Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Tách và chuyển hóa điều chế quercetin từ rutin trong hoa hòe flos stypnolobii japnicum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.21 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA HÓA HỌC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:

TÁCH VÀ CHUYỂN HÓA ĐIỀU CHẾ
QUERCETIN TỪ RUTIN TRONG HOA HÒE
FLOS STYPNOLOBII JAPONICUM

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS. Nguyễn Hoa Du

Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Ngân

Lớp

: 48K – Công nghệ thực phẩm

MSSV

: 0752040545

Vinh, tháng 12 năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hoa Du, người


đã trực tiếp hướng dẫn cho tơi trong suốt q trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Chu Thị Thanh Lâm, cơ Ngơ Thủy Hà, thầy
Hồng Văn Trung đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn
thành đồ án tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên làm việc tại phịng Hóa hữu
cơ đã hết lịng giúp đỡ, hỗ trợ tơi trong thời gian thực hiện đồ án.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể các thầy cơ giáo trong khoa Hóa học –
Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho tôi cơ hội học tập và nghiên cứu trong môi
trường khoa học.
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè tôi, những người luôn
đứng sau giúp đỡ, chia sẻ với tơi trong thời gian qua.
Do hiểu biết cịn có hạn, đồ án khơng tránh khỏi thiếu sót, tơi rất mong thầy
cơ và các bạn đóng góp ý kiến để bản đồ án được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 16 tháng 12 năm 2011
Lê Thị Ngân

1


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 0
MỤC LỤC ......................................................................................................... 0
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. 0
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... 0
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN .......................................................................... 2
1.1. Hoa hòe ...................................................................................................... 2

1.1.2. Đặc điểm thực vật ................................................................................... 2
1.1.3. Thành phần hoá học ................................................................................ 3
1.1.4. Kiểm nghiệm hoa hoè dùng làm dược liệu ............................................. 3
1.1.4.1. Đặc điểm bột dược liệu ........................................................................ 4
1.1.4.2. Định tính............................................................................................... 4
1.1.4.3. Định lượng ........................................................................................... 5
1.1.5. Ứng dụng ................................................................................................. 6
1.2. Rutin ........................................................................................................... 7
1.2.1. Cấu tạo của rutin ..................................................................................... 7
1.2.2. Các loại cây chứa rutin ............................................................................ 7
1.2.3. Tính chất vật lý........................................................................................ 8
1.2.4. Tính chất hố học .................................................................................... 8
1.2.5. Ứng dụng ................................................................................................. 8
1.2.6. Phương pháp tách chiết rutin từ hoa hoè ................................................ 9
1.2.7. Ly trích rutin từ các nguồn nguyên liệu khác ......................................... 9
1.2.8. Định lượng rutin .................................................................................... 10
1.3. Quercetin .................................................................................................. 11
1.3.1. Nguồn gốc ............................................................................................. 11


1.3.2. Cơng thức .............................................................................................. 12
1.3.3. Tính chất vật lý...................................................................................... 12
1.3.4. Tính chất hố học .................................................................................. 12
1.3.5. Ứng dụng ............................................................................................... 12
1.3.6. Điều chế quercetin từ rutin .................................................................... 13
1.3.7. Trích ly quercetin từ các nguồn nguyên liệu khác ................................ 14
1.3.8. Tổng hợp quercetin ............................................................................... 14
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM . 15
2.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ, HOÁ CHẤT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 15

2.1.1. Nguyên liệu ........................................................................................... 15
2.1.2. Thiết bị, hoá chất ................................................................................... 15
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 16
2.2. KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM ................................................................ 16
2.2.1. Đánh giá nguyên liệu ............................................................................ 16
2.2.2. Chiết xuất rutin từ hoa hoè .................................................................... 16
2.2.3. Chuyển hoá rutin thành quercetin ......................................................... 18
2.2.4. Kiểm tra độ tinh khiết và xác định cấu trúc chất điều chế được ........... 20
2.2.5. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến màu của quercetin ........................ 20
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................ 21
3.1. Kết quả chiết xuất rutin từ hoa hoè .......................................................... 23
3.2. Kết quả thuỷ phân rutin điều chế quercetin ............................................. 27
3.3. Kết quả kiểm tra độ tinh khiết và xác định cấu trúc chất điều chế được.30
3.4. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến màu của quercetin...........30
3.5. Đề xuất quy trình điều chế quercetin từ hoa hoè ở quy mô Pilot............30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 33
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 36


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Kết quả chiết xuất rutin từ hoa hòe ................................................ 21
Bảng 3.2 : Kết quả thuỷ phân rutin điều chế quercetin ................................... 23
Bảng 3.3. Kết quả chạy sắc ký bản mỏng sản phẩm quercetin ....................... 24
Bảng 3.4: kết quả đo trong khoảng nhiệt độ khảo sát ..................................... 28
Bảng 3.5: Sự thay đổi bước sóng cực đại hấp thụ trong phổ UV-Vis của
quercetin theo pH ............................................................................................ 29


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Cây h ........................................................................................... 2
Hình 2.1. Dụng cụ tinh chế rutin ..................................................................... 18
Hình 3.1. Sắc ký lớp mỏng .............................................................................. 24
Hình 3.2. phổ IR của chất điều chế được ........................................................ 26
Hình 3.3. Phổ khối MS .................................................................................... 27
Hình 3.4. Sắc đồ biểu thị sự thay đổi của quercetin ở các nhiệt độ khác nhau ..... 28
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi A(λmax = 381nm) của quercetin theo
nhiệt độ: ........................................................................................................... 28
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi λmax của quercetin theo pH ................ 29


