Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Các biện pháp giúp học sinh lớp 4 viết văn miêu tả đạt kết quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.11 KB, 22 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
Tiếng Việt của người Việt là một kho báu.Con người dần tìm hiểu,nghiên
cứu chiếm lĩnh kho báu ấy qua từng giai đoạn, từng thời kỳ và qua từng lứa
tuổi.Đối với học sinh tiểu học, tìm hiểu, nghiên cứu Tiếng Việt dành cho các em,
bước đầu có phần nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng điều đơn giản đây không phải là “
bình thường” hay “ khơng quan trọng” mà là một bàn đạp, một nền tản để các em
thâm nhập vào toàn bộ Tiếng Việt nắm hiểu và sử dụng Tiếng Việt như sử dụng
kho báu để đạt hiệu quả cao.Dạy Tiếng Việt ở bậc tiếu học nói chung và lớp 4 nói
riêng, ta cần phải nắm rõ nhiệm vụ của từng phân mơn. Trong bộ mơn Tiếng Việt
có rất nhiều phân môn: Tập đọc; Luyện từ và câu; Kể chuyện; Tập làm văn.Trong
số các phân mơn đó thì tập làm văn có vị trí rất lớn trong chương trình Tiếng Viêt,
góp phần hệ thống lại kiến thức tiếng mẹ đẻ cho học sinh, làm phong phú tâm hồn
các em, góp phần tích lũy được vốn sống bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản
thân thông qua hoạt động quan sát hằng ngày trong cuộc sống.Cần quan sát thường
xuyên và quan sát bằng nhiều giác quan, đó là yêu cầu quan trọng để có vốn sống
phong phú, có cái nhìn về thế giới xung quanh tinh tế hơn, nhạy cảm hơn, phù hợp
với tâm lí lứa tuổi ngây thơ,hồn nhiên giàu cảm xúc.Ở lớp 4 chương trình Tập làm
văn có rất nhiều thể loại. Đối với thể loại văn miêu tả là một thể loại gắn liền nhiều
nhất với hoạt động quan sát, qua miêu tả về vật, về phong cảnh và nhất là tả người,
sẽ thể hiện tình cảm chân thật, bộc lộ cá tính năng lực, ngơn ngữ và khả năng cảm
thụ sáng tạo cho mỗi học sinh.Để giúp các em đạt được điều này, tôi xin giới thiệu
đề tài : “CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 VIẾT VĂN MIÊU TẢ ĐẠT
KẾT QUẢ CAO.”
- Thế giới phong phú khơng chỉ bởi tự bản thân nó, mà cịn bởi những cách
nhìn nhận và tái hiện của mỗi con người...Hiểu biết, nhận xét và cảm thụ sâu sắc
về thực tế cuộc sống.Đây chính là điều kiện quan trọng để học tập làm văn.
- Các em khám phá thế giới xung quanh bằng con mắt bỡ ngỡ kì thú, trong
sáng,trìu mến và đầy cảm xúc. Những bức tranh miêu tả thiên nhiên và con người
của các em thường êm dịu, hài hòa, sâu lắng và thơ mộng. Các em hết sức mẫn
cảm với cái đẹp tinh tế và tâm hồn luôn luôn rộng mở.


- Thể hiện qua văn miêu tả của trẻ em là những góc nhìn và cảm nhận lung
linh biến hóa khơng dứt.Đọc văn miêu tả của các em ta sẽ có cảm giác rất thú vị.Ở
đó ta sẽ gặp những bất ngờ ngay trong những gì ta tưởng như đã quá quen thuộc.


2
- Quan sát cảm nhận thế giới xung quanh rồi dùng phương tiện ngơn ngữ
nói, viết để tái hiện lại cả một quá trình tư duy. Với cách nhìn riêng, sự lựa chọn
riêng và một bản sắc cảm xúc riêng. Mỗi bài văn miêu tả phần nào có thể xem đó
là sáng tác thể hiện trí thơng minh, khả năng cảm thụ cái đẹp và nhu cầu tạo ra cái
đẹp trong bản thân mỗi học sinh.
- Thực tế học sinh lớp tôi: Ngay từ đầu năm học, tôi đã nhận thấy khả năng cảm
thụ văn học của các em chưa cao. Hầu hết khi làm văn, các em chỉ làm đúng chứ
chưa hay,các câu văn viết chưa có hình ảnh, chưa sinh động, vốn từ cịn nghèo.Qua
tìm hiểu tơi thấy những học sinh, nhất là những em khá, giỏi muốn làm văn tốt
song ở các em còn lúng túng rất nhiều trong vấn đề này.
- Khả năng quan sát tích lũy vốn từ các em chưa cao.
- Nếu cứ với cách dạy môn tập làm văn theo như hướng dẫn của sách giáo
viên, thì học sinh vẫn chưa đạt được khả năng viết văn tốt, nhất là đối với những
học sinh khá, giỏi ( theo thực trạng chất lượng phân mơn tập làm văn của lớp ).
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP
1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong cuộc sống, giao tiếp là hình thức cơ bản để con người phát triển
tư duy và hình thành nhân cách.Đối với học sinh vùng nông thôn như lớp tôi, điều
kiện để các em phát triển đa chiều các mối quan hệ giao tiếp không được mở rộng
như ở thành thị, chưa nhạy bén trong va chạm, vốn sống các em chưa thật phong
phú. Vốn từ hạn chế.
Một số gia đình chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc học của con em .
Óc khái quát chưa cao, thường chú trọng đi sâu vào những chi tiết cụ thể,
các em thiếu khả năng tổng hợp vấn đề.

