Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

PHÂN TÍCH và xây DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY frieslandcampina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.95 KB, 53 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC</b>

MỤC LỤC...1

PHẦN I: MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ CƠNG TY...4

1. Lịch sử hình thành, q trình phát triển và các dịng sản phẩm của cơng ty FrieslandCampina Việt Nam...4

1.1. Sơ lược về công ty FrieslandCampina Việt Nam...4

1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và q trình phát triển...5

1.3 Các dịng sản phẩm chính công ty FriesLandCampina Việt Nam...8

2. Cấu trúc tổ chức, tầm nhìn chiến lược, mục tiêu chiến lược, khách hàng...10

2.1 Cấu trúc tổ chức theo chức năng...10

2.2 Tầm nhìn, nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược...11

PHẦN II: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI DOANH NGHIỆP...13

1. Đánh giá tác động của mơi trường vĩ mô...13

1.1 Các yếu tố kinh tế...13

1.2. Dân số...14

1.3. Cơng nghệ...16

1.4. Văn hóa - xã hội...18

1.5. Điều kiện tự nhiên...18

PHẦN III: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN TRONG DOANH NGHIỆP...31

1. Sản phẩm của công ty...31

2. Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của doanh nghiệp...32

2.1 Hoạt động cơ bản...33

2.1.1 Hậu cần nhập...33

<i><small>Trang 1</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

4. Thiết lập ma trận SWOT (định hướng chiến lược)...43

PHẦN IV: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO FRIESLANDCAMPINA VIỆT NAM...45

1. Xác định mục tiêu dài hạn của công ty...45

2. Xây dựng các chiến lược cho công ty...45

2.1 Chiến lược cạch tranh - các chính sách triển khai...45

2.1.1 Chiến lược dẫn đầu về chi phí...45

2.1.2 Chiến lược khác biệt hố...48

2.1.3 Chiến lược tập trung...48

2.2 Chiến lược tăng trưởng - các chính sách triển khai...49

2.2.1 Chiến lược đa dạng hóa...49

2.2.4 Chiến lược liên minh, hợp tác, M&A...50

TÀI LIỆU THAM KHẢO...52

<i><small>Trang 2</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i>Nhóm 3 chọn Cơng ty FrieslandCampina Việt Nam để thực hiện bài tập</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN I: MƠ TẢ SƠ LƯỢC VỀ CƠNG TY</b>

<b>1. Lịch sử hình thành, q trình phát triển và các dịng sản phẩm của công tyFrieslandCampina Việt Nam</b>

<b>1.1. Sơ lược về công ty FrieslandCampina Việt Nam</b>

FRIESLANDCAMPINA VIỆT NAM.

<i>- Tên viết tắt doanh nghiệp: FrieslandCampina Việt Nam.</i>

<i><b>- Slogan: “Sẵn sàng một sức sống” / “Get ready for life”</b></i>

<i>- Trụ sở: Xã Bình Hịa, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương.- Ngày tháng năm thành lập:</i>

Năm 1996 với tên gọi là Dutch Lady Việt Nam.

Ngày21/7/2009, Cơng ty Dutch Lady Việt Nam (thuộc tập đồn thực phẩm RyalFriesland Foods) đã chính thức đổi tên thành FrieslandCampina.

<i>- Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn.</i>

<i>- Ngành nghề kinh doanh của FrieslandCampina Việt Nam:</i>

Thực hiện quyền nhập khẩu thực phẩm và đồ uống, nguyên liệu cho sản xuất, gia cơng, đóng gói thực phẩm và đồ uống. Phát triển ngành chăn ni bị sữa, bao gồm việc cung cấp các dịch vụ khuyếnnông, thú y, thức ăn gia súc và tinh dịch giống bị Frisian Holstein có chất lượng cao, thiết lập hệ thống thu mua sữa và các trạm làm lạnh, xây dựng nhà máy chế biến sữa.

<i><small>Trang 4</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và quá trình phát triển</b>

FrieslandCampina – viết tắt là FCV (tiền thân là Dutch Lady Việt Nam- DLV) là mộttrong những nhà sản xuất sữa và các sản phẩm làm từ sữa lớn nhất tại VN.

DLV được thành lập vào năm 1996, với tổng vốn đầu tư là 50 triệu USD.DLV là công ty liên doanh giữa tập đoàn Friesland Coberco Dairy Foods nổi tiếng của Hà Lan trong lĩnh vực sản xuất sữa và Cơng ty Sản xuất & Xuất nhập khẩu Bình Dương. Đây là một tập đoàn bao gồm 45-46 nước tham gia và có lịch sử hoạt động hơn một trăm năm.

- Năm 1993: thành lập văn phòng đại diện tại TPHCM.

- Ngày 28/02/1996: Hóa đơn thương mại đầu tiên được phát hành chính thức đánh dấu cơng cuộc chinh phục người tiêu dùng của DLV.

- Năm 1997: xây dựng hệ thống phân phối trên toàn lãnh thổ VN.

- Năm 2000: đổi tên công ty thành Dutch Lady Việt Nam và trở thành công ty thực phẩm đầu tiên tại VN nhận chứng chỉ ISO 9001 vào năm 2000 sau đó là chứng chỉ HACCP vào năm 2002.

- Đầu năm 2004 công ty vừa đưa vào áp dụng công thức tiên tiến Vitamax cho tất cả các dòng sản phẩm nhằm cung ứng bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết và trang bị dây

<i><small>Trang 5</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

chuyền sữa đóng chai tiệt trùng hiện đại nhất thế giới hiện nay để đem đến những sản phẩm chất lượng cao nhất.

