Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Ảnh hưởng của các mức phân bón kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bertoni) giống m1 tại xã nghi đồng, nghi lộc, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 68 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƢ
--------------

ĐẶNG THỊ THANH TRÀ

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC MỨC PHÂN BÓN KALI
ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CÂY CỎ NGỌT (Stevia rebaudiana Bertoni) GIỐNG M1
TẠI XÃ NGHI ĐỒNG, NGHI LỘC, NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NGÀNH NÔNG HỌC

VINH- 2011


TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƢ
-------------

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC MỨC PHÂN BÓN KALI
ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CÂY CỎ NGỌT (Stevia rebaudiana Bertoni) GIỐNG M1
TẠI XÃ NGHI ĐỒNG, NGHI LỘC, NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NGÀNH NÔNG HỌC

Ngƣời thực hiện
:


Lớp
:
Ngƣời hƣớng dẫn :

Đặng Thị Thanh Trà
48K2 - Nông học
ThS. Nguyễn Thị Thanh

VINH - 2011


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này
là hồn tồn trung thực, có được các lần đo đếm, phân tích thí nghiệm do bản
thân tiến hành và chưa từng được sử dụng để bảo một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thí nghiệm để thu thập số liệu trong khóa luận đã
được chính bản thân tơi tiến hành tại phịng thí nghiệm.
Vinh, tháng 7 năm 2011
Sinh viên
Đặng Thị Thanh Trà


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, với tấm lịng chân thành tơi xin
được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Thanh, KS. Thái
Thị Ngọc Lam đã dành cho tôi nhiều sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình trong suốt

quá trình làm đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng các bạn bè khoa Nông
Lâm Ngư và các anh chị trong Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Stevia
Á Châu đã luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q
trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tối bố mẹ, những người thân đã động
viên và giúp đỡ tôi rất nhiều để hồn thành tốt khóa luận.
Do kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn chế nên đề tài khơng tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong được sự đóng góp q báu của tất cả thầy giáo, cô
giáo, cùng bạn bè trong lớp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Vinh, tháng 7 năm 2011
Sinh viên
Đặng Thị Thanh Trà


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................viii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1

2.


Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3

3.

Phạm vi và nội dung nghiên cứu .................................................................... 3

4.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................... 3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 4
1.1.

Giới thiệu chung về cây Cỏ ngọt .................................................................... 4

1.1.1. Nguồn gốc....................................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm thực vật học .................................................................................... 4
1.1.3. Các chất chính trong lá cây Cỏ ngọt ............................................................... 5
1.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh cây Cỏ ngọt .................................................................... 6
1.2.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu Cỏ ngọt trên thế giới và Việt Nam ........... 7

1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Cỏ ngọt trên thế giới ................................ 7
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Cỏ ngọt ở Việt Nam ................................. 8
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Cỏ ngọt trên địa bàn tỉnh Nghệ An ........ 11
1.3.

Những vấn đề còn tồn tại và những vấn đề mà luận văn cần nghiên

cứu, giải quyết .............................................................................................. 12

1.3.1. Những vấn đề còn tồn tại .............................................................................. 12
1.3.2. Những vấn đề cần tập trung nghiên cứu, giải quyết ..................................... 12


iv
Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 13
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................. 13
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................. 15
2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 16

22.1.

Địa điểm ....................................................................................................... 16

2.2.2. Thời gian ....................................................................................................... 16
2.3.

Đối tượng và vật liệu .................................................................................... 16

2.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 16
2.3.2. Vật liệu ......................................................................................................... 16
2.4.

Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................................... 16

2.4.1. Cơng thức thí nghiệm ................................................................................... 16

2.4.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................. 17
2.4.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng ........................................................................... 18
2.5.

Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................................. 21

2.5.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển .......................................................... 21
2.5.2. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại ......................................................................... 21
2.5.3. Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất ................................................... 22
2.6.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 22

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 23
3.1.

Ảnh hưởng của mức bón kali đến tỷ lệ sống và sinh chồi nách của cây con...... 23

3.2.

Ảnh hưởng của mức bón kali đến sự sinh trưởng và phát triển của cây
Cỏ ngọt ......................................................................................................... 24

3.2.1. Ảnh hưởng của mức bón kali đến chiều cao cây .......................................... 24
3.2.2. Ảnh hưởng của mức bón kali đến số cành trên cây qua các giai đoạn
sinh trưởng .................................................................................................... 28
3.2.3. Ảnh hưởng của mức bón kali đến số cặp lá trên cây .................................... 31


v

3.3.

Ảnh hưởng của mức bón kali đến tình hình sâu bệnh hại cây Cỏ ngọt ........ 33

3.3.1. Ảnh hưởng của mức bón kali đến sâu hại cây Cỏ ngọt ................................ 34
3.3.2. Ảnh hưởng của mức bón kali đến bệnh hại cây trồng .................................. 38
3.4.

Ảnh hưởng của mức bón kali đến năng suất cây Cỏ ngọt ............................ 40

3.5.

Ảnh hưởng của mức bón kali đến khả năng tích lũy chất khơ cây Cỏ ngọt ..... 43

3.6.

Ảnh hưởng của mức bón kali đến tình hình phát triển của cây sau lứa
thu hoạch đầu tiên ......................................................................................... 43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 47
1.

Kết luận......................................................................................................... 47

2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 48
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt

Nội dung

NSTT

Năng suất thực thu

NSLT

Năng suất lý thuyết

LSD0,05

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Thành phần chính trong lá cây Cỏ ngọt .................................................. 5


Bảng 1.2.