Sự nhận biết các biện pháp tu từ trong các bài thơ, đoạn văn cịn mơ hồ chưa
chính xác,việc sử dụng các biện pháp tu từ vào làm văn rất ít, bài văn viết ý cịn
khơ khan, nghèo nàn,...
Trẻ rất giàu khả năng sáng tạo, trong tư duy của mỗi em đều có những sở
trường riêng. Ở độ tuổi học lớp 4, trẻ em thích tỏ ra mình là người lớn và say mê
nghệ thuật, ham học hỏi,ham hiểu biết. Luôn hồn nhiên ngây thơ, trong sáng.Trẻ
em thường thể hiện nét ngộ nghĩnh và cảm nhận thế giới xung quanh theo cách
riêng với trí tưởng tượng phong phú.


3
Trẻ được sự chăm sóc tốt của gia đình, được giáo dục trong môi trường lành
mạnh, trong xã hội phát triển, tiến bộ.Học sinh có động cơ học tập đúng đắn và
muốn tìm tịi thế giới mn màu , mn vẻ xung quanh ta.
*Nguyên nhân:
Đối với trường tiểu học , đặc biệt là các trường vùng nông thôn, đa số các
em gặp nhiều khó khăn trong việc học tập.Nhất là bộ mơn tập làm văn, luyện từ và
câu.Ở trình độ các em thì khi nói, viết câu cịn cứng nhắc, cấu trúc câu cịn rập
khn,chưa thể hiện sự sáng tạo, chưa nắm bắt và sử dụng các biện pháp tu từ khi
viết văn nên dẫn đến câu văn cịn khơ khan, ý còn nghèo, bài văn diễn đạt chưa
sinh động. Một phần do tài liệu sách báo tham khảo dành cho các em cịn hạn chế,
mơi trường học hỏi cịn đóng khung.
Trong chương trình tập làm văn lớp 4, văn miêu tả chiếm gần 50% thời
lượng của cả chương trình,. Điều này cho thấy văn miêu tả chiếm vị trí rất quan
trọng trong phân môn tập làm văn.Xuất phát từ những thực trạng và lí do như đã
nêu, nên tơi chọn và nghiên cứu đề tài này.
*. Giới hạn nghiên cứu đề tài:
-Học sinh lớp 4D, trường tiểu học Giao Châu.
-Bộ môn Tiếng Việt cùng một số môn học khác trong chương trình lớp 4.
2. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1*Tổ chức học sinh quan sát, tìm ý đối tượng miêu tả và xây dựng đoạn văn
cho học sinh:
Quan sát đa chiều và chính xác về đối tượng miêu tả theo yêu cầu là tìm
được những chi tiết miêu tả tiêu biểu khơng để lẫn nó với đối tượng khác.Quan sát
đầy đủ tồn diện bản chất của đối tượng và quan trọng là để nắm được cái sắc sảo
riêng, cái dáng vẻ đặc biệt của người của vật của phong cảnh được nói đến.
Để quan sát có chất lượng, giáo viên cần hướng dẫn các em quan sát theo
trình tự nhất định ( chung -riêng, trong ra ngoài, xa-gần và ngược lại.). Quan sát
bằng nhiều giác quan rồi ghi chép lại bằng những chi tiết đặc sắc theo phần gợi ý
sách giáo khoa, nhờ đó mà bài văn của các em trở nên sinh động, mới mẻ hơn.
Ví dụ: Đối tượng miêu tả là một đồ chơi mà em thích
Giáo viên có thể cho học sinh ở nhà ghi chép ý quan sát hoăc học sinh mang
đồ chơi mà mình thích đến lớp để quan sát và ghi những chi tiết quan sát được


4
( mắt, mũi, tay, chân, thân hình...) vào giấy, sau đó sắp xếp các ý để tạo thành một
dàn ý.Chẳng hạn dàn ý tả một chú gấu bông như sau:

1.Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà em thích nhất-là chú gấu bơng.
2.Thân bài: Hình dáng bên ngồi:Gấu bơng khơng to, gấu đang ngồi, dáng
trịn.
-Bộ lơng màu trắng mịn như bơng.
-Hai mắt: đen láy
-Trên cổ thắt một cái nơ màu đỏ chói.
-Tay chân đang đưa về phía trước như đang tập thể dục
3.Kết luận :Em yêu gấu bông, ôm gấu bông em rất thích.
Từ dàn bài này, HS tham khảo và sẽ viết được bài văn tả chú gấu bông.
* Hay đối tượng miêu tả là một cây có bóng mát.

Giáo viên dặn học sinh về nhà quan sát cây có bóng mát. Đến lớp ,GV tổ
chức cho các nhóm học tập học ngồi trời-Các em tùy chon một cây có bóng mát
và quan sát ( nhóm trưởng hướng dẫn các bạn quan sát ). Các em vừa quan sát,
thảo luận, đưa ra ý kiến, đúc kết những ý kiến hay (mỗi em có ghi chép đầy đủ các
chi tiết quan sát).Kiểm tra xem :-Trình tự quan sát của em có hợp lí khơng?
-Em đã quan sát bằng những giác quan nào?
- Cây em quan sát có gì khác với những cây cùng loài?


5
Sau khi quan sát xong, các em sắp xếp các chi tiết đã được quan sát thành một dàn
ý.
Ví dụ: Dàn bài tả cây phượng vĩ trước sân trường em.

