Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.2 KB, 101 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học vinh

Lê thị huế

đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết đi
tìm nhân vật của tạ duy anh
CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC
MÃ số: 60.22.01

LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
gs. ts. đỗ thị kim liên

Vinh - 2011


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sau năm 1975, hồ bình lập lại, đất nước đổi mới trên nhiều
phương diện, nhất là về kinh tế, văn hoá. Đặc biệt trong văn học đã có nhiều
thay đổi khơng chỉ ở phương diện nội dung đề tài mà cịn có sự đổi mới trong
cách hành văn của các nhà văn hiện đại, trong số đó phải kể đến Tạ Duy Anh.
Ơng được xem là một hiện tượng nổi bật, một cây bút thu hút được nhiều sự
quan tâm của bạn đọc cũng như của giới phê bình, đặc biệt là về thể loại tiểu
thuyết. Với Tạ Duy Anh, mỗi tiểu thuyết là một sự nỗ lực, phá cách thật sự.
Tiểu thuyết Đi tìm nhân vật là minh chứng xác thực nhất.


1.2. Mỗi nhà văn có một lối viết, cách thể hiện nhân vật riêng. Tạ Duy
Anh đã chọn lối viết mới thể hiện qua cách tổ chức truyện, cách xây dựng
nhân vật, các tình tiết nối kết câu chuyện. Đặc biệt câu văn của ơng có sự đổi
mới so với những nhà văn cùng thời: nhiều kết cấu đặc biệt, bỏ lửng, chứa
nghĩa hàm ẩn. Việc tìm hiểu đặc điểm câu văn của Tạ Duy Anh sẽ giúp chúng
ta hiểu đầy đủ hơn về phong cách viết của nhà văn đa tài này. Cũng qua việc
nghiên cứu này, chúng ta sẽ có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra
những kết luận về đặc điểm câu văn của một trong số các nhà văn mới sau
1975. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết
Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh”.
2. Lịch sử vấn đề
Tạ Duy Anh là nhà văn được dư luận quan tâm. Tác phẩm của ông ẩn
chứa những giá trị nghệ thuật gây xôn xao dư luận, tạo ra nhiều sự tranh cãi,
khen - chê. Đi sâu tìm hiểu các tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, chúng tơi thấy nó
đặt ra vấn đề nghiêm túc về cuộc sống, chứa đựng sự dồi dào của một cây bút
trẻ. Chính vì vậy, Tạ Duy Anh đã dành được rất nhiều sự quan tâm của độc
giả và giới phê bình.


3
Cho đến nay, những bài viết, những cơng trình nghiên cứu Tạ Duy Anh có
thể kể đến một số bài viết sau đây: Tạ Duy Anh - người đi tìm nhân vật của
Thụy Khuê. Trong bài báo này, Thụy Khuê chủ yếu viết về tiểu thuyết Đi tìm
nhân vật của Tạ Duy Anh. Bài báo đánh giá cao những nỗ lực cách tân của Tạ
Duy Anh trong việc tìm đến một hình thức nghệ thuật tiểu thuyết mới, đặc
biệt là tính đa âm trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh. Ơng
viết: “Đi tìm nhân vật đã biến chuyển nhiều để tạo ra một hịên thực mới mà
ký ức, hồi ức khơng cịn thụ động, khơng cịn bất động trong mỗi lần trở về.
Những nghi vấn đầu tiên này đã là một bước ngoặt đặt ra cho tiểu thuyết: đi
từ xác định đến hoài nghi, đẩy người đọc vào tình trạng: khơng thể có một sự

đọc mà có nhiều sự đọc”. [25]
Cịn bài viết Tạ Duy Anh - Đi tìm nhân vật của Dương Thuấn lại đánh
giá: “Tạ Duy Anh đã thốt khỏi hồn tồn lối viết truyền thống quen thuộc là
hiện thực bị che phủ bởi nhiều lớp mùng màn, miêu tả dầm dề, hành động
chậm chạp, ngơn ngữ sạch bóng trơn tru. Anh đã chọn phương pháp tiếp cận
hiện thực đa diện, đa chiều và gần nhất”. [46]
Đoàn Ánh Dương trong Chung tay lan tỏa trí thức, ngày 2/7/2008,
nhận xét: “Qua những hướng khác nhau trong bút pháp cũng như trong cách
biến thiên nhân vật, Trò đùa của số phận đã đạt được lối viết đa âm trong tiểu
thuyết. Tạ Duy Anh luôn lồng ghép “mơ hình đa chiều” của nhiều tiểu thuyết,
nhiều “tác giả” trong một tác giả, nhiều nhân vật trong một nhân vật và tự tìm
cho mình một giọng điệu rất hay, giọng điệu của một nhà văn như tìm đến sự
tự do, tìm đến chân lý bằng cách chọc thủng bóng tối để tìm ra ánh sáng sự
thật”. [12]
Cịn Lê Thiếu Nhơn - mục Nhân vật trong tuần của Người lao động,
24/ 3/ 2008 thì đánh giá: “Bút pháp của Tạ Duy Anh đâu chỉ ở mức độ quyết
liệt trong ngôn từ mà là khả năng xoáy sâu vào tâm can người khác lời cật vấn
về điều mà chúng ta muốn họ quan tâm”. Luận văn Nông thôn trong sáng tác