Tình hình sản xuất và sử dụng Cỏ ngọt ở một số nước trên thế giới .......... 8

Bảng 1.3.

Ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến năng suất ................ 10

Bảng 1.4.

Ảnh hưởng của chiều cao thu hoạch đầu lên năng suất cỏ ngọt
(kg/m2) ................................................................................................... 11

Bảng 1.5.

Diện tích trồng Cỏ ngọt ở các huyện trong tỉnh Nghệ An .................... 12

Bảng 2.1.

Thang đánh giá khả năng cung cấp kali cho cây ................................... 15

Bảng 3.1.

Ảnh hưởng của mức bón kali đến tỷ lệ sống và khả năng sinh
chồi nách của cây con ............................................................................ 23

Bảng 3.2.

Ảnh hưởng của mức bón kali đến q trình tăng trưởng chiều
cao cây ................................................................................................... 25


Bảng 3.3.

Ảnh hưởng của mức bón kali đến số cành/cây qua các giai đoạn
sinh trưởng ............................................................................................. 28

Bảng 3.4.

Ảnh hưởng của mức bón kali đến số cặp lá trên cây............................. 31

Bảng 3.5.

Ảnh hưởng của kali đến tỷ lệ gây hại của sâu xám ............................... 34

Bảng 3.6.

Ảnh hưởng của mức bón kali đến tỷ lệ gây hại của sâu khoang ........... 36

Bảng 3.7.

Ảnh hưởng của mức bón kali đến tỷ lệ bệnh đốm thân ở cây
Cỏ ngọt .................................................................................................. 38

Bảng 3.8.

Ảnh hưởng của mức bón kali đến năng suất cây Cỏ ngọt ..................... 41

Bảng 3.9.

Ảnh hưởng của mức bón kali đến tích lũy chất khô .............................. 43


Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mức bón kali đến tình hình phát triển của cây
sau lứa thu hoạch đầu tiên ..................................................................... 44
Bảng 3.11. So sánh ảnh hưởng của các mức bón phân kali đến sinh trưởng
phát triển và năng suất cây Cỏ ngọt ...................................................... 45


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây ..................................................... 26

Hình 3.2.

Sự tăng trưởng số cành trên cây ............................................................ 30

Hình 3.3.

Sự tăng trưởng cặp lá/cây ...................................................................... 33

Hình 3.4.

Mức độ gây hại của sâu xám ................................................................. 35

Hình 3.5.

So sánh mức độ gây hại của sâu khoang ở các mức bón kali
khác nhau ............................................................................................... 37


Hình 3.6.

Diễn biến mức độ gây hại của bệnh đốm .............................................. 39

Hình 3.7.

So sánh NSLT và NSTT ở các mức bón kali khác nhau ....................... 42


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI - thời đại của sức khỏe và thẩm mỹ. Hai vấn đề của xã hội
đang ngày càng nổi cộm và không ngừng tăng nhanh trong những năm gần đây
đó là béo phì và tiểu đường. Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
thì vào những năm 20 của thế kỷ này, hàng năm thế giới phải chi khoảng 425 tỷ
USD để phòng và trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên con người vẫn chưa tìm ra cách
nào hữu hiệu để chặn đứng căn bệnh này. Tâm lý chung của người tiêu dùng là
tìm về với những sản phẩm thiên nhiên để thay thế cho các sản phẩm hóa học.
Trong nhóm những chất tạo vị ngọt thiên nhiên, cây Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana
Bertoni) ngày càng được nhiều người chú ý đến.
Cỏ ngọt là sản phẩm thiên nhiên để thay thế các loại đường hóa học, có
tác dụng bổ tim, lợi tiểu, làm giảm huyết áp và đặc biệt nhất là đối với những
người bị bệnh tiểu đường. Do không tạo calorie nên Cỏ ngọt rất thích hợp để
giúp giảm cân. Ngồi ra, nó cũng giúp vào việc làm lành các vết thương ngoài da
nên được dùng rộng rãi trong y học như sử dụng cho người bị đái tháo đường,
chống xơ cứng động mạch, lưu thơng khí huyết, chống béo phì ở phụ nữ cao
huyết áp..., cũng như trong mỹ phẩm (theo Bs. Phạm Thị Thục - Báo Sức khỏe
và đời sống) [8].

Với những tác dụng lớn như vậy, sản phẩm Cỏ ngọt không chỉ tiêu thụ
mạnh trong thị trường nội địa mà còn được thị trường thế giới đặc biệt quan tâm.
Tuy đã xuất hiện tại Việt Nam khá lâu, nhưng trong vòng vài năm gần đây
cây Cỏ ngọt mới bắt đầu phát triển mạnh và được trồng rộng rãi. Tuy là loại cây
trồng hoàn toàn mới mẻ với nước ta, nhưng do nó là loại cây khá dễ tính, thích
ứng rộng trên nhiều loại đất và vùng sinh thái khác nhau, kỹ thuật nhân giống,
gieo trồng và chăm sóc đơn giản, vốn đầu tư khơng nhiều (trồng 1 lần sau 2 - 3
năm mới phải trồng lại), việc thu hoạch sản phẩm dễ dàng, sản phẩm là cành lá
khơ nên có thể làm ngun liệu phục vụ trong y học, công nghiệp thực phẩm
hoặc trực tiếp làm thành phẩm như các loại chè giải khát, chữa bệnh, vv… trên
những vùng sản xuất Cỏ ngọt hàng hoá, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật canh