1.Mở bài: Giới thiệu cây muốn tả: Cây phượng ở trước sân trường em.
2. Thân bài: Tả bao quát: Cây đứng sừng sững như chiếc ô khổng lồ.
Tả từng bộ phận:
+ Gốc: to, rễ trồi lên mặt đất.
+ Thân: Ơm kín vòng tay, màu nâu, hơi sần sùi
+ Tán lá: Xòe rộng che rợp góc sân, lá nhỏ, xếp đều nhau.
+ Hoa : đỏ rực, cánh hoa như cánh bướm.
3.Kết luận: Cảm nhận của em về cây phượng: Phượng gắn liền với em
suốt một thời học sinh, phượng làm đẹp thành phố, làm đẹp sân trường. Em rất yêu
phượng.
* Trong những trường hợp, giáo viên không thể tổ chức học sinh quan sát
trực tiếp bằng vật thật, bằng sự tham quan trực tiêp, thì ngồi việc dặn học sinh về


6
nhà quan sát, giáo viên và học sinh phải sưu tầm tranh ảnh để lên lớp dựa vào tranh

quan sát, tìm ý, lập dàn bài.
Ví dụ: Tranh tả chú gà trống, con đường làng, chú trâu đang gặm cỏ...

* Từ những dàn ý các em lập được, các em dễ dàng phát triển ý thành đoạn
văn, bài văn ,.Đối với đối tượng học sinh khá giỏi,khi viết văn phải có lồng cảm
xúc và các từ ngữ gợi hình ảnh, sử dụng các biện pháp tu từ đã học, để bài văn sinh
động và hay hơn.
* Như vậy việc quan sát tìm ý, xây dựng đoạn văn là việc làm hết sức cần
thiết cho việc dạy thể loại vă miêu tả.
2* Chọn lọc từ ngữ ,sử dụng đa dạng các loại từ ngữ gợi tả như: từ láy, từ
gợi tả hình ảnh, từ gợi tả âm thanh, gợi tả mức độ...
GV cho học sinh phân tích đoạn văn mẫu, tìm những từ ngữ gợi tả trong
đoạn văn đó, để từ đấy điền vào phiếu học tập sau:( mỗi học sinh đều có một
bảng, sử dụng cho cả phần học văn miêu tả), từ đó, các em vận dụng vào viết văn
cho mình.
TT

Tên sự vật

Hình
dáng

Màu sắc

Chuyền
động

Tiếng
động


Từ láy


7
Ví dụ:Dạy bài: THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ?( Tiếng Việt 4 tập một
trang )
GV hướng dẫn phân tích đoạn văn như sau:
-Tên sự vật đầu tiên được miêu tả là gì? ( Cây sồi)
-Cây sồi có đặc điểm gì nổi bật? ( cao lớn, lá đỏ chói lọi,lá rập rình lay động
như những đốm lửa đỏ)
“Cao lớn” tả về đặc điểm gì của cây sịi? ( hình dáng)
“ Lá đỏ chói lọi” miêu tả đặc điểm gì? ( màu sắc)
- Theo em tác giả miêu tả lá cây sồi còn đang ở trạng thái nào? ( chuyển động)
Học sinh dựa vào cách hướng dẫn tương tự như vậy để làm tiếp những sự vật
còn lại- cây cơm nguội, lạch nước...
Học sinh đọc đoạn văn, tìm và điền vào bảng như sau:
TT
1

Tên sự vật
Cây sồi

2

Cây cơm nguội

3.

Lạch nước


Hình
dáng
Cao lớn

Màu sắc

Chuyển
động

Tiếng
động


đỏ Rập rình lay
chói lọi
động như
những đốm
lửa đỏ.
Lá vàng Lá rập rình
rực
lay động như
những đốm
lửa vàng.
Trườn lên
mấy tảng đá
trắng, luồn
Róc
dưới mấy
rách
gốc cây ẩm

chảy
mục

Từ láy
Có trong
đoạn văn
Chói lọi;
rực rỡ; rì
rào;
rập
rình;bập
bùng; nhẹ
nhàng; róc
rách;

- Giáo viên cần khuyến khích học sinh đặt câu văn, viết đoạn văn có nhiều từ
ngữ gợi tả.Em Na, em Vy, Em Huyền lớp tôi đặt câu như sau:
Mấy chú chim đang trị chuyện ríu rít trên vịm cây.
Xe cộ chạy nhanh vun vút trên con đường nhựa.


8
Từ xa vọng lại tiếng lách cách gõ thuyền của những người đánh cá
đêm.
Từ việc đặt câu,học sinh viết thành những đoạn văn, bài văn hay, có hình
ảnh sinh động.
3* Tích hợp các mơn học để nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn:
Sự tích hợp các mơn học vào dạy phân môn tập làm văn là rất phù hợp với
phương pháp dạy học đổi mới hiện nay.
Từ các môn học trong chương trình như: khoa học, địa lí; lịch sử, đạo đức,