MỞ ĐẦU
Dược liệu là món quà quý giá thiên nhiên dành tặng cho con người. Từ lâu,
ông cha ta đã biết sử dụng chúng làm thành những bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu
dựa trên những kinh nghiệm truyền lại. Ngày nay, với khoa học phát triển, người ta
đã lí giải được tác dụng của mỗi loại dược liệu là do đâu bằng việc phân tích thành
phần hóa học của loại dược liệu đó, từ đó tìm ra cách để thu được chất có lợi theo
mục đích sử dụng.
Rutin hay rutosid là một loại vitamin P có trong quả citrus (cam, chanh,
bưởi...), chè xanh, hoa hịe, lúa mạch ba góc, bạch đàn eucalyptus macroryncha,
nằm trong nhóm flavonoid. Với tác dụng tăng cường sức chịu đựng và sức bền
thành mạch mao mạch, chống cao huyết áp, tốt cho thận và tim mạch, bên cạnh đó
cịn là phẩm màu trong dệt may và thực phẩm.
Một dẫn xuất quan trọng của rutin là quercetin. Ngoài những ứng dụng như
rutin, quercetin được biết đến như một hoạt chất có khả năng chống oxy hóa mạnh,
có khả năng kháng ung thư, có tác dụng tốt đối với bệnh xơ vữa động mạch, ức chế
tăng tính thấm thành mạch, làm bền vững thành mạch.
Rutin được chiết xuất từ nguồn chủ yếu là hoa hòe do trong hoa hòe chứa
hàm lượng khá cao so với các loại khác, cịn quercetin thì có thể thu được sau khi

thủy giải rutin. Tuy nhiên việc chiết xuất rutin thô và điều chế quercetin ở nước ta
chưa đạt hiệu quả cao như các nước phát triển khác.
Từ thực tế đó, tơi chọn đề tài: “Tách và chuyển hóa điều chế quercetin từ
rutin trong hoa hoè Flos Stypnolobii japonicum” với mục đích giải quyết các vấn
đề sau:
- Khảo sát các phương pháp chiết xuất rutin thơ từ hoa hịe để tìm ra phương
pháp thích hợp.
- Thủy phân rutin chiết xuất được để thu quercetin.
- Khảo sát độ bền màu của quercetin trong khoảng nhiệt độ và pH mà chất
này thường được sử dụng.

1


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. Hoa hòe
Cây Hoè Styphnolobium japonicum (L.) Schott.; Syn. Sophora japonica L.),
họ Ðậu (Fabaceae).

Hình1.1. Cây hoè

Hoa hoè - Flos Stypnolobii japonicum

1.1.1. Phân bố và thu hái
Ở nước ta, hoè được trồng ở một số tỉnh, nhiều nhất ở Thái Bình. Hoa h
khơng chỉ thoả mãn nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu với khối lượng lớn.
Các nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật bản cũng có trồng cây Hoè làm thuốc.
Ở một số nước Châu Âu cây Hoè chỉ trồng làm cảnh.
Trồng hoè có thể bằng cách dâm cành hoặc gieo hạt. Trồng bằng hạt phổ

biến hơn. Cần chọn hạt giống gọi là "hoè nếp" khác với "h tẻ" vì chúng có nhiều
cành, nhiều hoa, hoa nở đều. Gieo hạt vào tháng 1 - 2 dương lịch. Sau 3 - 4 năm hoè
bắt đầu ra hoa và từ đó hàng năm thu hoạch 5 – 10kg nụ hoa tươi. Thu hoạch từ
tháng 7 - 9 dương lịch. Hái hoa vào buổi sáng khi trời khô ráo, ngắt các chùm hoa
đã bắt đầu có hoa mới nở, tuốt lấy hoa rồi phơi nắng hoặc sấy ngay.
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Cây nhỡ, cao 5 - 7m, có khi hơn. Thân cành ln có màu lục, nhẵn. Lá kép
lơng chim lẻ, mọc so le, gồm 13 - 17 lá chét hình trứng đỉnh nhọn, nguyên dài 3cm,
rộng 1,5 - 2,5cm, mặt dưới hơi có lơng. Hoa nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc thành

2


chùm ở đầu cành. Quả đậu không mở, nhẵn, thắt lại giữa các hạt, đầu có mũi nhọn
dài. Hạt hơi dẹt, màu nâu vàng bóng.
Nụ hoa hình trứng có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn, dài 3 - 6 mm, rộng
1 - 2 mm, màu vàng xám. Đài hoa hình chng, màu vàng xám, dài bằng 1/2 đến
2/3 chiều dài của nụ hoa, phía trên xẻ thành 5 răng nơng. Hoa chưa nở dài từ 4 10mm, đường kính 2 - 4mm. Cánh hoa chưa nở màu vàng. Mùi thơm, vị hơi đắng.
Quả là một giáp dài, nhẵn, thắt lại khơng đều giữa các hạt, đầu quả có mũi
nhọn ngắn. Hạt hơi dẹt, màu nâu vàng bóng. Mùa quả vào tháng 9 – 11.
1.1.3. Thành phần hoá học
Hoa hoè có nhiều thành phần chủ yếu là rutin (rutosid). Hàm lượng trong nụ
hoa có thể đạt đến 28%. Dược điển Việt Nam quy định ít nhất là 20%. Ngồi rutin,
trong hoa h cịn có betulin là dẫn chất triterpenoid nhóm lupan, sophoradiol là dẫn
chất của nhóm olean.
Hàm lượng rutin nhiều nhất ở nụ hoa, cánh hoa (chứa đến 70% hàm lượng
rutin trong hoa).
Lá chứa 6,6% flavonoid tồn phần (trong đó có 4,7% rutin), 19% protein và
3.5% lipid nên được sử dụng làm thức ăn gia súc.
Vỏ quả chứa 10,5% flavonoid tồn phần (trong đó có 4,3% là rutin) và một

số dẫn chất như genistein (4’,5,7-trihydroxiisoflavon), sophoricosid (genistein-4’-βD-glucosid), sophorabiosid (genistein-4’-neobesperidosis), kaempferon glycosid C
và một số flavonoid khác.
Các bộ phận khác như rễ, thân, hạt đều có những flavonoid khác nhau đã
được phân lập và đã biết cấu trúc hoá học nhưng khơng có ý nghĩa thực tế.
1.1.4. Kiểm nghiệm hoa h dùng làm dược liệu
Dược liệu là hoa chưa nở được gọi là "hoè mễ". Dược điển Việt Nam quy
định cánh hoa màu vàng nâu, đài hoa vàng xám, nụ có màu vàng nhạt, không mốc,
độ ẩm không quá 10%, hoa nở lẫn vào không được quá 10%, tạp chất không quá
2%, phải chứa ít nhất 20% rutin.

