Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá tính ổn định về các tính trạng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lạc tại một số địa điểm trồng lạc ở nghệ an vụ xuân 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.69 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

NGUYỄN ĐỨC TRUNG

TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ TÍNH ỔN ĐỊNH VỀ CÁC TÍNH TRẠNG
SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
CÁC GIỐNG LẠC TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
TRỒNG LẠC Ở NGHỆ AN – VỤ XUÂN 2011
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60 62 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ VĂN LIẾT

VINH - 2012

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trƣớc hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
chân thành đến PGS. TS Vũ Văn Liết, bộ môn Di truyền và Chọn
giống cây trồng, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội, ngƣời đã tận
tình giúp đỡ, hƣớng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến q báu.
Tơi xin cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Vinh, Ban chủ
nhiệm Khoa cùng toàn thể giảng viên Khoa Nông Lâm Ngƣ – trƣờng
Đại học Vinh đã giúp đỡ, dìu dắt và tạo mọi điều kiện để tơi hồn
thành khố học này.


Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm giống cây trồng
Nghệ An đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi tham gia khố học.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên, hỗ trợ vật chất và tinh thần trong suốt thời gian học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn những tình cảm cao q đó!
Vinh, ngày 20 tháng 12 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn
Trung

2

Đức


MỤC LỤC
TÊN MỤC

TRANG

LỜI CẢM ƠN

i

DANH MỤC CÁC BẢNG

v

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

vii

MỞ ĐẦU

1

I

Tầm quan trọng của đề tài

1

II

Mục đích, yêu cầu

3

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4

1.1

Tình hình nghiên cứu và sản xuất lạc trên thế giới


4

1.1.1

Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới

4

1.1.1.1 Thu thập nguồn gen

4

1.1.1.2 Đánh giá nguồn gen

5

1.1.1.3 Sử dụng nguồn gen

6

1.1.2

Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

7

1.2

Tình hình nghiên cứu và sản xuất lạc ở Việt Nam


10

1.2.1

Tình hình nghiên cứu lạc ở Việt Nam

10

1.2.1.1 Thu thập, đánh giá, bảo quản và sử dụng nguồn gen cây lạc

10

1.2.1.2 Chọn tạo giống lạc

12

1.2.1.3 Khảo nghiệm giống lạc

14

1.2.2

Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

15

1.2.3

Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An


17

1.3

Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài

19

1.3.1

Kết quả nghiên cứu trên thế giới

19

1.3.2

Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam

23

3


1.4

Cơ sở lí luận và thực tiễn

26


CHƢƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

29

CỨU
2.1

Vật liệu nghiên cứu

29

2.2

Nội dung nghiên cứu

29

2.3

Phƣơng pháp nghiên cứu

30

2.3.1

Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm

30

2.3.2


Qui mơ thí nghiệm

31

2.3.3

Điều kiện thí nghiệm

31

2.3.4

Biện pháp kỹ thuật

31

2.3.5

Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp theo dõi

33

2.3.5.1 Thời gian sinh trƣởng

33

2.3.5.2 Chiều cao cây cuối cùng

33


2.3.5.3 Chiều dài cặp cành cấp 1 đầu tiên

33

2.3.5.4 Sự phát triển của cành

33

2.3.5.5 Tổng số lá trên thân chính

34

2.3.5.6 Số lá xanh cịn lại trên thân chính khi thu hoạch

34

2.3.5.7 Theo dõi bệnh và khả năng chống chịu

34

2.3.5.8 Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

36

2.3.6

Phƣơng pháp đánh giá tính ổn định và tƣơng tác kiểu gen – mơi

37


trƣờng
Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu

40

CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

41

3.1

Các chỉ tiêu chủ yếu của các giống lạc qua ba điểm nghiên cứu

41

3.1.1

Đặc điểm hình thái

41

3.1.2

Thời gian sinh trƣởng và phát triển

43

3.1.3


Một số chỉ tiêu sinh trƣởng và phát triển

47

3.1.4

Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh

51

2.4

4


3.1.5

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

54

3.1.6

Một số chỉ tiêu về quả và hạt

60

3.2

Đánh giá tính thích nghi và ổn định của các giống lạc thí nghiệm qua


61

ba điểm nghiên cứu
3.2.1

Tính ổn định về chiều cao cây của các giống lạc

63

3.2.2

Tính ổn định về số quả chắc/khóm của các giống lạc

66

3.2.3

Tính ổn định về năng suất của các giống lạc

68

3.3.

