Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đề tài vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong xu hướng cuộc cách mạng công nghệ 4 0 hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.59 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN
Đề tài: Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong xu hướng
cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Trung Thành

20192083

114732

2. Nguyễn Thị Phương Thảo

20190031

114732

3. Ngô Duy Thịnh

20190034

114732

4.Nguyễn Thanh Thư

20192096

114732



Giảng viên hướng dẫn

PGS. TS. Đinh Thanh Xuân

Khoa

Lý luận chính trị

Hà Nội, tháng 4/2020

1


Nhận xét của giáo viên
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………….4
PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………….6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN ........ 6
1.1

Các khái niệm ............................................................................................. 6
Các quan niệm siêu hình về sự phát triển. .................................. 6
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự phát triển .. 6

1.2

Tính chất và ý nghĩa của sự phát triển ....................................................... 6
Tính chất của sự phát triển .......................................................... 6
Ý nghĩa của sự phát triển ............................................................ 7

CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT

TRIỂN TRONG XU HƯỚNG CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 HIỆN NAY .......... 9
2.1

Xu hướng của cuộc Cách mạng 4.0 trên thế giới ....................................... 9
Khái niệm Cách mạng 4.0 ........................................................... 9
Những diễn biến của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay
trên thế giới .................................................................................................... 9

2.2

Những cơ hội và thách thức dành cho Việt Nam trong thời kỳ Cách mạng

khoa học kỹ thuật lần thứ tư ................................................................................. 13
Xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay tại Việt Nam 13
Những giải pháp để Việt Nam phát triển đất nước theo xu hướng
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ................................................................ 14
KẾT LUẬN CHUNG……………………………………………………………17

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, phấn đấu trở thành đất nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội, Đảng ta đã thực hiện chủ trương cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn
liền với phát triển kinh tế tri thức, phát huy tiềm năng và lợi thế đất nước.
Để đạt được mục tiêu đề ra, chúng ta phải từng bước phát triển tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến mà
con người đã đạt được.

Với ý nghĩa đó, chúng em quyết định nghiên cứu đề tài: “Vận dụng
nguyên lý về sự phát triển trong xu hướng cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 hiện nay”.
2. Tổng quan đề tài
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này trên nhiều lĩnh vực khác
nhau. Trên cơ sở nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển, đề tài đã nêu một
vài vận dụng nội dung nguyên lý trong xu hướng của cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài đã bước đầu phân tích và làm rõ nội dung nguyên lý về sự phát
triển trong hoạt động thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Với khuôn khổ nghiên cứu của một đề tài tiểu luận, ta sẽ nghiên cứu
những nội dung cơ bản nhất về nguyên lý của sự phát triển và bước đầu vận
dụng vào một số hoạt động thực tiễn ở Việt Nam trong thời kì cơng nghệ
4.0.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
4


Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, đề tài sử dụng các
phương pháp lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, khái qt hóa và trừu
tượng hóa.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài bước đầu phân tích vai trò của nguyên lý về sự phát triển đối
với xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm phần mở đầu, phần nội dung gồm hai chương và kết
luận chung. Trong đó, chương 1 gồm hai tiết, chương 2 gồm hai tiết.


5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
1.1 Các khái niệm
Các quan niệm siêu hình về sự phát triển.
Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự
tăng, giảm thuần túy về lượng, khơng có sự thay đổi về chất của sự vật,
hiện tượng. Đồng thời, nó cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên
tục, không trải qua những bước quanh co, phức tạp.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự phát
triển
Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm
phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo
khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hồn thiện
đến hoàn thiện hơn. Như vậy, khái niệm “phát triển” khơng đồng nhất với
khái niệm “vận động”(biến đổi) nói chung; đó khơng phải sự biến đổi tăng
lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại
ở chất cũ, mà là sự biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện của
sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn.
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách
quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định
các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao yếu tố tích cực từ sự vật, hiện
tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới.
1.2 Tính chất và ý nghĩa của sự phát triển
Tính chất của sự phát triển
Các q trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa
dạng, phong phú và tính kế thừa