3


1.1.4.1. Đặc điểm bột dược liệu
Có nhiều hạt phấn hình cầu, đường kính 16m, có 3 lỗ rãnh, bề mặt có nếp
nhăn dạng mắt lưới. Lơng che chở đa bào gồm 2 - 4 tế bào, tế bào ở phía đầu dài và
thuôn nhọn, tế bào ở chân ngắn. Mảnh biểu bì cánh hoa gồm những tế bào hình
nhiều cạnh có nhiều vân nhỏ, xít nhau. Mảnh biểu bì đài hoa gồm những tế bào hình
nhiều cạnh có mang lỗ khí (kiểu thập tự) và lơng che chở. Mảnh mạch xoắn.
1.1.4.2. Định tính
A. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol. Đun sôi trong 3 phút, để
nguội, lọc. Dịch lọc (dung dịch A) dùng làm các phản ứng sau và dịch chấm sắc ký
lớp mỏng.
B. Lấy 2 ml dung dịch A pha loãng với 10 ml ethanol 90% rồi chia vào 3
ống nghiệm:
Ống 1: Thêm 5 giọt acid hydrocloric và ít bột magnesi, dung dịch chuyển
dần từ màu vàng nhạt sang màu hồng rồi tím đỏ.
Ống 2: Thêm 2 giọt dung dịch natri hydroxyd 20%, xuất hiện tủa vàng cam,
tủa sẽ tan trong lượng dư thuốc thử.
Ống 3: Thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5%, dung dịch có màu xanh rêu.

C. Nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch A lên tờ giấy lọc, để khô, soi dưới đèn tử ngoại
(ở bước sóng 366 nm) sẽ quan sát thấy huỳnh quang màu vàng nâu.
D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng
Bản mỏng: Silica gel GF254
Dung môi khai triển: n- butanol- acid acetic- nước (4: 1: 5).
Dung dịch thử: Dung dịch A
Dung dịch chuẩn: Hoà tan rutin trong ethanol 90% để được dung dịch có
chứa 1 mg/ml.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 l mỗi dung dịch trên. Sau
khi triển khai xong, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử
ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng phát
quang màu nâu và cùng giá trị Rf với vết rutin trên sắc ký đồ của dung dịch đối

4


chiếu. Hiện màu bằng hơi amoniac đậm đặc, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải
có vết cùng màu vàng có cùng giá trị Rf với vết rutin chuẩn (Rf: 0,5 - 0,54) trên sắc
ký đồ của dung dịch đối chiếu.
1.1.4.3. Định lượng
a. Phương pháp quang phổ UV-VIS theo Dược điển Việt Nam IV
Dung dịch chuẩn:
Cân chính xác khoảng 0,2 g rutin chuẩn đã sấy khô (trong chân không) tới
khối lượng khơng đổi, cho vào một bình định mức 100 ml. Hoà tan trong 70 ml
methanol bằng cách làm ấm trên cách thuỷ. Để nguội, thêm methanol đủ 100 ml,
lắc kỹ. Lấy chính xác 10 ml dung dịch này cho vào một bình định mức 100 ml khác.
Thêm nước tới vạch, lắc kỹ (mỗi ml chứa 0,2 mg rutin khan).
Xây dựng đường cong chuẩn:
Lấy chính xác 1,0; 2,0; 3,0; 4,0; 5,0; và 6,0 ml dung dịch chuẩn cho vào bình
định mức 25 ml riêng biệt, thêm nước cho tới 6 ml ở mỗi bình rồi thêm 1 ml dung

dịch natri nitrit 5%, trộn kỹ. Để yên 6 phút, thêm 1 ml dung dịch nhôm nitrat 10%,
trộn kỹ, lại để yên 6 phút. Thêm 10 ml dung dịch natri hydroxyd 10%, thêm nước
tới vạch, trộn kỹ và để yên trong 15 phút. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 500 nm. Vẽ
đường cong chuẩn, lấy độ hấp thụ là trục tung, nồng độ là trục hồnh.
Dung dịch thử:
Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu thô đã sấy khô ở 60oC trong 6 giờ
cho vào bình Soxhlet. Thêm 120 ml ether, chiết tới khi dịch chiết không màu. Để
nguội và gạn bỏ ether. Thêm 90 ml methanol và chiết tới khi dịch chiết khơng cịn
màu. Chuyển dịch chiết vào một bình định mức 100 ml, rửa bình chiết bằng một
lượng nhỏ methanol rồi cho tiếp vào bình định mức. Thêm methanol cho tới vạch
và lắc kỹ. Lấy chính xác 10 ml dung dịch trên cho vào bình định mức 100 ml, thêm
nước tới vạch và trộn kỹ. Lấy chính xác 3 ml cho vào bình định mức 25 ml, thêm 3
ml nước rồi thêm 1 ml dung dịch natri nitrit 5%, trộn kỹ. Để yên 6 phút, thêm 1 ml
dung dịch nhôm nitrat 10%, trộn kỹ, để yên 6 phút. Thêm 10 ml dung dịch natri
hydroxyd 10%, thêm nước tới vạch, trộn kỹ và để yên trong 15 phút. Đo độ hấp thụ