Biện luận kết quả nghiên cứu

71

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

77

PHỤ LỤC

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bả ng
Bả ng 1.1

TÊN BẢNG
Diệ n tích, nă ng suấ t, sả n lƣợng lạ c ở mộ t số nƣớc trên thế

TRANG
9

giới
Bả ng 1.2

Diệ n tích, nă ng suấ t, sả n lƣ ợ ng lạ c trên thế giớ i từ nă m 2000 –

10

2008


Bả ng 1.3

Diệ n tích, nă ng suấ t và sả n lƣợng lạ c ở Việ t Nam từ nă m 2000

16

– 2008
Bả ng 1.4

Diệ n tích, nă ng suấ t và sả n lƣợng lạ c ở Nghệ An từ nă m 2000

18

– 2009
Bả ng 2.1

Tên giố ng và nguồ n gố c các giố ng thí nghiệ m

29

Bả ng 2.2

Đị a đ iể m và vụ thí nghiệ m

31

Bả ng 2.3

Bả ng phân tích phƣơng sai


38

Bả ng 3.1

Đặ c đ iể m hình thái củ a các giố ng lạ c vụ Xuân 2011 tạ i 3 đ ị a

42

đ iể m
Bả ng 3.2

Thời gian sinh trƣởng củ a các giố ng lạ c vụ Xuân 2011 tạ i 3 đ ị a

44

đ iể m
Bả ng 3.3

Mộ t số chỉ tiêu sinh trƣởng và phát triể n củ a các giố ng lạ c

49

vụ Xuân 2011 tạ i 3 đ ị a đ iể m
Bả ng 3.4

Khả nă ng chố ng chị u sâu bệ nh hạ i và đ iề u kiệ n ngoạ i cả nh

52

củ a các giố ng lạ c vụ Xuân 2011 tạ i 3 đ ị a đ iể m

Bả ng 3.5

Nă ng suấ t và các yế u tố cấ u thà nh nă ng suấ t củ a các giố ng lạ c

55

vụ Xuân 2011 tạ i 3 đ ị a đ iể m
Bả ng 3.6

Mộ t số chỉ tiêu về quả và hạ t củ a các giố ng lạ c vụ Xuân 2011

61

tạ i 3 đ ị a đ iể m
Bả ng 3.7

Tính ổ n đ ị nh về chiề u cao cây củ a các giố ng lạ c qua 3 đ ị a

64

đ iể m
Bả ng 3.8

Tính ổ n đ ị nh về số quả chắ c/khóm củ a các giố ng lạ c qua 3 đ ị a

66

đ iể m
Bả ng 3.9


Tính ổ n đ ị nh về nă ng suấ t củ a các giố ng lạ c qua 3 đ ị a đ iể m

6

68


7


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ , BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
SỐ ĐỒ THỊ

TÊN ĐỒ THỊ

TRANG

Sơ đ ồ 2.3

Sơ đ ồ bố trí thí nghiệ m

30

Đồ thị 3.1

Số quả chắ c/khóm củ a các giố ng lạ c tạ i các đ ị a đ iể m

56

Đồ thị 3.2


KL100 quả củ a các giố ng lạ c tạ i các đ ị a đ iể m

56

Đồ thị 3.3

Nă ng suấ t lý thuyế t củ a các giố ng lạ c tạ i các đ ị a đ iể m

57

Đồ thị 3.4

Nă ng suấ t thực thu củ a các giố ng lạ c tạ i các đ ị a đ iể m

57

Biể u đ ồ 3.7 Biể u đ ồ biplot về chiề u cao cây củ a các giố ng lạ c tạ i các đ ị a

65

đ iể m
Biể u đ ồ 3.8 Biể u đ ồ biplot số quả chắ c/khóm củ a các giố ng lạ c tạ i các đ ị a

67

đ iể m
Biể u đ ồ 3.9 Biể u đ ồ biplot nă ng suấ t thực thu củ a các giố ng lạ c tạ i các đ ị a

69


đ iể m
Biể u đ ồ

Phân nhóm kiể u gen

70

Khoả ng cách di truyề n

70

3.10
Biể u đ ồ
3.11

8


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TGST

: Thời gian sinh trƣởng

ICRISAT

: Việ n nghiên cứu cây trồ ng Quố c tế cho vùng nhiệ t đ ới bán khô
hạ n

IBPGR


: Ban Tà i nguyên Di truyề n thực vậ t quố c tế

IPGRI

: Việ n Tà i nguyên Di truyề n thực vậ t

CIAT

: Trung tâm Nông nghiệ p nhiệ t đ ới Quố c tế

IRRI

: Việ n Nghiên cứu lúa Quố c tế

RCBD

: Khố i thiế t kế hoà n toà n ngẫ u nhiên

ĐBSCL

: Đồ ng bằ ng sông Cửu Long

KL

: Khố i lƣợng

NSLT

: Nă ng suấ t lý thuyế t


NSTT

: Nă ng suấ t thực thu

P

: Kiể u hình

G

: Kiể u gen

E

: Môi trƣờng

D

: Giố ng

DxE

: Tƣơng tác giố ng với môi trƣờng

GxE

: Tƣơng tác kiể u gen với môi trƣờng

BVTV


: Bả o vệ thực vậ t

FAO

: Tổ chức Nông Lƣơng Thế giới

CT

: Công thức

KHKTNN : Khoa họ c Kỹ thuậ t Nông nghiệ p
CS

: Cộ ng sự

MỞ ĐẦU
I. Tầm quan trọng của đề tài
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây họ Đậu ngắn ngày, có năng suất cao.
Hạt lạc có khá đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng với hàm lượng cao. Hạt lạc

9


chứa 44 – 56% dầu, đứng hàng đầu các loại cây lấy dầu về số lượng; 25 –
34% protein; 6 – 22% gluxit. Dầu lạc là hỗn hợp Trigyxerit trong đó bao gồm
30% axit béo khơng no và 20% axit béo no. Trong hạt lạc có tới 10 axit amin
khơng thay thế. Các vitamin trong lạc hầu hết là các hydrocacbua, các
andehit, xeton và các rượu. Trong hạt lạc có vitamin K là chất hữu ích, ngồi
ra cịn có vitamin E, hầu hết vitamin nhóm B trừ vitamin B12, vitamin F,

vitamin PP. Vỏ hạt có chứa một số dinh dưỡng đáng kể như N (1,781%), P
(0,194%), Kali (0,514%), chất đường bột (47%), lipit (1,8%); thân lá lạc có
hàm lượng các chất khoáng N (0,78 - 1,33%), P2O5 (0,19 - 0,38%), K2O
(0,08%) khơng thua kém gì phân chuồng nên chúng được tận dụng làm thức
ăn gia súc và phân bón cho cây trồng. Rễ lạc có khả năng cố định đạm tự do
trong khí trời nhờ vi khuẩn Rhizobium vigna sống cộng sinh ở nốt sần, nhờ đó
nó góp phần cải tạo và nâng cao độ phì của đất. Theo số liệu của FAO, 1984
ước tính trong 1 năm cây lạc có thể cố định được 72 - 124 kg N/ha [9].
Với những thành phần và giá trị dinh dưỡng như trên nên lạc sử dụng
nhiều trong công nghiệp chế biến thực phẩm như: chế biến dầu ăn, dầu tinh
lọc, làm bánh kẹo, bơ sữa và nguyên liệu trong công nghiệp chế biến xà
phịng ... Do dó, việc đẩy mạnh phát triển sản xuất lạc là yêu cầu cấp bách và
cần thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà.
Ngày nay với cuộc sống đơ thị hóa, diện tích đất trồng lạc ngày càng bị
thu hẹp trong khi đó nhu cầu tiêu thụ lạc ở nước ta có xu hướng ngày càng
tăng, do đó chúng ta phải áp dụng các biện pháp để tăng năng suất lạc. Trong
các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất lạc trong giai đoạn hiện nay thì
cơng tác giống đóng vai trò số một. Thực trạng sản xuất lạc ở nước ta vẫn còn
manh mún, nhỏ lẻ. Chúng ta chưa quy hoạch những vùng trồng lạc tập trung,
lạc được trồng với quy mô nhỏ lẻ ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Do đó
việc chọn lọc các giống lạc có tính ổn định cao, phù hợp với từng vùng sinh
thái là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