- Năm 2005: DLV đã đầu tư dây chuyền đóng chai với cơng nghệ tiên tiến nhất thế giới đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm sữa trong kiểu chai mới với nhãn hiệu Cô Gái HàLan, Calcimex và Yomost. Sự kiện này được xem như một điểm son đánh dấu cho cột mốc 10 năm liên tục hồn thiện mình của DLV và đã được bình chọn 1 trong 10 sự kiệnMarketing nổi bật nhất trong năm 2005.

- Năm 2008: Xây dựng thêm nhà máy tại Hà Nam.

Ngay từ khi đưa sản phẩm ra thị trường, với bề dày lịch sử ít nhiều cịn tiềm ẩn trong lòng người tiêu dùng, với chiến lược kinh doanh là phân phối “càng xa càng tốt” DLV đã tạo được ấn tượng khá tốt.

Chỉ trong vòng một năm sau ngày chính thức hoạt động, DLV cùng với các đại lý phân phối và các nhá bán lẻ xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp, đưa sản phẩm của công ty đến với người dân ở mọi miền đất nước. Để sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng DLV đã sử dụng chiến lược đầu tư bài bản cho các đại lý, mạng lưới các văn phòng, trạm thu mua, các nhà cung ứng sữa, các POP lớn trong thành phố cho đến các POP nhỏ ở nơng thơn...

Sau gần 15 năm có mặt tại VN, DLV (thuộc tập đồn thực phẩm Royal Friesland Foods) đã chính thức đổi tên thành FrieslandCampina. FrieslandCampina là kết quả của sự hợp nhất giữa hai tập đoàn sữa hàng đầu tại Hà Lan (Royal Friesland Foods và Campina). Hai công ty sữa hàng đầu tại Hà Lan với ưu điểm bổ sung cho nhau là:

- Campina có thế mạnh ở thị trường Tây Âu đối với các sản phẩm sữa tươi và phô mai.

<i><small>Trang 6</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Friesland Foods có lợi thế về sản phẩm tiêu dùng (Dutch Lady, Friso, Yomost...) và trong việc xây dựng những cơ sở kinh doanh mới ở tại thị trường nước ngoài, có năng lực rất lớn trong việc nội địa hóa các sản phẩm của mình phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng địa phương như DLV là một điển hình.

Sự hợp nhất này đưa Royal Friesland Campina lên vị trí 1 trong 4 tập đồn sữa lớn nhất thế giới. Việc hợp nhất này tăng thêm sức mạnh tổng lực cho tập đoàn Royal Friesland Campina với hơn 130 năm bề dày kinh nghiệm, sở hữu hơn 30 nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới, 22.000 nhân viên ở 25 quốc gia trên toàn thế giới, đạt 9,5 tỷ EUR doanh số bán hàng, sản xuất được 11,5 tỷ kg sữa chế biến, với 16.000 nông trang sữa thành viên cung cấp 8,6 tỷ kg sữa nguyên liệu hàng năm. Gần 15 năm gắn bó với VN, hàng năm FCV cung cấp trên 1,5 tỷ suất sữa các loại, thông qua hệ thống phân phối bao gồm 150 nhà phân phối, 100.000 POP. Hoạt động của POP đóng góp đáng kể vào doanh thu của tồn cơng ty. Có trên 15,000 người đang trực tiếp và gián tiếp làm việc tại công ty, chưa kể hơn 2,600 hộ nơng dân ni bị sữa với hàng ngàn nhân khẩu có liên quan.

Bên cạnh việc phân phối thì việc đa dạng hóa các mặt hàng từ sữa của cơng ty được đánh giá là phong phú hàng đầu với hơn 60 mặt hàng hiện nay, hàng năm công ty đều nghiên

<i><small>Trang 7</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

cứu liên tục cho ra sản phẩm mới. Mọi sản phẩm ra đời cho dù có hương vị, mẫu mã khác nhau để phù hợp với từng lứa tuổi, từng giai đoạn như Cô gái Hà Lan 123, Cô gái Hà Lan 456, Cô gái Hà Lan Step 1, Cô gái Hà Lan Step 2, Friso, Fristi... nhưng tất cả đều có điểm chung duy nhất là luôn cố gắng cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất theo đúng như cam kết sứ mệnh “ Nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng” của FCV. FCV sản xuất sữa theo quy trình khép kín với “Chất lượng vượt trội đến từ chuẩn mực khắt khe”.

<b>1.3 Các dòng sản phẩm chính cơng ty FriesLandCampina Việt Nam</b>

<b>Dutch Lady:</b>

 Sữa tiệt trùng ( có đường, khơng đường, vị dâu, vị chocolate, vị trà xanh)  Sữa tươi 100% (có đường, khơng đường)

 Sữa bột nguyên kem

 Sữa đặc Cô gái Hà Lan ( cao cấp, hàng ngày)

<i><small>Trang 8</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DutchLady 123,456</b>

 Cô Gái Hà Lan Step 1 - (Sữa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi) - Công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả

 Cô Gái Hà Lan Step 2 - (Sữa cho trẻ trên 6 tháng tuổi) - Công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả

 Cô Gái Hà Lan 123 - (Sữa cho trẻ trên 12 tháng tuổi) - Công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả

 Cô Gái Hà Lan 456 - (Sữa cho trẻ trên 36 tháng tuổi) - Công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả

<b>Dutch Lady Gold</b>

 Dutch Lady Gold Step 1  Dutch Lady Gold Step 2  Dutch Lady Gold 123  Dutch Lady Gold 456

 Friso (hấp thu) (Friso 1, 2, 3, 4)