2
tác, sử dụng các giống có năng suất khơ cao, chất lượng sản phẩm tốt, có thể sản
xuất 6000 - 7000kg lá khô/ha/năm, với tỷ lệ 4 - 5%, một ha trong một năm cho
khoảng 300kg chất ngọt steviozit. Vì steviozit ngọt hơn đường 300 lần, như thế
năng suất hàng năm trên thế giới tương đương với 90 tấn đường/ha (theo Nguyễn
Thượng Chánh, DVM - Cỏ ngọt Stevia) [9].
Tại Nghệ An, Cỏ ngọt được công ty CP đầu tư phát triển Stevia Á châu
đưa vào khảo nghiệm từ tháng 11/2009 tại xóm 4 - Nghi đồng - Nghi lộc - Nghệ
An. Qua hơn một năm rưỡi nghiên cứu và khảo nghiệm, cây Cỏ ngọt đã cho thấy
nó rất phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của Nghệ An. Với nhiều ưu
điểm như là cây ngắn ngày, chu kỳ thu hoạch ngắn (1,5 - 2 tháng/lứa), sản phẩm
là cành lá nên chịu thâm canh, làm đất một lần cho thu hoạch hai năm, kỹ thuật
canh tác đơn giản, sản phẩm được bao tiêu ngay sau khi thu hoạch nên Cỏ ngọt
đang từng bước khẳng định được vị thế của mình trong việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng của tỉnh nhà. Hiện nay nhiều xã thuộc huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên,
Nam Đàn đã chuyển sang trồng cây Cỏ ngọt thay hoa màu và cho thu nhập trung
bình 150 triệu/ha/năm (Lê Hữu Tiệp, 2010) [10].

Năng suất và phẩm chất cây trồng được quyết định bởi rất nhiều yếu tố,
trong đó phân bón là một yếu tố vơ cùng quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của
việc sản xuất cây Cỏ ngọt. Kali là loại phân đa lượng đóng vai trị rất lớn đối với
sự sinh trưởng, phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng,
đặc biệt kali ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tích lũy đường trong cây. Trên thực
tế sản xuất hiện nay, không chỉ riêng nước ta mà các nước khác trên thế giới việc
bón kali cho cây trồng cịn rất hạn chế.
Cỏ ngọt là loại cây trồng hoàn toàn mới đưa vào trồng ở Việt Nam, đặc
biệt là ở Nghệ An. Nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây Cỏ ngọt, đồng
thời góp phần vào việc hồn thiện kỹ thuật trồng cây cỏ Ngọt.
Do vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Ảnh hƣởng của các mức phân bón
kali đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất cây Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana
Bertoni) giống M1 tại xã Nghi Đồng, Nghi Lộc, Nghệ An”.


3
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng kali ở các mức khác nhau đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất cây Cỏ ngọt trên đất thịt nhẹ tại xã Nghi Đồng,
Nghi Lộc, Nghệ An. Trên cơ sở đó đưa ra được liều lượng bón kali thích hợp nhất.
3. Phạm vi và nội dung nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón kali đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất cây Cỏ ngọt tiến hành trên đất thịt nhẹ tại xã Nghi
Đồng, Nghi Lộc, Nghệ An.
- Nội dung nghiên cứu:
+ Ảnh hưởng của mức bón phân kali đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát
triển của cây.
+ Ảnh hưởng của từng mức bón kali đến sức đề kháng sâu bệnh của cây
Cỏ ngọt.
+ Ảnh hưởng của các mức bón kali đến năng suất cây Cỏ ngọt.

+ Ảnh hưởng của mức bón kali đến khả năng bật mầm của cây sau thu hoạch.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp một số dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh trưởng, phát triển
và tính chống chịu sâu bệnh cho các cơng trình nghiên cứu về sau.
- Khẳng định vai trò của nguyên tố đa lượng kali đến quá trình sinh trưởng
và năng suất cây Cỏ ngọt.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tìm ra cơng thức bón phân phù hợp cho cây Cỏ ngọt và một số kỹ thuật
chăm sóc thực tế ngồi đồng ruộng đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế khi mở
rộng vùng trồng cây.
- Việc đánh giá mối tương quan giữa các mức bón phân kali với các yếu tố
cấu thành năng suất là dẫn liệu quan trọng để lựa chọn cơng thức bón hiệu quả
trong thực tế sản xuất.
- Góp phần vào việc xây dựng quy trình sản xuất cây Cỏ ngọt hoàn chỉnh
mang lại thu nhập cao cho người dân