mĩ thuật...đã hổ trợ đắc lực cho phân môn tập làm văn. Qua môn học, học sinh
được khám phá thế giới xung quanh về động, thực vật.Các em thực hành chăm sóc
động thực vật và quan sát sự phát triển của chúng.Kiến thức thu được qua lí thuyết
và thực hành làm giàu vốn sống, vốn hiểu biết cho các em.Chính vì vậy khi làm bài
văn thuộc thể loại văn miêu tả ( cây cối, con vật), các em sẽ tả cặn kẽ, sinh động và
thể hiện được tình cảm một cách chân thực hơn.
Trong môn khoa học: Thông qua các bài học trong chương Động vật - thực
vật, học sinh nắm được đặc điểm, ích lợi, cũng như cách chăm sóc con vật, cây
cối, từ đó học sinh vận dụng vào làm văn miêu tả.
Em Huyền lớp tôi đã viết đoạn văn tả ích lợi của cây chuối như sau:
...Chuối xanh để nấu bún ốc, Chuối tiêu chín ngọt lừ, thơm lựng, ăn vào vừa
ngon, vừa bổ dưỡng.Chuối chẳng bỏ thứ gì cả, thân chuối là thức ăn cho lợn,củ
chuối, lá chuối khô, lá chuối xanh dùng được rất nhiều việc.Chuối có ích như thế
nên bà em thường xun chăm bón cho chuối ln tươi tốt.
- * Thơng qua tiết luyện từ và câu, giáo viên cho học sinh nắm vững cấu trúc
câu như câu kể, câu cảm, câu ghép...Đặc biệt là biết sử dụng câu mở đoạn trong
thực hành viết văn miêu tả.
- Đối với đối tượng học sinh:trung bình, yếu: Tơi chỉ rèn các em viết được
câu đơn giản, đúng.
- Đối với đối tượng khá, giỏi:Khuyến khích các em áp dụng các câu đúng,
hay,tránh viết câu văn rườm rà, lủng củng. Trong văn miêu tả thường hay sử dụng
nhiều nhất các dạng câu: Câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào?, ngồi ra thỉnh thoảng có
sử dụng câu kể Ai là gì? Phần thể hiện cảm xúc thường hay sử dụng dạng câu cảm,
câu hỏi thể hiện sự khen chê...


9
Ví dụ1: Bây giờ tơi cịn là một chú bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi
cũng bức một nắm cây mía đất, Khoan khối nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và
nhấm nháp từng cây một. Buổi chiều ở làng q ven sơng thật n tĩnh.

Ví dụ 2:Ơi, càng ngắm nhìn chú gấu bơng tơi càng thấy thích thật! Sao mà dễ
thương, mà đáng yêu đến thế? Chú gấu là niềm vui, niềm kiêu hãnh của tôi đấy!

*Trong phân môn tập đọc: Những bài tập đọc mang phong cách nghệ thuật
chiếm tỷ lệ cao trong chương trình Tập đọc 4 như: Chú Đất Nung, Cánh diều tuổi
thơ (miêu tả đồ vật); Sầu riêng, Hoa học trò (miêu tả cây cối); Con Sẻ, Con chuồn
chuồn nước, Con chim chiền chiện (miêu tả con vật). Qua những bài Tập đọc này,
giáo viên cần hướng dẫn để học sinh hiểu về cấu tạo của một bài văn miêu tả, cách
quan sát các sự vật, cách dùng từ ngữ, câu và cách sử dụng nghệ thuật trong khi
viết văn miêu tả.
* Như vậy chúng ta thấy việc tích hợp các mơn học vào mơn tập làm văn nói
chung, thể loại văn miêu tả nói riêng là rất quan trọng, nên giáo viên khi dạy trên
lớp cần dạy tốt tất cả các môn học để giúp học sinh học tốt môn văn cũng như các
môn học khác.
4*Thông qua tiết trả bài, chú ý sửa lỗi cho học sinh và dạy các em nắm rõ các
biện pháp tu từ trong một số đoạn văn bài thơ mẫu:
Với biện pháp này, tôi tổ chức cho lớp: Mỗi em làm một quyển sổ tay, gọi
là “ sổ tay văn học” để học sinh ghi lại những khái niệm của mỗi biện pháp tu từ
cần sư dụng ở lớp 4. Ngồi ra các em cịn ghi những ý, từ, câu văn có hình ảnh gợi
tả, có sử dụng các biện pháp tu từ...mà các em tìm được ở mọi lúc, mọi nơi. Khi
nào các em quan sát, nhìn thấy, phát hiện, nghĩ ra là các em ghi vào sổ tay ngay.
Đến giờ trả bài, học sinh sử dụng những câu, từ ghi được ở sổ tay của mình
để thi, trình bày trong nhóm, trong lớp. Thông qua thảo luận, sửa bài của cô, của
bạn...các em học tập những câu văn hay và ghi vào sổ tay của mình. Cứ như thế,
tích lũy dần dần, vốn từ các em sẽ khá lên và từ đó các em sẽ viết văn đạt kết quả
cao.
* Nói về các biện pháp tu từ thì có rất nhiều nhưng ở lớp 4 các em chỉ cần
nắm và vận dụng được các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, điệp từ ngữ, đảo
ngữ.
1.Đối với biện pháp tu từ so sánh:

Thực chất của so sánh tu từ là việc làm trực tiếp đối chiếu hai đối tượng có
thuộc tính chung nào đó (thuộc tính giống nhau) nhằm biểu hiện một cách hình