5


ở bước sóng 500 nm.
Tính khối lượng rutin (g) của dung dịch thử từ nồng độ đọc được trên
đường cong chuẩn và tính hàm lượng phần trăm rutin trong dược liệu.
b. Phương pháp HPLC
Đây là phương pháp mới với độ chính xác cao.
Cân 1g nguyên liệu vào bộ chiết soxhlet, thêm 100ml methanol chiết liên tục
cho đến khi dịch chiết hết màu vàng với dung dịch NaOH 10%. Cô dịch chiết đến
gần cạn, để nguội chuyển vào bình định mức 25ml, thêm MeOH đến vạch. Hút
chính xác 0.1ml định mức về 10ml bằng methanol, cho qua cột chiết xuất pha rắn
ODS C18 với tốc độ 15 – 20 giọt/phút.
* Điều kiện sắc ký:

Cột: Appolo RP18 (250x4 mm, 5 µm)
Pha động: MeOH- nước (48 : 52)
Detector: UV 258nm
Tốc độ dòng: 1ml/ phút
1.1.5. Ứng dụng
Hoa vị đắng tính bình, quả vị đắng hơi hàn. Hoa vào các kinh can và đại
tràng. Theo Y học cổ truyền có tác dụng lương huyết chỉ huyết, thanh can tả hoả.
Chủ trị các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra
máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt. Chủ trị các chứng: tiện huyết, trĩ
huyết, niệu huyết, lạc huyết.
Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: hoa h có tác dụng cầm máu,
giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch.
Hịe bì tố có tác dụng làm giãn động mạch vành. Hịe bì tố có tác dụng làm giảm
cholesterol trong máu của gan và ở cửa động mạch. Đối với xơ mỡ động mạch thực
nghiệm, hoè có tác dụng phịng trị.
Ứng dụng lâm sàng:
Có thể dùng dạng thuốc sắc, hãm chè, dạng than hoặc dạng viên.
- Thuốc sắc chữa các bệnh huyết áp cao, mụn nhọt mùa hè.

6


- Viên hoa hịe chỉ định các chứng có xuất huyết, sách Dược liệu còn ghi:
chữa đau mắt, đái tháo đường, phòng và chữa mao mạch dễ vỡ, huyết áp cao, xơ
cứng động mạch. Có thể kết hợp uống với viên cỏ nhọ nồi, sinh tố C.
- Dạng hoa hòe tán trị bệnh trĩ, vảy nến, trị chứng can nhiệt, có thể phối hợp
thêm Cúc hoa, Hạ khơ thảo.
Thận trọng đối với bệnh nhân hư hàn và phụ nữ có thai.
1.2. Rutin
Rutin lần đầu tiên được phân lập từ cây cửu lý hương - Ruta graveolens L.

bởi dược sĩ người Đức – Weyb vào năm 1842 nên có tên là rutin. Tuy nhiên, mãi
đến 100 năm sau người ta mới sử dụng nó nhiều trong y học.
1.2.1. Cấu tạo của rutin
Công thức phân tử: C27H30O16
Công thức cấu tạo:

3,3’,4’,5,7-pentahydroxyflavon 3-rutinosid
1.2.2. Các loại cây chứa rutin
Nụ hoè là nguyên liệu giàu rutin nhất so với các nguyên liệu khác (thấp nhất
là 20%). Với nụ hoè Việt Nam hiệu suất chiết xuất có thể đạt 34%. [23].
Có thể so sánh hàm lượng của rutin trong các nguyên liệu khác nhau như sau:
- Hoè Hungary có 12% rutin.
- Mạch ba góc châu Âu (Fagopyrum esculentum) có 2 - 3% Rutin.
- Mạch ba góc đắng trồng ở Việt Nam có 5.8%.
- Bạch đàn (Eucalyptus macrorhyncha F) có 10 - 19% rutin

7


- Táo ta chứa 1-5%
- Chè chứa 1% rutin
1.2.3. Tính chất vật lý
Bột kết tinh màu vàng hay vàng lục. Tồn tại ở dạng tinh thể hình kim.
Bình thường, rutin ngậm 3 phân tử nước. Rutin bị mất một phân tử nước khi
làm khan nó với H2SO4 đặc hoặc P2O5 khan, phần cịn lại bị mất nước hồn tồn khi
nung ở 1000C trong chân không hoặc nung ở 1600C ở áp suất thường.
Nhiệt độ nóng chảy từ 185 ÷ 1920C. Rutin khan trở nên dẻo ở 195 ÷ 1970C
và bị phân huỷ ở 2140C.
Tan tốt trong methanol và trong các dung dịch hydroxyd kiềm, hơi tan trong
ethanol, thực tế không tan trong nước và dicloromethan. 1g rutin có thể hồ tan

trong 8l nước lạnh, 200ml nước nóng, trong 650ml ethanol lạnh, 60ml ethanol nóng.
Khơng tan trong cloroform, ete, benzen.
1.2.4. Tính chất hố học
Rutin có cấu trúc là một glycoside nên rất dễ bị thuỷ phân bởi enzyme có
trong dược liệu là rhamnodistase hoặc môi trường axit ở nhiệt độ cao.
Phản ứng thuỷ phân:
Rutin = quercetin + glucose + rhamnose
Mặc dù phân tử cồng kềnh nhưng rutin dễ dàng tạo phức với nhiều kim loại,
ít tạo phức với anion (chỉ tạo phức với một số anion như: molipdat, oxalat, xitrat,
nitrat) nhưng dễ dàng tạo phức với nhiều cation kim loại như: Pb2+,, Cu2+, Zn2+,
Al3+, Fe3+, Ga3+,…
1.2.5. Ứng dụng
Rutin là thành phần quan trọng tạo nên dược tính của hoa hoè. Thường được
sử dụng ở dạng viên để điều trị các chứng bệnh về mạch máu, huyết áp. Người ta
dùng rutin để sản xuất ra vitamin P, dùng phối hợp với vitamin C để sản xuất ra
rutin C. Tuy rất ít độc nhưng không được dùng với các trường hợp nghẽn mạch và
máu có độ đơng cao.