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây Cỏ ngọt
1.1.1. Nguồn gốc
Cây Cỏ ngọt còn được gọi là cây Cỏ đường hay Cúc mật, có nguồn gốc ở
thung lũng Rio Monday nằm giữa Paraguay và Brasil. Vào thế kỷ XVI, các thủy
thủ Tây Ban Nha đã từng đề cập đến sự hiện diện của loại thảo mộc này. Nhưng
phải đến năm 1888, nhà thực vật học người Paraguay là Moises Santiago Bertoni
mới phân loại và chính thức đặt tên gọi nó là Stevia rebaudiana Bertoni. Thổ dân
Guarani ở Paraguay gọi cỏ này là Cấ-êhê có nghĩa là Cỏ ngọt. Cỏ ngọt là một

chi của khoảng 240 loài thảo mộc và cây bụi thuộc họ Cúc (Asteraceae). Những
loài khác nhau của cỏ ngọt có chứa chất ngọt tự nhiên, song Stevia rebaudiana
Bertoni được chứng minh là chất ngọt tự nhiên có độ ngọt cao nhất trong tất cả.
Đây là một cây lưu niên bán nhiệt đới, rất dễ canh tác và đem lại hiệu quả kinh tế
cao trên thế giới và Việt Nam.
1.1.2. Đặc điểm thực vật học
* Hệ rễ: Cỏ ngọt là cây lâu năm có thân rễ khoẻ, ít phân nhánh, mọc nơng
từ 0-30cm tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu, tơi xốp, tầng canh tác và mực nước ngầm
của đất. Rễ của cây gieo hạt là hệ rễ cọc, ít phát triển hơn rễ từ cành giâm (hệ rễ
chùm). Hệ rễ chùm lan rộng ở đường kính 40cm, hệ rễ phát triển tốt trong điều
kiện đất tơi xốp đủ ẩm.
* Thân cành: Cỏ ngọt có dạng thân bụi, chiều cao 60 - 70cm, thâm canh
tốt có thể đạt 80-90cm, phân cành cấp I nhiều, cành cấp I thường xuất hiện từ các
đốt lá cách mặt đất 3 - 10cm (tuỳ vào cách đốn tỉa ở giai đoạn đầu), sau đốn cành
có thể xuất hiện ở các đốt trên thân.
* Lá: Mọc đối từng cặp hình thập tự hoặc mọc cách, mép lá có từ 12 - 16
răng cưa, lá hình trứng ngược, lá trưởng thành dài khoảng 50 - 70mm, rộng 17 20mm.


5
* Hoa, quả, hạt: Hoa phức, giao phấn khả năng tự thụ phấn thấp. Quả màu
nâu thẫm, năm cạnh khi chín dài 2 - 2,5mm, hạt khơng có nội nhũ. Cây con gieo
từ hạt sinh trưởng yếu, chậm.
1.1.3. Các chất chính trong lá cây Cỏ ngọt
Từ năm 1908 Resenack, năm 1909 Dieterick đã phân ly được Glucoside
từ lá cỏ ngọt. Năm 1931 Bridel và Navieille tìm được Glucoside đó là Stevioside.
Bằng phương pháp sắc ký bản mỏng và một số phương pháp sắc ký khác người
ta đã tìm thấy các chất ngọt có trong lá cây Cỏ ngọt. Kết quả thu được 9 chất
khác nhau từ lá Cỏ ngọt, nhưng chủ yếu gồm bốn chất chính: stevioside (5 - 10
%), rebaudioside A (2 - 4 %), rebaudioside C (1 - 2 %), và dulcoside A (0,5 - 1

%). Hai loại phụ là rebaudioside D và E (theo Ds Phan Đức Bình, cây Cỏ ngọt và
Steviosid) [12]
Bảng 1.1. Thành phần chính trong lá cây Cỏ ngọt
Độ ngọt so với đường mía

TT

Tên chất ngọt

1

Stevioside 1

100- 125

2

Rubuoside

100- 120

3

Stevioside 2

150- 300

4

Rebaudioside A


250- 450

5

Rebaudioside B

300- 350

6

Rebaudioside C

120- 500

7

Rebaudioside D

250- 450

8

Rebaudioside E

150-300

9

Dulcoside A


50-120

(Sucrose=1)

(Nguồn: Phân tích của tập đoàn PureCircle)


6
1.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh cây Cỏ ngọt
- Yêu cầu về nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến điều kiện sinh trưởng
và phát triển của cây Cỏ ngọt. Cỏ ngọt có thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ 10-35ºC.
Nhiệt độ tốt nhất từ 20-30ºC cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Nếu nhiệt độ
30-35ºC mà đảm bảo độ ẩm tốt cây vẫn sinh trưởng và cho thu hoạch tốt. Tuy
nhiên tuỳ từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây mà yêu cầu về nhiệt độ
của từng thời kỳ cũng khác nhau. Thời kỳ nảy mầm, nhiệt độ thích hợp cho việc
nẩy mầm từ 20 - 250C, nhiệt độ dưới 150C hạt không nẩy mầm, trên 350C hạt sẽ
chết, với phương pháp giâm cành yêu cầu nhiệt độ từ 25 - 300C, với cây trưởng
thành nhiệt độ thích hợp nhất cho cây phát triển từ 25 - 300C.
- Yêu cầu về đất và dinh dưỡng
+ Đất trồng: Cỏ ngọt có thể sinh trưởng và phát triển ở trên hầu hết các
loại đất, nhưng cho năng suất cao hơn trên nền đất có tầng canh tác dày, tơi xốp,
nhiều mầu mỡ, có mực nước ngầm thấp, thành phần cơ giới nhẹ. Thích hợp là đất
thịt pha cát, độ mùn cao, độ pH 6 - 7.
+ Dinh dưỡng khoáng: Cỏ ngọt là cây cho thu hoạch nhiều lứa và phần sử
dụng chủ yếu là lá nên cây yêu cầu về dinh dưỡng khống lớn. Cho nên việc bón
phân là biện pháp tích cực làm tăng năng suất cây Cỏ ngọt. Đạm, lân, kali là 3
nguyên tố cơ bản xây dựng lên chất hữu cơ và năng suất Cỏ ngọt.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm
+ Nước: Cây Cỏ ngọt là cây sợ úng nhưng lại ưa ẩm. Cung cấp đủ nước,

