Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Giáo trình TT GDSK 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.43 KB, 67 trang )

MÔN HỌC: KHOA HỌC HÀNH VI VÀ
TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ I
Số tiết học
STT
1
2
3
4
5
6
7

Chủ đề/Bài học


Thực Tổng số tiết
thuyết hành quy chuẩn

Khái niệm về truyền thông giáo dục sức
khỏe và nâng cao sức khỏe
Hành vi sức khoẻ, quá trình thay đổi hành
vi sức khoẻ.
Nguyên tắc trong TT-GDSK
Các nội dung TT-GDSK
Các phương pháp và phương tiện TTGDSK
Lập kế hoạch và quản lý hoạt động TTGDSK
Kỹ năng TT– GDSK
Cộng

2


0

2

4
2
2
4

0
0
0
8

4
2
2
8

4

4

6

2
20

8
16


6
30

BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ TT-GDSK VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE
Mục tiêu
1. Trình bày khái niệm, mục đích của giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ.
2. Phân tích được vị trí vai trị của giáo dục sức khoẻ trong cơng tác chăm sóc sức
khoẻ nhân dân.
3. Nêu hệ thống tổ chức giáo dục sức khoẻ trong ngành y tế Việt nam.
Nội dung
1. Một số khái niệm:
1.1 Thông tin:
Ngày nay, thuật ngữ thông tin (information) được sử dụng khá phổ biến và có
nhiều khái niệm của các tác giả khác nhau.
Theo bách khoa tồn thư:” Thơng tin chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết
cho con người “. Hoặc “ Thơng tin là q trình chuyển đi các tin tức, sự kiện từ
một nguồn phát tin đến đối tượng nhận tin”
Con người ln có nhu cầu thu thập thơng tin bằng nhiều cách khác nhau:
đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với người khác...Thơng tin làm tăng
hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định.
Môi trường vận động thông tin là môi trường truyền tin, bao gồm các
kênh liên lạc tự nhiên hoặc nhân tạo như sóng âm, tia sáng, dây dẫn, sóng âm
thanh, sóng hình... kênh liên lạc thường nối các thiết bị của máy móc với nhau hay
nối với

1


con người, con người có hình thức liên lạc tự nhiên và cao cấp là tiếng nói và chữ

viết.
Trong truyền thông giáo dục sức khỏe, việc cung cấp các thông tin cơ bản cần
thiết về bệnh tật, sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng đóng vai trị quan trọng để
tạo nên sự nhận thức về nhu cầu chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
1.2 Tuyên truyền:
Là hoạt động cung cấp thông tin, thông điệp về một chủ đề nào đó và được lập đi lập lại
nhiều lần, vào nhiều thời điểm khác nhau, nhiều dạng khác nhau mang tính hấp dẫn,
thông tin được chuyển đi chủ yếu là theo một chiều.
1.3 Giáo dục sức khỏe:
Sức khỏe của một cộng đồng chỉ có thể được nâng cao khi người dân trong
cộng đồng hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh tật, chủ động tham gia vào việc
phịng ngừa và kiểm sốt bệnh, đóng góp ý kiến để giải quyết các vấn đề liên quan
đến sức khỏe của chính họ, cũng như các hoạt động chăm sóc sức khỏe.
Những hoạt động nhằm cung cấp cho người dân kiến thức, kỹ năng để phịng
ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho chính họ và cộng đồng xung quanh chính là
những hoạt động truyền thông sức khỏe để giáo dục sức khỏe
Cho đến giữa thập kỉ 80, thuật ngữ "Giáo dục sức khỏe" được sử dụng một
cách rộng rãi để mô tả công việc của những người làm công tác thực hành như y tá,
bác sĩ. Người dân thường lựa chọn cách chăm sóc sức khỏe phù hợp cho chính
mình nên có thể cung cấp thơng tin cho họ về cách phịng bệnh, khuyến khích họ
thay đổi hành vi khơng lành mạnh, trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng để
có được cuộc sống khỏe mạnh thông qua các hoạt động giáo dục sức khỏe như tư
vấn, thuyết phục và qua phương tiện truyền thơng đại chúng.
Một trong những khó khăn thường gặp phải trong GDSK là quyền tự do
lựa chọn thông tin và mức độ tự nguyện thực hiện của người dân. Nếu người
dân không nhận thức đúng, không tự nguyện làm theo hướng dẫn, mà họ lại lựa
chọn, quyết định thực hiện những hành vi có hại cho sức khỏe thì dù người làm
cơng tác GDSK, các nhân viên y tế có xác định đúng nhu cầu của người dân,
quyết định cách thức, thời điểm can thiệp phù hợp, sử dụng những phương tiện
truyền thông hiệu quả, cố gắng đảm bảo sự hài lòng của người dân đến mức

nào đi chăng nữa thì kết quả của những hoạt động GDSK vẫn rất đạt kết quả thấp.
Khi xem xét GDSK trên phương diện thực hành, chúng ta có thể nghĩ rằng
GDSK là sự cung cấp thơng tin và nó sẽ thành công trong việc tăng cường sức
khỏe khi đối tượng làm theo lời khuyên của chúng ta. Nhưng đối với một số nhà
GDSK khác thì giáo dục là một phương tiện của sự "tìm hiểu" đối tượng. Người
dân khơng phải là một chiếc “bình rỗng” để ta sẽ “đổ đầy” thơng tin liên quan, lời
khuyên, hướng dẫn để thay đổi hành vi của họ.
Chúng ta đã biết, thông tin về nguy cơ của việc hút thuốc lá đã được biết đến
từ năm 1963, thông tin về lây nhiễm HIV/AIDS đã được biết từ năm 1986 nhưng
có một tỷ lệ đáng kể người dân vẫn tiếp tục hút thuốc và quan hệ tình dục “khơng
an tồn”. Những nhà GDSK này cho rằng không dễ dàng thuyết phục được người
dân và càng không thể ép buộc được họ vì điều này có thể khơng những khơng đạt
được hiệu quả, mà cịn có thể ảnh hưởng đến khía cạnh đạo đức.


