Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tiểu luận:Dựa vào cơ sở nào Pháp trở thành quốc gia phát triển nông nghiệp nhất trong EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.43 KB, 7 trang )

Tiểu luận
Đề:Dựa vào cơ sở nào Pháp trở thành quốc gia phát triển nông nghiệp nhất
trong EU

Mục lục
A-Mở đầu
B-Nội dung
I, Giới thiệu khái quát về Pháp
II,Dựa vào cơ sở nào Pháp trở thành quốc gia phát triển nông nghiệp nhất trong
EU
C-Kết Luận

A-Mở đầu
Pháp là nước lớn nhất Tây Âu và lớn thứ ba ở Châu Âu và có vùng đặc
quyền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Những giá trị quan trọng của thể chế
này được thể hiện trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789
(Déclaration des Droits de l'Homme et du Citoyen). Trong hơn 500 năm qua,
Pháp là một cường quốc có ảnh hưởng văn hóa, kinh tế, qn sự và chính trị
mạnh mẽ ở Châu Âu và trên toàn thế giới. Từ thế kỷ 17 đến 20, Pháp lập nên
đế quốc thực dân lớn thứ hai trên thế giới bao gồm những vùng đất rộng lớn
ở Bắc, Tây và Trung Phi, Đông Nam Á và nhiều đảo ở Caribbe và Thái Bình
Dương.
Pháp là quốc gia phát triển nông nghiệp nhất trong Eu.Nhờ đâu mà Pháp có
thành tựu lớn như vậy? Để làm rõ vấn đề này, nên e chọn đề số 3”Dựa vào cơ sở
nào Pháp trở thành quốc gia phát triển nông nghiệp nhất trong EU ‘’

B-Nội dung
I, Giới thiệu khái quát về Pháp
1. THƠNG TIN CHUNG
Quốc danh: Cộng hịa Pháp
Quốc khánh: 14/7/1789


Chính phủ: Cộng hịa
Thủ đơ: Paris


Diện tích: 674.843 km² (hạng 42)
Múi giờ: UTC+1; mùa hè: UTC+2
Vị trí địa lý: Nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác.
Pháp có biên giới với Bỉ, Luxembourg, Đức, Thuỵ Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây Ban Nha.
Tại một số lãnh thổ hải ngoại của mình, Pháp có chung biên giới trên bộ với Brasil, Suriname
và Sint Maarten (Hà Lan). Pháp còn được nối với Anh Quốc qua Đường hầm Eo biển
Manche, chạy dưới eo biển Manche.
Dân số: Ước lượng (2012) là 65.630.692 người (hạng 21)
Dân tộc: Người Pháp (87%), người Arập (3%), người Đức (2%), các dân tộc khác (8%).
Đơn vị tiền tệ: Euro
2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Pháp nằm ở Tây Âu. Trung tâm của nước Pháp là một cao nguyên đá cổ, cao 2.000m, được 4
vùng đất thấp với diện tích chiếm đến 60% tổng diện tích nước Pháp, bao quanh. Vùng Paris,
lớn nhất trong số 4 vùng này, tuy bị các sông núi thấp, các đồng bằng và các cao nguyên màu
mỡ chia cắt, nhưng vẫn được nối liền với nhau do hệ thống sông Seine và các nhánh
của sơng Seine. Phía Đơng vùng trung tâm là thung lũng hẹp Rhơne-Sne.
Phía Tây là thung lũng Loire chạy về phía Đại Tây Dương. Phía Tây – Nam là vùng châu thổ
màu mỡ Aquitaine được sông Garonne và các sông nhánh tưới tiêu. Nước Pháp được một
vành đai các dãy núi đứt gãy bao bọc. Phía Tây – Bắc là khối núi Armoricain, cao 411m. Ở
phía Tây – Nam, khối núi Pyrénées tạo thành biên giới tự nhiên giữa Pháp và Tây Ban Nha.
Dãy Alpes, ở phía Đơng Nam, có đỉnh núi cao nhất châu Âu là Mont Blanc, cao 4.807m, ngăn
đôi Pháp và Italia.
Dãy núi thấp Jura phía Đơng là một rào chắn tự nhiên giữa Pháp và Thuỵ Sĩ; dãy núi Vosges
phía Đơng ngăn cách châu thổ Paris với thung lũng sơng Rhin. Ở phía Đơng Bắc dãy núi
Ardenne kéo dài sang tận nước Bỉ. Đảo Corse (rộng 8.700km2) nằm ở biển Địa Trung Hải là
một khối núi cổ, có đỉnh cao tới 2.710m.