<i><small>Trang 9</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

 Friso Gold (tăng cường miễn dịch) ( 1, 2, 3, 4)

 FRISTI “Trở thành siêu nhân với Fristi” ( có đường, vị dâu, vị chocolate)  FRISTI FRUITY “Cùng là dũng sĩ” ( vị xoài, dâu, nho)

 Hoàn hảo “Cho Ly Cà Phê Thơm Ngon”

 TRƯỜNG SINH "Cho mọi nhu cầu sử dụng"

<b>2. Cấu trúc tổ chức, tầm nhìn chiến lược, mục tiêu chiến lược, khách hàng2.1 Cấu trúc tổ chức theo chức năng </b>

Trong cấu trúc chức năng này, vai trị của từng vị trí được bố trí theo chức năng nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chung. Quản lý của từng bộ phận chức năng: sản xuất, bán hàng, tài chính, marketing, đối ngoại.. sẽ có nhiệm vụ báo cáo lại với tổng giám đốc - người chịu trách nhiệm phối hợp các hoạt động trong công ty và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động của công ty.

<i><small>Trang 10</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i><b>Sơ đồ: Mơ hình cơ cấu tổ chức theo hệ thống của Công ty FrieslandCampina Việt Nam</b></i>

Nhờ vào những ưu điểm của loại mơ hình tổ chức này mọi hoạt động của cơng ty có sự chun mơn hóa sâu sắc, các phịng ban tập trung vào chun mơn mang lại hiệu quả công việc tăng doanh thu cho công ty. Tạo điều kiện tuyển dụng được các nhân viên với các kỹ năng phù hợp với từng bộ phận chức năng.

<b>2.2 Tầm nhìn, nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược</b>

<i>- Tầm nhìn chiến lược của cơng ty: “CẢI THIỆN CUỘC SỐNG”- Nhiệm vụ chiến lược công ty:</i>

 Hoạt động phát triển ngành sữa bền vững.

 Hoạt động cải thiện chất lượng và tăng cường nhận thức về dinh dưỡng.  Tạo lập giá trị chung cho cộng đồng.

 Sống có trách nhiệm.

 Tư tưởng chủ đạo (triết lý kinh doanh/ giá trị): mang theo tư tưởng triết lý kinh doanh của tập đoàn FrieslandCampina thế giới “tạo lập giá trị chung” (Co-operative Growth), FrieslandCampina Việt Nam có sứ mạng phát triển, sản xuất kinh doanh các sản phẩm sữa chất lượng cao, giàu dinh dưỡng rất đáng tin cậy góp phần xây dựng một cuộc sống khỏe mạnh đầy sức sống.

<i>- Mục tiêu chiến lược của công ty:</i>

 FrieslandCampina Việt Nam liên tục cải tiến nhằm làm tăng thêm gia trị dinh dưỡng của các sản phẩm đồng thời hướng dẫn cho người tiêu dùng cách ăn uống có lợi nhất cho sức khỏe. FrieslandCampina Việt Nam ứng dụng chương trình quản lý chất lượng độc đáo “Từ đồng cỏ đến ly sữa” để đảm bảo tính an tồn và chất lượng của sản phẩm trong việc phục vụ người dân Việt Nam.

<i><small>Trang 11</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

 FrieslandCampina Việt Nam tích cực hỗ trợ các chuyên gia dinh dưỡng Việt Nam trong nghiên cứu để mang đến những kiến thức và thực hành dinh dưỡng tốt nhất nhằm phục vụ cho người Việt Nam.

 FrieslandCampina Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào việc“cải thiện cuộc sống cho người dân Việt Nam”, xem việc tạo lập giá trị chung cho cộng đồng như một trong những chiến lược kinh doanh bền vững.

 Xây dựng một cộng đồng đầy sức sống: FrieslandCampina Việt Nam hiểu rằng đem đến cho người dân Việt Nam cuộc sống tốt đẹp hơn không đơn thuần chỉ là sản xuất ra những sản phẩm chất lượng mà cịn nhận thức rõ trọng trách của mình đối với các hoạt động xã hội và giáo dục cộng đồng. 

 Phát triển với những giá trị đích thực: FrieslandCampina Việt Nam đã mở rộng nhà máy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng và đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Tiếp sức cho sự phát triển ngoạn mục này không ai khác hơn là đội ngũ nhân viên của công ty. Họ đã lao động hết mình vì một niềm tự hào và một niềm tin vào tương lai tươi sáng.

 Vững bước tiên phong: Nhận thức được sứ mệnh góp phần cải thiện đời sống của người Việt Nam, FrieslandCampina Việt Nam không ngừng tìm hiểu những thói quen sinh hoạt, nắm bắt những thay đổi trong lối sống của người tiêu dùng và quan trọng hơn cả là đáp ứng những nhu cầu dinh dưỡng của người Việt Nam.

 Không ngừng vươn lên: Phối hợp với các ban ngành y tế là một trong những nỗ lực to lớn của FrieslandCampina Việt Nam nhằm cải thiện đời sống cộng đồng. Việc tổ chức các hội thảo dinh dưỡng giúp nâng cao kiến thức chuyên môn các y bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng được tốt hơn.

 Chắp cánh bay xa: Đồng hành cùng Việt Nam với sứ mệnh “Nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng” là niềm vinh dự mà FrieslandCampina Việt Nam và các đối tác nhiệt thành của mình đã, đang và sẽ hồn thành một cách tốt nhất.