Người làm công tác GDSK phải là người trợ giúp, tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân thực hiện hành vi lành mạnh. Ngoài việc yêu cầu người dân phải làm
những gì, ngườ ilàm cơng tác GDSK phải cùng làm việc với người dân để tìm hiểu
nhu cầu của họ, và cùng hành động hướng đến sự lựa chọn các hành vi lành mạnh
trên cơ sở hiểu biết đầy đủ về những hành vi có hại cho sức khỏe.
Green và cộng sự (1980) đã nêu khái niệm GDSK là “Sự tổng hợp các kinh
nghiệm nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân chấp nhận một cách tự nguyện
các hành vi có lợi cho sức khỏe”.
Khái niệm GDSK cũng được đề cập trong tài liệu Kỹ năng giảng dạy về
Truyền thông - Giáo dục sức khỏe của Bộ Y tế (1994) là:” Một quá trình nhằm
giúp người dân tăng cường hiểu biết để thay đổi thái độ, tự nguyện thay đổi những
hành vi có hại cho sức khỏe, chấp nhận và duy trì thực hiện những hành vi lành
mạnh, có lợi cho sức khỏe”.
Khái niệm GDSK được trình bày trong tài liệu Giáo dục và nâng cao sức khỏe của
Bộ Y tế (2007) như sau:

Giáo dục sức khỏe cũng giống như giáo dục chung đó là q trình tác động nhằm thay
đổi kiến thức , thái độ và thực hành của con người. Phát triển những thực hành lành
mạnh mang lại tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được cho con người.
Như vậy : GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục
hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề
sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân , gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống,
dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe
Có thể nhận thấy rằng định nghĩa này nhấn mạnh đến 3 lĩnh vực của giáo dục sức
khỏe là:
− Kiến thức của con người về sức khỏe
− Thái độ của con người về sức khỏe
− Thực hành của con người về sức khỏe
Cũng từ định nghĩa trên cho thấy giáo dục sức khỏe là một quá trình nên cần tiến hành
thường xuyên liên tục và lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ khơng phải là một
cơng việc có thể làm một lần là xong. Vì vậy, để thực hiện cơng tác giáo dục sức khỏe
chúng ta phải có sự đầu tư thích đáng, hết sức kiên trì thì mới đem lại hiệu quả cao.
Giáo dục sức khỏe chính là q trình dạy học có mối quan hệ qua lại 2 chiều
Người làm
giáo dục sức
khỏe

Đối tượng được
giáo dục sức khỏe

GDSK không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình tác động qua lại hai
chiều và hợp tác giữa người giáo dục sức khỏe và đối tượng được giáo dục sức khỏe.
Ở đây vai trò của giáo dục sức khỏe là tạo những hoàn cảnh thuận lợi cho mọi người tự
giáo dục mình. Biến quá trình giáo dục thành q trình tự học, q trình đó diễn ra
thông qua sự nổ lực của người học (đối tượng được giáo dục sức khỏe) với sự giúp đỡ, tạo
ra hoàn cảnh thuận lợi của người dạy.



Từ sơ đồ trên cho thấy mối quan hệ giữa người làm giáo dục sức khỏe và đối
tượng được giáo dục sức khỏe. Người làm công tác giáo dục sức khỏe khơng chỉ dạy
cho học viên của mình mà cịn học từ học viên của mình. Thu nhận thơng tin phản hồi
là vấn đề hết sức quan trọng mà người làm công tác giáo dục sức khỏe cần phải hết sức coi
trọng, để kịp thời điều chỉnh bổ sung những thơng tin thiếu sót làm cho các chương
trình giáo dục sức khỏe thêm sinh động và thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
Giáo dục sức khỏe không chỉ là cung cấp các thơng tin chính xác , đầy đủ về
sức khỏe bệnh tật mà còn nhấn mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi sức
khỏe con người như là: nguồn lực hiện có, sự lãnh đạo của cộng đồng, hổ trợ xã hội,
kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe...
Vì thế GDSK sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp cho mọi người hiểu
được hoàn cảnh riêng của họ và chọn các hành động tăng cường sức khỏe thích hợp
2. Vai trị và tầm quan trọng của TT-GDSK trong chăm sóc sức khoẻ.
2.1 Vai trị của TT-GDSK trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu:
Mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới cũng như của tất cả các thành viên là: “ Sức
khỏe cho mọi người”. Mục tiêu này có thể đạt được chỉ khi tất cả các thành viên trong
cộng đồng cũng như cán bộ y tế cùng cố gắng nổ lực thực hiện trong cơng tác bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe. Trong những năm gần đây, vai trị của GDSK ngày càng có vị trí
quan trọng cơng tác chăm cóc sức khỏe.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu được coi như một phương tiện hữu hiệu để đạt được
mục tiêu này. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đáp ứng những nhu cầu sức khỏe thiết yếu của
đại đa số nhân dân với giá thành thấp nhất có thể được. Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban
đầu là trách nhiệm của các cán bộ y tế, của các cơ sở y tế và cũng là trách nhiệm của
mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng. Trong nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu,
truyền thơng và giáo dục sức khỏe có vị trí hết sức quan trọng.
Trong thực tế, các cá nhân và gia đình chịu trách nhiệm về những quyết định ảnh
hưởng đến sức khỏe của họ. Ví dụ: Một bà mẹ quyết định sẽ mua những loại thực phẩm
nào cho gia đình và chế biến như thế nào. Các gia đình quyết định khi nào thì đưa người