10


Trong chọn giống cây trồng nói chung và lạc nói riêng, chọn lọc và
đánh giá là những công đoạn quan trọng nhất. Thông thường chọn lọc và đánh
giá phải dựa vào sự biểu hiện kiểu hình của tính trạng chọn lọc ở một số môi
trường. Nếu tương tác kiểu gen - môi trường tồn tại, kiểu gen tốt nhất ở mơi

trường này có thể khơng tốt nhất ở mơi trường khác. Tương tác kiểu gen –
môi trường không những ảnh hưởng đến kết quả chọn lọc mà cịn gây khó
khăn trong q trình phổ biến giống có khả năng thích nghi rộng. Do lạc được
trồng trong các điều kiện sinh thái đa dạng nên ngoài việc chọn các giống cho
các vùng đặc thù cần có những giống có khả năng thích nghi cao. Mỗi một
mơi trường khác nhau địi hỏi tổ hợp các tính trạng khác nhau nên việc chọn
giống ở một vùng cho tất cả các vùng là điều không thể. Vấn đề đặt ra là xác
định và lựa chọn mơi trường thích hợp, có hiệu quả nhất trong điều kiện
nguồn lực hạn chế để chọn ra những giống có khả năng thích nghi rộng.
Nghệ An là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất cả nước. Tính đến năm
2009, diện tích trồng lạc ở Nghệ An là 23.757 ha với sản lượng 53.078 tấn,
tuy nhiên năng suất lạc bình qn cả tỉnh cịn thấp (22,34 tạ/ha) [14]. Năng
suất thấp do nhiều nguyên nhân như sâu bệnh, đất đai, khí hậu, hệ thống thuỷ
lợi … nhưng nguyên nhân chủ yếu do chúng ta chưa tuyển chọn được những
giống lạc có khả năng thích nghi rộng và ổn định cao.
Xuất phát từ những lí do đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá tính ổn định về các tính trạng sinh trưởng, phát triển và năng
suất của các giống Lạc tại một số địa điểm trồng lạc ở Nghệ An - Vụ Xuân
2011”

11


II. Mục đích và yêu cầu
1. Mục đích
- Tuyển chọn được các giống lạc có năng suất cao, ổn định qua các
vùng và phù hợp với từng vùng sinh thái.
- Cung cấp thêm dẫn liệu khoa học để xây dựng cơ cấu cây trồng cho tỉnh
Nghệ An.
2. Yêu cầu

- Nghiên cứu các đặc điểm hình thái của các giống lạc.
- Nghiên cứu thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lạc tại ba
địa điểm khác nhau.
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của các giống lạc
thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh của
các giống lạc tại ba địa điểm.
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc.
- Đánh giá tính ổn định và tính thích nghi về chiều cao cây, số quả
chắc/khóm và năng suất của các giống lạc tại ba địa điểm khác nhau.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài xác định ra được các giống lạc có năng suất cao, thích nghi tốt
với 3 địa điểm trồng lạc khác nhau tại Nghệ An. Từ đó làm phong phú thêm
bộ giống sản xuất tại địa phương, góp phần làm tăng năng suất cũng như sản
lượng lạc trên địa bàn tỉnh. Thông qua thí nghiệm tại 3 địa điểm đánh giá
tương tác kiểu gen và mơi trường, tính ổn định và phạm vi thích ứng về các
tính trạng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lạc, từ đó rút ra
những kết luận có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.

12


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lạc trên thế giới
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới
Mục tiêu chính của các nhà chọn tạo giống là tạo ra các giống có tiềm
năng năng suất cao, thích ứng với các điều kiện môi trường sinh thái khác
nhau. Để làm tốt công tác này, việc thu thập, đánh giá và bảo quản nguồn gen
cây lạc là việc làm rất quan trọng. Nhờ công tác thu thập, đánh giá và bảo

quản nguồn gen tốt đã giúp các nhà chọn giống chọn được nhiều giống có
năng suất cao, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện bất lợi, phù hợp với
các vùng sinh thái.
1.1.1.1. Thu thập nguồn gen
Đứng trước nguy cơ mất dần các nguồn gen địa phương và hoang dại
quý hiếm, hàng loạt nước đã thành lập các Ngân hàng gen cây trồng, trong đó
cây lạc là một đối tượng để thu giữ và bảo quản phục vụ cho các chương trình
chọn tạo giống.
Trong quá trình thu thập, các nhà nghiên cứu đã phát hiện các Trung
tâm khởi nguyên của cây lạc. Các lồi hoang dại hoặc họ hàng của chúng
được tìm thấy ở Trung tâm khởi nguyên như Argentina, Bolivia, Brazin,
Paraguay, Uruguay… Các giống bản địa có thể tìm thấy ở Trung tâm thứ
nguyên như Peru, Trung Quốc, Ấn Độ, Ecuado ... hoặc các nước mà cây lạc
được trồng lâu đời từ 40 vĩ độ Nam – 40 vĩ độ Bắc như Thái Lan, Senegal,
Nepal, Indonesia ... [9, tr.34-35]. Được sự tài trợ của các quốc gia và các tổ
chức quốc tế, hàng loạt các chuyến thu thập ở cấp quốc gia và quốc tế đã
được tiến hành ở các Trung tâm khởi nguyên gốc và Trung tâm khởi nguyên
thứ cấp. Ngoài ra các chuyến thu thập tại các quốc gia trồng lạc cũng đã được
triển khai. Kết quả là hàng loạt các mẫu giống đã được thu thập, trong đó phải
kể đến các lồi lạc dại. 11.498 dịng chọn lọc được bảo quản tại Texas A&M