6


Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự
vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện
tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy,
phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, khơng phụ thuộc vào ý thức con
người.
Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là
khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, hiện
tượng, lĩnh vực hiện thực lại có q trình phát triển khơng hồn tồn giống
nhau. Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau, sự vật, hiện tượng
phát triển sẽ khác nhau, đồng thời, trong quá trình phát triển của mình, sự
vật hiện tượng còn chịu nhiều sự tác động của các sự vật hiện tượng hay quá
trình khác, của rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử khác. Cụ thể, sự tác động
đó có thể làm thay đổi theo chiều hướng phát triển của sự vật hiện tượng,
thậm chí có thể làm cho sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới
sự phát triển ở mặt này và thối hóa ở mặt khác… Đó đều là những biểu hiện
của tính phong phú, đa dạng của các quá trình phát triển.
Tính kế thừa thể hiện ở chỗ mọi sự phát triển đều phải dựa trên cơ sở,
nền tảng của các q trình phát triển trước đó. Mỗi sự vật mới đều được kế
thừa từ những sự vật cũ hơn, từ đó khiến cho sự vật phát triển tồn diện hơn.
Ý nghĩa của sự phát triển
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng
việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong nhận
thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Theo V.I.Lênin : “…
Logic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận
động” …, trong sự biến đổi của nó ”.
Quan điểm phát triển địi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ,
định kiến đối lập với sự phát triển.

Theo quan điểm phát triển, để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề
gì trong thực tiễn, một mặt, cần phải đặt sự vật hiện tượng theo khuynh hướng
7


đi lên của nó; mặt khác, con đường của sự phát triển lại là một quá trình biện
chứng, bao hàm tính thuận nghịch, đầy mâu thuẫn, vì vậy, địi hỏi phải nhận
thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong q trình phát
triển của nó, tức là cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể trong nhận thức và
giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa
dạng, phức tạp của nó.
Như vậy, với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến về sự phát
triển, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin giữ một vai trò
đặc biệt quan trọng trong nhận thức và thực tiễn. Khẳng định vai trị đó của
phép biện chứng duy vật, Ph. Ăngghen viết: “… Phép biện chứng là phương
pháp mà điều căn bản của nó là xem xét những sự vật và những phản ánh
của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua liện lẫn nhau của chúng,
trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng” .
V.I. Lênin cũng cho rằng: “ Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đến
tất cả các mặt của những mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những
mối quan hệ đó”

8


CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT
TRIỂN TRONG XU HƯỚNG CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 HIỆN NAY

2.1 Xu hướng của cuộc Cách mạng 4.0 trên thế giới
Khái niệm Cách mạng 4.0

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư ( The Forth Industrial
Revolution) là kỷ nguyên công nghiệp lớn lần thứ tư kể từ cuộc Cách mạng
công nghiệp lần đầu tiên từ thế kỷ XVIII.
Cách mạng công nghiệp 4.0 ( hay Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
) xuất phát từ khái niệm “Industric 4.0” trong một báo cáo của chính phủ
Đức năm 2013.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư có thể được mơ tả như là sự
ra đời của một loại các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong
lĩnh vực Vật lý, Kỹ thuật số, sinh học, và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh
vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp.
Trung tâm đến cuộc cách mạng này đang nổi lên những đột phá công
nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, robot, internet vạn vật (IOTInternet of Things) , xe tự lái, công nghệ in 3D và công nghệ nano.
Những diễn biến của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện
nay trên thế giới
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 xuất hiện chỉ sau cuộc Cách mạng
Công nghiệp lần thứ 3 chưa đầy nửa thế kỉ khi những chiếc máy tính, thiết
bị điện tử lần đầu tiên ra đời năm 1970 và internet được chính thức xuất
hiện năm 1990, nhưng mức độ ảnh hưởng, lan tỏa của cuộc Cách mạng này
diễn ra trên quy mơ tồn cầu với tốc độ nhanh hơn những gì đã xảy ra từ
trước đến nay, và dự báo sẽ làm thay đổi tồn bộ hệ thống sản xuất, quản lí
và quản trị trên tồn thế giới.
Đặc trưng của Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 là việc sử dụng hợp nhất
cả phần cứng, người máy và khả năng tính tốn lớn để mở rộng công nghệ
9