nhà đi khám chữa bệnh và đến cơ sở y tế nào là thích hợp.
Vì vậy, để giúp cho người dân có những quyết định đúng đắn có lợi cho sức khỏe của họ,
người dân cần phải được cung cấp những kiến thức cần thiết, huấn luyện những kỹ
năng và thực hành những điều có lợi cho sức khỏe. Bởi vậy :
- GDSK đã được tuyên ngôn Alma Ata (1978) coi như giải pháp hàng đầu để thực
hiện chiến lưọc sức khỏe toàn cầu.
- Sau hội nghị Alma Ata, ngành Y tế Việt nam cũng đã đưa GDSK lên chức năng số
một của tuyến Y tế cơ sở trong 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Trong chăm sóc sức khỏe ban đầu , Giáo dục sức khỏe giữ vị trí quan trọng bậc nhất, bởi
vì nó tạo điều kiện để chuẩn bị , thực hiện và củng cố kết quả các nội dung chăm sóc
sức khỏe ban đầu khác.
2.2 Tầm quan trọng của giáo dục và nâng cao sức khỏe:
- Là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe.
- Góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người.


- Nếu giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt nó sẽ giúp làm tỷ lệ mắc bệnh , tỷ lệ tàn phế
và tỷ vong nhất là ở các nước đang phát triển .
- Tăng cường hiệu quả các dịch vụ Y tế.
So với các giải pháp dịch vụ tế khác, giáo dục sức khỏe là một cơng tác khó
làm và khó đánh giá kết quả , nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi
phí ít nhất , nhất là ở tuyến Y tế cơ sở.
3. Hệ thống tổ chức giáo dục sức khoẻ trong ngành y tế Việt nam.
3.1 Tuyến trung ương
Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Bộ Y tế là cơ quan chun mơn cao nhất
có trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ TT - GDSK trong ngành y tế với các chức
năng và nhiệm vụ như sau:
- Căn cứ vào định hướng chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, kế hoạch
TTGDSK của Bộ y tế, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác TT - GDSK
trong phạm vi cả nước

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ
TT- GDSK cho cán bộ tất cả các tuyến
- Nghiên cứu các phương pháp và kỹ thuật TT - GDSK thích hợp
- Chỉ đạo, sản xuất và cung cấp các phương tiện TT - GDSK
- Đào tạo , huấn luyện về kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe
- Tiếp nhận, sử dụng và phân phối nguồn kinh phí dành cho TT - GDSK
- Phối hợp với các cơ quan ban nghành khác trong công tác TT - GDSK
3.2 Tuyến tỉnh.
Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe trực thuộc Sở Y tế tỉnh/ thành phố trực
thuộc trung ương là cơ quan chuyên mơn có trách nhiệm chỉ đạo và thực hiện nhiệm
vụ TT - GDSK trong phạm vi tỉnh/ thành phố của mình với các chức năng và nhiệm vụ
như sau:
- Căn cứ vào chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, kế hoạch TTGDSK
của Bộ y tế và của tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương để xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện công tác TT - GDSK trên địa bàn sau khi được phê duyệt.
- Xây dựng, quản lý và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về TT- GDSK
trên địa bàn
- Tổ chức thực hiện đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ TT- GDSK cho các
cán bộ chuyên trách, cộng tác viên và các đối tượng làm công tác TT- GDSK trên địa
bàn.
- Tham gia và tổ chức các nghiên cứu về phương pháp và kỹ thuật TT - GDSK thích
hợp
- Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, sản xuất và cung cấp các phương tiện
TT
– GDSK theo đúng quy định
- Tiếp nhận, sử dụng và phân phối nguồn kinh phí dành cho TT - GDSK
- Phối hợp với các cơ quan ban nghành khác trong công tác TT - GDSK
3.3 Tuyến xã, phường.