<i><small>Trang 12</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>PHẦN II: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP1. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô</b>

<b>1.1 Các yếu tố kinh tế</b>

Trạng thái của môi trường kinh tế vĩ mô xác định sự lành mạnh, thịnh vượng của nền kinh tế, nó ln gây ra những tác động đến các doanh nghiệp và các ngành. Vì thế, doanh nghiệp phải nghiên cứu mơi trường kinh tế để nhận ra các thay đổi, các khuynh hướng và các hàm ý chiến lược của họ.

Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một công ty có thể làm thay đổi khả năng tạo giá trị và thu nhập của nó.

 Tăng trưởng kinh tế:

<small>Kinh tế Việt nam có mức tăng trưởng đều đặn trong 10 năm trở lại đây: </small>

Năm Tăng trưởng GDP (%) Thu nhập đầu người/năm (USD)

<i><b>Nguồn: Tổng cục thống kê Việt nam.</b></i>

Năm 2012, dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ là 5,7%. Từ sau do tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, 2009, kinh tế tăng trưởng chậm hơn dự kiến. Đến năm 2010, GDP tăng trưởng đến 6,78% cao hơn so với năm 2009, cho thấy

<i><small>Trang 13</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm. Tuy nhiên, năm 2011 và 2012 lại đánh dấu sự bùng nổ của lạm phát, vật giá leo thang và sức mua giảm mạnh. Sức ép cạnh tranh cũng vì thế mà tăng lên. Tuy nhiên bên cạnh đó, thu nhập bình qn đầu người ở Việt Nam cũng dần được nâng cao, dẫn đến nhu cầu về ăn ngon mặc đẹp cũng như được chăm sóc tốt về sức khỏe tăng, đặc biệt là nhu cầu cho trẻ em. Vì vậy thị trường sữa được đánh giá là sẽ còn tăng trưởng mạnh trong những năm tới.

 Lạm phát:

Lạm phát có thể làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn, lãi suất cao hơn, các dịch chuyển hối đối khơng ổn định. Năm 2009 lạm phát tăng lên 9,17%, năm 2010 là 11,75%, năm 2011 là trên 17% và đến cuối 2012 vẫn nằm ở hai con số. Tình trạng lạm phát như hiện nay khiến cho việc lập kế hoạch đầu tư trở nên mạo hiểm, dẫn đến làm giảm các hoạt động kinh tế, cuối cùng đẩy nền kinh tế đến chỗ đình trệ. Như vậy, lạm phát cao là một mối đe dọa trước mắt đối với FrieslandCampina Việt Nam.

Tuy nhiên, có một điều khá thú vị đối với ngành sữa ở Việt Nam, đó là dù lạm phát, dù giá tăng nhưng cầu vẫn không giảm. Theo thống kê của Chương trình “Ni dưỡng và phát triển” tại Việt Nam, lượng sữa bột tiêu thụ tại Việt Nam tăng đều đặn ở mức 17%/năm. Điều này có thể được lí giải bởi đặc trưng về chu kỳ kinh tế của ngành sữa: ngành sữa là một trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kỳ kinh tế.

 Ngành công nghiệp phụ trợ: ngành sản xuất sữa bột nguyên kem và sữa bột gầy chưa phát triển, việc sản xuất sữa bột nguyên kem và sữa bột gầy phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu.

<b>1.2. Dân số</b>

Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng với hơn 88 triệu dân (ước tính năm 2012). Trong năm 2011, số dân ở thành thị là 26,88 triệu người chiếm 30,6 % tổng số dân cả nước và phân bổ theo độ tuổi như sau:

 0 – 14 tuổi chiếm 29,4 %

<i><small>Trang 14</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

 15 - 64 tuổi chiếm 65 %  Trên 65 tuổi chiếm 6,5 %

 Kết cấu dân số Việt Nam được đánh giá là kết cấu dân số trẻ.

 Tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo dự báo đến năm 2020 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đơi, mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 9kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90.

 Ngoài ra, dân số sống ở khu vực thành thị có tỉ lệ tăng bình qn là 3,4%/năm trong khi ở khu vực nông thôn tỉ lệ tăng này chỉ có 0,4%/năm. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ngành sữa ở nước ta, và thực tế cũng cho thấy tiềm năng to lớn này với mức tiêu thụ sữa hàng năm tăng 30%, tập trung mạnh ở các khu vực thành thị.

Các yếu tố trên đem lại nhiều cơ hội cho FrieslandCampina Việt Nam. Tuy nhiên ở khía cạnh nhân khẩu – nhân chủng học, cũng có nhiều điều bất lợi:

 So với thế giới, lượng sữa người Việt Nam tiêu thụ vẫn còn quá ít, có lẽ do chúng ta chưa có thói quen uống sữa như người phương Tây. Nhiều người vẫn còn quan niệm sữa là thực phẩm dinh dưỡng chỉ dành cho trẻ con.

 Bên cạnh đó, nhiều người Việt Nam khơng thể tiêu hóa được đường lactose trong sữa, do đó dễ bị đau bụng và tiêu chảy sau khi uống sữa. Điều đó làm cho việc uống sữa cũng bị hạn chế.

 So với các thực phẩm khác và thu nhập của đại bộ phận gia đình Việt Nam (nhất là ở các vùng nơng thơn) thì giá cả của các sản phẩm sữa ở Việt Nam vẫn còn khá cao. Còn ở nhiều nước khác, với mức thu nhập cao, việc uống sữa trở thành một điều không thể thiếu được trong thực đơn hàng ngày.

Do giá sữa khơng rẻ nên nhiều gia đình ưu tiên cho trẻ con vì mọi người cho rằng trẻ con thì cần sữa, cịn những người khác trong gia đình có thể sử dụng các thực phẩm khác cũng được. Hơn nữa, có thể do người dân chưa thấy hết lợi ích của sữa nên không thường xuyên uống sữa.