4
của Tạ Duy Anh được Nguyễn Thị Mai Loan (ĐHSP HN, 2004) nghiên cứu
những đổi mới của Tạ Duy Anh về mặt tư tưởng và nghệ thuật tiểu thuyết ở
đề tài nông thôn. Luận văn Đặc điểm tiểu thuyết Tạ Duy Anh của Nguyễn
Thanh Xuân (ĐHV, 2008) lại tập trung vào nội dung và thi pháp thể loại. Võ
Thị Thanh Hà (ĐHV, 2006) trong luận văn Nhân vật tiểu thuyết Tạ Duy Anh
lại làm bật lên cách tân về quan niệm con người và thế giới nhân vật, nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh. Việt Hồi thì ghi
nhận Tạ Duy Anh đã bắt kịp với lối viết của các nhà văn trên thế giới: “Sự lao
động nghiêm túc của nhà văn thể hiện một nỗ lực tìm tịi đổi mới kỹ thuật viết

của mình. Nhà văn đã dùng những kỹ thuật viết hiện đại của thế giới, những
phá cách về mặt cấu trúc đa thanh, phúc điệu, điểm nhìn mới từ một bào thai
trong bụng mẹ và lăng kính nhận thức đa chiều, việt hố các mơtíp trong văn
học thế giới, cách viết ẩn dụ, ngụ ngôn, hiện thực huyền ảo”. [55]
Thụy Khuê lại có cái nhìn thật sâu sắc đối với Tạ Duy Anh qua sự nhận
xét: “Mối quan tâm lớn nhất của Tạ Duy Anh là cái vong bản, đánh mất mình
của con người, dưới sự giằng dật xiêu dạt của lịch sử. Tiểu thuyết Tạ Duy
Anh đặt ra bí ẩn của sự tồn tại cùng câu hỏi về thân phận của thế hệ tương lai
trên bờ vực của cái ác, chứa đựng những ẩn số lớn về con người và nhân thế”.
[24]
Nhìn chung, các bài viết và các cơng trình nghiên cứu đều thống nhất ở
một điểm: Ghi nhận những nỗ lực của Tạ Duy Anh trong việc đổi mới văn
học cả về nội dung và nghệ thuật. Riêng đối với tiểu thuyết, đa phần đều cho
rằng Tạ Duy Anh đã “làm mới” những cái nhìn quen thuộc của cuộc sống.
Ơng đã tạo ra cho tiểu thuyết của mình đặc điểm riêng.
Sự thực, cho đến nay chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu đặc
điểm câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh. Đó chính là
lý do chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân
vật của Tạ Duy Anh”.


5
3. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tơi chọn tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của
Tạ Duy Anh làm đối tượng nghiên cứu. Tiểu thuyết này thuộc tập Trò đùa
của số phận, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, năm 2008.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài hướng đến các nhiệm vụ sau:
- Thống kê, phân loại các câu văn về cấu tạo và mục đích nói trong tiểu
thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh.

- Miêu tả, phân tích đặc điểm câu văn về cấu tạo và mục đích nói trong
tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh.
- Rút ra một số nhận xét về đặc điểm phong cách ngôn ngữ của nhà văn
Tạ Duy Anh qua khảo sát, mô tả đặc điểm câu văn từ tiểu thuyết Đi tìm nhân
vật.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi đã thống kê được 4.868
câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, lấy đó làm cơ sở
phân loại câu theo cấu trúc và theo mục đích giao tiếp.
- Phương pháp miêu tả: Trên cơ sở tư liệu thống kê, chúng tôi đi sâu
vào miêu tả đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy
Anh.
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: Chúng tơi đi sâu phân tích đặc
trưng ngữ nghĩa của các kiểu câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ
Duy Anh.
6. Cái mới của đề tài
Có thể xem đây là đề tài đầu tiên đi vào tìm hiểu đặc điểm câu văn của
Tạ Duy Anh xét về cấu trúc và mục đích phát ngôn.


6
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn sẽ được triển khai thành 3
chương.
Chương 1: Những giới thuyết xung quanh đề tài
Chương 2: Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ
Duy Anh xét về mặt cấu tạo
Chương 3: Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ
Duy Anh xét về mục đích phát ngơn.



7

Chương 1
NHỮNG GIỚI THUYẾT XUNG QUANH ĐỀ TÀI
1.1. Xung quanh vấn đề câu
1.1.1. Vấn đề định nghĩa câu

Trong việc nghiên cứu ngôn ngữ, câu là một hiện tượng đa dạng và
phức tạp. Từ những góc nhìn khác nhau có thể đưa ra những định nghĩa câu
khác nhau. Tuy nhiên câu là một hiện tượng có thực, cho nên người ta vẫn cố
gắng đưa ra một định nghĩa chung nhất. Sau đây chúng tôi điểm qua vài định
nghĩa tiêu biểu.
Định nghĩa về câu của V.V. Vinnôprađốp (1954) được tác giả Nguyễn
Kim Thản lựa chọn: “Câu là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hình thành
về mặt ngữ pháp theo các quy luật của một ngôn ngữ nhất định, làm công cụ
quan trọng nhất để cấu tạo, biểu hiện và truyền đạt tư tưởng. Trong câu,
khơng phải chỉ có sự truyền đạt về hiện thực mà cịn có cả mối quan hệ của
người nói với hiện thực”. [51, tr. 147]
Trong định nghĩa vừa nêu có 4 yếu tố:
- Xác định vị trí của câu trong ngơn ngữ học: câu là đơn vị thuộc lời
nói.
- Xác định câu là đơn vị có tổ chức hình thức: mặt cấu tạo ngữ pháp
- Nêu chức năng của câu: làm công cụ quan trọng nhất để cấu tạo, biểu
thị và truyền đạt tư tưởng.
- Nêu mặt nội dung của câu: nội dung hiện thực và quan hệ người nói
với hiện thực.
Tập thể tác giả của Ngữ pháp tiếng Việt không trực tiếp định nghĩa câu
mà chỉ nêu lên các đặc trưng của câu, có chú ý đến đặc điểm loại hình của

tiếng Việt. Có thể tóm tắt các đặc trưng ấy như sau:


8
- Câu là một đơn vị của ngôn ngữ biểu thị một tư tưởng tương đối trọn
vẹn.
- Câu không chỉ phản ánh hiện thực mà chứa đựng sự đánh giá hiện
thực từ phía người nói.
- Câu có những đặc trưng bên ngồi là các tiểu từ tình thái dứt câu và
chỗ ngắt câu.
- Câu có đặc trưng bên trong là cấu trúc của nó.
Năm 1980, trong Ngữ pháp tiếng Việt - Câu, tác giả Hoàng Trọng
Phiến định nghĩa về câu như sau: “Với tư cách một đơn vị bậc cao của hệ
thống các đơn vị ngôn ngữ, câu là ngữ tuyến được hình thành một cách trọn
vẹn về ngữ pháp và về ngữ nghĩa với một ngữ điệu theo các quy luật của ngôn
ngữ nhất định là phương tiện diễn đạt, biểu hiện tư tưởng về thực tế và về
thái độ của người nói đối với hiện thực”. [42, tr. 19]
Tác giả Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt có cách định nghĩa
về câu: “Câu là đơn vị của ngơn ngữ, có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên
ngồi) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn
hay thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền
đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng
ngôn ngữ”. [3, tr. 101]
Định nghĩa về câu của tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong Bài tập ngữ pháp
tiếng Việt, năm 2000, được trình bày: “Câu là đơn vị dùng từ đặt ra trong
quá trình suy nghĩ, được gắn với một ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích
thơng báo hay thể hiện thái độ đánh giá. Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có
ngữ điệu kết thúc”. [30, tr. 326]
Tác giả Nguyễn Thị Thìn trong Câu tiếng Việt và nội dung dạy học câu
tiếng Việt, năm 2003, lại có cách định nghĩa về câu như sau: “Câu là đơn vị

ngôn từ nhỏ nhất có chức năng thơng báo, được dùng vào việc giao tiếp hàng
ngày”. [53, tr. 9]


9
Từ các định nghĩa trên, chúng tơi có thể rút ra kết luận khi định nghĩa
về câu cần chú ý đến bốn đặc điểm sau:
- Câu là đơn vị dùng từ cấu tạo nên nhằm thực hiện chức năng thông
báo hay bộc lộ thái độ, cảm xúc.
- Câu có cấu tạo theo một quy tắc nhất định, thường là C - V (hoặc có
kết cấu đặc biệt).
- Câu có ngữ điệu kết thúc.
- Câu gắn với một ngữ cảnh nhất định.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chọn định nghĩa của GS. Diệp
Quang Ban làm cơ sở lý thuyết để từ đó đi vào phân loại các kiểu câu trong
tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh.
1.1.2. Vấn đề phân loại câu

Câu là đơn vị có nhiều mặt cho nên việc phân loại câu cũng có nhiều
cách. Cho đến nay, trong việc nghiên cứu ngôn ngữ thường gặp hai cách phân
loại sau:
- Phân loại câu dựa vào cấu trúc
- Phân loại câu dựa vào mục đích giao tiếp
1.1.2.1. Phân loại câu theo cấu trúc
Phân loại câu dựa vào cấu tạo ngữ pháp là kết quả việc tìm hiểu cách tổ
chức bề mặt của câu. Muốn đi đến kết quả ấy không thể bỏ qua việc phân
định các thành phần ngữ pháp tạo nên câu. Phân định các thành phần là xem
xét các từ ngữ trong câu liên lạc với nhau như thế nào và mỗi từ ngữ như vậy
giữ chức vụ gì trong câu.
Trong Việt ngữ học ngày nay, xu hướng chung là phân định câu qua

bậc cụm từ, khơng phân tích trực tiếp từ câu xuống từng từ như trong ngữ
pháp học trước kia. Theo xu hướng đó, trong việc phân định các thành phần
câu và phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp, chúng ta không thể tránh được
những vấn đề như:


10
- Cơ sở phân định thành phần câu.
- Việc phân định 2 thành phần chính C - V trong câu.
- Việc phân biệt thành phần phụ của câu và thành phần phụ của từ.
- Việc phân định ranh giới câu đơn và câu ghép.
1.1.2.2. Phân loại câu theo mục đích nói
Phân loại câu theo mục đích nói là dựa vào mục đích của người giao
tiếp thơng qua dấu hiệu hình thức để phân loại câu. Mục đích đó có thể là
miêu tả, kể, khẳng định, nhận xét, hỏi, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ra lệnh,
thể hiện cảm xúc, thái độ… ứng với mỗi mục đích giao tiếp có một kiểu câu
riêng.
- Phân loại câu dựa vào mục đích nói, ta có 4 kiểu câu (câu trần thuật,
câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán).
Câu trần thuật thường dùng để kể lại, xác nhận, mô tả một vật với các
đặc trưng của nó hoặc một sự kiện với những chi tiết nào đó.
Câu nghi vấn được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc cịn hồi nghi
và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu nghi vấn ấy.
Câu cầu khiến có mục đích bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người
nghe thực hiện điều nêu lên trong câu.
Câu cảm thán thường được dùng khi thể hiện những tình cảm khác
nhau, thái độ đánh giá của người nói đối với một vật hay một sự kiện nào đó.
1.2. Phân biệt đặc điểm ngơn ngữ tiểu thuyết và ngôn ngữ truyện
ngắn
1.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết


1.2.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tiểu thuyết (tiếng Pháp: roman, tiếng
Anh: novel, fiction) là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực
đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh


11
số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu
tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”. [37]
Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học, ở châu Âu, tiểu thuyết xuất hiện
vào thời kỳ xã hội cổ đại tan rã và văn học cổ đại suy tàn. Cá nhân con người
khơng cịn cảm thấy lợi ích và nguyện vọng của mình gắn liền với cộng đồng
xã hội cổ đại, nhiều vấn đề của đời sống riêng tư đặt ra gay gắt. Giai đoạn
phát triển mới của tiểu thuyết Châu Âu bắt đầu từ thời Phục Hưng (thế kỉ XIV
đến thế kỉ XVI) và đến thế kỉ thứ XIX với sự xuất hiện của các nghệ sĩ bậc
thầy như: Xtăng Đan, Banzăc, Thac-cơ-răy, Đích-Kenx, Gơgơn, L.Tơnxtơi,
thể loại này đã đạt đến sự hoàn chỉnh.
Mầm mống tiểu thuyết ở Trung Quốc cũng xuất hiện sớm vào thời
Ngụy - Tần (thế kỉ IIII - IV) dưới dạng truyện ghi chép những sự việc ngoài
giới hạn kinh sử.
Tiểu thuyết ở Việt Nam phát triển muộn, mãi tới đầu thế kỉ XVIII, với
sự xuất hiện của Nam triều cơng nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm),
Hồng Lê nhất thống chí (Ngơ Gia Văn Phái), nước ta mới có tác phẩm có
quy mơ tiểu thuyết. Nhưng phải sang đầu thế kỉ XX, nhất là với dòng văn học
lãng mạn và hiện thực phê phán, ở Việt Nam mới có tiểu thuyết hiện đại.
Trong quá trình vận động và phát triển, diện mạo của tiểu thuyết không
ngừng thay đổi. Tuy vậy, giới nghiên cứu đã rút ra một số đặc điểm của thể
loại tiểu thuyết khác với các thể loại khác như sau:
Thứ nhất, khác với ngụ ngơn, sử thi, tiểu thuyết có cái nhìn cuộc sống

từ góc độ đời tư. Tùy theo từng thời kỳ phát triển, cái nhìn đời tư có thể sâu
sắc tới mức thể hiện được hoặc kết hợp được với các chủ đề thế sự hoặc lịch
sử dân tộc. Những yếu tố đời tư càng phát triển thì tính chất tiểu thuyết càng
tăng, ngược lại yếu tố lịch sử dân tộc càng phát triển thì chất sử thi càng đậm
đà.