Các sơng chính: Sông Rhin, 1.320km; sông Loire, 1.020km; sông Rhone, 812km; sông Seine,
780km; sơng Garonne, 650km.
3. KHÍ HẬU
Khí hậu nước Pháp nhìn chung là ơn hịa, chịu ảnh hưởng kết hợp của khí hậu Đại Tây
Dương, Địa Trung Hải và khí hậu lục địa. Vùng miền Tây nước pháp có gió từ Đại Tây
Dương thổi vào đem mưa đến, mùa đông lạnh với nhiệt độ trung bình 7°C, cịn mùa hè thì ơn
hịa mát mẻ, nhiệt độ trung bình 16°C.
Ở sâu trong đất liền khí hậu chia mùa rõ rệt hơn, mùa hè nóng hơn, cịn mùa đơng thì lạnh
hơn, những thời kỳ khô hạn và ẩm ướt cũng phân biệt rõ ràng hơn. Ở vùng thung lũng Paris,
nhiệt độ trong năm giao động từ 0°C đến 24°C.


Vùng miền Đông nước Pháp và các vùng miền núi phải trải qua những mùa đông khắc nghiệt
và những mùa hè nhiều mưa bão hơn. Dãy núi Vosges ảnh hưởng đến khí hậu của vùng
Alsace nên mùa đơng thì lạnh như cắt da cịn mùa hè lại nóng nực. Những đỉnh núi cao nhất
thường phủ tuyết quanh năm và trên dãy núi Alpes xuất hiện những dịng sơng băng. Các dãy
núi cũng thường có mưa nhiều, lượng mưa lên tới 1.400 milimét
mỗi năm. Nhưng ven bờ biển Địa Trung Hải lượng mưa trung bình chỉ khoảng 640 milimét
mỗi năm
Vùng ven biển Địa Trung Hải có khí hậu khơ và ấm áp nhờ được dãy núi Alpes bảo vệ cho
khỏi cái giá rét mùa đơng. Mùa hè ở đây nóng và khơ, nhiệt độ lên tới 32°C. Ngồi ra, những
cơn gió phương Bắc lạnh lẽo, gọi là gió Mistral, thỉnh thoảng lại thổi về miền Nam nước Pháp
với vận tốc lên tới hơn 100 km/giờ đủ để gây nên những thiệt hại trầm trọng cho mùa màng.
4. KINH TẾ
Pháp là thành viên G8; đồng thời, là một nước có nền kinh tế phát triến tương đối toàn diện và
đồng đều cả cơng nghiệp lẫn nơng nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp. Theo thống kê chưa
đầy đủ, hiện nay, Pháp có khoảng gần 2,5 triệu doanh nghiệp tư nhân (đã đăng ký). Tuy đây là
một nền kinh tế thị trường tự do phát triển nhưng nhà nước vẫn giữ ảnh hưởng lớn trên những
lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng. Nhà nước sở hữu đa số vốn trong các ngành đường sắt