<i><small>Trang 15</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>1.3. Công nghệ </b>

Chế biến sữa là một trong những công đoạn quan trọng nhất giúp đa dạng hóa sản phẩm, tăng chất lượng và tăng doanh thu cho ngành sữa Việt Nam. Do vậy, quan điểm xuyên suốt trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa là phát triển ngành trên cơ sở áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, không ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới với chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc phát triển ngành cũng cần nghiên cứu chặt chẽ nhằm bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, và xử lí chất thải triệt để nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.

Để đầu tư cho nghiên cứu khoa học, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đồng thời đầu tư mua công nghệ, thiết bị tiên tiến của các nước phát triển, nhận chuyển giao công nghệ của các cơng ty hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng được khuyến khích thơng qua liên doanh, liên kết nhằm thực hiện chuyển giao công nghệ để đầu tư cho sản xuất thiết bị trong nước nhằm đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hiện đại; khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng thiết bị chế tạo trong nước có chất lượng tương đương với thiết bị nhập khẩu. Để hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến sữa, các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất bao bì, chất hỗ trợ chế biến, phụ gia, vi chất ứng dụng trong ngành sữa cũng được khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao cơng nghệ nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở mức cao nhất. Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu cũng sẽ được tăng cường năng lực để có khả năng tập trung nghiên cứu các vấn đề khoa học công nghệ về chế biến và bảo quản sữa, vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến sữa.

Đối với các giải pháp đầu tư cho ngành sữa, việc ứng dụng khoa học cơng nghệ cũng được ưu tiên khuyến khích. Do vậy, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa cịn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kết hợp đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, các nhà máy xây dựng mới phải áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Các dự

<i><small>Trang 16</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

án không đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thỏa mãn các quy định về bảo vệ môi trường sẽ không được cấp phép đầu tư.

FrieslandCampina Việt Nam mong muốn tạo ra được những sản phẩm với chất lượng tốt nhất nhằm thỏa mãn được những mong đợi của khách hàng. Do đó, cơng ty cũng ra sức đầu tư vào công nghệ, nguyên vật liệu đa dạng  sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định. Trong trường hợp này, Dutch Lady thường định giá cao, bên cạnh đó cố gắng tác động vào tâm lý của người tiêu dùng trong mối quan hệ tương tác giữa giá cả và chất lượng. Chi phí sản xuất, kinh doanh Đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất Chất lượng sản phẩm sữa FrieslandCampina Việt Nam đều phải tuân thủ theo quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng của Tập đoàn thực phẩm Hà Lan – Friesland Foods. Những tiêu chuẩn này bao gồm các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh, hoạt động của hệ thống máy móc, và cách thức, mức độ kiểm tra việc đáp ứng những chỉ tiêu này. Để đảm bảo độ tươi ngon của sữa, FrieslandCampina Việt Nam đã xây dựng 4 trung tâm làm lạnh trong vòng tối đa 3 tiếng đồng hồ. Hệ thống thu mua, làm lạnh tại chỗ hiện đại giúp sữa tươi được kiểm soát, làm lạnh nhanh và bảo quản chất lượng tốt. Chi phí ngun vật liệu đầu vào để có được nguồn nguyên liệu đầu vào nội địa với chất lượng quốc tế tại Việt Nam, FrieslandCampina đã đầu tư hơn 13 triệu USD từ năm 1995 cho Chương trình phát triển ngành sữa (DPP), tổ chức và duy trì các hoạt động hỗ trợ người chăn ni bị sữa, thiết lập các điểm thu mua trực tiếp cũng như xây dựng các trung tâm làm lạnh để đảm bảo chất lượng của nguồn sữa tươi đầu vào. Bên cạnh đó, Friesland chỉ thu mua duy nhất nguồn sữa tươi nguyên liệu được sản xuất từ các những nơng trại bị đạt chuẩn Hà Lan với 2.600 hộ chăn ni bị sữa tại các tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng và TP. Hồ Chí Minh.

Nhằm nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm FrieslandCampina Việt Nam đã đưa vào hoạt động dây chuyền cơng nghệ đóng chai tiệt trùng HDPE (chai nhựa PE cao áp) với tổng vốn đầu tư khoảng 5 triệu USD, công suất 10.000-12.000 chai/giờ, đây là công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi ở các nước châu Âu.

<i><small>Trang 17</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>1.4. Văn hóa - xã hội</b>

Sữa là một sản phẩm tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Sữa cung cấp lượng đạm, canxi và protein cần thiết cho cơ thể. Theo nghiên cứu của viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, trẻ em nếu uống 500ml sữa mỗi ngày sẽ đáp ứng được 50% lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, mới chỉ có 10% dân số nước ta được sử dụng sữa thường xuyên.

Nhu cầu về sữa ở Việt Nam còn rất lớn. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, mức tiêu thụ các sản phẩm từ sữa của người Việt Nam là 14,81 lít một người trong một năm, còn thấp so với Thái Lan (23 lít một người trong một năm) và Trung Quốc (25 lít một người trong một năm). Trẻ em tại thành phố lớn tiêu thụ 78% các sản phẩm sữa (sommers 2009), hứa hẹn thị trường đầy tiềm năng tại Việt Nam.