12
Thứ hai, khác với truyện thơ, trường ca, thơ trường thiên và anh hùng
ca, tiểu thuyết có chất văn xi, tức là một sự tái hiện cuộc sống, không thi vị,
lãng mạn hóa, lí tưởng hóa. Tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố
ngổn ngang bề bộn của cuộc đời.
Thứ ba, khác với các nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện
trung cổ, nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm trải”, tư duy chịu khổ đau,
dằn vặt của cuộc đời, trong khi các nhân vật kia thường là nhân vật hành
động. Tiểu thuyết miêu tả nhân vật như con người đang biến đổi trong hoàn
cảnh, con người đang trưởng thành do cuộc đời dạy bảo.
Thứ tư, thành phần chính chủ yếu của tiểu thuyết khơng phải chỉ là cốt
truyện và tính cách nhân vật như ở truyện và truyện ngắn trung cổ. Ngoài hệ
thống sự kiện, biến cố và những chi tiết tính cách, tiểu thuyết miêu tả suy tư
của nhân vật về thế giới, về đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình
cảm, trình bày tường tận tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết về mối quan hệ
giữa người với người.
Thứ năm, tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách về giá trị giữa người trần
thuật và nội dung trần thuật của anh hùng ca, để miêu tả hiện thực như cái
hiện tại đương thời của người trần thuật. Chính đặc điểm này làm cho tiểu
thuyết trở thành một thể loại dân chủ, cho phép người trần thuật có thể có thái
độ thân mật, thậm chí suồng sã đối với nhân vật của mình.
Cuối cùng, với các đặc điểm nêu trên, tiểu thuyết là thể loại văn học có
khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn

học khác. Chính hiện tượng tổng hợp trên đã làm cho thể loại tiểu thuyết luôn
vận động.
1.2.1.2. Một số đặc điểm chính về ngơn ngữ tiểu thuyết
Qua tìm hiểu ý kiến các nhà nghiên cứu tiểu thuyết đi trước, chúng tơi
rút ra kết luận, ngơn ngữ tiểu thuyết có những đặc điểm chính sau:


13
Thứ nhất, ngơn ngữ tiểu thuyết là ngơn ngữ có tính đa thanh. Các lớp
ngơn ngữ soi sáng lẫn nhau, ngôn ngữ dân tộc, thổ ngữ, phương ngữ, từ nghề
nghiệp… do đó mà có một mối quan hệ giữa ngơn ngữ và thế giới hiện thực.
M.Bakhtin thường so sánh tiểu thuyết với sử thi (sử thi thời gian và quá khứ
hoàn thành); trong tiểu thuyết, tọa độ thời gian là thời hiện tại giữa trần thuật
và đối tượng có khoảng cách rất gần, cho phép người trần thuật có thể hiểu
được nhân vật bằng chính kinh nghiệm sống của mình.
Quan điểm của M. Bakhtin có nhiều điểm tương đồng với M. Kundera.
Theo M. Kundera, tiểu thuyết thể hiện trong mình “tinh thần phức tạp”, “hiền
minh của hồi nghi”, nó khơng đi tìm các câu trả lời mà đặt ra các câu hỏi, nó
nghiên cứu “khơng phải hiện thực mà hiện sinh”, nghiên cứu chính ngay bản
chất sự tồn tại của con người, cái ẩn mật của bản ngã, là cuộc chiêm nghiệm
đời sống con người trong cái bẫy của thế giới này đang dần dà biến thành…
M. Kundera không thể thoả mãn với quan niệm về tiểu thuyết như về sự phản
ánh hiện thực, đối với ơng đó trước hết là “sự tổng hợp trí tuệ lớn”, tự do thu
nhận vào mình những suy tư về bất kỳ đề tài nào. Tiểu thuyết không chỉ là
một thể loại (trong các thể loại văn học) mà là một giai đoạn, một cấp độ mới
trong tư duy nghệ thuật của con người về thế giới.
Như vậy, chỉ tiểu thuyết mới biết cách “xé rách tấm màn giả dối ngăn
cách con người với thế giới, phát hiện những điều mới mẻ và tra vấn con
người ở mọi khía cạnh sâu kín”. Vì vậy, tiểu thuyết phản ánh cuộc sống con
người qua việc phủ định dịng thời gian vật lý, khơng gian địa lý và nguyên

tắc luận lý nhân quả. Hiện thực được nhìn thấy như một nguồn sự kiện mang
tính đa tầng, đa phương, ẩn khuất, gián đoạn bất ngờ và phi lý, xảy ra trong
thời gian tâm lý và không gian địa lý. Nguồn sự kiện này địi hỏi ngơn ngữ
văn chương của tiểu thuyết phải mang tính đa nghĩa, phức tạp, biểu tượng và
ẩn dụ.


