nhận xét cách đọc. ? Nêu vài nét về tác giả và tác phẩm? a. Tác giả, tác phẩm Hs dựa vào SGK trả lời câu hỏi. - Hồ Xuân Hương (? - ?), quê ở GV nxét, chốt KT. Quỳnh Lưu, Nghệ An sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Hồ Xuân là người thông minh tài hoa, có tài là thơ bằng chữ Nôm, được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. - “Bánh trôi nước” là một trong số những bài thơ tiêu biểu của HXH. ? Bài thơ có mấy lớp nghĩa? ở mỗi lớp nghĩa thể hiện nội dung gì? - Nghĩa đen: Tả thực chiếc bánh trôi nước..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Nghĩa bóng: Phẩm chất, thân phận người phụ nữ. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần giải thích từ khó. ? Theo em văn bản được chia làm mấy phần? HS trả lời GV nxét, chốt KT. Hoạt động 2: ? Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao? - Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Nhận dạng: + Số câu: 4 câu. + Số chữ: mỗi câu có 7 chữ. + Gieo vần: Chữ cuối của các câu 1 - 2 – 4. ? Với nghĩa thứ nhất bánh trôi nước được miêu tả như thế nào? - Món ăn quen thuộc, dân dã của người Việt Nam. - Màu sắc, hình dáng: Bánh có màu trắng, hình tròn, bánh trần được làm từ bột nếp. - Sự chìm nổi của bánh: Nước sôi bỏ bánh vào luộc, bánh sống thì chìm, chín thì nổi lên “Bảy nổi ba chìm”. - Phụ thuộc của chiếc bánh: Bánh đẹp hay xấu, lành hay bể, “rắn hay nát là phụ thuộc vào người làm bánh khéo hay không. - Thành phẩm: Bên trong ánh lên nhân màu hồng ngọt, thơm ngon và hấp dẫn. ? Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được hiện lên như thế nào? - Vẻ đẹp hình thức: Đẹp, đầy đặn (tròn), trắng. Điệp từ “vừa” tô đậm vẻ đẹp của người PN duyên dáng, phúc hậu. - Thân phận: Xinh đẹp nhưng long đong, truân chuyên, lận đận, chìm nổi trên dòng đời trong đục, đầy vơi (Hồng nhan bạc phân). Thân em, gió dập sóng dồi,… - Sự phụ thuộc của người PN: Cuộc đời của người phụ nữ vui hay buồn, sướng hay khổ, hạnh phúc hay bất hạnh phụ thuộc vào người chồng, không tự quyết định cuộc đời mình “ Xh trọng nam khinh nữ”. Tam tòng: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. - Phẩm chất của người phụ nữ: Dù cuộc đời chìm nổi, khó khăn, bất công thì người phụ nữ vẫn vượt lên hoàn cảnh, số phận. Son sắc, thủy chung, nhân hậu và vị tha với cuộc đời. GV: Hình ảnh ẩn dụ bánh trôi nước là hình ảnh ẩn dụ của người PN-XHPK. Bài thơ phản ánh chân thực cuộc đời, số phận người PN. Qua đây, ta thấy được tiếng lòng đồng cảm, thấu hiểu, thái độ trân trọng, tin yêu với người phụ nữ trong XHPK.. b. Từ khó: (sgk) 3. Bố cục - Miêu tả chiếc bánh trôi. - Thân phận người PN-XHPK. II. Tìm hiểu văn bản . 1. Nội dung. a. Hình ảnh chiếc bánh trôi - Tả thực bánh trôi nước về hình dáng, màu sắc, nhân bánh, quá trình làm bánh như vốn có ngoài đời (nghĩa thực).. b. Hình ảnh của người phụ nữ - Ca ngợi vẻ đẹp hình thức, trân trọng vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ. - Cảm thông chia sẻ với hình ảnh chìm nổi của họ..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> ? Trong hai nghĩa nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? - Hai nghĩa, nghĩa nào cũng chính xác, nhưng nghĩa thứ hai mới làm nên giá trị của bài thơ. ? Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong bài thơ là gì ? HS trả lời Gv nxét, chốt KT.. ? Từ những điều đã phân tích, em hãy cho biết ý nghĩa của bài thơ ? HS trả lời Gv nxét, chốt KT.. 2. Nghệ thuật - Vận dụng quy tắc của thơ Đl - Ngôn ngữ bình dị, gần gũi, các hư từ: vừa, lại, với, mặc dầu, mà. - Thành ngữ: “Bảy nổi ba chìm”, mô típ dan gian thân em. - Xây dựng hình ảnh ẩn, nhiều ý nghĩa (hình ảnh chiếc bánh trôi). 3. Ý nghĩa văn bản. Bánh trôi nước là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ.. Nâng cao: Sau khi học xong bài thơ “Bánh trôi nước” của thi sĩ Hồ Xuân Hương em có liên hệ ntn về người phụ nữ xưa và nay? Gợi ý: - Sè phËn bÊt h¹nh cña ngêi PN trong XHPK sèng phô thuộc, họ không có quyền quyết định cuộc đời mình . - Số phận của người phụ nữ ngày nay được bình đẳng hơn trong cả na lẫn nữ, họ có va trò và vị trí, tiếng nói hơn trong xã hội, họ tự làm chủ số phận của mình... 4. Củng cố: GV khắc sâu KT một số nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ. 5. Hướng dẫn tự học * Bài cũ: - Học bài: Học thuộc lòng 2 bài thơ, nắm nội dung và nghệ thuật. - Sưu tầm các câu ca dao hoặc câu thơ có cụm từ “ thân em”. * Bài mới: Soạn bài “Sau phút chia li” theo câu hỏi SGK. + Đọc diễn cảm. + Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản V. Rút kinh nghiệm. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. ............................................................................................................................................................. Tuần: 7 Tiết: 26. Ngày soạn: 21/ 09/2015 Ngày dạy: 28/ 09 /2015.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hướng dẫn đọc thêm.. SAU PHÚT CHIA LI ( Trích “ Chinh phụ ngâm khúc”) I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương. - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ. - Tính chất đa nghiã của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Đọc diễn cảm, hiểu, phân tích được thơ Nôm Đường Luật. - Nhận biết được thể loại của văn bản. 3. Thái độ - Giáo dục lòng tự hào, yêu quý các nhà thơ nữ. - Bồi dưỡng lòng nhân ái, cảm thông với những số phận đau thương, bất hạnh. II. Chuẩn bị 1- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, sách tham khảo. 2- Học sinh: SGK, trả lời các câu hỏi trong SGK. III. Phương pháp: 1. Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, … 2. Kĩ thuật dạy học: IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của Hs. 3. Bài mới Giới thiệu bài: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ có vị trí vô cùng quan trọng, với cuộc sống lênh đênh vất vả khổ cục với tháI độ trọng nam khinh nữcủa xh xưa đã thể hiện khá rõ trong vb mà các em sẽ được học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. Tìm hiểu chung. 1.Chú thích ? Em hãy cho biết vài nét về tác giả Đặng Trần a.Tác giả Côn và Đoàn Thị Điểm? - Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục sống HS dựa vào SGK trả lời vào khoảng nữa đầu thế kỉ XVIII. GV nxét, chốt KT. - Đoàn Thị Điểm ( 1705 _ 1748) người phụ nữ có tài sắc,người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc nay huyện Yên Mĩ tỉnh Hưng Yên. ? Đoạn trích được diễn Nôm theo thể nào? b.Tác phẩm HS trả lời Đoạn trích thể hiện nỗi sầu của người vợ ngay - Song thất lục bát sau khi tiễn chồng ra trận. Gv gọi Hs đọc đoạn trích 2. Đọc GV lưu ý: đọc to, rõ ràng. Nâng cao: Yêu Cầu hs đọc diễn cảm ? Đoạn trích chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn mấy câu? - Ba đoạn,mỗi đoạn 4 câu..