Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BAO CAO DANH GIA HOAT DONG CHUYEN MON HKI 1516

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.45 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THCS 1 SÔNG ĐỐC TỔ SINH-HÓA- ĐỊA-CNNN. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN HỌC KÌ I ( NĂM HỌC 2015 – 2016) 1. SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN - Sinh hoạt tổ chuyên môn: 8 buổi. - Tổng số tiết dạy thay: 55 tiết - Số chuyên đề NCBH: 02 (môn:Địa, KHTN....) - Số chuyên đề khác: 01: Sinh hoạt chủ nhiệm theo chủ đề - Số giáo viên có tiết dạy Giáo án điện tử: 14 - Số tiết có ứng dụng CNTT: - Tổng số tiết dự giờ (theo kế hoạch của tổ): 16/18 + So với kế hoạch dự giờ đạt: 88,9 % + Số tiết đạt giỏi: 07 ( 43,8 %). Số tiết khá: 04 (25 %). + Số tiết trung bình: 0 ( %). Số tiết chưa đạt: 0 ( %). + Số tiết dự giờ chỉ góp ý không xếp loại: 05 - Số giáo viên đạt GVDG cấp trường : 07 2. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN 2.1. Thực hiện kế hoạch giảng dạy *Ưu điểm: Kế hoạch giảng dạy cá nhân làm đúng biểu mẫu quy định, đảm bảo đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, giáo viên thực hiện đúng kế hoạch đề ra: Kiểm tra 15 phút, kiểm tra định kì…. *Hạn chế: Một vài kế hoạch chưa thật chi tiết, còn phải chỉnh sửa do chưa đúng biểu mẫu 2.2. Công tác soạn – giảng: * Ưu điểm: Soạn giảng đúng PPCT, bám sát Chuẩn KT- KN- TĐ, thực hiện tốt giảm tải, một số tiết có tích hợp các kiến thức liên môn; giáo án trình bày đúng biểu mẫu mới, thực hiện khá tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, phân hóa được nhiều đối tượng học sinh, trình bày cơ bản đúng thể thúc quy định , đa số sạch đẹp, rõ ràng, kí duyệt đúng thời gian quy định… Các bộ môn của lớp 6 VNEN soạn giảng theo đúng tinh thần mô hình trường học mới. * Hạn chế Một số tiết giáo án soạn còn khá vắn tắt, các tiêu mục chưa thống nhất kiểu chữ, phần rút kinh nghiệm đa số còn qua loa, hình thức; việc phân hóa HS thực hiện chưa đồng bộ. Một số giáo án mục tiêu giữa giáo án và kế hoạch cá nhân chưa thống nhất. Mô hình trường học mới còn khá nhiều giáo viên bỡ ngỡ, chưa quen nên khi thực hiện đôi khi còn lúng túng. 2.3. Công tác sinh hoạt CM theo NCBH * Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn chu đáo của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn nhà trường;.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tổ trưởng được đi tập huấn về công tác đổi mới sinh hoạt CM theo NCBH những năm trước cũng như các GV trong tổ được triển khai tương đối chi tiết và đầy đủ về việc sinh hoạt CM theo NCBH đã thực hiện trong các năm học trước và tiếp tục thực hiện trong năm học này, bước đầu đã có những chuyển biến tích cực trong việc sinh hoạt chuyên môn, dành được nhiều thời gian cho việc SHCM theo nghiên cứu bài học. Đa số giáo viên hết sức nhiệt tình. trong học kì 1đã thực hiện được 3 tiết dạy theo NCBH khá thành công, mang lại hiệu quả khá tốt, giáo viên đã vận dụng vào việc giảng dạy của mình ở mức đạt yêu cầu, một số tiết