(SNCF), điện (EDF), hàng không (Air France) và các công ty viễn thông (France Telecom).
Từ đầu thập kỷ 90, nhà nước Pháp đã dần dần nới lỏng kiểm soát bằng việc nâng dần tỷ lệ
vốn sở hữu tư nhân trong các doanh nghiệp quan trọng cũng như trong các ngành bảo hiểm,
ngân hàng và cơng nghiệp quốc phịng.
Trong báo cáo « OECD in Figures » xuất bản năm 2005, OECD ghi chú rằng Pháp dẫn đầu
các nước G7 về năng suất lao động (tính theo GDP trên giờ làm việc). Năm 2004, GDP trên
giờ lao động tại Pháp là 47,7USD, xếp hạng trên Hoa Kỳ (46,3USD), Đức (42,1USD), Anh
(39,6USD), Nhật Bản (32,5USD).
Chính phủ Pháp đã và đang có những nỗ lực to lớn nhằm hợp tác ngày càng sâu với Đức, cả
về mặt kinh tế và chính trị. Hai nước này thường
được coi là những quốc gia "trung tâm" trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập sâu hơn nữa
trong Liên minh Châu Âu.
Pháp đang đứng đầu thế giới về các lò phản ứng hạt nhân tái sinh và phóng vệ tinh thương
mại, thứ nhì về cơng nghệ khai thác dầu khí ngồi khơi, thứ ba về cơng nghiệp vũ trụ. Tài
năng thiết kế của người Pháp còn được thể hiện trong việc chế tạo tầu hoả cao tốc, thiết bị
điện phức tạp, tên lửa, vệ tinh viễn thông, máy bay (siêu thanh Concorde, Airbus, Caravelle,
Mystère, Mirage). Các hãng Renault và PSA Peugeot Citroën là những nhà sản xuất ôtô hàng
đầu thế giới và đang chiếm 24% thị phần Châu Âu.
Các sản phẩm tiêu dùng nổi tiếng thế giới của Pháp thường được nhắc đến như nước hoa
Chanel, rượu vang Bordeaux, săm lốp Michelin, đồ sứ Limoges, đồ làm bếp Moulinex...


Pháp đứng thứ 5 thế giới (sau CHLB Đức, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản) về xuất khẩu
hàng hóa. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2007 đạt 400,939 tỷ euros, tăng 3,4% so
với cùng kỳ năm trước.
Mặt hàng xuất khẩu chính của Pháp là máy móc, thiết bị và các phương tiện vận tải (như ôtô,
tầu hoả, máy bay), sắt thép, thiết bị điện, điện tử, hoá chất, nông sản, thực phẩm, rượu vang,
rượu mạnh, hàng dệt may, đồ mỹ phẩm,...
Pháp đứng thứ 4 thế giới (sau Hoa Kỳ, CHLB Đức và Trung Quốc) về nhập khẩu. Tổng kim
ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2007 đạt 440,108 tỷ euros, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm

trước.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Pháp gồm sản phẩm dầu mỏ, máy móc, thiết bị, nơng
sản thực phẩm, hố chất, sắt thép, hàng tiêu dùng…
Pháp đứng thứ tư thế giới về dịch vụ : ngành dịch vụ của Pháp phát triển rất mạnh, đóng góp
khoảng 65,9% tổng sản phẩm quốc nội.
Pháp đứng thứ ba thế giới về nông nghiệp : nông nghiệp (kể cả đánh cá và nghề rừng) tuy
chiếm 6% lao động và khoảng 3,1% tổng sản phẩm quốc nội, nhưng vẫn đảm bảo hầu hết nhu
cầu tiêu dùng về lương thực và thực phẩm hàng ngày của người dân Pháp ; đồng thời, dành
một số lượng đáng
kể cho xuất khẩu (năm 2007, Pháp xuất siêu khoảng trên 7,9 tỷ euros hàng nông sản, thực
phẩm, gồm : lúa mì, rượu nho, các sản phẩm thịt, sữa..