13


(Mỹ). ICRISAT hiện đang lưu giữ 18.072 mẫu giống lạc, Grifin Georgia (Mỹ)
lưu giữ 8.043 mẫu lạc, 15.774 mẫu giống được lưu giữ tại Texac A&M.
Ban Tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (IBPGR) nay là Viện tài
nguyên di truyền thực vật (IPGRI) cũng đã ra đời để điều phối các hoạt động
thu thập nguồn gen trên phạm vi toàn cầu. Viện nghiên cứu các cây trồng
Quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khơ hạn (ICRISAT) đóng tại Hydersbad, Ấn

Độ đã được chỉ định thực hiện việc thu thập đánh giá, bảo quản và phân phối
các vật liệu di truyền cây lạc. Tại đây, hiện đang lưu trữ một tập đoàn lạc toàn
cầu bao gồm trên 13.915 mẫu giống được thu thập từ 89 nước trên thế giới.
Toàn bộ số mẫu đó thuộc lồi lạc trồng, ngồi ra có khá nhiều lạc dại
cũng đang được bảo quản tại ICRISAT. Một số loài đã được sử dụng trực tiếp
như những lồi cỏ dành cho gia súc cịn phần lớn được sử dụng trong các
chương trình cải tiến giống theo các hướng kháng sâu bệnh, chống chịu với
điều kiện ngoại cảnh bất lợi hoặc cải thiện đặc tính quả, hạt.
Các nước hiện đang lưu giữ và bảo quản một số lượng lớn các mẫu lạc
là Mỹ, Trung Quốc, Malawi, Indonesia ... Tuy nhiên các tập đồn này thường
có các mẫu trùng lặp với tập đoàn quốc tế đang bảo quản tại ICRISAT và Ấn
Độ. Số lượng mẫu giống đã thu thập được là rất lớn nhưng vẫn còn thiếu
nhiều so với tiềm năng. Nhiều vùng trồng lạc trên thế giới vẫn chưa tiến hành
thu thập được. Vì vậy, IBPGR đã đưa ra danh mục vùng cần ưu tiên thu thập
trong thời gian tới đối với cây lạc và các mẫu giống có thể được tìm thấy tại
các vùng này. Trong danh mục gồm các nước như: Argentina, Brazin, Bolivia,
Paraguay, Uruguay, Trung Quốc, Lào, Việt Nam [9].
1.1.1.2. Đánh giá nguồn gen
Các mẫu giống lạc sau khi được thu thập cần phải được đánh giá.
IBPGR và ICRISAT đã đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá các mẫu lạc. Theo đó
các mẫu giống phải được đánh giá theo các chỉ tiêu như: Các đặc tính hình
thái và chu kỳ sống (dạng cây, kiểu phân cành, mỏ quả, eo quả, chu kỳ sống
một năm hay nhiều năm ...), đánh giá ban đầu (số ngày từ gieo đến nảy mầm,

14


tỷ lệ hạt/quả, TGST), đánh giá chi tiết (hàm lượng dầu, hàm lượng protein,
phản ứng với các yếu tố phi sinh học bất thuận, phản ứng với các yếu tố sinh
học bất thuận) [9].

1.1.1.3. Sử dụng nguồn gen
Công tác chọn giống lạc của thế giới trong thời gian qua đã thu được
nhiều thành tựu đáng kể. Điều đó chứng minh tầm quan trọng của việc sử
dụng nguồn gen cây lạc trong công tác chọn tạo giống.
ICRISAT đã tuyển chọn được các giống cho năng suất cao, kháng bệnh
tốt như: ICGV–SM83005, ICGV-88438, ICGV86699 kháng bệnh gỉ sắt, đốm
đen, đốm nâu; giống ICGV-SM86715, ICGV87165 kháng bệnh héo xanh vi
khuẩn.
Theo Duan Shufen (1998) cho biết ở Trung Quốc các nhà khoa học đã
chọn tạo được nhiều giống mới bằng các phương pháp khác nhau như đột
biến sau khi lai, đột biến trực tiếp, lai đơn, lai kết hợp. Hơn 200 giống lạc đã
được phát triển và phổ biến cho sản xuất những năm cuối của thập kỷ 50. Đó
là các giống năng suất cao như Haihua1, Xuzhou 68-4, Hua 37; các giống có
chất lượng tốt như Baisha 1016, Hua 11, Hua 17, Luhua 10 được đưa vào sản
xuất phục vụ xuất khẩu. Một số giống kháng cao với bệnh héo xanh vi khuẩn,
gỉ sắt như Luhua 3, Zhonghua 4, Yueyou 92 được sử dụng rộng rãi ở các
vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Viện nghiên cứu lạc tỉnh Sơn Đông đã chọn
được một số giống mới có năng suất cao là Luhua 6, Luhua 8, Luhua 9, 1830
đạt năng suất 50 – 75 tạ/ha. Viện cây lấy dầu Vũ Hán đã lai tạo được giống
Zhoghua No4 chín sớm và có năng suất cao. Trong những năm 1980, các
giống chín sớm với những đặc tính nơng học tốt như Shan you 116, Yeu suan
58, Yue you 92 đã thay thế những giống thuộc loại chín trung bình Spanish,
Virginia ở cá tỉnh miền Trung và miền Nam Trung Quốc.
Ở nước Mỹ, giống lai F2VA93B chín sớm, hạt to, năng suất cao; giống
Florigant, Southern Runner được công nhận đưa ra sản xuất rộng rãi ở nhiều
vùng nước Mỹ. Giống VGP9 có khả năng kháng bệnh thối trắng thân, bệnh