dạy mang lại hiệu quả tương đối cao( thông qua một số tiết thao giảng, thi GVG, dự giờ,..) * Hạn chế: Thời gian dành cho các buổi sinh hoạt CM theo NCBH còn tương đối ít do có quá nhiều việc cần triển khai thực hiện; việc chuẩn bị cho một tiết dạy cụ thể mất rất nhiều thời gian; HS còn chưa quen với các tiết dự giờ có quá nhiều thầy cô; một số ít HS lúng túng trong tiếp cận kiến thức phần nào ảnh hưởng đến chất lượng tiết dạy. * Nguyên nhân: Việc hội họp có quá nhiều công văn cần triển khai, một bộ phận giáo viên phải bận việc gia đình nên sự nhiệt tình, sự chuẩn bị chưa thật chu đáo; Một số ít giáo viên chỉ vận dụng cho các tiết dự giờ của mình; HS tiếp cận chưa thật nhiều những tiết dạy như thế nên các em còn e ngại, thiếu tự tin. * Giải pháp trong thời gian tới: Dành nhiều thời gian hơn cho các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, hạn chế những thủ tục hành chính. Nhắc nhở anh em giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm hơn trong việc thực hiện công việc; Động viên, hướng dẫn HS nhiệt tình, thoải mái tích cực trong học tập. 2.4. Thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” (đối với tổ có tiết) 2.5. Tình hình sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học *Ưu điểm: Giáo viên đã sử dụng những đồ dùng đã có ở phòng thiết bị ngoài ra một số GV tự làm đồ dùng để phục vụ cho tiết dạy của mình mang lại hiệu quả khá cao * Hạn chế: một số GV chỉ sử dụng, tự làm đồ dùng chủ yếu qua các tiết dự thi GVG, thao giảng hay tiết dự giờ. Một số đồ dùng, dụng cụ hóa chất thiếu, bị hư hỏng không sử dụng được. 2.6. Công tác dự giờ thăm lớp *Ưu điểm: Kế hoạch dự giờ đạt trên 90 % so với kế hoạch, mỗi GV được lên lịch dự tối thiểu 1tiết/ học kì, chia đều ra các tháng. Đa số GV dự giờ đủ số tiết chuẩn quy định và dư tiết, một số GV còn dự giờ GV tổ khác để chia sẻ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm nên có sự tiến bộ trong giảng dạy. * Hạn chế: Một số GV dự giờ cho đủ tiết, nhận xét chưa thật thấu đáo, thiếu sự nhiệt tình, xếp loại chưa thật khách quan. * Hướng khắc phục: Họp tổ, tổ trưởng nhắc nhở, gặp gỡ trao đổi riêng để GV rút kinh nghiệm và có hướng khắc phục. 2.7. Việc thực hiện đổi mới PPDH, thực hiện các nội dung giáo dục địa phương và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, tích hợp việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh * Ưu điểm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Thực hiện khá tốt việc đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG thể hiện qua giáo án và công tác dự giờ, chất lượng cụ thể các bộ môn văn hóa đến cuối học kì nhìn chung đều đạt trên 90% và vượt so với chỉ tiêu ( môn Địa 8 đạt kết quả khá cao: có nhận xét qua báo cáo chất lượng bộ môn cuối học kì 1) GV đã lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các tiết dạy cũng như các hoạt động ngoại khóa; Việc học tập và tàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: mỗi GV đều có đăng kí cụ thể và đến thời điểm này thực hiện khá tốt đặc biệt là các đồng chí