14
Thứ hai, tiểu thuyết có hình thức lạ hố ngơn ngữ. Trong trò chơi cấu
trúc văn bản, nhà tiểu thuyết tìm kiếm một hình thức lạ hố ngơn ngữ, lạ hoá
cách triển khai văn bản nhằm gây chú ý cho người đọc, thay đổi sự tập trung
hoặc phi tập trung của việc đọc văn bản một cách thật biến hoá.
Thứ ba, gia tăng lượng thông tin cho ngôn ngữ tiểu thuyết. Kritjana
Gunnar khi xem xét quy mô và dung lượng tiểu thuyết đương đại, giải thích
rằng, một trong những yếu tố để tiểu thuyết tồn tại đó là gia tăng lượng thông
tin cho ngôn ngữ. Bà đưa ra một khái qt: Chân lý ln nằm bên ngồi
chúng ta và thay vì lèn chặt đời mình bằng những ngơn từ, chúng ta có thể rút
lại, nói ít đi, nhưng hãy làm sao gia tăng trọng lượng cho mỗi từ, hãy làm cho
mỗi từ chứa đầy sự bí ẩn và niềm kính sợ, ngôn ngữ xứng đáng được như vậy.
Các tiểu thuyết đương đại, đặc biệt là các tiểu thuyết ngắn đã có độ
lược giản ngơn ngữ cần thiết, độ dồn nén súc tích của ý tưởng, sự khơi gợi,
lan toả của suy tư và tưởng tượng. Nó khơng hướng tới sự phản ánh theo cách
tả thuật mà hướng tới sự suy tưởng, nghiền ngẫm. Nó khơng rơi vào tình
trạng lãng phí, thừa thãi ngơn từ, mà ngược lại, nó tiết kiệm, biết điều với
ngơn từ, chăm sóc nghĩa của ngơn từ. Viết ngắn thuộc kết quả của một tư duy
nghệ thuật, biểu hiện một phương diện tài năng trong việc dùng ngôn ngữ.
1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn
1.2.2.1. Khái niệm truyện ngắn
Thuật ngữ “truyện ngắn” (tiếng Pháp: nouvelle, tiếng Anh: short story)
hiện được dùng như một thói quen, ít khi người ta đưa ra bàn luận nhưng thực

tế vấn đề khơng đơn giản. Bàn về truyện ngắn, có nhiều hướng ý kiến khác
nhau. Sau đây là những ý kiến được đông đảo mọi người thừa nhận.
Giáo sư văn học người Pháp D. Grônôpxki cho rằng: “Truyện ngắn là
một thể loại mn hình mn vẻ biến đổi khơn cùng. Nó là một vật biến hóa
như một quả chanh của Lọ Lem. Biến hóa về khn khổ: ba dịng hoặc ba
mươi trang. Biến hóa về kiểu loại: tình cảm, trào phúng, kỳ ảo, hướng về biến


15
cố thật hay tưởng tượng, hiện thực hoặc phóng túng. Biến hóa về nội dung:
thay đổi vơ cùng tận. Muốn có đủ chất liệu để kể, cần một cái gì đó xảy ra, dù
đó là một thay đổi chút xíu về sự cân bằng, về các mối quan hệ. Trong thế
giới của truyện ngắn cái gì cũng thành biến cố. Thậm chí sự thiếu vắng tình
tiết diễn biến cũng gây hiệu quả vì nó làm cho sự chờ bị hẫng hụt” [19, tr. 9].
Trong sách Lý luận văn học (1986), các tác giả biên soạn cho rằng:
“Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự, khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho
truyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình thức truyện kể dân gian như truyện cổ,
truyện cười hoặc gần với những bài ký ngắn. Nhưng thực ra không phải, nó
gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương
thời. Nội dung thể loại truyện ngắn có thể khác nhau: Đời tư, thế sự hay sử thi
nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn có thể kể về cả cuộc đời, một
sự kiện hay một chốc lát trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của
truyện ngắn khơng phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc
đời”. [33, tr. 397]
Trong Từ điển văn học, truyện ngắn được định nghĩa là “Hình thức tự
sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập
trung miêu tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố hay một vài biến cố xảy
ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào
đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội.
Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian và thời gian

hạn chế. Kết cấu của truyện ngắn cũng không chia thành nhiều tuyến phức
tạp. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không
nghỉ nên đặc điểm của truyện ngắn là tính ngắn gọn. Để thể hiện nổi bật tư
tưởng chủ đề, khắc họa nét tính cách nhân vật địi hỏi nhà văn viết truyện
ngắn phải có trình độ điêu luyện, biết mạnh dạn gọt tỉa và dồn nén. Do đó,
trong khn khổ ngắn gọn, những truyện ngắn thành cơng có thể biểu hiện
được những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn”. [43, tr. 10]


16
Trong Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa truyện ngắn là “Tác phẩm tự sự cỡ
nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của
đời sống: đời tư thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn”. [37, tr.
134]
Qua những định nghĩa và quan niệm trên, chúng ta có thể rút ra những
đặc điểm chính sau của thể loại truyện ngắn (so với tiểu thuyết):
- Truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ. “Nhỏ” ở đây được hiểu là
ngắn gọn, cô đúc, dung lượng vài trang đến vài chục trang, một câu chuyện
được kể nghệ thuật nhưng lại khơng được phép kể dài dịng, câu chuyện có sự
ám ảnh, nghĩa là tạo ra một ấn tượng duy nhất mạnh mẽ đồng thời tạo liên
tưởng ở người đọc, cịn tiểu thuyết thì dung lượng lớn hơn.
- Tính quy định về dung lượng và cốt truyện của truyện ngắn tập trung
vào một vài biến cố, một mặt nào đó của đời sống, các sự kiện tập trung trong
một khơng gian, thời gian nhất định, cịn tiểu thuyết thì khơng hạn chế.
- Truyện ngắn khơng nhằm khắc họa một số tính cách điển hình, đầy
đặn, trọn vẹn, nhiều mặt trong mối tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật
truyện ngắn thường được làm sáng tỏ, thể hiện một trạng thái tâm thế con
người thời đại, tiểu thuyết, trái lại, khá đa dạng.
- Bút pháp truyện ngắn thường là chấm phá. Cái quan trọng bậc nhất

trong truyện ngắn là sự chọn lựa. Các chi tiết được lựa chọn phải là những chi
tiết mang ẩn ý lớn lao tạo thêm chiều sâu mà tác giả chưa nói hết.
1.2.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn
Ngôn ngữ truyện ngắn là ngôn ngữ nội tại, tức là ngôn ngữ mô tả và
đối thoại. Có nhiều giọng điệu, phong cách khác nhau tồn tại trong ngôn ngữ
truyện ngắn và mỗi giọng điệu, mỗi phong cách thường khơng tồn tại riêng lẻ
mà hịa hợp, đan cài vào nhau.