15



thối quả (Cofelt và cộng sự 1994); giống NC12C là giống hạt to, có khả năng
kháng bệnh đốm lá, gỉ sắt và héo xanh vi khuẩn, năng suất cao 30 – 50 tạ/ha.
Một số nước khác trên thế giới đã chọn tạo được nhiều giống lạc có
tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được với một số loại sâu
bệnh, điển hình như Inđơnêxia đã chọn tạo được giống Mahesa, Badak,
Brawar và Komdo có năng suất cao, phẩm chất tốt, chín sớm và kháng sâu
bệnh. Ở Thái Lan đã chọn tạo và đưa vào sản xuất giống Khon Kean 60-3,
Khon Kean 60-2, Khon Kean 60-1 và Tainan 9 có năng suất cao, kích thước
hạt lớn, chín sớm, chịu hạn, kháng bệnh đốm lá, gỉ sắt (Sanun Jognog và cộng
sự, 1996). Còn ở Philippin đã chọn tạo được giống UPLP số 6, UPLP số 8 và
BPIP số 2 kháng bệnh đốm lá và gỉ sắt, có kích thước hạt lớn, số hạt/quả đạt 2
- 3 hạt phù hợp cho sử dụng gia đình. Giống ICGS ở Hàn Quốc năng suất đạt
tới 56 tạ/ha, giống ICG (FDRS)4 và ICG (FDRS)10 ở Ấn Độ với năng suất
cao và kháng bệnh đốm đen, gỉ sắt. Giống 259-2 được chọn từ tổ hợp lai giữa
loại lạc trồng với loài dại A. cardenasii cho tính kháng cao với bệnh đốm đen
và gỉ sắt đang được sử dụng nhiều trong công tác lai tạo để chọn giống kháng
bệnh lá (Singh, 1988). Tuy nhiên, việc sử dụng các lồi dại gặp nhiều khó
khăn nhất là các nước đang phát triển, nơi mà các phịng thí nghiệm hiện đại
cịn ít.
1.1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Lạc là cây trồng nhiệt đới, có khả năng thích ứng rộng và không yêu
cầu khắt khe về kỹ thuật nên được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Theo số
liệu thống kê của FAO trên thế giới hiện có hơn 100 nước trồng lạc. Trên
60% sản lượng lạc thuộc về 5 nước sản xuất chính: Ấn Độ (chiếm khoảng
31% sản lượng toàn thế giới), Trung Quốc (15%), Xênêgan, Nigieria và Mỹ.
Trong đó Xênêgan có diện tích đất trồng lạc chiếm tới 50% diện tích canh tác.
Về năng suất, những nước có diện tích trồng lạc lớn lại có năng suất
thấp và mức tăng năng suất không đáng kể trong thời gian qua. Trong thời
gian sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, năng suất lạc ở Châu Mỹ La tinh


16


giảm 2%, trong khi ở Viễn Đông tăng 3%, Cận Đông 15%, Châu Phi 19%,
Bắc Mỹ 47%, Châu Âu 60% và Châu Đại Dương 67%. Một số nước sản xuất
chính thì mức tăng năng suất khơng nhiều. Ấn Độ chỉ tăng 12%, Trung Quốc
năng suất hầu như không tăng, Xênêgan tăng khoảng 10%. Tình trạng chênh
lệch năng suất giữa các nước rất đáng kể. Trong khi năng suất lạc của Exraen
trong 20 năm vẫn luôn luôn ổn định ở mức trên dưới 35 tạ/ha (trên diện tích
nhỏ đạt tới 65 tạ/ha), nhiều nước ở Châu Phi, Châu Á chỉ đạt năng suất 5 – 6
tạ/ha. Tuy nhiên một số nước đạt năng suất bình qn cả nước trên 20 tạ/ha
khơng phải là ít. Đảo Mơrixơ trong gần 30 năm đã tăng gần 2,7 lần. Có nhiều
vùng như Viginia, Carolina năng suất bình quân đã đạt 21 tạ/ha trên 11 – 21
vạn ha (1965 – 1967), ở Oklahoma đã có năng suất kỷ lục 56,30 tạ/ha trên
21,8 ha trong vòng 3 năm liền [5, tr.8-9].
Tình hình sản xuất lạc trên thế giới được trình bày ở bảng sau:

17


Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở một số nước trên thế giới
Chỉ tiêu

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

Năm

Nước

Angieri

2006

2007

2008

2006

2007

2008

2006

2007

2008

2,7

2,6

2,7

1,10


1,24

1,11

3,0

3,3

3,0

11,9

12,2

12,2

2,06

1,44

1,44

24,5

17,6

17,6

Braxin


110,8

113,8

113,1

2,26

2,32

2,62

249,9

263,4

296,6

Camơrun

308,0

300,0

300,0

5,32

5,33


5,33

164,0

160,0

160,0

3.980,3 3.968,0

4.622,5

3,22

3,00

3,10

12.809,6

13.079,4

14.341,1

Australia

Trung Quốc
Inđơnêsia

706,8


660,5

636,2

2,08

2,10

1,22

1.470,0

1.384,4

773,8

Mêxicơ

44,9

52,2

52,0

1,52

1,59

1,55


68,2

82,8

80,7

Philippin

27,6

28,3

27,7

1,05

1,10

1,09

29,2

31,2

30,2

Thái Lan

66,0


65,0

65,0

1,77

1,75

1,75

117,0

114,0

114,0

5.615,1 6.292,0

6.850,0

0,87

1,46

1,07

4.863,5

9.182,5


7.338,0

483,6

609,9

3,22

3,51

3,83

1.576,0

1.696,7

2.335,1

2.224,0 2.230,0

2.300,0

1,72

1,72

1,70

3.825,0


3.835,6

3.900,0

Ấn Độ
Mỹ
Nigiêria

489,3

Xu Đăng

594,6

597,9

953,8

0,93

0,94

0,75

555,0

564,0

716,0


Myanma

730,0

650,0

650,0

1,40

1,54

1,54

1.023,0

1.000,0

1.000,0

(Nguồn: FAO STAT 2008)