8


Ngồi ra, rutin cịn được ứng dụng trong các lĩnh vực thực phẩm và nhuộm.
Trong thực phẩm, rutin được sử dụng như một chất màu tự nhiên, nó được dùng để
tạo màu vàng cho mỳ ống, xiro, rượu, xôi và thức ăn. Trong công nghiệp nhuộm,
rutin được phối hợp với muối cắn màu Al2O(OCOCH3)4.4H2O để nhuộm tơ và giấy
vàng mã.
1.2.6. Phương pháp tách chiết rutin từ hoa hoè
Các phương pháp chiết xuất rutin đều dựa vào khả năng hoà tan khác nhau
trong các dung mơi của rutin. Có nhiều phương pháp nhưng cơ bản vẫn là các
phương pháp sau:

a. Phương pháp chiết bằng nước
Nguyên tắc: dựa vào độ tan khác nhau của rutin trong nước sơi và nước lạnh,
có thể chiết ở áp suất thường hay áp suất cao. Dùng nước sôi để chiết rutin trong
hoa hoè, dịch chiết thu được để nguội. Rutin sẽ tạo kết tủa, lọc thu tủa.
Dùng nước có áp lực: hoa hoè ngâm trong nước được hấp ở áp suất cao trong
khoảng 10 phút.
b. Phương pháp chiết bằng dung dịch kiềm lỗng
Ngun tắc: rutin có chức –OH phenol tự do ở vị trí 3’, 4’ tạo muối dễ dàng
trong mơi trường kiềm. Dùng kiềm lỗng chiết nguội rutin, acid hoá dịch chiết,
rutin sẽ tủa, lọc thu tủa rutin.
c. Phương pháp chiết bằng cồn
Nguyên tắc: dựa vào độ tan khác nhau của rutin trong cồn sôi và cồn lạnh.
Dùng cồn sôi để chiết rutin, dịch chiết thu hồi bớt dung mơi sau đó để nguội rutin sẽ
tủa, lọc lấy tủa rutin.
1.2.7. Ly trích rutin từ các nguồn nguyên liệu khác
a. Ly trích rutin từ mạch ba góc
Mạch ba góc chứa rutin nhiều nhất ở lá và hoa, hàm lượng 6.37 – 7.92%.
Thời gian, nhiệt độ phơi sấy ảnh hưởng đến lượng rutin. Phơi nhanh từ 40 –
60 phút ở nhiệt độ 90 – 1050C rutin bị hao hụt ít nhất 38%. Nhiệt độ thấp nhưng sấy
kéo dài thì hao hụt 70 – 100%.

9


Theo Winterfeld, chiết rutin như sau:
250g lá mạch ba góc đun sôi 1 giờ trong 2.5l nước. Gạn và ép kiệt. Lọc. Cơ
dịch lọc cịn 1l. Làm lạnh, lắc nhiều lần với tổng số 2l ete để loại chất màu, chất mỡ,
tách lớp nước, đun sôi với 5g than hoạt tính, lọc nhanh. Dịch lọc cơ cách thuỷ cịn
500ml. Để tủ lạnh 24 giờ, rutin kết tinh thành tinh thể màu vàng nâu.
Rutin thơ được hồ tan trong 5 lần khối lượng MeOH và đun sơi hồi lưu cho

tan hồn toàn. Để nguội, rutin kết tủa. Thêm nước cho tủa hết. Tinh thể lại đem kết
tinh lại 2 lần trong nước sơi.
Hiệu suất: 2 – 2.5 g.
Nhiệt độ nóng chảy: 188 – 1890C.
b. Ly trích rutin từ lá chè
1kg lá chè được chiết bằng 2 – 2.5l dicloetan trong 40 – 60 phút ở nhiệt độ
45 – 500C. Lấy hết cafein. Lọc, bã được sấy cho đến hết dicloetan và chiết tiếp bằng
cồn ở 500C. Dịch lọc đem cô chân khơng đến khi cịn 40% chất đặc. Sau đó sấy
trong chân không thu được tanin chè là hỗn hợp của những catesin và etergalic có
tác dụng như vitamin P.
1.2.8. Định lượng rutin
a. Phương pháp cân
Nguyên tắc của phương pháp là chiết xuất rutin bằng cồn nóng. Sau đó
thuỷ phân bằng dung dịch acid sulfuric, quercetin rất ít tan, được lọc và cân rồi
tính ra rutin.
Cân chính xác 2g bột dược liệu, ngâm với 20ml acid chlohydric 0,5% trong
một chậu kết tinh, thỉnh thoảng khuấy mạnh. Sau 2 giờ, gạn dung dịch qua phễu lọc.
Rửa bột trong chậu nhiều lần với nước, nước rửa mỗi lần lại lọc qua phễu cho đến
khi dịch lọc trung tính với giấy quỳ. Chuyển hết bột dược liệu lên phễu, dùng nước
tráng chậu và cũng lọc qua phễu. Giấy lọc và bột được đun hồi lưu với 20ml cồn
95o. Sau khi cồn sôi 15 phút, làm nguội bình và gạn qua phễu lọc vào một cốc. Bột
lại được chiết với 25ml cồn 95o cũng làm như trên. Tiếp tục chiết với những lượng
cồn 10ml cồn 95o cho đến khi dịch chiết không màu và không cho màu vàng với

10


dung dịch natri hydroxyd 0,1N. Rửa bình và phễu với 10ml cồn 95o nóng. Tập trung
các dịch chiết và dịch rửa lại, cho vào bình cầu 200ml và cơ đến gần khơ. Thêm vào
bình 100ml dung dịch acid sulfuric 2%, đun hồi lưu trong 1 giờ. Sau khi nguội, để

bình vào tủ lạnh ở 0o trong 3 giờ. Thu toàn bộ tủa quercetin vào một phễu thuỷ tinh
xốp. Rửa tủa 4 lần, mỗi lần với 5ml nước đã để tủ lạnh. Kiểm tra dịch lọc xem còn
phản ứng với thuốc thử Fehling không, sấy khô tủa quercetin ở 125o trong 2 giờ và
cân. Khối lượng tủa p thu được nhân với 2,019 sẽ cho lượng rutin có trong 2g dược
liệu.
Hàm lượng phần trăm rutin = p x 2.019 x 50
b. Phương pháp quang phổ UV-VIS
Hoà tan p (mg) mẫu rutin trong khoảng 20ml EtOH sơi, lọc dung dịch vào
bình định mức 100ml, lắc đều. Lấy 2ml dung dịch này cho vào bình định mức
100ml thêm 1ml axit axetic 0.02N rồi định mức bằng etanol. Xác định độ hấp thụ
của dung dịch thu được trong cuvet dày 1cm ở bước sóng 362.5nm, dùng mẫu trắng
là etanol có 1% axit axetic 0.02N.
Hàm lượng Rutin tính theo cơng thức sau:
%Rutin =