17
Trong truyện ngắn, mỗi từ, mỗi câu phải rất linh hoạt, phải giống như
một sinh thể sống, nghĩa là phải tự mình cựa quậy để mà tồn tại. Đó là kiểu
ngơn ngữ tự đối thoại, tự tranh luận hay nói cách khác đó là ngơn ngữ lựa
chọn khiến cho truyện ngắn hiện đại là truyện của các khả năng.
Nhà văn Ngun Ngọc khi nói về ngơn ngữ của truyện ngắn đã phát
biểu: Truyện ngắn nào của Tsêkhôp cũng làm giàu đời sống tinh thần của ta
vì chúng đánh thức dậy ở ta ý thức ham muốn “giác ngộ” về sự việc phân
vân, đắn đo hoặc nói như các nhà hiền triết phương Đơng - biết tìm cái có
trong cái khơng, cái khơng trong cái có.
Với ngơn ngữ đối thoại, truyện ngắn được xem là hình thức nghệ thuật
có khả năng “mở” rất lớn. Nhà văn Nga M.Gocrki khẳng định: Muốn học viết
phải bắt đầu từ truyện ngắn. Bởi viết truyện ngắn nó luyện cho tác giả biết tiết
kiệm từ ngữ, biết cách viết cô đọng. Nhà văn Ma Văn Kháng đã từng bộc
bạch: Câu chữ tiêu dùng cho truyện ngắn là cả một sự nỗ lực to lớn và nó như
là yếu tố quyết định cho sự thành bại của một truyện ngắn. Truyện ngắn hay ở
văn, ai đó đã nói mà tơi nhận ra đúng vậy. Bởi vì có những truyện ngắn, nội
dung câu chuyện hình như khơng có gì là quá ư đặc sắc mà đọc xong cứ mê li
là thế. Câu chữ đã thu hút hồn ta. Nguyễn Đình Thi đã từng khẳng định: chữ
trong văn xi cần có men. Tơi thấy khơng có cách nào nói hay hơn. Câu chữ
trong truyện ngắn nói riêng là men, nó tỏa hương, nó quyến rũ ta, nó là cái

hồn của câu chuyện.
1.3. Tạ Duy Anh - Cuộc đời và sự nghiệp văn chương
1.3.1. Cuộc đời
Tạ Duy Anh tên thật là Tạ Viết Dũng, sinh ngày 09 tháng 9 năm 1959
tại làng Đồng Trưa (tên chữ là Cổ Hiền, sau đổi thành An Hiền), xã Hoàng
Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ngoài bút danh Tạ
Duy Anh, ơng cịn nhiều bút danh khác: Lão Tạ, Chu Q, Q Anh, Bình
Tâm. Tốt nghiệp khóa IV Trường viết văn Nguyễn Du và được giữ lại trường


18
giảng dạy bộ mơn sáng tác đến năm 2000. Ơng đã từng làm cán bộ giám sát
chất lượng bê tông tại Nhà máy Thủy điện Hịa Bình, làm trung sĩ bộ binh ở
Lào và hiện ông là biên tập viên văn học, Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt
Nam.
Tạ Duy Anh là nhà văn có một thái độ nghiêm túc và đam mê với con
đường chông gai nhiều rủi ro và thất bại đã chọn. Trong các bài phỏng vấn
trực tiếp hoặc gián tiếp, ông đã bày tỏ quan niệm về nghệ thuật và lao động
của nhà văn. Điều đó cho thấy một thái độ thực sự nghiêm túc, cầu thị và một
khát vọng cách tân mãnh liệt đối với văn chương. Theo Lão Tạ, nhà văn cứ
nên học cách im lặng. Nghệ thuật không phải là một cuộc diễu hành, vì văn
chương khơng phải đi trên con đường lớn, nói như Nguyễn Hưng Quốc: Xa lộ
là tử lộ. Đức tính lớn nhất đối với một người cầm bút, chính là sự táo bạo.
Khơng có sự táo bạo nào là không cần thiết. Không táo bạo, không thể sáng
tạo. Trong lĩnh vực văn học, người dám xông thẳng vào bụi rậm và gai góc để
lần mị một lối đi riêng bao giờ cũng có triển vọng đi xa hơn những kẻ khơn
ngoan phóng mình theo những lối mịn có sẵn. Ở đây người ta chỉ ghi nhận
thành tích của những người trèo lên những đỉnh núi cao, dẫu trèo một cách
chậm chạp, ì ạch, khổ sở, thậm chí, có khi thất bại”. [ 44 ]
Chính vì tâm niệm: nhà văn chỉ nên một mình, anh chỉ có giá trị khi anh

đi, anh tạo ra con đường của riêng anh, tất cả cùng đi trên một con đường thì
vơ nghĩa, nên hành trình sáng tạo của Tạ Duy Anh là hành trình ln nỗ lực
làm mới để khẳng định “độc bản”.
Đối với nhà văn, mỗi ngày sống là một ngày đi thực tế và trải cuộc đời
mình ra để chiêm nghiệm. Viết đối với ơng chính là q trình khai thác những
vỉa quặng cuộc sống đã kết tinh trong bản thân người cầm bút, tức khai thác
cái “lượng” sống phong phú đã chuyển hóa, đã cơ đặc thành “chất” sống, là sự
“rút ruột”, “nhả tơ” cho tâm hồn.