Là nơi trực tiếp tiếp xúc với người dân, vì thế hoạt động TT- GDSK cho dân rất cần
thiết và có ý nghĩa thiết thực trong cơng tác nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. bởi vì y
tế cơ sở là tuyến trực tiếp gần gũi với nhân dân bao gồm việc chăm sóc sức khỏe cho
người khỏe và người có vấn đề sức khỏe. Hiện nay, một số chương trình đã được áp dụng
trong việc điều trị, phục hồi tại nhà và tại cộng đồng như bệnh phong, bệnh lao, bệnh tâm
thần, suy dinh dưỡng....Trong những trường hợp này, vai trò của giáo dục sức khỏe rất
quan trọng để người dân hiểu rõ và tham gia cộng tác cùng với cán bộ y tế trong liệu
trình điều trị cũng như giải quyết các vấn đề sức khỏe khác bởi vì y tế cơ sở là tuyến
trực tiếp gần gũi với nhân dân bao gồm việc chăm sóc sức khỏe cho người khỏe và
người có vấn đề sức khỏe. Hiện nay, một số chương trình đã được áp dụng trong việc
điều trị, phục hồi tại nhà và tại cộng đồng như bệnh phong, bệnh lao, bệnh tâm
thần, suy dinh dưỡng....Trong những trường hợp này, vai trò của giáo dục sức khỏe rất
quan trọng để người dân hiểu rõ và tham gia cộng tác cùng với cán bộ y tế trong liệu trình
điều trị cũng như giải quyết các vấn đề sức khỏe khác
Bên cạnh đó sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức quần chúng như hội thanh niên, hội
chữ thập đỏ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên... góp phần quan trọng trong việc thực
hiện cơng tác giáo dục sức khỏe


BÀI 2 : HÀNH VI SỨC KHỎE, QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI
HÀNH VI SỨC KHỎE
Mục tiêu học tập
1. Mục đích của truyền thơng giáo dục sức khỏe
2. Trình bày được định nghĩa hành vi, hành vi sức khỏe, 3 nhóm hành vi sức khỏe, ví
dụ minh họa từng nhóm
3. Phân tích được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
4. Phân tích được 5 bước của quá trình thay đổi hành vi sức khỏe . Các điều kiện hổ
trợ để duy trì hành vi sức khỏe
Nội dung
Như chúng ta đã biết TT- GDSK đóng vai trị quan trọng trong quá trình thay đổi hành vi

sức khỏe. Thay đổi hành vi lành mạnh góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho
con người. Mặt khác, nếu TT- GDSK đạt hiệu quả sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ
tàn phế và tỷ lệ tử vong đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Chúng ta cũng đã đề cập đến định nghĩa sức khỏe của TCYTTG ( trong bài 1), như
vậy có nhiều yếu tố tác động đến hành vi sức khỏe con người, trong đó yếu tố về tâm
sinh lý là vơ cùng quan trọng, nó sẽ giúp chúng ta hiểu được: lý do vì sao họ làm như
vậy? tại sao họ lại chọn cho mình lối sống ảnh hưởng đến sức khỏe?.. . Điều chúng ta
muốn đề cập đến là con người sẽ làm gì để có sức khỏe tốt? Người làm công tác giáo dục
sức khỏe phải suy nghĩ nhiều vấn đề trước khi muốn giúp cá nhân, gia đình và cộng
đồng các cách để phòng bệnh và nâng cao sức khỏe. Bao gồm những lý do thay đổi hành
vi sức khỏe của từng cá nhân trong cộng đồng và cả cộng đồng.
1. Mục đích của giáo dục sức khỏe
- Theo quan điểm y sinh học hiện đại : cá nhân, gia đình và cộng đồng chịu trách
nhiệm cực kỳ to lớn trong việc chăm sóc sức khỏe. Vì thế, cung cấp kiến thức về sức
khỏe, bệnh tật cũng như khuyến khích các cá nhân trong cộng đồng thực hành
những hành vi có lợi cho sức khỏe sẽ giúp cho mọi người phòng chống bệnh tật một
cách hữu hiệu nhất.
- Giáo dục sức khỏe không thể thay thế được các công tác chăm sóc sức khỏe khác,
nhưng cần thiết để thúc đẩy những người sử dụng các dịch vụ y tế cũng như thúc
đẩy sự phát triển chính các dịch vụ y tế này bằng cách giới thiệu các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe để mọi người biết và sử dụng hợp lý.
- Giáo dục sức khỏe là một quá trình tác động có mục đích có kế hoạch đến tình cảm và
lý trí của con người, nhằm thay đổi hành vi sức khỏe có hại thành hành vi sức khỏe có
lợi cho các nhân, gia đình trong cộng đồng vì vậy thuyết phục mọi người từ bỏ hành
vi có hại đến sức khỏe, thực hành các hành vi lành mạnh có lợi cho sức khỏe chính
là bản chất của q trình giáo dục sức khỏe
- Làm cho mọi người tự nhận thức, thực hiện tự bảo vệ sức khỏe cho mình và cho người
khác là một yếu tố cơ bản không thể thiếu của những người làm công tác giáo dục
sức khỏe. Vì thế, xây dựng một chương trình giáo dục sức khỏe phù hợp với nhu cầu
thực tế của cộng đồng sẽ góp phần thúc đẩy sự thành cơng của các chương trình y