D362.5 .5000
325,5. p

1.3. Quercetin
1.3.1. Nguồn gốc
Quercetin là một trong số các màu vàng tự nhiên được phân bổ rất rộng rãi
trong thực vật. Nó được phát hiện đầu tiên ở dạng aglycon của quercitrin có trong
vỏ cây Quercus tinetoria; khi thuỷ giải quercitrin trong mơi trường axit thì được
quercetin và một phân tử đường rhamnose.
C21H20O11 + H2O → C15H10O7 + CH3(CHOH)4CHO
Quercitrin

Quercetin

Rhamnose


Quercetin trong tự nhiên thường tồn tại ở 2 dạng tự do và các hợp chất
glycosid. Chẳng hạn như: hợp chất 3 - glycosid được tìm thấy trong ngơ và 3rhamnoglycosid có trong nhiều loại cây khác nhau....

11


1.3.2. Cơng thức
Cơng thức phân tử:

C15H10O7

Cơng thức cấu tạo:

2-(3,4-dihydroxyphenyl)-3,5,7-trihydroxy-4H-chromen-4-one
1.3.3. Tính chất vật lý
Ở dạng bột mịn có màu vàng, khơng vị, đưa ra ánh sáng bị sẫm màu.
Tồn tại ở dạng tinh thể hình kim. Ở trạng thái bình thường, quercetin ngậm
hai phân tử nước. Trở nên khan ở 95 – 970C.
Nhiệt độ nóng chảy của quercetin là 3160C. Tan trong metanol, etanol,
pyridin, ít tan trong nước, cloroform, ete, benzen.
1.3.4. Tính chất hố học
Dung dịch quercetin khi thêm dung dịch FeCl 3 tạo thành dung dịch màu
vàng hơi lục.
Dung dịch quercetin làm mất màu nước brom do xảy ra phản ứng thế ở
nhân thơm.
Quercetin ít tạo phức với anion (chỉ tạo phức với một số anion như:
molipdat, oxalat, xitrat) nhưng dễ dàng tạo phức với nhiều cation kim loại như:
Pb2+,, Cu2+, Zn2+, Al3+, Fe3+, La3+,… đa số các phức của quercetin có hoạt tính
kháng khuẩn, có khả năng kháng bệnh cao hơn Hqct.2H2O.

1.3.5. Ứng dụng
Quercetin được dùng để chữa các loại bệnh:
Nâng cao tính bền vững của thành mạch, quercetin điều biến các đáp ứng của
cơ thể với các tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể, ức chế hình thành các gốc tự

12


do và tăng cường sức khỏe tuần hoàn bằng việc cải thiện, thúc đẩy và bảo vệ sự
nguyên vẹn của các mao mạch nhỏ ở các mơ.
Quercetin có cơng dụng chống oxy hóa mạnh, giúp bồi bổ tim, phịng ngừa
tai biến mạch não, phịng ngừa ung thư. Quercetin có tác dụng kháng khuẩn, kháng
tụ cầu, góp phần hồ tan các chất và di chuyển dễ dàng qua màng sinh lý.
Trong tự nhiên, quercetin tạo màu cho hoa quả, có tác dụng như một chất
chống oxy hoá ức chế các enzyme và các chất độc của cây. Người ta tìm thấy
quercetin ở trong hoa houblon, trà, hoa quế trúc, hoa păng-xê vàng, hoa hồng đỏ,
hành tây, và nhiều cây khác. Đây là chất màu tự nhiên được sử dụng khá rộng rãi.
Trong công nghiệp, nhờ khả năng nhuộm màu tốt, quercetin được dùng để
nhuộm các sợi thực vật, tơ, len, nhuộm giấy vàng mã. Với chất cầm màu alumin cho
màu vàng, chất cầm màu sắt cho ra màu xám, chất cầm màu crom cho ra màu oliu.
1.3.6. Điều chế quercetin từ rutin
Nguyên tắc:
Rutin là một flavonoid dễ bị thuỷ phân. Trong môi trường acid, rutin bị thuỷ
phân thành quercetin, glucose và rhamnose.