18


Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc bình quân trên thế giới
từ năm 2000 – 2008
Diện tích


Năng suất

Sản lượng

(1000 ha)

( tấn/ha)

( 1000 tấn)

2000

23256,8

1,49

34721,4

2001

23078,2

1,55

35877,2

2002

22954,7


1,44

33118,7

2003

23064,2

1,57

36266,0

2004

23711,6

1,53

36394,6

2005

24010,7

1,59

38289,9

2006


21522,9

1,53

33031,7

2007

22365,8

1,69

37816,1

2008

24590,1

1,55

38201,3

Năm

(Nguồn: FAO STAT 2008)

Nhìn chung trong vòng 9 năm qua (từ năm 2000 – 2008) diện tích,
năng suất và sản lượng lạc thế giới khơng có sự biến động lớn. Từ năm 2000
– 2005 diện tích, năng suất và sản lượng tương đối ổn định và có giảm nhẹ
vào năm 2006. Sau đó lại có chiều hướng tăng lên. Đến năm 2008, diện tích

lạc thế giới ở vào khoảng 24.590,1 nghìn ha với sản lượng 380201,3 nghìn
tấn, năng suất đạt 1,55 tấn/ha.
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lạc ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lạc ở Việt Nam
1.2.1.1. Thu thập, đánh giá, bảo quản và sử dụng nguồn gen cây lạc
Việt Nam là một trong những nước được Viện Di truyền Thực vật
Quốc tế ưu tiên thu thập mẫu giống lạc trong thời gian tới. Các vùng cần thu
thập mẫu giống lạc ở nước ta tập trung ở các tỉnh phía Bắc, Đơng Bắc Bộ
(giống bản địa và hirsuta) và các tỉnh khu vực phía Nam (giống bản địa) [9,
tr.37]. Ở nước ta công tác thu thập bảo quản và sử dụng tập đoàn lạc đã được
tiến hành từ rất lâu. Song phần lớn các tập đoàn này chỉ giữ được ở mức tập

19


đồn cơng tác, việc tiến hành thu thập khơng mang tính hệ thống. Cho đến
những năm 80, Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng Việt – Xô thuộc Viện
KHKTNN Việt Nam đã tiến hành thu thập và nhập nội một cách có hệ thống
các loại cây trồng, trong đó có cây lạc. Số lượng mẫu giống trong tập đoàn lạc
lên tới 1.271 mẫu giống gồm 100 giống địa phương và 1.171 mẫu giống nhập
nội từ 40 nước trên thế giới (Trần Đình Long và CTV năm 1991). Đây là một
kết quả đóng góp đáng khích lệ trong giai đoạn 1984 – 1990 cho tập đồn lạc
Việt Nam.
Sau đó, trong một số chương trình hợp tác với một số tổ chức quốc tế
của Ý, Nhật Bản, ICRISAT... hàng loạt các cuộc thu thập đã được tiến hành
trong những năm 1991 – 1996 có sự phối hợp của các chuyên gia nước ngoài
và cán bộ khoa học của Viện KHKTNN Việt Nam (Lê Trần Tùng, 1997).
Gồm 36 mẫu giống lạc địa phương và 47 giống nhập nội từ ICRISAT theo
các mục tiêu khác nhau hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng
của Viện KHKTNN Việt Nam [9].

Từ năm 1991 – 2000 Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm Đậu đỗ,
Viện KHKTNN Việt Nam đã nhập trên 1.894 mẫu giống từ ICRISAT và Ấn
Độ để tiến hành đánh giá chọn lọc. 250 mẫu giống đã và đang được nghiên
cứu tại Viện Khoa học Nơng nghiệp miền Nam. Trong đó 150 mẫu nhập từ
Viện nghiên cứu cây trồng toàn Liên bang Vavilop (VIR), 24 mẫu từ
ICRISAT (Phạm Ngọc Quý, 1990).
Tuy nhiên toàn bộ các mẫu giống lạc thu thập trong nước và các giống
đang trồng trong sản xuất hiện nay đều thuộc dạng hình thực vật Spanish.
Điều này tạo nên sự thiếu đa dạng di truyền trong sản xuất và thường gây ra
hiện tượng sản lượng không ổn định do các điều kiện thời tiết bất thuận hoặc
sâu bệnh gây ra.
Theo A. K. Sinhg (1994) ở nước ta có thể tìm thấy giống lạc bản địa và
dạng hirsuta, còn ở miền Nam chỉ có thể có các dạng bản địa song hiện nay
chúng ta chưa tìm thấy mẫu nào thuộc dạng hirsuta [9].

20


1.2.1.2. Chọn tạo giống lạc
Từ năm 1986 đến nay, thông qua các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước,
chương trình hợp tác với Viện nghiên cứu cây trồng cạn Quốc tế (ICRISAT),
các nhà chọn giống lạc đã cung cấp cho sản xuất nhiều giống lạc mới có tiềm
năng năng suất cao, chất lượng tốt.
Các giống lạc mới có tiềm năng năng suất cao 30 – 40 tạ/ha đã được
các vùng tiếp nhận nhanh như giống L02, LVT, BG78, L05 ở các tỉnh vùng
Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Khu bốn cũ. Giống L.02, BG78, 1660,
V79 thích hợp cho các tỉnh thuộc Khu bốn cũ và Duyên hải Nam Trung bộ.
Giống lạc MD7 kháng héo xanh vi khuẩn đồng thời cho năng suất cao. Giống
VD1, HL25, Lỳ chọn lọc ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, ĐBSCL và Tây
Nguyên [9].