đảm bảo độ ẩm cây sẽ sinh trưởng tốt, khoẻ, trẻ lâu, nhiều cành và cho sản lượng
thu hoạch cao, ngồi ra cịn cho tăng số lần thu hoạch trong năm. Nếu thiếu nước
cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá nhỏ, khả năng ra cành yếu dẫn đến năng suất thu
hoạch giảm. Ruộng trồng bị úng nước cây bị chết do bộ rễ nhanh chóng bị thối
trong điều kiện thừa nước.
+ Độ ẩm: Tuỳ từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây Cỏ ngọt
mà yêu cầu về độ ẩm của cây cũng khác nhau. Thời kỳ nẩy mầm ẩm độ 60 85%. Giai đoạn giâm cành yêu cầu độ ẩm từ 70 - 80% thì cành giâm có tỷ lệ sống


7
cao và cây con có chất lượng tốt. Cây trưởng thành độ ẩm thích hợp nhất cho cây
phát triển từ 70 - 75%. Thời kỳ thu hoạch yêu cầu độ ẩm đất 60 - 70%.
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Cỏ ngọt trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Cỏ ngọt trên thế giới
Ngày 4 tháng 7 năm 2008 Tổ chức luơng thực và nông nghiệp Liên Hiệp
Quốc FAO phê chuẩn và Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ FDA cho phép vào
ngày 17 tháng 12 năm 2008 về việc sử dụng cây Cỏ ngọt để chế xuất làm chất
ngọt. Đường chiết xuất từ cây Cỏ ngọt đang trở thành mặt hàng thiết yếu và an
toàn, cụ thể các hãng thực phẩm lớn trên thế giới như Coca, Pepsi …đang sử
dụng đường Cỏ ngọt thay đường mía [3].
Ngày nay, cây Cỏ ngọt được thấy trồng tại rất nhiều quốc gia như: Brasil,
Argentina, Paraguay, Mexico, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái
Lan, Việt Nam, Israel và Mỹ... Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thống kê cụ thể về
tình hình sản xuất cây Cỏ ngọt của các nước trên thế giới. Hiện nay, Trung Quốc
là quốc gia có diện tích trồng Cỏ ngọt lớn nhất thế giới với diện tích trồng lên tới
300.000 ha [11].
Theo các tài liệu mới nhất thì PureCircle là hãng sản xuất Cỏ ngọt lớn
nhất thế giới hiện nay, chiếm khoảng 60% sản lượng Cỏ ngọt trên toàn thế giới.
Tập đoàn này đã sản xuất Cỏ ngọt tại Trung Quốc, Kenya, Paraguay và thông
qua công ty Growers Fresh Ptd Ltd, đang lập kế hoạch mở rộng sang Việt Nam.

PureCircle sản xuất ra 40000 tấn đường chiết xuất từ Cỏ ngọt trong những năm
qua, và dự kiến sẽ tăng sản lượng lên gấp 4 lần con số trên trong một vài năm tới.
Triển vọng này cũng đồng nghĩa với việc, các quốc gia tiềm năng rồi đây sẽ dành
một diện tích canh tác khổng lồ để trồng cây Stevia bởi phần chất ngọt
Rebaudioside A có giá trị thương mại chỉ chiếm khoảng 8% trong mỗi chiếc lá
của nó [5].
Nhật Bản là quốc gia sử dụng nhiều nhất trên thế giới, mỗi năm kỹ nghệ
Nhật tiêu thụ từ 700 tấn đến 1000 tấn lá Cỏ ngọt. Hằng năm ở Nhật Bản người
ta đã sử dụng tới 45 - 53 tấn Steviosid trong công nghiệp mứt kẹo, nước hoa


8
quả, rượu màu. Còn ở Paragoay, nơi đã sinh ra cây trồng này, người ta dùng
pha với trà làm nước giải khát. Hiện nay theo các tài liệu đã công bố, ba nước
dùng cỏ ngọt trong công nghiệp thực phẩm nhiều nhất là Nhật Bản, Brasil và
Paragoay [11].
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng Cỏ ngọt ở một số nƣớc trên thế giới
Nguồn lá Cỏ ngọt (tấn)
Sản
lượng
(tấn)

Nhật Bản

Hàn
Quốc

Đài Loan

Trung

Quốc

Các nước
khác

1982

700

200

30

200

200

70

1983

1000

300

30

150

450


70

1984

1400

200

0

200

1000

0

1985

1600

200

0

150

1200

50


1986

1500

200

0

150

1100

50

1987

1700

200

0

200

1300

100

Năm


Các nước khác gồm: Paraguay, Braxin, Thái Lan, Malaixia
(Nguồn: Theo thống kê của phịng kế hoạch - cơng ty CP Stevia Ventures)
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Cỏ ngọt ở Việt Nam
Stevia rebaudiana Bertoni (biết đến dưới tên gọi Cỏ Ngọt, Cúc mật) được
du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 1990 bởi Trung tâm giống cây trồng
Việt Nga do Giáo sư Viện sỹ Trần Đình Long giới thiệu. Qua gần 20 năm, cũng
giống tình trạng chung của cây Cỏ ngọt trên thế giới, cây Cỏ ngọt Việt Nam chủ
yếu được trồng phân tán cục bộ phục vụ mục đích tiêu thụ đơng y và làm trà thảo
mộc nội địa. Đầu ra chủ yếu là các nhà máy sản xuất chế biến trà và các tổ hợp