19
Lao động nhà văn, theo ông là một công việc địi hỏi sự nghiêm túc, nơi
khơng bao giờ có chỗ cho sự cẩu thả. Tạ Duy Anh viết “như đã lĩnh một sứ
mệnh từ trên trời, từ khi mới sinh ra”, đứng trước trang giấy như một thứ pháp
trường trắng nghiệt ngã, mỗi trang đầy ắp suy nghĩ và bản lĩnh nghề nghiệp.
Viết là cách mà Tạ Duy Anh chống lại nỗi đau tinh thần xuất phát từ hiện thực
không ngừng vò xé. Viết là cách tốt nhất để đối mặt và giải phẫu cuộc đời.
1.3.2. Sự nghiệp văn chương
Tạ Duy Anh là tác giả của nhiều tác phẩm gây dư luận. Các tác phẩm
đã xuất bản gồm:
Truyện ngắn: Bước qua lời nguyền (1990), Luân hồi (1994), nh sáng
nàng (1997), Gã và nàng (2000), Những truyện không phải trong mơ (2002),
Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (2003), Ba đào kí (2004), Bố cục hồn hảo
(2004),
Truyện dành cho thiếu nhi: Vó ngựa trở về (2000), Quả trứng vàng
(1998), Hiệp sĩ áo cỏ (1993).
Tiểu thuyết: Khúc dạo đầu (1991), Lão khổ (1992), Đi tìm nhân vật
(2002), Thiên thần sám hối (2004), iã biệt bóng tối (2010).
Tản văn: Ngẫu hứng Sáng, Trưa, Chiều, Tối; Kẹo kéo.
Về các giải thưởng, Tạ Duy Anh đã được nhận: giải thưởng ngắn nông

thôn (báo văn nghệ, nơng nghiệp và Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức), giải
truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội, Giải nhì cuộc thi viết “Tương lai
vẫy gọi”. Từ năm 2005, truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đã được đưa
vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2.
1.4. Tiểu kết chương 1
Từ kết quả trình bày ở chương 1, chúng tơi rút ra những kết luận chính
sau:
- Về vấn đề câu, chúng tôi đã điểm lại các hướng định nghĩa câu của
những tác giả đi trước và chọn cho mình một định nghĩa làm cơ sở để từ đó


20
phân loại tư liệu về câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy
Anh.
- Về vấn đề khái niệm, chúng tôi đề cập đến hai khái niệm truyện ngắn
và tiểu thuyết, phân tích những đặc điểm của hai khái niệm này, từ đó làm cơ
sở để đề cập đến tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh với những đặc
điểm nổi bật của tiểu thuyết Tạ Duy Anh.
- Về tác giả và tác phẩm, chúng tôi đã khái quát sơ lược cuộc đời nhà
văn cũng như các bước đường đi đến sự nghiệp văn chương của Tạ Duy Anh.
Ơng là người ln có ý thức tìm tịi, đổi mới tiểu thuyết và đã có những thành
công trong việc cách tân tiểu thuyết ở ngôn ngữ, giọng điệu, nghệ thuật, nhân
vật.
Trên đây là những nội dung mang tính lý thuyết tạo tiền đề lý luận để
chúng tôi áp dụng vào thực hiện phân loại và chỉ ra các đặc điểm câu văn
trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh.


21


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CÂU VĂN
TRONG TIỂU THUYẾT ĐI TÌM NHÂN VẬT
CỦA TẠ DUY ANH XÉT VỀ MẶT CẤU TẠO
2.1. Vấn đề phân loại câu về cấu trúc
Phân loại câu về cấu trúc tức là dựa vào các thành tố cấu tạo nên câu để
qua đó khảo sát các kiểu câu. Việc phân loại câu theo cấu trúc, cho tới nay có
thể quy về ba hướng chính.
Hướng 1: Chia câu thành hai nhóm: Câu đơn và câu ghép.
Theo hướng này có các tác giả: Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy
Khiêm Trong Việt Nam văn phạm (1940), Nguyễn Lân trong Ngữ pháp Việt
Nam (1964).
a. Câu đơn là câu chỉ có một kết cấu C - V làm thành phần nòng cốt.
(1). Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau (Thơ Xuân Quỳnh, tr. 29).
(2). Cây đa nghìn năm đã gắn liền với tuổi thơ ấu của chúng tôi.
(Tiếng Việt 2, tập hai, tr. 93)
b. Câu ghép là câu có từ hai kết cấu C - V trở lên, kể cả những kết cấu
C - V thuộc thành phần mở rộng (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ
ngữ).
- Mở rộng chủ ngữ
(3). Em nói vậy là khơng đúng.
(4). Bác đến là một niềm vinh dự đối với cháu.
- Mở rộng vị ngữ
(5). Chiếc bút này ngòi rất tốt.
(6). Xe này máy còn tốt lắm.
- Mở rộng trạng ngữ là một kết cấu C – V


22
(7). Hắn ngồi bổ củi, cằm nghếch trên đầu gối. (Nam Cao)

(8). Khi bố khỏi bệnh, Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo.
(Tiếng Việt, tập 1, tr. 104)
- Mở rộng định ngữ
(9). Quà của bố làm cho anh em tôi giàu quá.
(Tiếng Việt, tập 1, tr. 106)
(10). Quyển sách tôi mua hôm qua bạn Nam mượn rồi.
- Mở rộng bổ ngữ
(11). Nam chúc mừng chị Liên được giải nhì trong kỳ thi học sinh giỏi
của tỉnh.
(Tiếng Việt, tập 1, tr. 126)
(12) Ba người vào một cái tiệm giải khát ở bờ hồ.
(Nam Cao, Đời thừa, tr. 126)
Hướng 2: Chia câu thành 3 nhóm: Câu đơn, câu phức, câu ghép.
Theo hướng này có các tác giả: Diệp Quang Ban (Ngữ pháp tiếng Việt,
Nxb Giáo dục, 1992), Tiếng Việt 10 (Nxb Giáo dục, 1989), Hữu Quỳnh (Ngữ
pháp tiếng Việt, Nxb Trung tâm Từ điển Bách khoa Hà Nội, 1996), Hoàng
Trọng Phiến (gọi là câu trung gian).
- Câu đơn là câu chỉ có một kết cấu C - V làm thành phần nịng cốt
(13). Chiếc cầu bị ngắt làm đơi như một nhát rìu phăng rất ngọt.
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)
- Câu ghép là câu có hai kết cấu C - V trở lên, trong đó các C - V tồn tại
tách bạch nhau.
(14). Cây con vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất.
(Thái Vân, Tiếng Việt 2, tr. 51)
- Câu phức là câu có từ hai kết cấu C - V trở lên, trong đó C - V này bị
bao hàm trong C - V kia.