tế đang được thực thi tại địa phương


- Trong thực tế công tác chúng ta đã thấy rõ: xây dựng giải pháp thích hợp để khuyến
khích, động viên mọi thành viên và cộng đồng tham gia vào công tác bảo vệ sức
khỏe sẽ siúp cho công tác y tế đạt kết quả cao và bền vững .
2. Khái niệm hành vi và hành vi sức khỏe:
2.1 Hành vi của con người :
Hành vi là cách ứng xử của con người đối với một sự vật, sự kiện, hiện tượng
trong một hồn cảnh, tình huống cụ thể được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành
động nhất định.
Hành vi con người hàm chứa các yếu tố nhận thức, kiến thức, thái độ, niềm tin, giá
trị xã hội cụ thể của con người. Các yếu tố này thường đan xen, liên kết chặt chẽ
với nhau, khó có thể phân tích rõ ràng.
Nếu kiến thức , niềm tin và thái độ có thể được xem như là những thơng số thuộc về nhận
thức là phải làm gì khi đã biết hoặc đã tin; hoặc chúng ta có thể xem như là thơng số
thuộc về xã hội, bởi vì ảnh hưởng đến xã hội. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng những
thông số này không hoạt động một cách độc lập và vai trị của từng thơng số thể hiện
rõ nét nhất qua bối cảnh của những ảnh hưởng xung quanh.
Nói một cách đơn giản, ví dụ: cá nhân có ý định lành mạnh như là tập thể dục, thông
thường cá nhân đó phải đấu tranh để vượt qua những rào cản của bản thân và những tình
thế bên ngồi.
Kiến thức, thái độ, niềm tin và những thông số thuộc về tâm lý nhận thức tồn tại bên
trong mỗi con người, trong khi đó thơng số về mơi trường xung quanh tạo nên bối cảnh
mà trong đó việc học và thay đổi hành vi sẽ xảy ra. Những thông số này thường tương
tác cạnh tranh lẫn nhau. Bởi vậy, khó có thể tách rời những ảnh hưởng thuộc về tâm lý và
những ảnh hưởng thuộc về xã hội thật sự tác động lên hành vi.
Ví dụ: Việc uống rượu trong thanh niên bị ảnh hưởng bởi sự nhận thức của các bạn đồng
lứa, họ sẽ nghĩ về chúng tốt hơn là họ thật sự nghĩ uống rượu là vấn đề cần phải cân
nhắc

2.2 Hành vi sức khoẻ:
Có rất nhiều định nghĩa về hành vi sức khỏe.
Theo Gochman D.S. (1988): hành vi sức khỏe là những thuộc tính cá nhân như nhận
thức, niềm tin, sự mong muốn, động cơ, giá trị, các đặc điểm nhân cách kể cả trạng thái
tình cảm và xúc cảm, các hành động và thói quen có liên quan đến duy trì, phục hồi và
nâng cao sức khỏe.
Scrimschaw ( 1988) lại có một định nghĩa khác liên quan đến hành vi, đó là hành vi tìm
kiếm sức khỏe. Hành vi tìm kiếm sức khỏe điều mà người ta làm ở mức cá nhân hoặc tập
thể để duy trì nâng cao hoặc phục hồi sức khỏe
Gochman (1982) đã định nghĩa hành vi sức khoẻ là:” Những thuộc tính cá nhân
như niềm tin, sự mong đợi, động lực thúc đẩy, giá trị, nhận thức và kinh nghiệm;
những đặc điểm về tính cách bao gồm tình cảm, cảm xúc; các loại hình hành vi ,
hành động, và thói quen có liên quan đến sự duy trì, phục hồi, và cải thiện sức
khoẻ”. Hành vi sức khỏe có khi rõ ràng, cơng khai, có thể quan sát được như hút
thuốc lá, cũng có khi là những trạng thái cảm xúc khơng dễ dàng quan sát được
như thái độ đối với việc dùng mũ bảo hiểm khi đi xe máy...
Theo tài liệu Giáo dục và nâng cao sức khỏe của Bộ y tế (2007):


“ Hành vi sức khoẻ là các hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến
sức khoẻ của họ và của những người chung quanh “
Do đó hành vi sức khoẻ của con người liên quan đến việc tạo ra, bảo vệ và nâng
cao sức khoẻ cho cá nhân họ cũng như cả cộng đồng, hoặc liên quan đến một
vấn
đề sức khoẻ cụ thể nhất định của cá nhân như: hành vi tập thể dục buổi sáng, hành
vi rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn..
Hành vi sức khoẻ của cá nhân là trọng tâm của các nội dung giáo dục sức khỏe và
nâng cao sức khỏe
Các nhóm hành vi sức khỏe
Sự phân chia các nhóm hành vi sức khỏe tùy theo trường phái và quan điểm, người ta

chia thành nhiều loại hình hành vi sức khỏe khác nhau. Gần đây, các nhà tâm lý học và
sức khỏe ( Mỹ ) chia thành 3 nhóm hành vi sức khỏe:
- Nhóm hành vi lành mạnh có ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ: Lọai hình này có tác dụng
tạo ra sức khỏe tốt, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho các nhân, gia đình và cộng
đồng... Có thể nói đó là những hành vi lành mạnh cần phải phát huy
- Nhóm hành vi có hại cho sức khoẻ: Nghĩa là gây bệnh, làm suy sụp sức khỏe và có thể
dẫn đến tử vong. Loại hình này cần được xóa bỏ trong từng cá nhân và cộng đồng
- Nhóm hành vi trung gian: Đây là nhóm hành vi không gây nguy hại cho sức khỏe và
cũng không tạo ra sức khỏe tốt hơn
Ví dụ:
- Hành vi lành mạnh: Chấp hành luật lệ an tồn giao thơng , rửa tay trước khi ăn .v.v.
- Hành vi có hại: Xả rác, hút thuốc nơi cơng cộng, quan hệ tình dục bừa bãi v.v.
- Hành vi trung gian đeo vòng bạc cho trẻ con nơi cánh tay
Ngồi ra, có một số tác giả khác đã nêu ra một số loại hình hành vi khác là: hành vi
đối phó ( coping behaviour) và hành vi nghiện ( Addictive behaviour). Đây là những hành
vi giúp cho con người giảm bớt sự căng thẳng do tâm lý hoặc do môi trường không
ổn. Matarazza ( 1994) đã dẫn chứng những hành vi đối phó có nguy cơ cao như hút
thuốc lá, ăn quá độ, uống rượu sau khi gặp những sang chấn quá mạnh về tâm lý.
Những hành vi đối phó dễ dẫn đến hành vi nghiện, nhìn chung đây là những hành vi có
hại cho sức khỏe
3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi con người:
3.1 Suy nghĩ và tình cảm:
Trước một vấn đề hay sự việc, con người có những suy nghĩ và tình cảm giống hay
khác nhau. Những suy nghĩ và tình cảm này biểu thị kiến thức,niềm tin, thái độ, nền
văn hố và giá trị xã hội, nó giúp người ta ứng xử bằng cách này hay cách khác đối với
các sự việc diễn ra.
3.2 Những người có ảnh hưởng quan trọng:
Hành vi của một người chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những người chung quanh.
Thông thường khi một người nào đó được ta kính trọng thì chúng ta thường nghe và tin
tưởng những điều họ nói, dễ làm theo những điều họ khuyên hoặc những việc họ làm.