9
đông y truyền thống. Từ một vài năm trở lại đây, do nhu cầu dần tăng cao, bán
cho thương lái được giá, nông dân các vùng đã mở rộng diện tích canh tác một
cách tự phát. Tổng cộng diện tích cây Cỏ ngọt toàn quốc hiện nay vào khoảng
trên dưới 40 hecta, phân bố rải rác tại các địa phương như Hồ Bình, Bắc Kạn,
Thái Bình và Hưng n. Đây cũng chính là ngưỡng tới hạn của diện tích canh
tác do tính hạn chế của đầu ra thị trường nội địa. Chính vì lý do này mà mặc dù
trong năm vừa qua, các địa phương trồng cây Cỏ ngọt có thu nhập rất cao (gấp 6
lần cây lúa và màu) nhưng cũng khơng thể nhân rộng diện tích canh tác.
Ở miền Bắc, công ty cổ phần Stevia Ventures đã hợp tác với thị trường
Mỹ, Singapore, Malaysia, Trung Quốc…Nhập khẩu cây Cỏ ngọt mới về Việt
Nam để mở rộng vùng nguyên liệu. Từ năm 2009 đến nay, công ty Stevia
Ventures đã tiến hành nhập khẩu giống và hợp tác với nông dân trồng thử
nghiệm tại một số tỉnh như Bắc Giang, Thái Bình, Sơn Tây, Hồ Bình, Hưng
n... [4]. Theo cơng ty, khi vùng nguyên liệu ổn định và sản phẩm đạt yêu cầu,
đối tác nước ngoài sẽ đầu tư liên doanh với công ty Stevia Ventures xây dựng
nhà máy chiết xuất đường Steviol từ Cỏ ngọt. Việc mở rộng vùng nguyên liệu đã
được nhiều địa phương hưởng ứng. Đặc biệt tại Bắc Giang, tháng 6/2010, UBND

tỉnh này đã phê duyệt dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển vùng
nguyên liệu Cỏ ngọt phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu”. Từ đầu năm
2010 đến nay, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng mơ hình sản xuất Cỏ ngọt làm giống
và thương phẩm với quy mô 15 ha tại các huyện Hiệp Hoà, Lạng Giang, Tân
Yên, Yên Dũng và Việt Yên…Kết quả bước đầu tại các mô hình thử nghiệm, Cỏ
ngọt đã cho thu hoạch được 2 - 4 lứa với sản lượng khá cao, trung bình trên 1,5
tạ/sào/lứa [4].
Lợi thế của cây Cỏ ngọt là rất lớn và bao hàm ở nhiều góc độ khác nhau.
Ở phương diện chung nhất, đây là cây trồng có chu kỳ thu hoạch ngắn, vốn đầu
tư ban đầu thấp, nhu cầu thị trường rộng lớn, điều kiện canh tác đơn giản, hiệu
quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, đặc tính sinh học của cây trồng có những thuận lợi
rất đáng lưu tâm: Giai đoạn tăng trưởng và chu kỳ phát triển của cây kéo dài


10
trong vòng 3 tháng đầu kể từ khi trồng đến khi thu hoạch. Tính ln chuyển của
dịng tiền chính vì thế cũng thuận lợi hơn các cây trồng khác, đối với những nơng
dân chăm chỉ sẽ có thu nhập ổn định và cao hơn các cây trồng khác như: Lúa,
ngô, khoai, sắn và một số loại màu khác… [5]
Một số nghiên cứu về cây Cỏ ngọt tại Việt Nam như sau:
Bảng 1.3. Ảnh hƣởng của mật độ và khoảng cách trồng đến năng suất

Năm

Khoảng
cách

Năng suất
Mật độ
2


(Cây/m )
Cm x cm
1992

1993

NS
xanh

NS khô

NS lá khơ

g/m2

g/m2

tấn/ha

g/m2

tấn/ha

30x30

13

1674,0


251,1

2,5

150,7

1,5

30x15

24

1882,3

281,3

2,8

169,4

1,7

30x30(2)

20

1386,8

208,0


2,1

124,8

1,2

25x25

16

1900,0

296,7

2,9

175,4

1,7

30x30

13

1659,0

253,1

1,5


155,4

1,6

35x20

15

1905,0

295,2

2,9

169,1

1,7

(Nguồn: Nghiên cứu của Thanh Trì, 1992)
Cây Cỏ ngọt rất dễ thu hoạch, không cần phải mất thời gian lựa chọn từng
lá một để thu hoạch như trồng chè xanh, điều cần quan tâm hơn cả là chăm sóc
cây, làm cỏ và tưới tiêu nước đầy đủ. Sau khi phơi khô, việc thu mua và vận
chuyển rất dễ dàng, đơn giản. Nghiên cứu về ảnh hưởng của chiều cao thu hoạch
đế năng suất cây Cỏ ngọt:


11
Bảng 1.4: Ảnh hƣởng của chiều cao thu hoạch đầu
lên năng suất cỏ ngọt (kg/m2)
Lần nhắc


I

II

III

Trung bình

Cắt cao 10cm

0,52

0,52

0,41

0,49

II. Cắt cao 10cm

0.48

0,51

0,45

0,48

III. Cắt cao 20cm


0,39

0,51

0,43

0,44

IV. Cắt cao 25cm

0,43

0,36

0,35

0,38

V. Tuốt lá

0,75

0,15

0,18

0,17

Công thức

I.