H+

+ L-rhamnose + D-glucose

13



Theo tác giả Nguyễn Văn Đậu, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học
Quốc Gia Hà Nội: rutin được thuỷ phân bằng cách đun hồi lưu với dung dịch HCl
5% trong 1 giờ, cho quercetin kết tủa màu vàng ở dạng hidrat khi giữ lạnh ở 00C.
Kết tinh lại trong hỗn hợp ethanol - nước.
Theo tác giả Hoàng Thị Kim Dung và cộng sự, Viện Cơng Nghệ Hố Học,
Viện KH&CN Việt Nam: rutin được thuỷ phân bằng dung dịch H2SO4 2% ở nhiệt
độ sôi của dung dịch trong 90 phút sử dụng máy khuấy từ có gia nhiệt, đem lọc, rửa
kết tủa nhiều lần bằng nước thu được quercetin thô. Kết tinh bằng ethanol nhiều lần
ta sẽ thu được quercetin tinh khiết.
1.3.7. Trích ly quercetin từ các nguồn nguyên liệu khác
Vào năm 1916, Lepetit và Satto đã trích được quercetin từ vỏ cây thông
Tuscan với dung môi là nước và sau đó kết tủa quercetin bằng Natri bisulfit. Hiệu
suất thu được từ 0.1 – 1.3% lượng vỏ cây sử dụng.
Một phương pháp khác là dùng ethanol để trích ly quercetin từ hoa hồng đỏ
hoặc vàng. Dịch trích được cơ đuổi bớt dung môi rồi lắc với ete dầu hoả để loại tạp
chất. Phần dung dịch còn lại được đun sôi với dung dịch H2SO4 7% trong nước hoặc
EtOH trong 2 giờ. Trích lấy chất màu bằng ete etyl, sau đó đun đuổi bớt ete. Dịch
ete được lắc với dung dịch nước borax rồi kết tinh quercetin trong môi trường axit.
1.3.8. Tổng hợp quercetin
Theo Kostanetki: Phloroacetophenon - 4,6 - dimetyl ete được cho ngưng tụ
với 3,4 - dimetoxibenzaldehid cho ra 2 – hydroxy - 4,6,3’,4’- tetrametoxychalkone.
Sau đó được đun sơi với axit sulfulric loãng trong methanol cho ra 2,3dihydrotetrametoxyflavon. Sau khi tác dụng với C5H11NO2 trong HCl và MeOH thì
nhóm –OH ở C3 sẽ cho ra hợp chất isonitroso. Cuối cùng chuyển 4 nhóm metoxy
trong tetrametoxyquercetin bằng cách cho tác dụng HI. Sản phẩm cuối cùng màu
vàng tự nhiên là quercetin.

14



CHƯƠNG II

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM
2.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ, HOÁ CHẤT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nguyên liệu
Hoa hoè được mua tại chợ Vinh, về sấy khô ở 800C đến khối lượng không
đổi (trong khoảng 4 - 6h).
2.1.2. Thiết bị, hoá chất
a. Hoá chất
- Methanol
- Ethanol
- Các hoá chất khác: CH3COOH, CCl4, H2SO4dđ, HCl 0.5%, HCl 10%,
Na2CO3 3%...
b. Dụng cụ
- Bộ dụng cụ thuỷ tinh: cốc, phễu, đũa thuỷ tinh, pipet, chậu thuỷ tinh…
- Bình chiết
- Nồi cách thuỷ
- Bộ chày cối sứ
c. Thiết bị
- Bộ lọc hút chân không.
- Máy cất quay dung môi.
- Bộ đun hồi lưu.
- Máy ghi phổ tử ngoại UV-VIS Agilent 8453.
- Máy đo phổ hồng ngoại
- Máy đo phổ khối
- Máy HPLC
- Bản mỏng Silicagel Kieselgel 60 F254
- Bộ chiết soxhlet


15


- Tủ sấy, bếp điện
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Chiết xuất rutin từ hoa hòe: khảo sát 3 phương pháp chiết xuất rutin.
- Thủy phân rutin trong môi trường axit: khảo sát ở các nồng độ axit khác
nhau (2%, 5%, 8%, đậm đặc) => rút ra nồng độ thích hợp.
- Kiểm tra độ tinh khiết của sản phẩm bằng sắc ký lớp mỏng.
- Xác định cấu trúc chất điều chế được dựa trên phân tích phổ UV, IR, MS
- Xác định hàm lượng chất điều chế được bằng phương pháp HPLC.
2.2. KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM
2.2.1. Đánh giá nguyên liệu
Định tính và định lượng rutin trong nguyên liệu hoa hòe bằng phương pháp
HPLC ta thu được thời gian lưu ở 5.185 phút gần với thời gian lưu của rutin chuẩn
ở 5.102 phút và hàm lượng rutin trong dược liệu là 22.03% (phụ lục 2.1, 2.2)
2.2.2. Chiết xuất rutin từ hoa hoè
Nghiên cứu 3 phương pháp sau để lựa chọn ra phương pháp chiết xuất rutin
từ hoa hoè:
a. Phương pháp chiết bằng nước – axid axetic 1%
Cân 100g hoa hịe sấy khơ ở 800C đến khối lượng không đổi, tán nhỏ. Cho
1000ml nước – acid axetic 1% vào đun sôi trong 1h30p. Lọc nóng thu lấy dịch
chiết. Dịch lọc màu vàng sẫm.
Làm như trên với phần bã cho đến khi dịch lọc màu vàng nhạt (4 lần). Gộp
dịch chiết, đuổi bớt nước, để nguội cho rutin tủa tự nhiên qua đêm ở nhiệt độ phòng.
Lọc lấy tủa bằng phễu Buchner. Thu tủa và rửa lại nhiều lần bằng nước. Kết
tinh lại 2 lần rutin thô bằng ethanol. Lọc, sấy ở 800C (từ 4 – 6h) và tán thành bột.
Tiến hành như trên với 3 mẫu. Lấy giá trị trung bình để đánh giá.


16


b. Phương pháp chiết bằng dung môi ethanol 800 :
Cân 100g hoa hịe sấy khơ ở 800C đến khối lượng khơng đổi, tán nhỏ. Cho
vào bình cầu, thêm 500ml ethanol. Đun hồi lưu, sôi trong 3h. Lọc lấy dịch chiết.
Làm như trên với bã còn lại đến khi dịch chiết màu vàng rất nhạt (3 lần).
Gộp dịch chiết lại, cất thu hồi một phần cồn đến khi dung dịch còn gần 80ml.
Phần dịch nóng cịn lại cho vào bình lóng. Thêm tiếp 300ml CCl4 khuấy nhẹ, dung
dịch có màu vàng nhạt trong.
Thêm 900 - 1000ml H2O rồi khuấy rất nhẹ tránh bị nhũ tương. Để yên, dung
dịch tách làm hai lớp:
- Lớp dưới: CCl4 có màu vàng nhạt trong.
- Lớp trên: ethanol và nước có màu vàng sữa đục.
Tách lớp trên, chưng cất thu hồi hết ethanol.
Acid hoá dung dịch nước cịn lại bằng H2SO4dđ đến pH = 2÷4.
Làm lạnh kết tinh qua đêm. Lọc kết tủa, rửa bằng nước cất cho đến khi hết
acid.
Kết tinh lại 2 lần Rutin thô bằng ethanol. Lọc, sấy ở 800C (từ 4 - 6h) và tán
thành bột.
Tiến hành như trên với 3 mẫu. Lấy giá trị trung bình để đánh giá
c. Phương pháp chiết bằng dung dịch kiềm lỗng :
Cân 100g hoa hịe sấy khô ở 80OC đến khối lượng không đổi, tán nhỏ. Cho
vào bình chiết nguội. Thêm dung dịch HCl 0.5% vào ngập dược liệu (gần 200ml),
khuấy đều, ngâm trong 30p - 2h. Rút kiệt.
Thực hiện 3 lần. Rửa lại bằng nước nhiều lần cho đến khi pH trung tính, rút
hết nước.
Đưa dược liệu vào bình 1000ml. Thêm 500ml dung mơi chiết Na2CO3 3%.
Trộn đều và đặt vào bể siêu âm. Chiết ở nhiệt độ phòng trong 30p. Rút dịch chiết,
thêm dung mơi vào phần bã. Lặp lại quy trình trên 4 lần.