Giống Gié Nho Quan, một nguồn gen quí về khả năng kháng bệnh héo
xanh vi khuẩn đã được phát hiện khi đánh giá khả năng kháng bệnh của các
giống lạc địa phương đã thu thập được. Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân
Hồng, Nguyễn Văn Liễu và Nguyễn Thị Yến (1991, 1995, 1997, 1999) cho
thấy giống gié Nho Quan có tỷ lệ cây sống sót qua 70 ngày sau trồng trên nền
tự nhiên là 92,6% và trên nền nhiễm bệnh nhân tạo là 82,5% so với giống đối
chứng nhiễm bệnh (Đỏ Bắc Giang) là 37,2% và 28,7%. Giống gié Nho Quan
là giống được thu thập ở vùng Nho Quan – Ninh Bình, đây là vùng bị bệnh
héo xanh vi khuẩn rất nặng nhưng nó đã tồn tại qua rất nhiều năm. Hiện nay
giống gié Nho Quan đã và đang được sử dụng nhiều để cải tiến giống theo
hướng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn.
Hiện nay, công tác chọn tạo giống cây trồng hiện đại không chỉ chú
trọng đến mục tiêu thời gian sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh, khả
năng chịu hạn, chịu rét ... mà còn tập trung vào mục tiêu chọn tạo giống có
năng suất cao, ổn định và thích hợp với từng vùng sinh thái.
Trong những năm vừa qua Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm Đậu
đỗ đã tiến hành lai tạo, nhập nội và chọn lọc ra những giống lạc có TGST

21


trung bình, năng suất cao. Kết quả đã chọn ra được 12 giống cho vùng thâm
canh là TQ3, TQ6, QĐ1, QĐ2, QĐ4, QĐ5, QĐ6, QĐ7, QĐ8, QĐ9, ĐL1. Tất
cả các giống trên có nguồn gốc từ Trung Quốc, trừ ĐL1 có nguồn gốc từ Đài
Loan. 13 giống cho vùng nước trời đã được gửi đi thử nghiệm tính thích nghi
ở các vùng sinh thái khác nhau. Các giống QĐ4 (L04), QĐ5 (L14) đã được
gửi đi khảo nghiệm tại Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung
Ương năm 2000. Các giống L04, L14, L06 (QĐ6) được gửi đi các địa phương
có diện tích trồng lạc lớn như Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Giang. Kết quả cho
thấy tại cả 3 địa phương, năng suất và chất lượng của các giống trên đều đạt

cao hơn giống địa phương và được nông dân ở các tỉnh chấp nhận đưa vào
sản xuất. Như vậy các giống nước trời cho năng suất cao là 9208.11 (L12),
9205b, X96. Trong đó giống L12 là giống có nhiều triển vọng nhất, khối
lượng 100 hạt lớn (52,8 g) và vỏ mỏng (76,5%). Giống L12 đạt năng suất
38,7 tạ/ha trong điều kiện ở Nghệ An (1999), nơi mà lạc chủ yếu được trồng
trong điều kiện nước trời. Giống lạc L03 là giống được chọn ra từ tổ hợp lai
giữa giống lạc địa phương Sen Nghệ An và giống nhập nội ICGV 87157 đã
cho năng suất và chất lượng tốt [9].
Qua kết quả của đề tài nghiên cứu chọn tạo giống lạc L12 cho vùng khó
khăn (Nguyễn Thị Chinh, Nguyễn Văn Thắng, Trần Đình Long và cộng sự)
cho thấy giống L12 được chọn tạo từ tổ hợp lai V79/ICGV87157 năm 1992
theo hướng sử dụng cho vùng nước trời. Giống L12 thuộc loại hình thực vật
Spanish, TGST từ 110 – 120 ngày (vụ Xuân), 100 ngày (vụ Đông) tương tự
Sen Nghệ An, V79, L12 cho năng suất trên 30 tạ/ha, cao hơn Sen Nghệ An và
V79. KL 100 hạt đạt 53 gam, vỏ mỏng (76% nhân). Vỏ màu hồng sáng thích
hợp cho thị hiếu người tiêu dùng và tiêu chuẩn xuất khẩu. Giống L12 có khả
năng kháng bệnh hại lá (đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt) ở mức trung bình, chịu hạn
khá, tỷ lệ thối quả ở mức trung bình – khá [2, tr.94-99].
Đề tài chọn tạo giống lạc ngắn ngày L05 (Nguyễn Thị Chinh, Trần Văn
Lài, Nguyễn Văn Thắng và cộng sự) đã tiến hành thử nghiệm năng suất và

22


các yếu tố cấu thành năng suất tại Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An và khảo
nghiệm tại Thanh Hoá, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, kết quả cho
thấy giống L.05 thuộc loại hình thực vật Spanish, TGST ngắn (105 – 115
ngày trong vụ Xuân, 90 – 95 ngày trong vụ Thu Đông). Giống L05 cho năng
suất quả 29,6 – 35,0 tạ/ha, tỷ lệ nhân/quả là 76 – 80%, KL 100 quả từ 56,7 –
61,4 gam, hàm lượng dầu 50,8%, protein 27,7%. Vỏ lụa màu hồng sáng thích