II,Dựa vào cơ sở nào Pháp trở thành quốc gia phát triển nông nghiệp nhất
trong EU
1,
Cường quốc nông nghiệp
Những sản phẩm nông sản "Made In France" luôn là niềm tự hào của nước
Pháp khi mỗi nông dân tạo ra được thêm 5-7 việc làm cho ngành chăn nuôi hay chế
biến. Mặc dù chỉ chiếm gần 4 % lực lượng lao động nhưng ngành nơng nghiệp Pháp
đủ sức ni tồn dân.
Nơng nghiệp đóng vai trị khá quan trọng trong nền kinh tế khi đóng góp 3% tổng
GDP. Đặc biệt, những sản phẩm nơng nghiệp của Pháp như rượu vang, sữa, thịt bò, củ
cải đường… đều có sản lượng và chất lượng hàng đầu thế giới.
2, các cơ sở
Mọi chuyện chỉ thực sự thay đổi cho đến cuộc đại cách mạng bắt đầu vào năm
1789 khi giai cấp tư sản lật đổ chế độ chuyên chính quân chủ và giáo hội mà đỉnh
điểm là việc hành quyết vua Louis XVI năm 1793. Trong đó, nơng nghiệp đóng góp


vai trị vơ cùng quan trọng dẫn đến sự thay đổi hồn tồn cả về chính trị, kinh tế, xã

hội và kỹ thuật ở Pháp.
Ngoài những yếu tố bất ổn trong xã hội thời đó, việc nơng nghiệp Pháp mất mùa vài
năm cùng sưu cao thuế nặng đã góp phần thúc đẩy cuộc nổi dậy của người dân trong
cuộc đại cách mạng này. Sau thành cơng đó, thuế nơng nghiệp được giảm, sở hữu đất
đai của người dân được phân bố lại từ tay quý tộc và giáo hội.
Kể từ đây, sản lượng nông nghiệp Pháp dần được ổn định nhưng chưa có nhiều đột phá
về năng suất cho tới tận thế kỷ 19. Sự bùng nổ về công nghệ thời gian này đã khiến
nông nghiệp Pháp tăng sản lượng tới 78%.
Nguồn vốn dồi dào từ tư nhân cùng hệ thống tưới tiêu, phân bón được cải thiện đã
giúp nơng nghiệp Pháp lột xác hoàn toàn. Hơn nữa, sự phát triển của cơng nghiệp cũng
góp phần cải thiện đời sống, gia tăng nhu cầu nông sản trên thị trường.
Mãi đến cuối thế kỷ thứ 19, bước sang thế kỷ 20, các nhà hoạch định chính sách Pháp
mới dần chú trọng bảo vệ ngành nơng nghiệp. Sự tự động hóa, hệ thống hóa trong
cơng nghiệp cũng dần được áp dụng vào nơng nghiệp, qua đó tạo bước tiến hồn tồn
mới cho tồn ngành.
Ngày nay, thế hệ nơng dân trẻ ở Pháp coi nơng nghiệp là một ngành nghề địi hỏi
kỹ năng khơng kém gì những cơng việc khác. Người nơng dân hải quy hoạch đất
trồng, tính tốn lượng phân bón, thuốc trừ sâu, trồng hay chăn ni thứ gì để đem lại
lợi nhuận nhất.
Để làm được điều này, chính phủ Pháp thành lập một hệ
thống kiểm nghiệm chất lượng vô cùng chặt chẽ. Theo Bộ nông
nghiệp và thực phẩm Pháp, nước này thực hiện khoảng 30.000 cuộc kiểm tra với các
doanh nghiệp và 60.000 cuộc kiểm tra với các cơ sở giết mổ nhằm đảm bảo hàng nông
sản của nước này luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tại các trang trại, động vật chăn nuôi được gắn mã số suốt đời, được kiểm nghiệm
hàng tuần về chất lượng và sẽ bị phạt nặng cũng như hủy bỏ nếu vi phạm.

Ngoài ra, Pháp thành lập khá nhiều các nghiệp đoàn nhằm đảm bảo chất lượng thịt giết
mổ cũng như những sản phẩm nông sản khác. Nổi tiếng nhất trong số đó là nghiệp
đồn đa nghề (Fict) và Hội liên ngành rau củ quả (Interfel).