10
tượng, phẩm chất bên trong của đối tượng.Quy tắc so sánh thiên về chức năng
nhận thức hơn là biểu cảm.Nó được vận dụng nhiều phong cách ngôn ngữ.
Về cấu tạo hình thức , quy tắc so sánh ln ln tồn tại hai vế (vế so sánh và
vế được so sánh) trên lời nói. Trên thực tế có một số hình thức so sánh.
- A: Vế được so sánh, B là vế so sánh
A ( như, tựa như, dường như, giống, giống như, như là...) B
Ví dụ: Trong bài : TRĂNG ƠI ... TỪ ĐÂU ĐẾN? Có viết:
Trăng hồng như quả chín
Lững lơ lên trước nhà
( A như B)
Hoặc có những trường hợp khơng có từ so sánh nhưng là so sánh ngầm (ẩn
dụ)
VD: Bài: NHỮNG CHÚ GÀ XĨM TƠI (Võ Quãng)
..... mỏ búp chuối, mào cờ hai cánh như hai vỏ trai úp...
Hình ảnh so sánh ngầm là:mỏ búp chuối, mào cờ ( mỏ như búp chuối, mào đỏ
như màu cờ) Cách so sánh ngầm như vậy làm cho câu văn hay và sinh động hơn.
* Hình thức so sánh làm cho lời văn gãy gọn, rắn rỏi, cụ thể sinh động, đem đến
cho người đọc ấn tượng mới mẻ và sâu sắc về đối tượng được miêu tả.
2/ Đối với biện pháp điệp từ ngữ :
Điệp ngữ là quy tắc diễn đạt mà trong một câu, một đoạn văn hoặc cả bài
văn, bài thơ người ta lặp lại một cách có ý thức hai hay nhiều lần những từ ngữ như
nhau, những câu văn hay đoạn văn như nhau nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung
biểu đạt.
Ví dụ : Bài 15 (sách Tiếng Việt 4 tập I) có viết :
Nếu chúng mình có phép lạ

...........................................
Tha hồ hái chén ngọt lành
Nếu chúng mình có phép lạ
...........................................
Đứa thì ngồi lái máy bay
Nếu chúng mình có phép lạ
...........................................
Mãi mãi khơng cịn mùa đông.


11
Câu nếu chúng mình có phép lạ Được lặp lại 6 lần trong bài nhằm nói lên ước
muốn của các bạn nhỏ rất thân thiết, đó là những ước mơ cao đẹp: ước mơ cuộc
sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước mơ thế giới ln hịa bình.
Cái quan trọng ở đây là học sinh biết được « điệp từ ngữ » là hình thức lặp
lại từ ngữ (hoặc câu) ở đầu câu, giữa câu, cuối câu, (hoặc cả đoạn văn có tác dụng
nhấn mạnh,làm nổi bật và phát triển ý mình muốn trình bày, tình cảm biểu lộ...
Đồng thời giúp cho lời văn mạnh mẽ, mạch văn thông suốt âm điệu hài hịa.
3/Đối với biện pháp nhân hóa :
Hình ảnh nhân hóa này các em đã được làm quen từ hồi học lớp ba, sang lớp
bốn,giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu biện pháp tu từ nhân hóa là dùng
những từ ngữ chỉ thuộc tính, hoạt động của người để biểu thị những tính chất hoạt
động không phải con người.Hoặc coi các đối tượng không phải người như con
người và tâm tình trị chuyện với chúng.
Ví dụ : Bài thơ : « CHỢ TẾT » của Đồn Văn Cừ (Tiếng Việt 4 tập 2), có
những câu dùng biện pháp nhân hóa như sau :
«... Sương hồng lam ơm ấp nóc nhà gianh
... Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.”
Gíup học sinh hiểu những trạng thái, cử chỉ: ơm ấp, uốn mình, thoa son là của

con người, nhưng tác giả dùng cho núi, đồi, sương. Đây là biện pháp nhân hóa mà
Đồn Văn Cừ đã dùng để nói lên vẻ đẹp sinh động của thiên nhiên trên đường đi
chợ Tết.
Ngồi ra hình ảnh nhân hóa được sử dụng rất nhiều trong các bài văn, thơ, đoạn
văn mẫu trong môn tập đọc cũng như môn tập làm văn, luyện từ và câu...
Một đoạn văn trong bài tập làm văn có viết: Đêm huyền diệu đã rủ hoa cà
chua lặn theo vòng thời gian chuyển vần. Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm
nõn chung màu với lá.
4.Đối với biện pháp tu từ đảo ngữ:
Học sinh cần nắm biện pháp tu từ đảo ngữ là nhằm nhấn mạnh về một vấn đề
nào đó, một đặc điểm nào đó của đối tượng cần nói đến. Có nghĩa là thay đổi cấu
trúc ngữ pháp của câu để biểu thị những sắc thái, ý nghĩa cảm xúc đặc biệt.Điều
này được thể hiện qua bài tập đọc: “ BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT” ( Định Hải)
....
“Vàng, trắng, đen...dù da khác màu ”


12
Tác giả đã đảo ngữ “da khác màu”ra sau để nhấn mạnh trẻ em trên thế giới dù
không cùng màu da cũng thương yêu nhau, đoàn kết nhau.
Trong bài “ HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG” ( Nguyễn Đức Mậu) học sinh
tìm thấy ngay được câu tác giả dùng biện pháp đảo ngữ:
“ Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay/ những con đường ong bay”
VN
CN
Học sinh tìm hiểu phát hiện ra cái đẹp, cái hay trong câu thơ này là với cách đảo vị
ngữ lên trước đã góp phần nhấn mạnh được ý nghĩa đẹp đẽ của sự lao động thầm
lặng không mệt mỏi của bầy ong thật đáng khâm phục.
*Sau khi học sinh hiểu được cái hay của việc sử dụng các các biện pháp tu

