Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

biểu hiện của cái đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.95 KB, 4 trang )

BIỂU HIỆN CỦA CÁI ÐẸP THẨM MỸ
1. ĐỊNH NGHĨA
Cái đẹp là một phạm trù mĩ học trung tâm, cơ bản dùng để khái quát những
giá trị xã hội tích cực của những sự vật, hiện tượng trong hiện thực (tự nhiên và xã
hội) có hình thức cụ thể cảm tính, được con người xã hội cảm thụ bằng giác quan,
đánh giá tư tưởng tình cảm qua sự biểu hiện niềm vui sướng, thú vị.
2. BIỂU HIỆN CỦA CÁI ÐẸP
a. Cái đẹp trong thiên nhiên
Đẹp khơng phải là một thuộc tính khách quan của sự vật. Do đó khi nói cái đẹp
trong thiên nhiên chúng ta dễ ngộ nhận là trong tự nhiên có những sự vật đẹp hay
thuộc tính đẹp. Cái đẹp tồn tại song song với tự nhiên. Còn con người có sau tự nhiên
rất lâu. Và con người hưởng thụ một cách bị động cái đẹp có sẵn của tự nhiên, giống
như tự nhiên là con ong làm ra đẹp là mật. Cịn có con người hay khơng thì mật vẫn là
mật.
Thiên nhiên với những phẩm chất và thuộc tính của nó tồn tại một cách khách
quan. Thiên nhiên tồn tại trong sự đa dạng nhưng thống nhất. Mọi sự vật hiện tượng
trong thiên nhiên tồn tại trong sự nương tựa với nhau, liên kết lẫn nhau, quy định lẫn
nhau. Thiên nhiên có một cấu trúc hợp lý đến kỳ diệu như là có phép màu của tạo hóa.
Nhưng khi có một cảnh thiên nhiên được gọi là đẹp thì khơng phải đơn thuần do thiên
nhiên đẹp, mà còn do con người cảm thấy đẹp. Nguyễn Du từng nói:
Cảnh nào cảnh chẳng cũng đeo sầu
Người buồn cảnh cũng có vui đâu bao giờ.
Do đó, khi xét cái đẹp trong thiên nhiên là xét nó trong quan hệ với con
người. Cảnh đẹp trong thiên nhiên là cảnh- tình. Nói như C. Mác, đó là một tự nhiên
được nhân hóa. Vì vậy, xét cái đẹp trong tự nhiên theo thể thức cấu trúc, hình ảnh,
màu sắc, phẩm chất khoa học là cần thiết nhưng dễ trở thành giản đơn. Vì, như đã nói,
những thể thức đó là những điều kiện dẫn tới cái đẹp, chứ không phải bản thân cái
đẹp. Cũng như mưa là do mây mang hơi nước, nhưng mây mang hơi nước đâu phải là
mưa. Cũng như, cỏ xanh trên cánh rừng sẽ chẳng đẹp mà chẳng xấu. Với Nguyễn Du
thì cỏ có thể thật đẹp, có thể xấu. Nhưng ngay cả với Nguyễn Du thì cỏ đẹp với nhiều
vẻ đẹp khác nhau, tùy nơi, tùy lúc, tùy người.