thông tin vượt qua cả phần mềm, với sự giao thoa của các cơng nghệ tiên
tiến như Điện tốn đám mây ( Cloud Computing) , Internet vạn vật ( IoT Internet of Things), Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence), Thực tế
ảo ( VR – Virtual Reality / Augmented Reality) , khai tác dữ liệu ( Big
Data / Data Mining), công nghệ di động không dây (Wifi), công nghệ tin

học lượng tử ( Quantum Information Technology), công nghệ nano (
Nanotechnology),..
Robot học là ngành kĩ thuật bao gồm thiết kế, chế tạo, vận hành và
ứng dụng robot, cũng như các hệ thống máy tính để điều khiển, phản hồi
tín hiệu cảm biến và xử lý thông tin của chúng. Những cơng nghệ này liên
hệ với các máy móc tự động dùng để thay thế con người trong những môi
trường độc hại, khắc nghiệt hoặc trong các quá trình sản xuất, hoặc bắt
chước con người về hình thức, hành vi, hoặc/ và nhận thức. Nhiều robot
ngày nay được lấy cảm hứng từ các lồi vật, hay cịn gọi là robot phỏng
sinh học
Internet vạn vật, hay cụ thể hơn là mạng lưới vạn vật kết nối internet
là một liên mạng, trong các thiết bị, phương tiện vận tải, phòng ốc và các
trang thiết bị khác được nhúng với các thiệt bị điện tử, phần mềm, cảm
biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho
các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu.
Trong khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo hay AI đơi khi được gọi là
trí thơng minh nhân tạo, là trí thơng minh được thể hiện với máy móc, trái
ngược với trí thơng minh tự nhiên được con người thể hiện. Thơng thường,
thuật ngữ “ trí tuệ nhân tạo” thường được sử dụng để mơ tả các máy móc (
hoặc máy tính) bắt chước các chứng năng “nhận thức” mà con người liên
kết với tâm trí con người, như “học tập” và “giải quyết vấn đề” . AI được
phân tích thành 3 hệ thống khác nhau: trí tuệ nhân tạo phân tích, lấy cảm
hứng từ con người người và nhân tạo. AI được vận dụng rất nhiều trong
các lĩnh vực như nhận dạng kí tự quang học, hiểu lối nói của con người, trị

10


chơi chiến lược, xe hoạt động độc lập, định tuyến thông minh trong mạng
phân phối nội dung và mô phỏng quân sự, …

Công nghệ nano là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế,
phân tích, chế tào và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc
điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mơ nanomet (nm, 1nm= 109 m).
Ranh giới giữa công nghệ nano và khoa học nano đôi khi không rõ ràng,
tuy nhiên chúng đều có chung đối tượng là vật liệu nano. Cơng nghệ nano
bao gồm các vấn đề chính sau đây: Cơ sở khoa học nano, phương pháp
quan sát và can thiệp ở quy mô nanomet, chế tạo vật liệu nano, ứng dụng
vật liệu nano.
Tự động hóa hoặc điều khiển tự động là việc sử dụng nhiều hệ thống
điều khiển cho các thiết bị hoạt động như máy móc, xử lý tại các nhà máy,
nồi hơi, lò xử nhiệt, chuyển mạch trong mạng điện thoại, chỉ đạo và ổn
định của tàu, máy bay và các ứng dụng khác con người can thiệp hoặc
giảm. Một số quy trình đã được hồn tồn tự động. Lợi ích lớn nhất của tự
động hóa là nó tiết kiệm lao động, tuy nhiên nó cũng được sử dụng để tiết
kiệm năng lượng. nguyên vật liệu và nâng cao chất lượng với độ chính xác
cao. Tự động hóa đã được thực hiện bằng phương tiện khác nhau bao gồm
cơ khí, thủy lực, khí nén, điện, điện tử và máy tính,… thường được kết hợp.
Các hệ thống phức tạp, chẳng hạn như các nhà máy hiện đại, máy bay và
tàu thường sử dụng tất cả những kỹ thuật kết hợp.
Các cơng nghệ này hứa hẹn đáp ứng kì vọng của người dùng bởi tính
liên ngành sâu rộng, nghĩa là thành tự cơng nghệ của ngành này có thể áp
dụng rộng rãi vào ngành khác và ngược lại. Các kĩ sư, các nhà thiết kế và
các kiến trúc sư đang kết hợp các thiết kế trên máy tính với các loại vật liệu
mới và các kĩ thuật sinh học tổng hợp để tạo ra các sản phẩm kết hợp của
con người, với sản phẩm con người tiêu thụ. Trong tương lai, nhờ robot,
các đơn đặt hàng theo màu sắc, hình dạng và kích cỡ riêng sẽ được thực
hiện ngày càng nhiều hơn. Nó hồn tồn khác so với cách thức sản xuất
hiện nay. Sản phẩm và dịch vụ tạo ra theo yêu cầu của khách hàng với giá
11