từ trong các đoạn văn, thơ,...Thì giáo viên tổ chức cho học sinh tự tìm những
câu văn có sử dụng các biện pháp tu từ (với nhiều hình thức học tập khác
nhau).
Ví dụ1: Các nhóm thi tìm những hình ảnh so sánh và đặt câu với những hình ảnh
vừa tìm được: - Học sinh tìm: (chỉ lấy ví dụ tiêu biểu trong rất nhiều ví dụ học
sinh tìm được).
- Thân bút trịn nhỏ, thon thon như ngón tay út của mẹ.
- Hoa chuối thon nhọn như búp măng màu tím hồng.
- Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
- Dòng sông tựa một tấm gương tráng thủy ngân xanh soi rõ trời cao và những
cánh cò trắng muốt bay qua.
- Dải mây mỏng như dải lụa trắng dài vô tận.
- Ánh mắt dịu hiền của mẹ là ngọn lửa sưởi ấm cả đời con.
- Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa đỏ giống như một bó đuốc khổng lồ.
....
Ví dụ 2: Giáo viên tổ chức trị chơi : “Ai nhanh trí hơn sẽ thắng?”, Nội dung
chơi: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của sự vật, của thiên nhiên nhằm chỉ
thuộc tính hoạt động của con người.
Nhóm 1: tìm được:
+ Gió khóc, gió rền rĩ, trăng chiếu mơ màng, trăng vui cười với sao,sóng thì
thào cùng sơng, vầng trăng hiền hịa, mặt trời chạy trốn,sân trường khốc chiếc áo
màu xanh.
Nhóm 2: Sơng thì thầm , mưa rầu rĩ, rừng cau mày, bông hoa tươi cười.


13
Nhóm 3: Mẹ con chị vàng ăn riêng một chỗ, chị gió nhón chân đi nhè nhẹ, mặt
trời thức dậy.
* Kết quả: nhóm 1 thắng.
Ví dụ3: GV cho những câu :

- Một thế giới ban trắng trời trắng núi.
- Dòng sơng q tơi đáng u biết bao.
- Những cánh cị trắng muốt tung tăng trên đồng lúa chín.
- Những chuyến xe qua tấp nập trên đường.
HS đảo lại:
- Trắng trời, trắng núi, một thế giới ban.
- Đáng yêu biết bao, dịng sơng q tơi.
- Tung tăng trên đồng lúa chín, những cánh cò trắng muốt.
- Tấp nập trên đường những chuyến xe qua.
Khi đảo ngữ như vậy nhằm nhấn mạnh ý miêu tả của từng câu văn.
*Từ việc học sinh tìm từ đặt câu có sử dụng các hình ảnh nhân hóa, so sánh,
điệp từ ngữ, đảo ngữ như trên, giáo viên cho học sinh luyện viết đọan văn, bài
văn( theo thể loại đang học) có sử dụng các câu văn tìm được như trên( có thể
học sinh làm tại lớp hoặc giao bài về nhà), sau đó giáo viên chấm và sửa lỗi.
Ví dụ:
Em Ly lớp tơi làm văn tả cây bút,có đoạn viết : « Cây bút dài gần bằng một
gang tay của em. Thân bút tròn nhỏ, thon thon như ngón tay út của mẹ. Mũi bút
nhọn có hạt bi trịn như hạt cát. Nhờ hạt bi ấy mà chữ em đều và đẹp như in. Em
rất thích cây bút này. Em sẽ gữi gìn cẩn thận để dùng được lâu hơn. »
Hay trong bài tập làm văn tả cây chuối của em Duyên , viết : « Hoa chuối
cong cong mềm mại,thuôn dài như búp măng màu tím hồng.Rồi theo dịng thời
gian, chiếc hoa chuối ấy nở thành những nải chuối con, những quả chuối trên mỗi
nải to tròn, màu ngọc thạch xếp thành hai hàng uốn cong cong chỉ lên trời. Quả nào
cũng có một mẫu núm đen như đội chiếc mũ bảo hiểm tí hon. Dưới nắng xuân,
buồng chuối sáng ngời lên, trông rất ngon lành và đẹp mắt.
Với hình thức so sánh mà các em đã sử dụng đã làm cho lời văn gãy gọn, rắn
rỏi, cụ thể sinh động, đem đến cho người đọc ấn tượng mới mẻ và sâu sắc về đối
tượng được miêu tả.
Cịn đây là đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp từ, ngữ của học sinh
Bùi Thanh Thúy lớp 4C viết : « Cứ cuối năm, gần đến dịp nghỉ hè em lại trông