Có lúc cỏ đẹp- vui:
- Cỏ non xanh trên chân trời....
Có lúc cỏ đẹp- buồn: - Một vùng cỏ mọc xanh rì.
- Một vùng cỏ dưới bóng tà.
Như vậy, cái đẹp của thiên nhiên là cái có năng lực biểu hiện; cái có khả năng
gợi cho con người thấy được bản chất của chính mình nơi thiên nhiên, tạo vật; cái mà
con người có thể tìm thấy sức mạnh sáng tạo và làm chủ của mình. Nó là cái có thể
báo hiệu về con người, gợi cho con người những rung động, những say mê và những
khát vọng. Do đó, cái đẹp trong tự nhiên tuy tồn tại khách quan nhưng chỉ tồn tại như
một tiềm năng, một dự phóng. Nó có tác dụng gợi mở sự liên tưởng, sức sáng tạo của
con người.
b. Cái đẹp của những sản phẩm do con người làm ra.
Cái đẹp của những sản phẩm do con người làm ra là những sản phẩm do con
người làm ra theo trước đó của sự hồn thiện, theo những khn mẫu lý tưởng:
- Tính hợp lý là một trong những yêu cầu quan trọng nhất được đặt ra cho các
sản phẩm lao động. Nó phải có sự tương quan đúng đắn giữa hình thức và giải pháp
kết cấu.
- Các sản phẩm lao động phải tạo thuận tiện tối đa cho người sử dụng, giảm bớt
lao động vất vả cho con người, làm vui mắt bằng vẻ đẹp của hình dáng bên ngồi và
sự tính tốn nghiêm nhặt của các yếu tố.
c. Cái đẹp của điều kiện lao động
Ðiều kiện lao động đẹp góp phần nâng cao hiệu quả lao động và bảo vệ
sức khỏe người lao động. Ðiều kiện lao động đẹp, bao gồm: Phương tiện lao động:
máy móc, thiết bị, dụng cụ lao động thuận tiện, đẹp đẽ; tổ chức lao động hợp lý.
Nhân tố quyết định của mỹ học về điều kiện hoạt động là nội thất cơng nghiệp: ánh
sáng hợp lý, màu tường thích hợp, thơng gió tốt, độ ẩm vừa phải. Màu sắc nội thất
công nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả lao động. Với những kiện hàng trọng lượng và
khối lượng như nhau chỉ khác nhau màu đen, hoặc màu trắng, thì người công nhân

khuân vác những kiện hàng màu trắng cảm thấy nhẹ nhàng hơn và do đó bốc vác có
hiệu suất cao hơn là làm việc với những kiện hàng màu đen. Tuy nhiên, tùy tính chất
sản xuất mà sử dụng gam màu này hay gam màu khác. Ví dụ ở xưởng sản xuất lớn thì
dùng gam màu lạnh xanh, xanh lá cây. Nơi sản xuất những chi tiết nhỏ như lắp ráp


đồng hố thì cần dùng màu bình lặng, sáng sủa. Các bộ phận chuyển động của thiết bị
sơn màu sáng để dễ nhận, do đó giảm tai nạn lao động...
d. Cái đẹp của hành vi
Hành vi con người có thể được đánh giá từ những phương diện khác nhau: chính
trị, đạo đức, pháp luật... Nhưng cũng có thể được đánh giá ở góc độ thẩm mĩ. Ví dụ:
Một hành vi cao quý, can đảm cũng được gọi là hành vi đẹp. Hoặc ngược lại.
Biêlinski cho rằng tình cảm thẩm mĩ là cơ sở của việc thiện, của đạo đức. Gorki cho
rằng: mỹ học là luân lý của tương lai (càng ngày cái đẹp càng thâm nhập sâu và trở
thành tiêu chuẩn cơ bản của tác phong ứng xử của con người).
đ. Cái đẹp của con người
Con người là sản phẩm của tự nhiên, nó cũng có những vẻ đẹp có tính chất
vật chất tự nhiên. Ðó là vẻ đẹp bên ngồi như khn mặt, hình thể và trang phục.
Ngồi ra con người cịn có vẻ đẹp tinh thần xã hội: hành vi, hoạt động của toàn bộ thế
giới tinh thần của con người lời nói, cách cư xử, hành động là biểu hiện của trình độ
văn hóa của con người.
e. Cái đẹp trong sinh hoạt
Cái đẹp trong sinh hoạt và đời sống rất đa dạng. Càng ngày chúng ta càng chú ý
nhiều hơn về mĩ học sinh hoạt, tức là chú ý nhiều hơn đến những điều kiện về vật chất
văn hóa, trong đó diễn ra cuộc sống của con người, ngồi khn khổ của hoạt động
sản xuất trực tiếp và hoạt động xã hội. Sinh hoạt là khái niệm bao gồm: sắp xếp nhà ở,
cái đẹp của quần áo, cách thức tổ chức nghỉ ngơi lành mạnh, văn hóa. Tất cả những gì
bao quanh con người trong đời sống từ việc trang hồng căn phịng, quần áo, vật dụng
trang điểm,... đều phải đem đến cho con người cảm xúc thẩm mĩ. Cái thẩm mĩ không
chỉ tồn tại ở bức tranh, pho tượng ở viện bảo tàng mà trải ra ở hàng ngàn hàng vạn đồ