thành phù hợp, hệ thống sản xuất có khả năng linh hoạt điều chỉnh theo các
thay đổi của xã hội, bảo đảm và cân bằng lợi ích các bên liên quan. Các
lĩnh vực cơng nghệ mới như Người máy tính và Internet vạn vật (IoT) đã
được dự đốn sẽ có tầm ảnh hưởng to lớn đến nhân loại sau năm 2018.
Thực tế hiện nay, dù mới chỉ 2 năm, đã chứng minh điều này.
Năm 2016, PwC đã thực hiện một cuộc khảo sát với tiêu đề “Công
nghệ 4.0: Xây dựng công ty kỹ thuật số”. Phạm vi là hơn 2000 công ty trên
26 quốc gia. Kết quả cho thấy, tỷ lệ kỹ thuật số hóa trung bình của các cơng
ty này sẽ tăng lên từ 33% lên 72% trong 5 năm tới. Hơn thế nữa, các cơng
ty này cịn dành 15% doanh thu để đầu tư vào chuyển đổi số hóa.
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF – Davos, 17-20/1/2017) với tổng số
446 phiên họp, xoay quanh chủ đề xuyên suốt “Lãnh đạo hành động và có
trách nhiệm – Responsive and Responsible leadership”. Nhưng trong ngày
đầu tiên, lãnh đạo của các tập đoàn lớn trên thế giới như GM, Imforny,
Salesforce đã tham gia tọa đàm “ Thích ứng với cuộc cách mạng cơng
nghiệp 4.0”. Điều đó thể hiện cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang có tác
động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới thế giới. Phái đoàn Việt Nam, do
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu, đã có bài phát biểu ngày
19/01/2017 với chủ đề “ Tương lai nền sản xuất dưới góc nhìn chiến lược
khu vực”.
Các cơng ty, doanh nghiệp lớn trên thế giới luôn theo đuổi và bắt
kịp với các xu hướng mới của Cách mạng công nghiệp 4.0. Họ liên tục đổi
mới phương thức lao động, nâng cấp máy móc, cải tiến hệ thống cơng
nghệ, áp dụng các thành tựu tiên tiến vào sản xuất. Khơng những vậy, họ
cịn đầu tư vào các phịng thí nghiệm để nghiên cứu, sản xuất các máy móc,
cơng nghệ mới, đón đầu xu hướng kỹ thuật thế giới. Họ thay đổi các
phương thức quản trị, quản lý, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tham gia các hội
thảo, hội đàm với cũng như hợp tác liên kết với các cơng ty khác nhằm tìm
ra hướng đi mới trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư này.