Thu nhập tăng cùng với việc hiểu biết hơn về lợi ích của sữa khiến nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng tăng cao (20-25% một năm, trong đó sữa nước tăng 8-10% một năm). Doanh nghiệp tham gia vào ngành sản xuất, chế biến sữa đã tăng mạnh trong 10 năm qua, hiện cả nước có hơn 60 doanh nghiệp với 300 nhãn hiệu. Tuy nhiên, tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngồi.

<b>1.5. Điều kiện tự nhiên </b>

Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa, nóng ẩm. Tuy nhiên, có nơi có khí hậu ôn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; có nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La thích hợp trồng cỏ cho chất lượng cao.Mặc dù khí hậu nóng ẩm nhưng nhìn chung các điều kiện tự nhiên khá thích hợp cho việc phát triển ngành chăn ni bị lấy sữa đặc biệt là ở các tỉnh Tuyên Quang, Lâm Đồng, BaVì, Nghệ An, Sơn La…

<b>1.6. Chính trị - Pháp luật</b>

Các nhân tố chính trị và pháp lý có tác động lớn đến mức độ của các cơ hội và đe dọa từ mơi trường. Các doanh nghiệp phải phân tích cẩn thận các triết lý, các chính sách liên quan mới của quản lý nhà nước. Luật chống độc quyền, luật thuế, các ngành lựa chọn để điều chỉnh hay ưu tiên, luật lao động, là những lĩnh vực trong đó các chính sách quản lý

<i><small>Trang 18</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Nhà nước có thể tác động đến hoạt động và khả năng sinh lợi của ngành hay của các doanh nghiệp.

Trên phạm vi tồn cầu các cơng ty cũng phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề đáng quan tâm về chính trị pháp luật. Ví dụ các chính sách thương mại, các rào cản bảo hộ có tính quốc gia. Ngồi ra, các ngành đặc biệt như dược phẩm, viễn thông, thực phẩm cũng được các quốc gia chú ý nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vì vậy các qui định chặt chẽ đặt ra cũng là những tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các ngành và doanh nghiệp.

Ngành sữa là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và cơ quan chức năng của Chính Phủ, do đó chịu ảnh hưởng khá nhiều từ các nhân tố chính trị - pháp luật:

 Chính phủ Việt Nam đang thực thi một kế hoạch phát triển nâng cao thể lực thông qua mức tiêu thụ sữa cao hơn. Theo quy hoạch phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm 2010, tính đến hết năm 2009, tổng công suất các nhà máy sữa cả nước là 778 ngàn tấn sữa thanh, tiệt trùng. Đến năm 2015, sản lượng sữa thanh, tiệt trùng dự kiến sẽ đạt 779 ngàn tấn, tương đương với công suất thiết kế của các nhà máy là 974 ngàn tấn. Như vậy, trong giai đoạn 2011-2015, tổng công suất thiết kế các nhà máy sữa cần tăng thêm là 196 ngàn tấn. Đây là một thuận lợi đáng kể cho các công ty ngành sữa nói chung và FrieslandCampina Việt Nam nói riêng.

 Chính sách ưu đãi với người chăn ni bị sữa: Ưu tiên ba năm kể từ khi bắt đầu chăn ni bị sữa, Nhà nước hỗ trợ thuế sử dụng đất nơng nghiệp và miễn thu thuế lợi phí trên diện tích trồng cỏ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chăn ni bị sữa.

 Quy mơ hộ chăn ni bị sữa cịn nhỏ phụ thuộc nhiều vào nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào (mua hoặc nhập khẩu) và cỏ khơ chất lượng thấp.

 Ngồi ra, ngày 17/06/2011 Chính Phủ đã ban hành Luật số 55/2010/QH12 về An toàn thực phẩm, quy định rõ ràng về Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, Điều kiện bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, Chứng nhận cơ sở đủ

<i><small>Trang 19</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, Quảng cáo và ghi nhãn thực phẩm… Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho Dutch Lady một loạt các cơ hội mới và cả những thách thức mới.

Tuy nhận được sự quan tâm từ Chính Phủ, khâu quản lý vẫn cịn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng thị trường sữa nhập khẩu hiện nay “vàng thau lẫn lộn”, dẫn đến sự hoang mang trong người tiêu dùng và ảnh hưởng không nhỏ đến sản phẩm của FrieslandCampina Việt Nam. Một số sản phẩm của hai nhãn hiệu sữa Nhật Bản là Wakodo và Morinaga có hàm lượng iốt thấp dưới mức quy định vừa bị Hồng Kông (Trung Quốc) thu hồi là ví dụ điển hình.

<b>2. Đánh giá tác động của môi trường vi mô2.1 Nguồn cung cấp:</b>

<i>- Sức mạnh mặc cả của các nhà cung cấp nguyên liệu sữa trong nước còn hạn chế: </i>

Xét về quy mơ ngành chăn ni bị sữa, trên 95% số bị sữa ở nước ta hiện nay được nuôi phân tán trong các nơng hộ với quy mơ nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp chuyên cao, chỉ 5% được nuôi tại các trại chuyên biệt với quy mô từ 100- 200 con trở lên. Nguồn thức ăn trong nước cho chăn nuôi bò sữa còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên phải nhập khẩu 80% (cả thức ăn tinh và thức ăn thơ), chi phí khá cao. Một hộ chăn ni đàn bị 10 con, nếu tự trồng cỏ cho bò mỗi năm chỉ chi ra hơn 19 triệu đồng cho tiền cỏ, nếu phải mua cỏ, chi phí hơn 48 triệu đồng/năm. Việc thiếu kinh nghiệm quản lý, người nông dân chưa hiểu biết thấu đáo về vấn đề quản lý chất lượng sữa tươi tại trang trại, quy mô trang trại nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao,…khiến người dân bất lợi trong thương lượng giá. Quan hệ giữa nhà chế biến sữa và người chăn nuôi còn nhiều bất cập, chưa thực sự gắn kết, thiếu tính bền vững và tin tưởng lẫn nhau nên nhà chế biến chưa mạnh dạn đầu tư cho người chăn nuôi, người chăn nuôi chưa tin vào kết quả đánh giá chất lượng sữa của nhà chế biến.