vật quanh con người. Ở đâu có sinh hoạt của con người thì ở đó cần có thị hiếu thẩm
mĩ: từ cái thìa, cái li, đến căn nhà, sân bóng... Tất nhiên, khơng có những giải pháp
thẩm mĩ cụ thể cho một lần và cho mãi mãi. Song những nguyên tắc chung là tính hợp
lí, hài hịa, đồng bộ, tính thống nhất, đa dạng... ln luôn được vận dụng.
g. Cái đẹp trong nghệ thuật
Nghệ thuật là nơi biểu hiện tập trung của cái đẹp; đẹp là điều kiện đặc biệt của
nghệ thuật. C.Mác nói, trong toàn bộ hoạt động sáng tạo của con người, hoạt động
nào con người cũng đều sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Nhưng không ở đâu quy


luật ấy lại bộc lộ rõ nét tập trung như ở nghệ thuật. Miêu tả, biểu hiện, sáng tao cái
đẹp là mục tiêu chủ yếu, là chức năng đặc trưng của nghệ thuật. Cái đẹp trong nghệû
thuật có các đặûc điểm căn bản sau:
- Tính hồn chỉnh, hồn thiện, gọt dũa, trau chuốt, điển hình của các yếu tố. Xét
về sự phong phú, tươi mới, nguồn gốc và tính có trước thì cái đẹp của tự nhiên cao
hơn cái đẹp của nghệ thuật. Nhưng nghệ thuật có nguyên tắc sáng tạo là điển hình
hóa. Các hiện tượng đẹp của đời sống khi được đưa vào tác phẩm thì đã trải qua sự
lựa chọn, qua bàn tay sáng tạo, gọt đẽo..., do đó mà đã đẹp, nó lại càng đẹp hơn. Với
ý nghĩa ấy mà Hégel khẳng định: nghệ thuật đẹp hơn cuộc sống; Hoàng Ðức Lương
viết: Ðến như thơ văn thì là sắc đẹp ngồi cả sắc đẹp, vị ngon ngồi cả vị ngon,
khơng thể dùng mắt thường mà xem, vị giác thường mà nếm
- Cái đẹp trong nghệ thuật mang sắc thái biểu cảm. Một cảnh tượng đẹp trong
thiên nhiên khơng chứa đựng trong mình nó tính tình cảm, cảm xúc. Nó chỉ có những
thuộc tính vật lý, hoặc do liên tưởng chủ quan của con người gán cho nó. Cịn vẻ đẹp
trong nghệ thuật, nó là sự kết tinh, chứa đựng tình cảm của người sáng tạo. Tình cảm
là quy luật của nghệû thuật. Bạch Cư Dị, nhà thơ và nhà lí luận về thơ Trung Quốc đời
Ðường từng khẳng định gốc của thơ là tình cảm. Lê Quý Ðôn, nhà bác học Việt Nam,
thế kỉ XVIII, xem tình là một trong 3 điều chính của thơ...
Cái đẹp trong nghệ thuật mang tính tư tuởng. Nghệû thuật phản ánh hiện
thực, nhưng cái đẹp của hiện thực không chứa đựng khuynh hướng tư tưởng. Trong

khi đó, cái đẹp trong nghệû thuật ln ln có khuynh hướng tư tưởng. Cũng có thể
nói, cái đẹp trong nghệû thuật chính là cái đẹp của tư tuởng. Khi phản ánh cái đẹp của
cuộc sống vào tác phẩm thì khơng đơn giản là người nghệ sĩ sao chép lại, chụp ảnh
lại. Mà trước hết, nghệ sĩ xuất phát từ một lập trường tư tưởng nhất định để lựûa chọn,
miêu tả, đánh giá. Thứ đến, người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp sao cho phù hợp với
quan niệm thị hiếu, lí tưởng thẩm mĩ của mình. Những tư tưởng lập trường là xuất
phát điểm để phản ánh; những thị hiếu, lí tưởng như là đích hướng tới để sáng tạo,
nếu tiên tiến, thể hiện lợi ích của nhân dân lao động sẽ làm cho tư tưởng của nghệû
thuật đẹp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×