hợp thị hiếu người tiêu dùng và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Giống L05 bị nhiễm
bệnh ở lá (đốm đen, đốm nâu, gỉ sắt) ở mức trung bình, kháng cao với nấm
Aspergillus flavus. L05 khơng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, vì vậy cần chú
ý bố trí trồng trên chân đất có ln canh với lúa nước, tránh những chân đất
có ổ dịch nhất là vùng gị đồi khơ hạn. Khi đưa giống L.05 ra mở rộng sản
xuất tại Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Sơn La, Lai
Châu, Phú Thọ đều cho năng suất cao hơn giống địa phương hoặc giống mới
từ 48,0 – 64,6% và cao hơn giống LVT từ 13,0 – 15,0%. Vụ Xuân 2001, diện
tích trồng giống L05 đã trên 700 ha tại Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tây, Phú
Thọ, Lai Châu, Hải Dương [2, tr.87-93].
1.2.1.3. Khảo nghiệm giống lạc
Khảo nghiệm VCU (Testing for Value for Cultivation and Use) là đánh
giá giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc. Giá trị canh tác và giá trị sử
dụng của giống mới là đặc tính liên quan đến năng suất, chất lượng, tính
chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận, khả năng sản xuất hạt giống,
Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc
gia là đơn vị đầu mối về khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống trên cả nước.
Vụ Xuân 2008, Trung tâm đã tiến hành khảo nghiệm 4 giống lạc mới từ
các cơ quan nghiên cứu và chọn tạo trong nước, tại 8 điểm khảo nghiệm ở các
tỉnh phía Bắc (Hà Quang Dũng, Nguyễn Tiên Phong và CTV). Giống khảo
nghiệm gồm L26, LĐN-01, TB25, L20, giống đối chứng là L14. Kết quả cho
thấy giống L26 có năng suất cao hơn đối chứng một cách có ý nghĩa tại 3/8
điểm khảo nghiệm. Năng suất trung bình đạt 37,54 tạ/ha. Giống LĐN-01 có

23


năng suất tại 5/6 điểm cao hơn đối chứng ở mức khơng có ý nghĩa. Năng suất
trung bình đạt 36,8 tạ/ha, cao hơn đối chứng. Giống TB25 có năng suất thấp
hơn đối chứng ở đa số các điểm khảo nghiệm. Năng suất trung bình đạt 36,09

tạ/ha, tương đương đối chứng. Giống L20 có năng suất trung bình ở các điểm
khảo nghiệm đạt 31,19 tạ/ha, thấp hơn đối chứng.
Bốn giống lạc trên được Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản
phẩm cây trồng và phân bón vùng miền Trung và Tây Nguyên, khảo nghiệm
trong vụ Đông Xuân 2007 – 2008 và Hè Thu 2008 tại Quảng Ngãi và Quảng
Nam. Giống đối chứng là Sẻ Gia Lai. Kết quả cho thấy ở điểm Quảng Ngãi
trong vụ Đông Xuân năng suất các giống L26 (43,2 tạ/ha), LĐN-01 (40,1
tạ/ha), L20 (38,6 tạ/ha) cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy. Tại điểm Quảng
Nam, vụ Đông Xuân năng suất giống LĐN-01 (51,3 tạ/ha) cao hơn giống đối
chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Vụ Hè Thu, năng suất các giống L26 (28,7
tạ/ha), TB25 (19,6 tạ/ha), L20 (17,5 tạ/ha) và LĐN-01 (15,3 tạ/ha) đều có
năng suất cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa ở mức độ tin cậy. Năng suất
trung bình trong hai vụ của các giống lạc khảo nghiệm đều vượt giống đối
chứng Sẻ Gia Lai từ 37,3 – 69,1% trong đó giống L26 đạt năng suất bình
quân cao nhất [21, tr.182-191].
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Ở nước ta, cây lạc được đánh giá có hiệu quả kinh tế cao về nhiều mặt,
nó được dùng làm thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên
liệu cho công nghiệp, nông sản xuất khẩu, luân canh cải tạo đất, nên nó được
xem là cây cơng nghiệp q và quan trọng. Cây lạc thích hợp với nhiều loại
đất khác nhau; những diện tích lớn đất bạc màu, thối hố ở vùng Trung du và
đồng bằng Bắc Bộ, những dải đất cát ven biển từ Thanh Hố chạy dài đến
giáp Đơng Nam Bộ, những vùng đất xám, đất vàng nâu, đất đỏ bazan ở Đơng
Nam Bộ và Tây Ngun … đều có thể trồng được lạc [5, tr.12].
Hiện nay, nước ta là một trong những nước xuất khẩu lạc chủ yếu của
thế giới, với lượng xuất khẩu 23 ngàn tấn lạc nhân/năm. Mặc dù cây lạc là cây

24



trồng chính của địa phương, có giá trị kinh tế về nhiều mặt nhưng so với một
số cây trồng khác diện tích, năng suất, sản lượng lạc tăng chậm.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam
từ năm 2000 – 2008
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1000 ha)

( tấn/ha)

( 1000 tấn)

2000

244,9

1,45

355,3

2001

244,6

1,48


363,1

2002

246,7

1,62

400,4

2003

243,8

1,67

406,2

2004

263,7

1,78

469,0

2005

269,6


1,81

489,3

2006

246,7

1,87

462,5

2007

254,3

2,01

510,0

2008

256,0

2,09

533,8

Năm


(Nguồn: FAO STAT 2008)

Diện tích trồng lạc ở nước ta tăng dần từ năm 2000 đến 2005, nhưng lại
có xu hướng giảm mạnh vào năm 2006 và sau đó lại tăng nhẹ đến năm 2008.
Năm 2000 diện tích trồng lạc cả nước là 244,9 nghìn ha, đến năm 2005 tăng
lên đến 269,6 nghìn ha nhưng đến năm 2008 diện tích giảm xuống chỉ cịn
256,0 ha, giảm 13,6 nghìn ha. Nhưng năng suất lạc liên tục tăng qua các năm.
Năm 2000 năng suất lạc chỉ đạt 1,45 tấn/ha nhưng đến năm 2008 năng suất đã
tăng lên 2,09 tấn/ha. Do vậy sản lượng lạc vẫn tăng qua các năm mặc dù diện
tích giảm.
Khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có diện tích trồng lạc
lớn nhất cả nước, sau đó rồi mới đến Đồng bằng sơng Hồng. Theo số liệu
thống kê năm 2008, diện tích trồng lạc ở khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung khoảng 111,2 nghìn ha, chiếm 43,7% diện tích trồng lạc cả nước.

25


×