Bên cạnh đó, chính quyền Paris cũng lưu ý đến mơi trường sinh thái khi dưa ra chương
trình hạn chế sử dụng hóa chất trong các sản phẩm động thực vật, qua đó giảm gần
40% lượng kháng sinh sử dụng cũng như tiết kiệm chi phí.
Về lực lượng bác sĩ thú y, hàng năm Pháp chỉ đào tạo khoảng 140 người. Dù số lượng
không cao nhưng chất lượng của những bác sĩ này rất tốt khi các học viên phải trải qua
nhiều kỳ thi khắc nghiệt, thậm chí khó hơn cả việc trở thành một bác sĩ thường. Hiện
Pháp có khoảng 1.000 bác sĩ thú y công và 17.000 bác sĩ thú y tư.
Một yếu tố nữa khiến nông sản Pháp duy trì được đà tăng
trưởng là do chính phủ giải quyết tốt vấn đề đầu ra. Nghiệp đoàn
Fict được thành lập từ năm 1924 với 309 doanh nghiệp, 37 nghìn lao động và 1,2 triệu
tấn sản phẩm thịt hàng năm với tôn chỉ đảm bảo chất lượng của thịt Pháp cũng như tìm
đầu ra cho sản phẩm này. Trong khi đó, Interfel được thành lập vào năm 1976, chịu
trách nhiệm nghiên cứu thị trường, phân phối, vận chuyển… về rau quả cho các trang
trại Pháp.
Nhờ những nghiệp đoàn này, người nông dân Pháp chỉ cần tập trung vào chất lượng
sản phẩm cũng như sản xuất thay vì phải phân tâm tìm đầu ra.
Pháp đứng đầu Châu Âu về sản lượng củ cải đường với 29 triệu tấn mỗi năm, đồng
thời đứng đầu thế giới về sản lượng rượu vang với 5,3 triệu tấn mỗi năm. Quốc gia này
đứng thứ 2 Châu Âu về sản lượng sữa với 23,3 triệu tấn và cung cấp tới hơn 1,8 triệu
tấn thịt cho thị trường khu vực hàng năm.
Khơng chỉ nhờ quy trình kiểm duyệt khắt khe, việc giá nông sản ở Pháp đủ cao cũng
khiến người nơng dân có thể sống với nghề. Rất nhiều trang trại nhỏ hiện nay trồng
theo phong cách thân thiện môi trường (hữu cơ) và đem nông sản bán tại các chợ địa
phương. Đầu ra của họ chủ yếu là những gia đình chuộng nơng sản sạch hoặc những
đầu bếp nhà hàng, khách sạn trong vùng Trong tổng số hơn 550.00 km2 đất tự nhiên,
diện tích đất dành cho nơng, lâm nghiệp của Pháp chiếm gần 82%.
Có lẽ, nhờ chất lượng nông sản tuyệt vời như vậy mà nền ẩm thực của Pháp mới có thể
nổi tiếng khắp tồn cầu như ngày nay.


Chúng ta khơng thể khơng nhắc đến những người nông dân Pháp trong thành
công lớn này.Họ đã chăm chỉ lao động sản xuất, tích luy kinh nghiệm sản xuất
chăn nuôi, cây trồng áp dụng khoa học kĩ thuật để tạo nên 1 nền nông nghiệp
năng suất cao

C- Kết luận
Như vậy ta có thể thấy,Pháp trở thành quốc gia phát triển nông nghiệp nhất
trong EU dựa trên cơ sở khơng chỉ nhờ có diện tích lớn mà cịn có một
chính phủ tuyệt vời ln quan tâm, khuyến khích nhân dân phát triển nơng


nghiệp,người nông dân chăm chỉ, giàu kinh nghiệm sản xuất nuôi trồng, áp
dụng khoa học kĩ thuật và các sản phẩm nơng nghiệp Pháp có chất lượng
cao nên khơng lo tới vấn đề đầu ra của sản phẩm,người nông dân an tâm
tập trung sản phẩm tốt hơn giúp nâng cao nâng suất nông nghiệp.Tất cả
các cơ sở trên đã giúp phát trở thành một cường quốc phát triển nông
nghiệp thế giới



×