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hoạt động 2: ? Bốn câu đầu nêu lên nội dung gì? ? Nỗi sầu đó được gợi tả như thế nào? Đoạn trích dùng nghệ thuật gì để gợi tả? HS trả lời - Bằng phép đối “chàng thì đi – thiếp thì về”tác giả cho thấy thực trạng của cuộc chia li.Chàng đi vào cõi vất vả,thiếp thì vò võ cô đơn ? Hình ảnh “tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” có tác dụng gì? - Hình ảnh “mây biếc,núi ngàn” là các hình ảnh góp phần gợi lên cái độ mênh mông cái tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li. GV gọi Hs đọc 4 câu tiếp. ? Bốn câu tiếp theo diễn tả điều gì? HS trả lời: Gợi tả thêm nỗi sầu chia li. ? Tác giả dùng nghệ thuật gì diễn tả nỗi sầu? HS trả lời: - Phép đối + điệp ngữ và đảo vị trí hai địa danh Hàm Dương ,Tiêu Tương đã diễn tả sự ngăn cách muôn trùng. ? Tuy xa nhau nhưng tâm hồn họ như thế nào? HS trả lời: - Sự chia sẻ về thể xác , trong khi tình cảm tâm hồn vẫn gắn bó thiết tha cực độ. ? Nỗi sầu đó được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? - Nỗi sầu chia li tăng trưởng đến cực độ thể hiện bằng phép đối, điệp ngữ, điệp ý. ? Màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì? - Màu xanh của ngàn dâu gợi tả trời đất cao rộng, thăm thẳm mênh mông, nơi gửi gấm, lan tỏa vào nỗi sầu chi li. ? Chữ “sầu”trong bài thơ có tác dụng gì? - Chữ “sầu” trở thành khối sầu, núi sầu đồng thời nhấn rõ nỗi sầu cao độ của người chinh phụ. Hoạt động 3: ? Em hãy khái quát nghệ thuật của bài thơ? HS trả lời Gv nxét, chốt KT.. II. Tìm hiểu văn bản 1. Bốn câu đầu. - Nội dung: Nỗi sầu chia li của người vợ. - NT: bằng phép đối, hình ảnh “mây biếc, núi ngàn” là các hình ảnh góp phần gợi lên cái độ mênh mông cái tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li.. 2. Bốn câu tiếp theo. - Gợi tả thêm nỗi sầu chia li. - Phép đối + điệp ngữ và đảo vị trí hai địa danh Hàm Dương ,Tiêu Tương. 3. Bốn câu cuối. Nỗi sầu chia li tăng trưởng đến cực độ thể hiện bằng phép đối, điệp ngữ, điệp ý.. III.Tổng kết 1. ghệ thuật - Thể thơ song thất lục bát: diễn tả nỗi sầu bi dằng dặc của con người. - Hình ảnh, địa danh có tính chất ước lệ, tượng trưng. - Điệp từ, đối, câu hỏi tu từ. Nâng cao: Em hãy phân tích giá trị nghệ thuật của bải thơ? Gợi ý: phép đối, nghệ thuật ngôn từ….
<span class='text_page_counter'>(6)</span> ? Em hãy cho biết văn bản có ý nghĩa gì? HS trả lời Gv nxét, chốt KT.. 2. nghĩa văn bản Đoạn trích thể hiện nỗi buồn chia phôi của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Qua đó tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. Đoạn trích thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.. 4. Củng cố: Nội dung, nghệ thuật của bài. 5. Hướng dẫn tự học - Học bài: Thuộc lòng đoạn dịch thơ. Nắm được nội dung và nghệ thuật. - Soạn bài ‘Quan hệ từ” theo câu hỏi SGK. + Thế nào là quan hệ từ. + Sử dụng quan hệ từ. V. Rút kinh nghiệm. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. Tuần : 7 Tiết : 27. Ngày soạn: 25/ 09 /2015 Ngày dạy: 02/10 /2015. Tiếng việt. QUAN HỆ TỪ. I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Nắm được thế nào là quan hệ từ. - Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản 2. Kĩ năng - Nhận biết quan hệ từ trong câu. - Phân tích được tác dụng của quan hệ từ. - Đặt câu có quan hệ từ. 3. Thái độ. Giúp các em thêm yêu thích tiết học, hứng thú đặt câu. II. Chuẩn bị 1- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, sách tham khảo. 2- Học sinh: SGK, trả lời các câu hỏi trong SGK. III. Phương pháp: 1. Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, … 2. Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm. IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: lồng vào trong bài mới. 3. Bài mới..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: GV cho Hs đọc ví dụ SGK. ? Xác định quan hệ từ trong các ví dụ ? Nó liên kết những bộ phận nào với nhau ? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ ? a. Từ “của”: Liên kết từ ngữ “đồ chơi” với “chúng tôi ” -> Quan hệ sở hữu. b. Từ “như”: Liên kết “người đẹp” với “ hoa ” -> Quan hệ từ so sánh. c. Từ “bởi”, “ nên ”: Liên kết các vế câu -> Quan hệ nguyên nhân, kết quả. Từ “và”: Liên kết giữa hai vị ngữ trong câu > Quan hệ đồng thời, liệt kê. ? Vậy theo em, quan hệ từ là gì? HS trả lời GV nxét, chốt KT. Hs đọc, học thuộc phần ghi nhớ. Nội dung cần đạt I. Thế nào là quan hệ từ 1. Xét VD: a. Từ “của” - Quan hệ sở hữu. b. Từ “như” - Quan hệ từ so sánh. c. Từ “bởi”, “ nên - Quan hệ nguyên nhân, kết quả. d.Từ “và” - Quan hệ đồng thời, liệt kê.. 2. Kết luận: Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như : so sánh ,sở hữu,nhân quả…giữa các bộ phận của các câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. Hoạt động 2. II. Sử dụng quan hệ từ GV cho HS đọc mục 1. 1. Xét VD: ? Theo em, trường hợp nào bắt buộc phải dùng - Các ví dụ: a, c, e, i: Không bắt buộc dùng quan hệ từ? quan hệ từ vì nghĩa ko thay đổi. - Trường hợp bắt buộc: b - d - g - h. - Các ví dụ: b, d, g, h: Bắt buộc dùng quan hệ - Trường hợp không buộc: a - c - e - i từ vì nếu ko sẽ không rõ nghĩa (b, d, g) và sẽ gây hiểu sai (h). ? Tìm những quan hệ từ có thể dùng thành cặp - (Nếu ... thì) ; (vì ... nên). với quan hệ từ đã cho ở mục 2 ? - (Tuy ... nhưng) ; (hễ ... thì). HS trả lời - (Sở dĩ ... là vì ). GV nxét, chốt KT. -> Một số quan hệ từ được dùng thành cặp. Nâng cao: HS đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được. + Nếu học giỏi tôi sẽ có giấy khen. + Sở dĩ Hưng bị bố đánh là vì quá ham chơi. + Tuy bị bệnh nhưng tôi vẫn đi học. ? Từ những ví dụ trên, em hãy rút ra nhận xét về 2. Kết luận: việc sử dụng quan hệ từ ? Khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt HS đọc ghi nhớ. buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những GV: Rèn kĩ năng đặt câu cho hs. trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu Chú ý: Dùng quan hệ từ phù hợp làm cho ý văn sẽ không rõ nghĩa hoặc đổi nghĩa. nghĩa của câu cụ thể, tránh dài dòng, lặp. Nâng cao: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “Bánh trôi nước” có sử dụng QHT? GV gợi ý: Hs viết được đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước và sử dụng quan hệ từ? III. Luyện tập Hoạt động 3..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hs tìm quan hệ từ . GV chia lớp thành 3 nhóm. HS thảo luận nhóm để làm các bài tập 1, 2, 3. + N 1 - Bt 1 + N 2 - Bt 2 + N 3 - Bt3 GV bổ sung, chốt ý. HS đối tượng khá giỏi làm thêm bài tập 4,5 HS làm bài GV nxét, chốt KT.. Bài 1. Nhận diện: - Quan hệ từ: của, với, còn, như, và, nhưng. Bài 2. Điền quan hệ từ: - Với, và, cùng (với), bằng, nếu, thì, và. Bài 3. Câu đúng: b, d, g, i, k, l. Bài 5. Phân biệt nghĩa của quan hệ từ - Câu a: Qht tương phản - ý khen. - Câu b: Qht tương phản - ý chê. Bài 4. Viết đoạn văn có sử dụng qht. (Hs tự chọn đề tài).. 