Những người có ảnh hưởng lớn với chúng ta thường là:
-Trong gia đình: Ơng Bà, Cha Mẹ, Anh chị .
-Trong cộng đồng, xã hội: Thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, những người lãnh
đạo cộng đồng, những chức sắc trong tôn giáo....


3.3 Các nguồn lực có sẵn:
Nguồn lực bao gồm thời gian, kinh phí ( huy động sự đóng góp của người dân, kinh
phí Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ) nhân lực, cơ sở vật chất trang bị.
3.4 Các yếu tố văn hoá xã hội:
Bao gồm phong tục tập quán, lối sống, kinh tế.
Ví dụ: Phong tục tập quán là một trong nhứng yếu tố tác động đến hành vi sức
khỏe của đòng bào dân tộc. Một vài nhóm dân tộc ở miền núi phía Bắc có thói quen nằm
màn. Màn là một món quà truyền thống để mừng đám cưới trong người Mường ở Hịa
Bình và thường sử dụng cả đời. Những chiếc màn bằng vải bông thường mắc mỗi tối
để tạo một khoảng riêng tư trong gian nhà sàn truyền thống. Chính vì điều này đã giúp
cho chương trình phịng chống sốt rét Quốc fgia thành công với hơn 95% nhân dân sử
dụng màn
Kinh tế được xem như là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thay đổi hành vi
của con người.
Ví dụ trong thực tế: Để hạn chế tỷ lệ nhiễm giun trong cộng đồng ngồi kinh phí xây
dựng các chương trình truyền thông GDSK, những người nghèo trong cộng đồng cũng
cần phải có kinh phí hổ trợ xây dựng những hố xí đạt tiêu chuẩn, cũng như cấp phát
thuốc giun miễn phí....
3.5 Các loại hình thay đổi hành vi sức khỏe:
Theo một số các nhà giáo dục sức khỏe và tâm lý, có 3 loại hình thay đổi hành vi sức
khỏe như sau:
- Thay đổi tự nhiên: hành vi con người luôn thay đổi . Một số những thay đổi do môi
trường tự nhiên hoặc của cộng đồng xung quanh, chúng ta thường thay đổi theo
mà không nghĩ ngợi nhiều về điều đó

Ví dụ: Chị Thanh thường mặc áo mỏng cho con khi trời nóng và những lúc trời rét chị lại
mặc cho con những áo khoác dày
- Thay đổi theo kế hoạch: Có một việc làm hay một hành động xảy ra sau khi đã được
con người suy tính và lên kế hoạch cụ thể
Ví dụ: Trước đây, ơng Hùng hút thuốc rất nhiều. Giờ đây, ông bị ho nên ông ta quyết
định bỏ thuốc. Ông lên kế hoạch cắt giảm dần số lần hút trong ngày và quyết định sau
2 tuần bỏ hẳn.
- Sẵn sàng thay đổi: hành động thay đổi xảy ra sau khi nghe theo lời khuyên của
người khác hoặc bắt chước .Ví dụ:Trước đây, chị Bảy thường mua bánh kẹo cho con ăn,
nhung sau khi được xem các chương trình truyền thơng giáo dục sức khỏe về dinh
dưỡng trên tivi, chị Bảy nghe theo những lời khuyên của các cán bộ y tế và quyết định thay
bánh kẹo bằng trái cây là những thức ăn có lợi cho sức khỏe của trẻ
Tuy nhiên, không phải lúc nào người ta cũng sẵn sàng thay đổi hoặc nghe theo
những lời khuyên của người khác mặc dù họ vẫn nhận ra rằng thay đổi hành vi là có
lợi cho sức khỏe.
3.6 Các nhóm người khác nhau đối với việc tiếp nhận các kiến thức mới
Trong thực tế để thay đổi hành vi sức khỏe, chúng ta thường gặp nhiều nhóm ngưịi khác
nhau. Theo Roger ( 1983) chúng ta có thể tạm phân chia thành 5 nhóm người như sau:
NI : Nhóm người khởi xướng đổi mới
25%
NII: Nhóm người đa số chấp nhận đổi mới sớm
13,5
%
NIII: Nhóm người đa số chấp nhận thay đổi sớm
34%