<i>- Phụ thuộc nhiều vào diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nước ngoài: </i>

Lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ thỏa mãn khoảng 22-25% nhu cầu nguyên liệu, chất lượng lại không ổn định khiến cho các nhà chế biến gặp khó khăn. Do hơn 70% đầu vào là nhập khẩu, giá sữa bột thế giới sẽ gây áp lực lên ngành sản xuất sữa Việt Nam. Trong thời gian tới, giá sữa bột có xu hướng tăng. Đồng thời,nguồn cung từ các nước xuất

<i><small>Trang 20</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

khẩu chủ yếu sang Việt Nam như New Zealand, Úc… tăng nhẹ trong khi cầu nhập khẩu từ các nước châu Á tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc. Do đó, việc kiểm soát được các hợp đồng mua sữa bột, cả về số lượng và chất lượng là rất quan trọng đến năng lực cạnh tranh của các công ty. Tuy nhiên, với diễn biến giá sữa khó nắm bắt như những năm gần đây, các nhà sản xuất trong nước vẫn ở trong thế bị động khi phản ứng với diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa

<i><b>- Khách hàng lẻ: Các khách hàng cuối cùng, có khả năng gây áp lực lớn cho các công ty</b></i>

về chất lượng sản phẩm. Hiện tại các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, và yếu tố giá cả không phải là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm sữa. Các công ty phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh thương hiệu…rồi mới đến cạnh tranh giá cả.

Quyền lực khách hàng lẻ thể hiện ở:

 Vị thế mặc cả: KH có thể so sánh sản phẩm cùng loại của nhiều cơng ty khác nhau để từ đó đưa quyết định mua hay không mua sản phẩm và tạo áp lực về giá

 Thông tin mà người mua có được  Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hố  Tính nhạy cảm đối với giá

 Sự khác biệt hoá sản phẩm

<i><small>Trang 21</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

 Mức độ sẵn có của hàng hố thay thế  Động cơ của khách hàng

<i>Nguồn: Điều tra tiêu dùng sữa, AGROINFO</i>

Do phù hợp với nhiều lứa tuổi, sữa chua ăn và sữa tươi - tiệt trùng là hai ngành hàng có số người sử dụng cao nhất, lần lượt là 89,1% và 87,1%. Đây cũng là hai sản phẩm được những người nội trợ lựa chọn nhiều nhất so với các nhóm khác, chiếm lần lượt là 22,9% và 22,1% số người trả lời, và ít có sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập trong việc sử dụng sản phẩm sữa này.

Trong số các hộ được thăm dò, tỷ lệ hộ có sử dụng sữa chua uống chiếm 22,1%. Tỷ lệ hộ thu nhập cao trên 13 triệu đồng/tháng sử dụng sữa tươi - tiệt trùng là 42,0% và giảm dần theo mức giảm của thu nhập. Cụ thể với mức thu nhập từ 9-13 triệu đồng là 23,9%, từ 6-9 triệu đồng là 21,8% và ở hộ dưới 3 triệu đồng/tháng, tỷ lệ này là 1,4%.

Có sự khác nhau đáng kể trong việc sử dụng sản phẩm sữa và thức uống ở Hà Nội và TPHCM. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ số hộ ở Hà Nội và TPHCM sử dụng sữa tươi - tiệt trùng tương ứng là 53% và 47%; sữa chua ăn là 55,1% và 44,9%; sữa chua uống là 52% và 48%.

Ở vị trí dẫn đầu, sữa tươi - tiệt trùng có 55% số hộ gia đình được hỏi cho biết đã lựa chọn dùng thường xuyên nhất. Sữa chua ăn và sữa bột nguyên kem dành cho trẻ em lần lượt chiếm tỷ lệ là 19,9% và 11,9%. Như vậy, xu hướng tiêu dùng các thức uống bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe mà cụ thể là sử dụng các loại sữa chiếm ưu thế phổ biến.

Trong những năm qua ngành sữa ln đóng góp thị phần giá trị cao nhất so với các ngành hàng thuộc sản phẩm tiêu dùng thường xuyên. Đây là dấu hiệu đáng mừng, theo chiều

<i><small>Trang 22</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

hướng này sản phẩm sữa sẽ trở thành sản phẩm không thể thay thế trong tiêu dùng của các hộ gia đình đơ thị; muốn giành được cơ hội này các doanh nghiệp cần củng cố và xây dựng thương hiệu để tạo ấn tượng và giành được niềm tin của người tiêu dùng.

<i>- Các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các trung tâm dinh dưỡng: Có khả năng tác động đến quyết</i>

định mua hàng của người tiêu dùng. Các công ty sữa trong nước và các đại lý độc quyền của các hãng sữa nước ngoài phải cạnh tranh để có được những điểm phân phối chiến lược chủ yếu thông qua chiết khấu và hoa hồng cho đại lý bán lẻ. Các điểm phân phối như trung tâm dinh dưỡng, bệnh viện, nhà thuốc.. có thể giành được sức mạnh đáng kể trước các hãng sữa, vì họ có thể tác động đến quyết định mua sản phẩm sữa nào của khách hàng mua lẻ/ cuối cùng thông qua tư vấn, giới thiệu sản phẩm.