(Nguồn: Nghiên cứu củaTrần Thị Vân Anh, Trần Đình Long, Mai Thị Phương Anh)
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Cỏ ngọt trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Đầu tháng 11/2009, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Stevia Á Châu
triển khai dự án “Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trồng cây Cỏ ngọt làm dược liệu
xuất khẩu tại xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”. Qua trồng khảo
nghiệm cây Cỏ ngọt rất thích hợp với chất đất, khí hậu cũng như địa hình vùng
đồi núi Nghi Đồng (Xuân Thông, 2010 - Báo công an Nghệ An) [12].
Sau gần 2 năm kể từ khi tiến hành dự án thì hiện nay diện tích trồng cây
Cỏ ngọt đã không chỉ dừng lại ở xã Nghi Đồng mà mở rộng vùng nguyên liệu ở
các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, các xã khác thuộc huyện Nghi Lộc. Theo
thống kê cả công ty CP đầu tư phát triển Stevia Á Châu: Huyện Nam Đàn được
trồng ở các xã như Nam Anh (20 sào), Nam Thanh (14 sào) và thử nghiệm trồng
2 sào trên đất phù sa ven sông Lam ở xã Hồng Long. Tại Hưng Nguyên, có xã
Hưng Yên Nam và Hưng Yên Bắc đã dưa vào trồng và cho hiệu quả cao. Sau khi
tiến hành dự án ở xã Nghi Đồng với diện tích 6 ha thử nghiệm thì đến nay, các xã
thuộc huyện Nghi Lộc cũng đã bắt đầu đưa vào trồng sản xuất như: Nghi Lâm
(4 sào), Nghi Phương (2 sào) và Nghi Hưng (9 sào).
Tính đến tháng 6/2011 thì diện tích ở các huyện trong tỉnh như sau:


12
Bảng 1.5. Diện tích trồng Cỏ ngọt ở các huyện trong tỉnh Nghệ An
Huyện
Diện tích
(Sào)

Nghi Lộc


Nam Đàn

Hưng Ngun

Viện KHKT

135

36

64

80

(Nguồn: Phịng nguyên liệu - Công ty CP đầu tư, phát triển Stevia Á Châu)
Khơng chỉ dừng lại ở đó, khi mơ hình được nhân rộng đến các vùng
nguyên liệu và thấy rõ hiệu quả của việc trồng cây Cỏ ngọt thì nhiều xã thuộc các
huyện như: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành cũng đang và sẽ đưa cây Cỏ ngọt
vào sản xuất thay thế các loại cây trồng khác.
Có thể nói Cỏ ngọt là một loại cây có rất nhiều tiềm năng và cũng là loại
cây triển vọng thay thế đường hóa học trong tương lai. Việc cây Cỏ ngọt đã có
mặt tại Nghệ An sẽ hứa hẹn cho chúng ta thêm một loại hàng hóa có giá trị kinh
tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo và giải quyết cơng ăn việc làm cho bà con
nông dân.
1.3. Những vấn đề còn tồn tại và những vấn đề mà luận văn cần nghiên cứu,
giải quyết
1.3.1. Những vấn đề còn tồn tại
Cỏ ngọt là cây trồng mới được đưa vào trồng thử nghiệm và bước đầu đưa
vào trồng theo hướng sản xuất, là cây trồng có tiềm năng và triển vọng rất lớn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về kỹ thuật trồng cũng như nghiên cứu về liều lượng

bón phân cịn rất hạn chế.
1.3.2. Những vấn đề cần tập trung nghiên cứu, giải quyết
Từ thực tế và những vấn đề còn tồn tại như trên, để góp phần vào việc
hồn thiện kỹ thuật trồng cây Cỏ ngọt đề tài tập trung nghiên cứu:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón kali đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất cây Cỏ ngọt trong lứa thu hoạch đầu tiên.
- Ảnh hưởng của các mức bón kali đến tình hình sâu bệnh hại cây.


13

Chƣơng 2

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bón phân là biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất và chất lượng
cây trồng, là biện pháp để hoàn trả lại các chất khoáng cây trồng hút để tạo sản
phẩm hay bị rửa trơi, xói mịn, giữ cho đất khỏi bị suy kiệt. Bón phân cịn là biện
pháp bổ sung và điều chỉnh chất khống làm cho mơi trường đất trở nên tốt và
cân đối hơn [1].
Để đảm bảo cho cây trồng cho năng suất cao, trước hết phải đảm bảo cân
đối phân hữu cơ và phân hóa học trong chế độ phân bón, như thế mới tạo được
mơi trường đất thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và duy trì được kết cấu đất,
đảm bảo cho đất có tính chất vật lý tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc hút dinh
dưỡng của cây.
Kali đóng vai trị quan trọng trong quá trình quang hợp và sự phát triển
của lá, làm tăng khả năng giữ nuớc của tế bào, tăng tính chịu hạn và chống đổ
của cây và tăng khả năng hấp thụ Đạm và lân trong đất. Sự thiếu hụt kali sẽ làm
cho mép lá bị hoá vàng, lá cháy xem và bị khô vào lúc lá trưởng thành. Nếu thừa

kali sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
+ Theo Vũ Hữu Yêm (1995) thì kali trong đất nằm dưới 3 dạng:
- Kali nằm trong thành phần khoáng vật: Đây là loại kali cây trồng có
thể sử dụng trực tiếp nằm trong khoáng vật dưới ảnh hưởng của nước và axit
Cacbonic hoà tan trong nước, nhiệt độ và vi sinh vật để cung cấp dần kali
cho cây
- Kali trao đổi hấp thụ trên bề mặt keo đất: Kali trao đổi chỉ bằng 0,8 1,5% K2O tổng số trong đất.
- Kali hoà tan trong nước: Chiếm một lượng rất ít chỉ khoảng 10% lượng
kali trao đổi.