đảng viên. * Hạn chế: Một số GV còn chậm đổi mới, chí cầu tiến chưa cao, ngại khó, có đổi mới nhưng hiệu quả chưa như mong muốn. * Nguyên nhân: Một số GV tinh thần trách nhiệm chưa cao, một phần do ý thức học tập của một số HS. * Giải pháp khắc phục: Tổ trưởng cần quán triệt tốt hơn nữa công tác tư tưởng cho GV, bản thân TT phải thật gương mẫu, luôn luôn động viên, khích lệ, hướng dẫn GV những lúc cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất để GV phát huy tối đa khả năng của mình, công bằng, công tâm trong công việc; Họp tổ, tổ trưởng nhắc nhở hay gặp gỡ trao đổi riêng để GV rút kinh nghiệm và có hướng khắc phục. 2.8. Đổi mới KTĐG. * Ưu điểm: Gv ra đề cương, ôn tập đầy đủ theo quy định; việc chấm trả bài được thực hiện đúng kế hoạch. Các môn có phần trắc nghiệm khách quan thực hiện theo yêu cầu mới * Hạn chế: Do chưa được chỉ đạo sát sao và hướng dẫn cụ thể về cách ra câu hỏi có nhiều lựa chọn đúng nên việc ra đề HKI gặp nhiều khó khăn đối với các môn có phần trắc nghiệm. Một số đề thi chưa đảm bảo đầy đủ đúng biểu mẫu quy định, còn sai một số lỗi chính tả, câu lệnh chưa thật đầy đủ, một số đề giống như đề năm cũ có chỉnh sửa nhưng rất ít; Việc vào điểm ở 1 số bộ môn/ lớp điểm miệng vào chưa kịp thời, ghi điểm chưa đúng quy định. 2.9. Công tác chủ nhiệm. Công tác chủ nhiệm của các lớp chủ nhiệm thuộc tổ quản lí nhìn chung đã đi vào nề nếp, phần lớn GVCN có sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của HS; Kế hoạch chủ nhiệm được kí duyệt đầy đủ theo đúng thời gian quy định theo đúng biểu mẫu mới. * Hạn chế: Một vài lớp chủ nhiệm nề nếp chưa được tốt (9a5,9a6), 01 trường hợp học sinh ở lớp 9a2 tạm gọi là cá biệt rất khó dạy dỗ: tổ có đưa ra bàn bạc để tìm những giải pháp tốt cho lớp hoạt động tốt nhưng chưa thường xuyên, được sự quan tâm hỗ trợ của BGH kết hợp với các GV bộ môn thường xuyên dự giờ thăm lớp cụ thể ở 9a6 nề nếp lớp có tiến bộ tuy nhiên hiệu qủa chưa như mong muốn; Tổ trưởng ít dự giờ tiết sinh hoạt để nắm bắt cụ thể tình hình của lớp. 2.10. Tình hình học tập và rèn luyện của học sinh.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> *Ưu điểm: chất lượng 2 mặt giáo dục cuối HKI nhìn chung chưa đạt so với chỉ tiêu đề ra ( đạt khoảng từ 90% so với chỉ tiêu), riêng lớp 8a8 đạt 100% *Hạn chế: Vẫn còn 17HS xếp loại học lực kém( 6a1: 03em, 6a3: 8em, 6a7; 5em, 7a1: 01 em) 10 em HK trung bình ( lớp 9a2: 2 em, lớp 9a6: 07 em), 01 học sinh xếp hạnh kiểm yếu (9a2). * Nguyên nhân: Một số Hs chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, còn ham chơi nên kết quả học tập và rèn luyện còn hạn chế; Một số CMHS chưa phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục HS; Một số phụ huynh chưa quan tâm hay quan tâm chưa đúng cách con em, phó mặc cho nhà trường dạy dỗ. Một số HS lớp 6 vẫn chưa thích ứng được với môi trường học tập cấp 2, do điều kiện địa phương sống khá phức tạp, do hoàn cảnh gia đình,..; Một phần do GVCN tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục HS trong công tác chủ nhiệm. 