14
ngày, trông đêm, trông cho thời gian trôi thật nhanh...để được về quê ngoại ăn quả
chín trong vườn của bà. » (bài văn tả cây ăn quả).
Em Nguyễn Long Nhật , viết đoạn văn nói về tình cảm bạn bè : « Cái ngày
ấy bây giờ đã lùi xa, nhưng em vẫn nhớ, nhớ lắm, nhớ da diết, nhớ không ngi
hình ảnh cơ bạn nhỏ nhắn, sáng nào cũng cùng em cắp sách tung tăng tới trường. »
Hay những đoạn văn mà các em đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa như sau:
-“...những buổi chiều, con đường làng em đang chìm vào giấc ngủ.Hàng cây
đứng yên canh gữi cho con đường yên giấc...” (bài viết của em Khánh Băng - lớp
4C).
-“ ...Bơng thì lồ lộ phơ trương sự đằm thắm , xịe rộng bộ váy của mình, khoe cả
nhị vàng thơm ngát. Bơng thì mỉm cười, dun dáng, e lệ dưới tán lá. Những bông
trẻ hơn, khỏe hơn thì tua tủa, gọn gàng đứng ngay ngắn bên hoa mẹ...” ( Thu
Phương -lớp 4C).......
5* Phối kết hợp các hoạt động ngồi giờ lên lớp để tích lũy vốn hiểu biết và
bồi dưỡng tâm hồn giàu cảm xúc cho các em.
Mỗi văn bản tập làm văn mà học sinh sản sinh được (ở hình thức nói hay
viết) đều thể hiện rất rõ vốn thực tế của học sinh. Do đó giáo viên phải tổ chức tốt
các tiết hoạt động ngoại khoá, các tiết học dành cho địa phương ở các môn Đạo
đức, TN&XH ... , sinh hoạt Đội thiếu niên, sao nhi đồng, các hoạt động văn hoá,
TDTT, các phương tiện thơng tin như chương trình phát thanh học đường, đọcsách
báo ở thư viện, truyền thanh, truyền hình, các tiết chào cờ hàng tuần,... cho tất cả
học sinh đợc tham gia để các em có cơ hội tích luỹ kinh nghiệm sống và vận dụng
khi làm văn.
Để đáp ứng yêu cầu trên, chúng tôi đã phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên
Tổng phụ trách, nhân viên phụ trách thư viện, giáo viên dạy Hát nhạc,... để tổ chức
tốt các tiết: Chào cờ, Thể dục, Hát nhạc, tổ chức tốt các buổi nói chuyện truyền
thơng vào những ngày lễ lớn, tổ chức đọc sách báo ở thư viện có hiệu quả. Tổ chức

các Hội thi văn nghệ, TDTT, câu lạc bộ văn thơ, với nội dung như: Kể chuyện, đọc
thơ, hát, diễn kịch, tiểu phẩm, sáng tác thơ văn, ...
Việc tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác động tốt tới dạy học Tập
làm văn (nói chung)và thể loại văn miêu tả (nói riêng) trong nhà trường, bởi nó
cung cấp cho học sinh những hiểu biết sinh động từ thế giới hiện thực và các em


15
được cảm nhận thật bằng các giác quan. Qua đó học sinh có thể dùng từ ngữ
chuẩn, sản sinh câu văn hay, đoạn văn hay vào bài văn đặc sắc lơi cuốn người
nghe, người đọc.
Ví dụ:Các em đã từng tham gia dự sinh hoạt kỉ niệm 22/12 , nên khi làm văn
tả lại buổi lễ sinh hoạt kỉ niệm 22 tháng12 do Liên đội trường tổ chức.
Vì đã tận mắt chứng kiến nên học sinh sẽ thuận lợi trong việc làm bài tập này.
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI:
Qua đợt kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ, đối chiếu với năm qua tôi
thấy khả năng viết văn của các em khá lên rất nhiều (nhất là đối với thể loại văn
miêu tả), chất lượng môn tập làm văn tăng lên cao. Đối với những em học sinh
khá, giỏi khả năng viết văn của các em vượt hẳn so với đầu năm.
Sau đây là bảng chất lượng môn tập làm văn của lớp tôi đầu năm và giữa kìII :
* Đầu năm học 2018 - 2019:
Lớp

TSHS

Hồn
thành
tốt

Hồn

thành

Chưa
hồn
thành

4D

29

2

21

6

* Cuối kì I của năm học 2018- 2019: Với đề văn :Tả lại quyển sách toán 4 mà
em đang dùng.
Chất lượng đạt được như sau:
Lớp

TSHS

4D

29

Hồn
thành
tốt

5

Hồn
thành

Chưa
hồn
thành

20

4

Giữa kì 2: Đề bài: tả lại một cây có bóng mát mà em thích.
Chất lượng đạt được như sau:
Lớp

TSHS

Hoàn
thành tốt

Hoàn
thành

Chưa
hoàn
thành

4D


29

7

22

0


16

*KẾT LUẬN:
Người ta nói rằng “ kiến tha lâu cũng đầy tổ”, tôi tin tưởng rằng cách mà tôi
áp dụng sẽ làm cho các em càng thêm thích thú và “thấm dần” qua từng bài
viết.Đồng thời phát huy tính nhạy bén tư duy tìm tịi nghệ thuật hay lạ.Tuy chưa sử
dụng hết tất cả các biện pháp tu từ nhưng nó là bàn đạp vững chắc để các em tiến
xa hơn trong nhận thức.
Với đề tài này, tuy chưa áp dụng hầu hết ở các tiết dạy nhưng nó cũng góp
phần khơng nhỏ trong sự thành cơng về mặt chun môn của tôi và vốn Tiếng Việt
cho học sinh lớp tôi. Qua thực hiện, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm rằng:
- Tổ chức quan sát tốt đối tượng miêu tả (bằng nhiều hình thức dạy học
khác nhau), để từ đó các em xây dựng được dàn bài chi tiết trước khi làm hồn
chỉnh một bài văn. Khơng nhất thiết đến giờ học mới quan sát, mà có thể hình
thành thói quen cho học sinh quan sát ở mọi lúc, mọi nơi khi các em cảm thấy
thích.
- Ln ln khuyến khích các em học sinh đặt câu văn có biện pháp tu từ
trong các giờ học Tiếng Việt.
- Tổ chức dạy tốt tiết trả bài văn viết, chú ý sửa chữa câu, từ,khơng được bỏ
qua bất kì một lỗi nhỏ trong bài viết của học sinh.Trong tiết trả bài, sau khi sửa