12


2.2 Những cơ hội và thách thức dành cho Việt Nam trong thời kỳ Cách
mạng khoa học kỹ thuật lần thứ tư
Xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay tại Việt Nam
Cụm từ cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đang được nhắc đến rất
nhiều từ các cấp Nhà nước, đến các doanh nghiệp và các trường đại học,
như một thách thức và cơ hội để phát triển đất nước.
Nhưng thực tế, nhiều thành phần kinh tế của nước ta vẫn cịn trong
giai đoạn 1.0 và 2.0, đó là cơ khí hóa, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bến
cảng, cầu đường, sân bay, giao thông công cộng,…
Đường sắt Việt Nam rất lạc hậu, tốc độ tàu thấp, khổ đường ray hẹp,
thường xuyên có tai nạn do xung đột với giao thông đường bộ. Mặc dù sản
xuất được điện từ lâu nhưng chúng ta chưa chế tạo được nhiều loại động
cơ, chưa sản xuất được nhiều máy công cụ - vốn là động lực chính để tạo ra
các dây chuyền lắp ráp, sản xuất hàng loạt – một đặc trưng của cuộc cách
mạng công nghiệp 2.0. Chúng ta vẫn chỉ sản xuất được các động cơ không
đồng bộ cỡ nhỏ và vừa, chỉ để ứng dụng vào các cơng việc đơn giản như
bơm nước, quạt gió, băng tải,…. Hầu hết các công nghệ và dây truyền lắp
ráp hiện nay được nhập ngoại.
Vì vậy, khơng thể cho rằng chúng ta đã làm xong được cuộc cách
mạng 2.0 và 3.0, bởi việc tự động hóa hoạt động sản xuất – đặc trưng của
nền công nghiệp giai đoạn này – vẫn còn thiểu số và xa vời tại đất nước
chúng ta.
Dù vậy, một số yếu tố đã bắt kịp với cuộc cách mạng công nghiệp 3.0
như Công nghệ thông tin, Viễn thông, một số ứng dụng mới của cuộc cách
mạng 4.0 đã xuất hiện như Công nghệ In 3D (đã tạo ra 1 mảnh sọ nhân tạo
để cấy ghép cho bệnh nhân năm 2016 tại bệnh viện Chợ Rẫy), trí tuệ nhân
tạo (một số cơng ty trong nước đã có sản phẩm trí tuệ nhân tạo riêng như


13


Bkav, Vsmart, CMC,…), song các thành tựu này vẫn còn rất ít ỏi so với
mặt bằng chung của thế giới, và hầu hết ở trong giai đoạn thử nghiệm.
Tuy nhiên, hịa chung với xu hướng tồn cầu, Việt Nam đã và đang cố
gắng nắm bắt xu thế, thay đổi phương thức làm việc, thực hiện đẩy mạnh
tiếp cận rộng rãi các công nghệ mới, chuẩn bị các điều kiện để khai thác,
tận dụng lợi ích mà các cơng nghệ này mang lại, gắn với thực hiện xây
dựng, tổ chức các kế hoạch quy hoạch và phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước. Chúng ta có thể tự tin nói rằng chúng ta bước đầu đã nắm bắt được
cơ hội này để phát triển kinh tế, tạo động lực cho đất nước đi lên, tiến tới
trở thành 1 nước công nghiệp có thu nhập trung bình cao trên thế giới trong
tương lai gần, nên nền tảng một chiến lược quốc gia về tiếp cận, thực hiện
cải tiến trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, trên cơ sở phù hợp với điều
kiện thực tiễn của đất nước, mục đích để Việt Nam bắt kịp và không bị tụt
hậu với xu hướng chung của thế giới.
Trong thời gian qua, thay đổi công nghệ trong cuộc cách mạng cơng
nghiệp tồn thế giới đã được tất cả các cấp, các ngành, các thành phần của
nền kinh tế quan tâm, theo dõi và tập trung thảo luận, vừa là nhằm tìm hiểu
một cách kĩ lưỡng, chi tiết, cụ thể những nội hàm và các vấn đề liên quan
đến khái niệm mới xuất hiện này, vừa là đề tài nghiên cứu, tìm tịi, xây
dựng, các giải pháp, chính sách, bước đi cần thiết để tận dụng tối đa những
cơ hội do cuộc cách mạng đem lại cũng như hạn chế những tác động tiêu
cực của cuộc cách mạng đối với nền kinh tế, nhất là những ngành, lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động.