2.11. Công tác bồi dưỡng HSG và phụ đạo HS yếu Công tác bồi dưỡng HSG đã thực hiện tương đối tốt, đội ngũ GV được phân công rất nhiệt tình, trách nhiệm, luôn dạy nhiều hơn số tiết quy định. * Khó khăn: - Cơ sở vật chất của trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được phòng dành ôn thi cho các em, GV phải dạy ở nhà, phần nào làm cho công tác quản lí của nhà trường chưa được chặt chẽ. - Sách để tham khảo thêm còn ít, chủ yếu là GV tự tìm tài liệu. 3. NGUYÊN NHÂN – KHẮC PHỤC . 3.1. Nguyên nhân của những hạn chế Do cơ sở vật chất của trường còn hạn chế; Do tình địa phương phương khá phức tạp phần nào ảnh hưởng đến việc học tập và rèn luyện của HS; Do thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường; Một số gia đình chưa quan tâm hay quan tâm chưa đúng cách, phó mặt việc dạy dỗ con em mình cho nhà trường; Do một số HS chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, còn ỷ lại, xem thường việc học; Một bộ phận nhỏ GV tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa có chí cầu tiến, chậm đổi mới, ngại khó trong công việc. Đối với các bộ môn của mô hình trường học mới giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ, vừa dạy vừa rút kinh nghiệm. 3.2. Hướng khắc phục Họp tổ nhắc nhở, triển khai quán triệt, đặc biệt là công tác tư tưởng cần được quán triệt thường xuyên hơn, mỗi TT phải thật sự gương mẫu, nói đi đôi với làm, công tâm, khách quan, quan tâm giúp đỡ các thành viên khi cần, tạo điều kiện để GV phát huy được điểm mạnh, luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, nhẫn nại, vượt khó,... Quan tâm nhiều hơn với các lớp 6 VNEN. 4. KIẾN NGHỊ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Sông Đốc, ngày 8 tháng 01 năm 2016 TỔ TRƯỞNG. Bùi Thị Kim Cương. THỐNG KÊ BÀI KIỂM TRA VÀ QUY ĐỊNH THỜI ĐIỂM KIỂM TRA MÔN HÓA Năm học 2015-2016 Học kì I Học kì II KT thường KT định kì KT thường KT định kì Khối xuyên xuyên Số bài Tuần Số Tuần Số Tuần Số bài Tuần bài bài 6 7 8 2 5,10 2 8,13 2 24,30 2 25,28 9 2 10,15 2 5,11 2 22,28 2 26,32 THỐNG KÊ BÀI KIỂM TRA VÀ QUY ĐỊNH THỜI ĐIỂM KIỂM TRA MÔN SINH Học kì I KT thường KT định kì Khối xuyên Số Tuần Số Tuần bài bài 6 2 5,15 1 11 7 2 5,13 1 10 8 2 6,14 1 10 9 2 7,14 1 11. Học kì II KT định kì. KT thường xuyên Số Tuần bài 2 23,30 2 23,25 2 24,31 2 22,25. Số bài 1 1 1 1. Tuần 26 29 29 28.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> THỐNG KÊ BÀI KIỂM TRA VÀ QUY ĐỊNH THỜI ĐIỂM KIỂM TRA MÔN ĐỊA Học kì I KT thường KT định kì Khối xuyên Số Tuần Số Tuần bài bài 6 2 5,14 1 8 7 2 4,11 1 7 8 2 6,13 1 8 9 2 5,13 1 10. Học kì II KT định kì. KT thường xuyên Số Tuần bài 2 26,30 2 24,30 2 21,25 2 22,25. Số bài 1 1 1 1. Tuần 29 28 26 27. THỐNG KÊ BÀI KIỂM TRA VÀ QUY ĐỊNH THỜI ĐIỂM KIỂM TRA MÔN CN Học kì I KT thường KT định kì Khối xuyên Số Tuần Số Tuần bài bài 6 2 7,15 2 10,14 7 2 6,12 1 10 8 9 2 6,10 1 12. Học kì II KT định kì. KT thường xuyên Số Tuần bài 3 22,32 2 23,29. 2 1. 26,29 25. 2. 1. 30. 24,27. Số bài. Tổ trưởng. Tuần.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×