chữa lỗi xong, bằng nhiều hình thức dạy học,giáo viên nên phân tích khai thác
những biện pháp tu từ mà học sinh khá,giỏi sử dụng, cũng như ở trong một số đoạn
văn, bài thơ mẫu, để học sinh cả lớp nắm và vận dụng.
- Trong quá trình soạn giảng,chịu khó khai thác hết ý đồ của người viết
sách.
- Linh hoạt tổ chức cho học sinh vui mà học, thay đổi nhiều hình thức học
tập.Khuyến khích các em đọc và sưu tầm những bài viết hay của nhiều tác giả có ở
sách học, sách tham khảo, báo chí,...
- Tích hợp các mơn và các phân mơn học khác vào dạy tập làm văn (nói
chung), dạy văn miêu tả (nói riêng).
- Bản thân giáo viên ln nghiên cứu, học hỏi, đọc thêm nhiều sách báo,
nhiều tài liệu chuyên môn.


17

- Từ thực tế học sinh của lớp mình, giáo viên cần nắm rõ các đối tượng nào,
thường hay mắc lỗi gì,hổng chỗ nào,để dạy cho các em nắm bắt kiến thức kịp thời.
- Khen ngợi, tuyên dương những em viết văn hay, có sử dụng nhiều biện
pháp tu từ trong khi làm văn.
Trên đây là nội dung đã thể hiện, tơi đã viết lại những gì mình đã làm được
ở lớp nhằm mục đích để học sinh lớp 4 viết văn hay.Trong khi thực hiện đề tài này
chắc không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong ý kiến đóng góp của Hội đồng
khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp, để sáng kiến kinh nghiệm của tơi được
hồn chỉnh hơn. Tôi xin thành thật cảm ơn.
* ĐỀ NGHỊ:
Muốn viết văn tốt là điều không dễ đối với học sinh bậc tiểu học, ngồi sáng
kiến đóng góp nhỏ bé trên, tơi có thêm một số đề nghị như sau:
- Nhà trường nên mở những lớp ngoại khóa để tạo điều kiện cho giáo viên
học tập những sáng kiến kinh nghiệm hay và thiết thực về phân môn tập làm văn

nói riêng và mơn Tiếng Việt nói chung, qua đó giáo viên áp dụng trong quá trình
dạy học của mình, nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh.
Cần bỏ bớt những tiết tập làm văn quá tải và ít thiết thực ( luyện tập tóm tắc
tin tức; điền vào giấy tờ in sẵn...), thay vào đó những tiết thực hành viết câu, đoạn
thuộc chủ đề bài viết sắp đến.
TÁC GIÁ VIẾT SÁNG KIẾN
(Ký tên )

Phạm Thị Yến


18
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
( Ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả có đạt mức cơ sở hay khơng,
tính mới của sáng kiến là gì?)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………...….....
……………………………………………………………………...………………
………………….……………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………..........................…
XÁC NHẬN CỦA PHỊNG GD&ĐT
( Ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả có đạt mức cơ sở hay khơng,
tính mới của sáng kiến là gì?)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………..........................…………


19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TT

Tên tác giả

1

NguyễnMinhThuyết Sách Tiếng Việt lớp 4 Giaó dục
( chủ biên)
tập một; tập hai
Lê Thị Mỹ Trinh & 171 Bài văn hay
Tổng hợp thành 2007
NgThị Hương Trầm
phố HCM

2

Tên tài liệu tham Nhà xuất bản
khảo

3

Trần Mạnh Hương


Luyện tập về cảm thụ
văn học

Giao dục

4

Đình Trọng Lạc

Phương tiện và biện Giaos dục
pháp tu từ Tiếng Việt

Năm
x/bản

2002

1994


20

CÁC PHỤ LỤC
(Kèm theo Báo cáo sáng kiến)

1. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp kỹ thuật của sáng kiến (nếu có)
2. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế



21
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Khoa học cấp huyện
Tơi :
Số
Họ và tên
TT

Nơi công
tác

Chức
danh

Trường Giáo viên
tiểu học
Giao
Châu
- Là tác giả đề nghị xét cơng nhận sáng kiến:
1

Phạm Thị
Yến

ngày
tháng
năm sinh
1992


Trình độ
chun
mơn
Đại học
sư phạm

Tỷ lệ (%) đóng
góp vào việc
tạo ra sáng kiến
100%

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4
VIẾT VĂN MIÊU TẢ ĐẠT KẾT QUẢ CAO
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt lớp 4 bậc Tiểu học
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:15/8/1018
- Mô tả bản chất của sáng kiến: Giúp học sinh viết bài văn một cách mạch lạc,rõ ý
và trình bày bài sạch đẹp.
- Những điều kiện cân thiết để áp dụng sáng kiến - Sự chủ động, sáng tạo
thu kiến thức của học sinh
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả: Sáng kiến kinh nghiệm do tôi đúc rút từ thực tế giảng
dạy, mong được sự bổ sung, góp ý của các bạn đồng nghiệp để chất lượng giờ dạy
môn Tiếng Việt ngày càng được nâng cao hơn nữa cho các em học sinh, đáp ứng
xu thế phát triển của xã hội.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Giao Châu, ngày 5 tháng 6 năm 2020
Người nộp đơn
(ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Thị Yến


22



×