23
Hướng 3: Chia câu thành hai nhóm: Câu đơn và câu ghép.

Theo hướng này có các tác giả: Nguyễn Kim Thản, Lê Xuân Thại, Đỗ
Thị Kim Liên, UBKH xã hội…
- Câu đơn là câu chỉ có một kết cấu C - V làm thành phần nịng cốt câu,
có thể có hoặc khơng có các C - V khác làm thành phần câu.
(15). Từ trong quả bầu, những con người nhỏ bé nhảy ra.
(Tiếng Việt 2, tập 1, tr.16)
- Câu ghép là câu có hai nịng cốt C - V trở lên tồn tại tách bạch nhau
(hay C - V này không bị bao hàm trong C - V kia). Nếu câu có C - V này bao
hàm trong C - V kia thì vẫn thuộc câu đơn.
(16). Vì tên Dậu là thân nhân của hắn cho nên chúng con bắt phải nộp
thay.
(Ngô Tất Tố)
Trong luận văn này, chúng tôi chọn phân loại câu theo hướng thứ 3 để
làm cơ sở khảo sát và phân loại câu trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ
Duy Anh.
2.2.Thống kê định lượng và nhận xét tổng quát câu phân loại về
mặt cấu tạo trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh
2.2.1. Số liệu thống kê
Trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, chúng tôi thống kê
được 4.868 câu. Chúng tôi chia 4.868 câu này thành hai loại: câu văn tác giả
và câu văn nhân vật, sau đó tìm hiểu cấu trúc của từng loại. Câu văn tác giả là
câu văn do nhà văn thể hiện, câu văn nhân vật là câu văn thể hiện thông qua
lời thoại nhân vật. Kết quả phân loại được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.1: Phân loại câu văn tác giả và câu văn nhân vật
Tổng số câu

Câu văn tác giả

Câu văn nhân vật


4.868

3.320 (68%)

1.548 (32%)


24

2.2.2. Nhận xét
Nhìn vào bảng 2.1, chúng tơi thấy trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của
Tạ Duy Anh, số lượng câu văn tác giả xuất hiện nhiều hơn câu văn nhân vật.
Cụ thể như sau: Trong tổng 4.868 câu văn thì câu văn tác giả là 3.320 câu,
chiếm 68%; câu văn nhân vật là 1.548 câu, chiếm 32%.
2.2.2.1 Câu văn tác giả

Câu văn do tác giả thể hiện trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ
Duy Anh thường là câu kể và câu hỏi. Về câu kể, Tạ Duy Anh sử dụng rất
phong phú. Có câu kể rất ngắn gọn, số lượng từ trong câu kể phần lớn có kết
cấu 1 C - V. Trong loại 1 kết cấu C - V có câu khá ngắn, từ 2 đến 5, 6 âm tiết:
ã cười phá lên, Các cô tranh nhau nói, Cơ tươi cười hỏi tơi, Tơi bảo gã, Cô
quay ngoắt lại, Cô cầm tay tôi nũng nịu, ã cười váng, Tôi cười váng, ã hỏi,
Tôi cười, Gã nghiêng tai, ã cười ầm lên, ã đảo mắt…
Có những câu kể có độ dài vừa, từ 7 đến 35 âm tiết. Ví dụ:
(17). Một gã đàn ơng thị mặt vào, bộ dạng hắn khiến người ta nghĩ hắn
được đúc bằng thép và cũng liếc qua cũng có thể thấy ngay hắn có năng khiếu
giết người bẩm sinh.
( tr. 60)
(18). Tôi đi theo mụ qua vườn bầy các loại cây cảnh vào một phòng
nhỏ, đầy ngập tiện nghi đắt tiền nhưng toát lên một khiếu thẩm mỹ hạng bét

của chủ nhân.
(tr. 59)
Có những câu đơn dài hơn, tới 45 âm tiết. Ví dụ:
(19). Nhiều năm sau này, cảm giác ghê tởm xen lẫn nỗi nhục nhã vẫn
bám chặt lấy tôi, phụ hoạ với những nguyên nhân khác, đã giáng xuống đầu
tơi địn trừng phạt tai ác, khiến tơi ln ln thấy ô nhục trước bạn gái.
(tr. 75)


25
Và có câu đơn dài 69 âm tiết:
(20). Nhiều năm sau này, khi câu chuyện về tiến sĩ N và tội ác do ông
gây ra đã được nhiều người - ở nhiều ngành nghệ thuật - khai thác triệt để
(trong đó có một nhà văn trở nên rất nổi tiếng, cuốn tiểu thuyết của anh ta
được dịch ra nhiều ngoại ngữ) và khi tơi đã chuyển ngành, tình cờ một lần bới
trong đống sách giấy cũ của bà buôn lông gà, lơng vịt, tơi tìm thấy cuốn sổ
tay của tiến sĩ N.
(tr. 129)
Lại có cả câu đơn dài đến 87 âm tiết:
(21). Trong cuộc sống, ông không thiếu những mẹo nhỏ để làm cấp trên
vừa lịng; khơng thiếu sự khơn khéo đẩy trách nhiệm cho người khác; không
thiếu khả năng giả bộ ngây ngơ, đãng trí khi cần biết chi tiết một chuyện nào
đó liên quan đến lương bổng, nhà cửa, đi nước ngoài, làm đề tài khoa học,
tránh trả lời thẳng cấp trên những gì đưa tới sự mạo hiểm, từ chối cơng việc
khơng có lợi hoặc được cái này, mất cái khác…
(tr. 112, 113)
2.2.2.2. Câu văn nhân vật

Câu văn do các nhân vật thể hiện trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của
Tạ Duy Anh chỉ có một dạng, đó là câu hội thoại có các dấu hiệu.

a. Câu hội thoại dùng dấu ngoặc kép sau động từ chỉ hoạt động nói của
nhân vật.
Kiểu câu này được nhà văn viết liền, khơng xuống hàng, khơng gạch
đầu dịng, được xen lẫn lời kể của tác giả và đó là những đoạn do nhân vật
“tôi” kể, nhân vật “tôi” hồi tưởng, tưởng tượng. Ví dụ:
(22). Khi đuổi kịp tơi, thằng Mực - rõ ràng là khá lễ độ - bảo: “Bà chủ
tơi đang có chuyện khơng vui, mong ơng thứ lỗi”.
(tr. 78)


×