14
Ở các loại đất xám, đất cát, đất bạc màu, đất nhẹ ở miền Trung nước ta,
kali có ý nghĩa rất lớn trong việc làm tăng năng suất cây trồng.
Cây trồng hút kali ở đất dưới dạng K+ ở trong cây, kali là một nguyên tố
linh động và thường tập trung nhiều ở bộ phận non. Kali chứa nhiều ở những bộ
phận giàu gluxit nhu hạt, củ, thân củ và rễ. Từ vào đó nhiều người cho rằng kali
tham gia tích cực vào q trình trao đổi gluxit. Thực tế thì kali chứa nhiều trong
các mơ dậu, nơi xảy ra q trình tổng hợp gluxit mạnh. Nói chung kali tập trung
nhiều ở các bộ phận có q trình sinh tổng hợp mạnh. Ở những bộ phận già rất ít
kali, vì nó được chuyển đến các bộ phận non. Do những đặc tính trên mà người ta
xếp kali vào một trong những “ ngun tố dùng lại”.
Kali cịn có nhiệm vụ quan trọng khác là điều tiết đóng mở khí khổng của
lá. Khi cung cấp đủ kali cho cây nó tham gia trong q trình mở khí khổng để
cho khí CO2 từ khơng khí đi vào lá nhiều hơn và cho khí O 2 từ trong lá đi ra
ngồi dễ dàng, từ đó q trình quang hợp xảy ra nhiều hơn [2]. Trong đời sống
của cây sự khắc nghiệt của khí hậu và đất đai không thuận lợi là những yếu tố
chính ảnh hưởng đến đời sống của cây. Nếu cung cấp đủ kali cho cây chúng ta có
thể làm giảm tác hại.
Kali làm tăng hiệu quả sử dụng nước nhờ bộ rễ phát triển khoẻ gia tăng

kích thước, lan rộng trong đất tăng cường khả năng hấp thụ độ ẩm của đất và
tăng áp lực hút nước trong đất khi ẩm độ đất thấp. Kali đầy đủ sẽ giúp cho cây
đóng mở khí khổng hợp lý giảm mức độ bốc hơi nước qua lá, là một dưỡng chất
lưu động trong đất. Kali tham gia hầu hết vào những quá trình sinh lý, sinh hoá
của cây trồng.
Trong thời kỳ cây đang phát triển thì ở bộ phận non, các cơ quan đang
hoạt động tỷ lệ kali cao hơn ở các bộ phận già và ít hoạt động. Khi đất khơng
cung cấp đủ kali thì kali ở các bộ phận già được chuyển về các bộ phận non, bộ
phận hoạt động mạnh hơn để đảm bảo cho các hoạt động sinh lý của cây tiến
hành được bình thường. Do vậy, hiện tượng thiếu kali xuất hiện ở bộ phận già
trước [1]. Các loại cây trồng khác nhau thì hiện tượng biểu hiện thiếu kali ở lá là


15
khác nhau, nhưng nhìn chung đó là sự biến đổi màu sắc so với bình thường, trên
lá xuất hiện các vết hoại tử và lá chóng khơ. Khi cây trồng biểu hiện thiếu kali
trên lá thì lúc đó tỷ lệ kali trong cây đã giảm xuống chỉ còn 1/2 - 1/3 so với bình
thường vì vậy việc bù đắp lại là rất khó và năng suất cây trồng cũng như chất
lượng sản phẩm sẽ bị giảm nghiêm trọng [1]. Vì vậy, trong sản xuất không nên
đợi đến lúc xuất hiện triệu chứng thiếu kali rồi mới bón kali cho cây. Kali một
mặt do làm tăng áp suất thẩm thấu mà tăng khả năng hút nước của bộ rễ, một mặt
lại điều khiển hoạt động của khí khổng khiến cho nước không bị mất quá mức
ngay trong lúc gặp khô hạn, nhờ tiết kiệm được nước mà cây có thể quang hợp
được ngay cả trong điều kiện thiếu nước [2]. Vì vậy, kali giúp tăng cường tính
chịu hạn cho cây.
Bảng 2.1. Thang đánh giá khả năng cung cấp kali cho cây
K2O trao đổi (mg/100g đất)

Cấp độ phì về kali


<5

Rất nghèo

5-10

Nghèo

10-15

Trung bình

>15

Khá

2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Cỏ ngọt là cây trồng hoàn toàn mới, qua khảo nghiệm cho thấy đây là loại
cây trồng khá phù hợp điều kiện thổ nhưỡng ở Nghệ An. Hiện nay, tại xã Nghi
Đồng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã trồng thử nghiệm và bước đầu đưa vào
sản xuất thay thế các loại cây hoa màu. Nhằm nâng cao năng suất cây trồng và
đạt hiệu quả kinh tế cao góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho địa
phương đem lại thu nhập cho bà con nông dân. Việc nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật trồng làm tăng năng suất cây Cỏ ngọt như phân bón là rất cần thiết. Đây là


×