4. Củng cố. Ý nghĩa của quan hệ từ. 5. Hướng dẫn tự học * Bài cũ: - Học thuộc ghi nhớ. - Hoàn thiện bài tập vào vở bài tập. * Bài mới: Chuẩn bị: “Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm” theo nội dung câu hỏi SGK. V. Rút kinh nghiệm. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Tuần: 7 Tiết: 28. Ngày soạn: 25 / 09 /2015 Ngày dạy: 02/ 10 / 2015 Tập làm văn. LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Học sinh rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn bài về văn biểu cảm. - Có thói quen tư duy, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm. 2. Kĩ năng - Bước đầu biết viết một đoạn văn biểu cảm. - Lập dàn bài viết được một đoạn của phần thân bài. 3. Thái độ. Cho học sinh biết áp dụng vào các bài tập. II. Chuẩn bị 1- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, sách tham khảo. 2- Học sinh: SGK, trả lời các câu hỏi trong SGK. III. Phương pháp: 1. Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, … 2. Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm IV. Tiến trình lên lớp.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ. Lồng vào trong bài mới. 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: ? Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? Hs trả lời GV nxét, chốt KT. ? Em yêu cây gì? Vì sao? HS trả lời Hoạt động 2: GV: Cho hs thảo luận nhóm lập dàn ý. - N 1, 2 - MB, KB - N 3, 4 - TB - Hs nêu tên cây, các phẩm chất của cây, sự gắn bó, ích lợi... HS trình bày dàn ý, nhận xét. GV: Hướng dẫn hs chọn đối tượng. Hướng dẫn cách làm dàn ý. HS hoàn thiện dàn ý.. Hoạt động 3: HS viết đoạn văn MB, TB. Nâng cao: Em hãy viết một đoạn của phần thân bài. Đọc, rút kinh nghiệm GV: Rèn kĩ năng viết đoạn văn. Nội dung cần đạt I. Tập tìm hiểu đề * Loài cây mà em yêu thích. - Đối tượng: 1 loài cây yêu thích (cây cảnh, cây ăn quả,..). - Tình cảm: Sự gắn bó và cần thiết của loài cây đó đối với đời sống vật chất, tinh thần. II. Lập dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu về loại cây (cây dừa, cây gạo, …). - Lí do yêu thích (gắn bó với tuổi thơ, cuộc sống, người thân,..) 2. Thân bài - Nguồn gốc của loài cây - Đặc điểm, hình dáng của cây: thân, lá, tán, quả,...(Miêu tả). - Tình cảm, niềm yêu thích say mê của em đối một số đặc điểm của với cây như lá hoa. + (Các loài cây như cây đa, bưởi, xoài,…) tán rộng như một bầu trời tí hon, hoa tở hương thơm dịu mát, quả lấp ló trong vòm lá như chơi trò trốn tìm mỗi khi ai hái nó,…). + (Các loài hoa)thân mảnh mai như người thiếu nữ, hoa mang những ý nghĩ tốt đẹp (ý nghĩa của loài hoa: hoa mai, hoa đàobáo hiệu mùa xuân sang, hoa hướng dương thể hiệ sự kiên định giàu ý chí,..). - Sự gắn bó của cây với cuộc sống. - Hồi tưởng lại một kỷ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây và qua đó bày tỏ cảm xúc. 3. Kết bài - Nhắc đến ý nghĩa tốt đẹp của cây trong đời sống của gia đình, quê hương. - Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với cây đó. III. Luyện viết đoạn văn Tập viết đoạn mở, kết bài..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> 4. Củng cố. Những điểm cần thiết khi làm văn biểu cảm. 5. Hướng dẫn tự học. * Bài cũ: Hoàn thiện dàn ý, tập diễn đạt hoàn chỉnh bài văn. * Bài mới:Soạn bài “Qua đèo Ngang” theo nội dung câu hỏi SGK. + Đọc diễn cảm + Nội dung, ý nghĩa văn bản V. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. Kí duyệt tuần 7: Ngày tháng 09 năm 2015. Đỗ Trúc Loan.
<span class='text_page_counter'>(11)</span>