Những giải pháp để Việt Nam phát triển đất nước theo xu
hướng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Việt Nam được coi là nước có ưu thế về lực lượng lao động trẻ, dồi
dào, điều này sẽ khơng cịn là thế mạnh vì robot sẽ thay thế hết những cơng

14


việc thủ công. Trong tương lai, người dân sẽ mất việc làm bởi cơng nghệ
robot có thể tác động tới hết tất cả các ngành như dệt may, dịch vụ, giải trí
cho đến y tế, giao thơng, giáo dục,...
Cơng nghệ 4.0 là cuộc chơi của các nhà sản xuất, các doanh nghiệp,
tập đoàn, tạo ra các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho xã hội. Cho nên, Nhà
nước không thể chỉ nói về nâng cấp cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ
thông tin, xây dựng thành phố thông minh, kêu gọi nhà đầu tư, mà phải
nhìn nhận lại vấn đề từ gốc đến rẽ, đó là sự phát triển của đất nước phải
dựa vào sức mạnh của doanh nghiệp, của tập đồn quốc nội.
Do đó, để phát triển kinh tế, Nhà nước cần phải cương quyết thực
hiện những vấn đề sau:


Cởi bỏ độc quyền: điện, nước, viễn thông… Nhà nước có thể đưa ra
lý luận rằng Nhà nước cần phải kiểm sốt những mảng này vì lý do
an ninh quốc gia. Tuy nhiên, ở những nước phát triển, những ngành
chủ lực này đều do các công ty tư nhân nắm giữ.



Đầu tư giáo dục: Chất lượng giáo viên là điều cực kỳ bức xúc hiện
nay, giáo viên không đủ chuẩn sẽ không đào tạo được những thế hệ
giỏi. Cần thiết xúc tiến việc tăng lương, tăng phụ cấp, tăng phúc lợi
để ngành giáo dục thu hút được nhiều nhân tài vào làm việc. Chúng

ta khơng thể làm được gì với Cách mạng công nghiệp 4.0 nếu như
chất lượng nhân lực đang ở tầm của cuộc cách mạng 1.0 và 2.0.



Giảm thuế cho người dân: thuế tăng khi Nhà nước bị thâm hụt ngân
sách. Để tránh thâm hụt ngân sách Nhà nước, cần minh bạch trong
chi tiêu, rà soát lại những khoản chi không phục vụ cho chiến lược
quốc gia. ví dụ như xây dựng tượng đài, xây dựng trụ sở, công viên,
...
Vấn đề này không chỉ đối với Nhà nước mà cịn đối với các doanh

nghiệp, cơng ty, các trường đại học, trung tâm dạy nghề và bản thân của
15


mỗi chúng ta. Các công ty, doanh nghiệp sản xuất cần phải tìm hướng đi
đúng cho mình, phải thường xuyên trao đổi với các cơng ty trong và ngồi
nước về những vấn đề trong việc phát triển nền kinh tế trong thời đại công
nghiệp 4.0, cần phải liên kết, hợp tác với nhau để tạo một khối vững mạnh
đón đầu xu thế của xã hội. Các trường đại học, trung tâm dạy nghề cần phải
nhanh chóng đưa các lĩnh vực thuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào giảng
dạy, đầu tư các phịng thí nghiệm, cơ sở vật chất để đào tạo ra đội ngũ tài
năng phục vụ đất nước trong tương lai. Cồn đối với mỗi chúng ta - những
công dân Việt Nam - cần phải nâng cao hiểu biết về cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư này để chọn ra hướng đi mới, lựa chọn cho cuộc đời với
mục tiêu phát triển nền kinh tế.

16



KẾT LUẬN CHUNG
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) là sự kết hợp các cơng nghệ
giúp xóa nhịa các ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học.
Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng
cơng nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa
quy trình, phương thức sản xuất. Những cơng nghệ đang và sẽ có tác động
lớn đối với sự phát triển kinh tế, đó là in 3D, cơng nghệ sinh học, cơng
nghệ vật liệu mới, cơng nghệ tự động hóa, robot, … Ngồi ra nó cịn bao
gồm các hệ thống mạng vật lý, IoT và điện toán đám mây, Big Data, …
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ là về máy móc, hệ
thống thơng minh mà cịn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các
làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa
chuỗi gen cho tới cơng nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo cho tới tính
tốn lượng tử.
Công nghệ 4.0 tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà
máy thông minh” hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy thông minh này,
các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra
một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian
ảo này tương tác với nhau và con người theo thời gian thực, và thơng qua
IoT thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử
dụng các dịch vụ này.
Nói tóm lại, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là tất yếu, thể hiện sự
phát triển không ngừng thông qua nguyên lý về sự phát triển nhằm đáp ứng
những nhu cầu thiết yếu của con người và xã hội.

17




×