<b>2.3 Đối thủ cạnh tranh</b>

Những năm qua, ngành sữa Việt Nam phát triển khá nhanh, nếu như trước những năm 1990 chỉ có 1- 2 nhà sản xuất, phân phối sữa thì hiện nay thị trường sữa Việt Nam tăng lên 72 doanh nghiệp. Bên cạnh đó sự thâm nhập của các thương hiệu sữa nước ngoài như Abbott, Babysan, Dumex, Meiji, Nestlé,… Sản phẩm được tập trung chính là sữa bột, sữa đặc, sữa nước và sữa chua. Trong đó Vinamilk là công ty lớn nhất với khoảng 38% thị phần, Dutch Lady với khoảng 28% thị phần, phần còn lại thuộc về các công ty nhỏ hơn và sản phẩm sữa cao cấp nhập khẩu trực tiếp. Sự cạnh trạnh giữa các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa trong nước với các thương hiệu sữa ngoại làm cho ngành sữa Việt Nam đứng trước những thách thức lớn và cũng là cơ hội để phát triển và chiếm lĩnh thị trường.

Sữa nước và sữa chua uống Vinamilk, Hanoimilk, Mộc Châu, Ba Vì, Nutifood

<b>2.4 Sản phẩm thay thế: </b>

Áp lực về sản phẩm mới trong ngành này là không nhiều, do đặc thù của sữa là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, sẽ có sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong ngành về thị phần, ví dự như sữa đậu nành hay các sản phẩm đồ uống ngũ cốc, ca cao…

<i><small>Trang 23</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

có thể làm giảm thị phần của các sản phẩm sữa nước. Do vậy ngành sữa ít chịu rủi ro từ sản phẩm thay thế.

<b>2.5 Đe doạ từ các công ty mới gia nhập thị trường:</b>

Đặc điểm ngành sữa là tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao, thị phần đã tương đối ổn định; để gia nhập ngành các cơng ty mới phải có tiềm lực vốn và năng lực đủ mạnh để vượt qua các rào cản gia nhập ngành bước vào kinh doanh sữa

<b>2.6 Các rào cản gia nhập ngành</b>

 Kỹ thuật: Công đoạn quản trị chất lượng (KSC) nguyên liệu đầu vào và đầu ra là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của người tiêu dùng.Trong khi sản xuất, việc pha chế các sản phẩm từ sữa cũng phức tạp vì các tỉ lệ vitamin, chất dinh dưỡng được pha trộn theo hàm lượng. Khi sữa thành phẩm đã xong, các doanh nghiệp sữa phải sử dụng vỏ hộp đạt tiêu chuẩn để dễ dàng vận chuyển và bảo quản. Đây là ngành địi hỏi u cầu cơng nghệ kỹ thuật cao nên tạo rào cản lớn cho việc gia nhập ngành.

 Vốn: một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là một khoản đầu tư khơng nhỏ chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy, chi phí nhân cơng, chi phí ngun liệu…

 Các yếu tố thương mại

 Ngành công nghiệp chế biến sữa bao gồm nhiều kênh tham gia từ chăn ni, chế biến, đóng gói, phân phối, tiêu dùng… tuy nhiên, vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng cho từng khâu, đặc biệt là tiếng nói của các bộ, ngành vẫn cịn riêng rẽ dẫn đến việc quy hoạch ngành sữa chưa được như mong muốn và gây nhiễu cho các công ty trong khâu sản xuất và phân phối đặc biệt là các cơng ty mới thành lập

 Ngành sữa có hệ thống khách hàng đa dạng từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi, tiềm năng thị trường lớn nhưng yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng nên ngành sữa đang chịu áp lực không nhỏ từ hệ thống khách hàng.

 Việc tạo lập thương hiệu trong ngành sữa cũng rất khó khăn do phải khẳng định được chất lượng sản phẩm cũng như cạnh tranh với các công ty lớn.

 Các nguồn lực đặc thù

 Nguyên liệu đầu vào: Phần lớn nguyên liệu đầu vào phải nhập từ nước ngoài.Tuy nhiên, nhà nước chưa thể kiểm soát gắt gao các nguồn đầu vào nguyên liệu

<i><small>Trang 24</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

sữa. Do đó, chất lượng đầu vào của các công ty chưa cao, năng lực cạnh tranh với các cơng ty nước ngồi thấp.

 Nguồn nhân lực cho ngành: Hiện tại nguồn nhân lực cho ngành chế biến các sản phẩm sữa khá dồi dào từ các nông trại, các trường đại học chuyên ngành chế biến thực phẩm… tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao và đó cũng là một rào cản không nhỏ cho các công ty sữa.

 Kênh phân phối: Các kênh phân phối hiện tại của ngành sữa đã được các doanh nghiệp hiện có sử dụng. Do đó, các đối thủ khi gia nhập phải thuyết phục các kênh phân phối này bằng cách chấp nhận chia sẻ nhiều hoa hồng cho các nhà phân phối, dẫn đến chi phí tăng cao hơn

ngành cũng khơng nhỏ đối với các công ty đặc biệt về vốn và kỹ thuật chế biến. Trong tương lai FrieslandCampina Việt Nam cũng có thể đối mặt với nhiều đối thủ do nền kinh tế thị trường và sự vượt trội về kỹ thuật, vốn và nguồn nguyên liệu đầu vào. Do đó cường độ cạnh tranh sẽ tăng từ các đối thủ tiềm năng mới.

<i><small>Trang 25</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Mơ hình cạnh tranh ngành sữa Việt Nam theo mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của

</div>

×