* Tạo tủa thô:

17


Gộp dịch chiết 4 lần, thêm dung dịch HCl 10%, khuấy trộn để pH = 2 - 4
(khoảng 350ml). Để kết tinh qua đêm sau đó lọc thu kết tủa, rửa bằng nước đến khi
pH trung tính, rút kiệt.
* Tinh chế: Kết tinh trong cồn
Đem kết tủa trên đun cách thuỷ với
ethanol trong bình cầu có ống sinh hàn hồi lưu.
Sau khi tan tủa đem lọc nóng bằng phễu Buchner
để loại tạp. Dịch lọc đem cất quay thu hồi một
phần cồn. Để rutin kết tinh qua đêm ở nhiệt độ
phòng sau đó lọc qua phễu, rửa tủa, hút kiệt, sấy
ở 800C đến khơ (từ 4 - 6h)
Hình 2.1. Dụng cụ tinh chế rutin
Tiến hành như trên với 3 mẫu. Lấy giá trị trung bình để đánh giá.
2.2.3. Chuyển hố rutin thành quercetin
Để tìm ra nồng độ acid thích hợp, chúng tôi thực hiện khảo sát ở các nồng độ
axit khác nhau: 2%, 5%, 8% và đậm đặc.
a. Thủy phân rutin trong mơi trường axit
Cân 1g rutin thơ vào bình cầu. Thêm 5 ml HCl đậm đặc (tỉ lệ 1g rutin thô/5
ml HCl) và 65ml ethanol. Đun hồi lưu, thỉnh thoảng khuấy. Dùng sắc ký lớp mỏng
để theo dõi quá trình thủy phân (so sánh với quercetin chuẩn). Tính thời gian khi tất
cả rutin đã chuyển thành quercetin.
Sau khi thủy phân, lọc lấy tủa, rửa tủa bằng nước cho tới khi nước rửa trung
tính và phản ứng âm tính với thuốc thử fehling. Tủa thu được đem sấy khô ở 80oC.
Sản phẩm là quercetin thô. Tiến hành như trên với dd HCl 2%, 5% và 8%.
b. Tinh chế quercetin

Lần lượt tinh chế quercetin thô thu được từ giai đoạn thủy phân với dd HCl
đậm đặc, 2%, 5% và 8%.
Tinh chế 2 lần:

18


Cho quercetin thơ vào bình cầu, thêm etanol 960 (tỉ lệ: 1g quercetin thô/ 5ml
etanol). Đun hồi lưu, sôi trong 30p. Lọc nóng bằng phễu Buchner, thu được dịch lọc
1. Cặn còn lại cho thêm etanol 960 tiếp tục đun hồi lưu sơi trong 30p. Lọc nóng thu
được dịch lọc 2. Gộp 2 dịch lọc, cất thu hồi dung môi cho tới khi chỉ cịn khoảng
1/3 thể tích ban đầu. Phần dịch lọc cịn lại thêm nước cùng thể tích. Để nguội ở
nhiệt độ phòng qua đêm, quercetin kết tủa. Lọc thu lấy kết tủa.
Tiến hành tinh chế lần 2 như trên.
Sau khi tinh chế xong, tủa thu được đem sấy khô ở 800C rồi cho tủa vào cối
sứ tán nhỏ, thu được quercetin tinh khiết màu vàng sậm.
2.2.4. Kiểm tra độ tinh khiết và xác định cấu trúc chất điều chế được
Sản phẩm thu được có dạng bột mịn, màu vàng sáng.
a. Kiểm tra độ tinh khiết của chất điều chế được
Sử dụng phương pháp sắc ký lớp mỏng để kiểm tra độ tinh khiết của chất
điều chế được.
Chất được hồ tan trong MeOH, hệ dung mơi như sau :
- Dung môi 1: EtOH : H2O = 3 : 2
- Dung môi 2 : methanol : nước : axit axetic = 18 : 1 : 1
Dùng ống thuỷ tinh nhỏ nhúng vào dung dịch mẫu rồi chấm lên bản sắc ký
những giọt rất nhỏ. Cho bản này vào cốc chứa dung mơi hỗn hợp đã pha chế, đậy
kín và để yên, chờ cho dung môi chạy gần hết bản sắc ký. Lấy bản sắc ký ra cho vào
bình hiện hơi iot, sau khi các chấm được hiện rõ, đưa ra quan sát.
b. Xác định cấu trúc chất điều chế được
- Xác định cấu trúc chất điều chế được dựa trên phân tích phổ UV, IR, MS

- Xác định hàm lượng chất điều chế được bằng phương pháp HPLC.
2.2.5. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến màu của quercetin
a. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Dùng ethanol hoà tan 50mg quercetin rồi định mức về 100ml. Lấy tiếp 1ml
dung dịch này sang bình định mức 100ml và định mức bằng ethanol.

19


×