NIV: Nhóm đa số chấp nhận thay đổi muộn
34%
NV : Nhóm chậm chạp bảo thủ

16%.
Hiểu biết được những nhóm người khác nhau sẽ giúp cho các chương trình giáo dục
sức khỏe đạt hiệu quả tốt. Thơng thường, nhóm II được xem là hạt nhân của sự đổi
mới, bởi
vì chính những người này có vai trị ot lớn và ảnh hưởng đến cộng đồng. Việc tìm ra
Suy nghĩ
những nhânKiến
phục những cản trở là một yêu cầu cơ bản của người
to thức
quanrọng đểkhắc

làm
t niềm
tác tin
giáo sức khỏe
cơng
h hưởng
dục hình
Thay
tình cảm
thái
độ
Xu hương
3.7 M các
u tố đế
n
vithay
sức đổi
khoẻ
giáyếtrị

hành
đổi
ô ngxãta đã biếản
hành thuyết và mô
xâyhành
dựng
hội
Như chú
t, ngày càng có nhiều hì thành
vi phần nh được h
ồn
vi

tron
thiện. Người ta có thể tổng hợp một hay nhiều
g chuỗi lý thuyết để thiết
lập nên mơ hình có tính ôNhững
đọng nhấtđối với một loại hình hành vi sức khỏe cụ thể
c một cộng đồng nhất song
trongtrong ững hoàn cảnh nhất định.
người có
định
nh
tố có
hưởng
Ví dụ, có thể lồng ghép ảnh
những
lý thuyết vào các thành Yếu
PRECEDthể
quan

phần

hình
PROCEED và coi đó như là
khung hoạt động chung. Hơn t ảnh hưởng : ũng đề cập
trọng
đến mơ hình niềm tin sứckhỏe,
mơ hìn h này được dùng để hế nữa,- người
Nguồn ta cố tiền đề
mô tả những
lực yếu tcó
mơ tả những
- Thời yếu t
gian
- Có sở vật chất

tính đến sự thay đổi của một hành vi sức khỏe. Hoặc có
o nâng cao
thể
sức khỏe bằng luận thuyết được FISBEIN & AZEN cho là đúng đó là các chuẩn mực
chủ quan, những thái độ hướng tới sự thay đổi hành vi...
Mơ hình được trình bày sau đây, được xem như là sự phối hợp của các yếu tố đã được
trình bày phần trên. Những nhân tố chủ quan cũng như những nhân tố khách quan
luôn tác động đến quá trình thay đổi hành vi sức khỏe, điều cơ bản là người làm công
tác GDSK cần phải hiểu rõ những nhân tố làm ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe để kịp
thời điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp với nhu cầu thực tế của cộng đồng

4. Các bước thay đổi hành vi sức khỏe
So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, Giáo Dục Sức Khỏe là một cơng tác khó làm
bởi vì nó liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi hành vi của con người. Trong thực tế

người dân có thể:
Nghe nhưng khơng hiểu và khơng nói là họ khơng hiểu
Nghe và nghĩ rằng mình đã hiểu rồi làm sai và phổ biến
sai
Nghe và hiểu nhưng khơng tin cho nên khơng thay đổi thói quen thực hiện
một hành động nào đó


Nghe, hiểu, tin và có hành động nhưng chưa thấy có kết quả như mong
muốn hoặc do cách làm cịn địi hỏi phải cố gắng rất nhiều nên thơi khơng làm
nữa....
Từ những phân tích trên, chúng ta thâý rằng cần phải hiểu rõ các bước trong quá trình
thay đổi hành vi sức khỏe thì chương trình GDSK mới thành cơng. Có thể tóm tắt thành
5 bước chính như sau:


Bước 1. Đối tượng nhận ra vấn đề:
Muốn cá nhân hay cộng đồng nào đó thay đổi hành vi có hại cho sức khoẻvà thực hành
các hành vi mới có lợi cho sức khoẻ thì người GDSK phải cung cấp đủ kiến thức, thông
tin để cho đối tượng nhận ra vấn đề của họ. Bước nầy có thể thực hiện bằng cách cung
cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, gặp gỡ trao đổi, thảo luận các
câu hỏi của đối tượng, giải thích để đối tượng hiểu rõ vấn đề của họ. Đây là bước khởi đầu
rất quan trọng, sẽ khơng có chuyển biến nếu như cá nhân, cộmh đồng chưa có kiến
thức để họ nhận ra vấn đề.
Bước 2. Quan tâm đến hành vi mới:
Khi đã hiểu được vấn đề thì đối tượng sẽ quan tâm đến vấn đề của họ và cách giải
quyết vấn đề. Bước nầy người giáo dục sức khoẻ phải gặp gỡ thảo luận để làm cho đối
tượng thật sự hiểu rõ vấn đề của họ ảnh hưởng đến chính bản thân họ và vấn đề có
thể giải quyết được.
Bước 3. Áp dụng thử các hành vi mới:

Nhờ đã hiểu và quan tâm đến vấn đề nên cộng đồng có thể áp dụng thử nghiệm các
hành vi mới. Giai đoạn nầy cần có sự hổ trợ của người GDSK và những người khác. Cần
phải quan tâm đến một số điều kiện cần thiết khác để tạo thuận lợi cho đối tượng thực
hành được các hành vi mới
Bước 4. Đánh giá kết quả thử nghiệm hành vi mới:
Thường sau khi áp dụng các hành vi mới mọi người sẽ đánh giá kết quả thu được,
những lợi ích và những khó khăn gặp phải. Bước nầy người GDSK phải giúp đối tượng
nhận ra được kết quả của hành vi mới và giá trị của nó đối với sức khoẻ của họ như thế
nào để họ quyết định duy trì hay từ chối hành vi mới.
Bước 5. Duy trì hành vi mới:
Một khi thấy được kết quả thực hiện hành vi mới là tốt và khơng khó khăn lắm thì đối
tượng tiếp tục duy trì hành vi mới. Lúc nầy cần những hổ trợ về tinh thần và vật chất
để đối tượng duy trì lâu dài hành vi mới. Cũng có thể đối tượng gặp khó khăn, khơng
thấy kết quả dẫn đến sự phủ nhận hành vi mới. Lúc nầy cán bộ giáo dục lại phải kiên
trì cung cấp thêm thơng tin, trao đổi thảo luận, tạo điều kiện cho đối tượng hiểu và thực
hiện hành vi mới. Càn phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân làm cho đối tượng từ chối thực
hiện hành vi mới, từ đó tìm cách giải quyết vấn đề cho phù hợp với hồn cảnh thực tế.
Ví dụ: đa số phụ nữ dân tộc khơng có thói quen sinh con ở các cơ sở Y tế, ở một số
nơi, 90% ca đẻ khơng có người đỡ hoặc chỉ có sự giúp đỡ của ai đó trong gia đình. Vì
vậy một trong những mục tiêu của chương trình SKSS là khuyến khích động viên các
phụ nữ dân tộc đến sinh con tại các cơ sở Y tế để được khám thai và theo dõi thường
xuyên. Muốn thực hiện được mục tiêu này các cán bộ Y tế phải giúp cho họ nhận ra
vấn đề ích lợi của việc theo dõi và khám thai định kỳ, tạo sự quan tâm bằng các phương
pháp và phương tiện truyền thông giáo duc sức khỏe. Động viên và khuyến khích họ bằng
việc cung cấp thuốc miễn phí. Khen thưởng, biểu dương tại cộng đồng những phụ nữ đã
đến trạm Y tế sinh con. Sau khi mô hình áp dụng cần có sự đánh giá:
- Nếu chương trình thành cơng hơn mong đợi cần tiếp tục duy trì để trở thành một
thói quen thường xun.
- Nếu chương trình thất bại cần phải xem xét lại:



Trạm Y tế quá xa địa bàn dân cư ? cán bộ chun mơn khơng có? Thời gian có mặt
của cán bộ Y tế không đảm bảo? Thuốc không đủ cung cấp ? Người dân thiếu kiến
thức do các phương pháp và phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản
không đến được cộng đồng? Người dân không tin tưởng việc sinh con ở trạm là tốt?
Hay là do chưa tác động đến cộng đồng thay đổi lối sống?
Trong giáo dục sức khỏe chúng ta phải chú ý tuân thủ theo 5 bước thay đổi hành vi:
- Trước tiên phải kích thích sự chú ý của đối tượng giáo dục ( đối tượng đích) vào một ý
kiến mới, thái độ mới hay cách làm mới khác với cái cũ họ có sẵn, giúp họ nhận ra cái
mới có lợi cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Lúc này các phương tiện thơng tin đại
chúng có tác dụng
- Tiếp theo cần làm cho đối tượng thực sự quan tâm đến hành vi mới bằng cách cung
cấp thông tin chi tiết hơn về nguyên nhân, hậu quả, lợi ích của vấn đề, các giải
pháp lựa chọn để giải quyết vấn đề, từ đó họ sẽ có mong muốn giải quyết vấn đề của
mình. Giai đoạn này sử dụng các phương tiện thơng tin đại chúng có tác dụng quan
trọng
- Khuyến khích đối tượng làm thử theo cái mới bằng giải pháp lựa chọn thích hợp nhất.
Giai đoạn này cần trực tiếp thảo luận và hướng dẫn cụ thể hơn cho đối tượng. Các
phương tiện thông tin đại chúng lúc này sử dụng có tác dụng ít. Vai trị của những
người lãnh đạo cộng đồng , hướng dẫn dư luận và những người đã trải qua cách làm
mới là rất quan trọng. Bởi vì lúc này đối tượng cần những lời khuyên bảo và kinh
nghiệm của những người đi trước, vai trò của những người đồng cảm cũng đáng lưư
ý
- Giúp đối tượng tự đánh giá kết quả làm thử theo mục tiêu họ đã đề ra, như vậy họ
sẽ nhận thấy rõ lợi ích của việc làm mới, hành vi sức khỏe mới. Làm thử và tự
đánh giá là hai bước rất quan trọng cần có sự giúp đỡ của cán bộ y tế, cán bộ giáo dục
sức khỏe, những người có uy tín, những người có trách nhiệm trong cộng đồng.
- Hổ trợ đối tượng duy trì hành vi sức khỏe mới một khi họ đã chấp nhận và nhất là
khi họ từ chối chưa thấy lợi ích hoặc thất bại trong lần làm thử đầu tiên. Việc giúp đỡ
về tinh thần, tâm lý là cần thiết trong một thời gian dài đủ để cho hành vi mới

hoặc sự thay đổi hành vi sức khỏe mới trở thành một thói quen.
5. Những điều kiện hổ trợ để thay đổi hành vi sức khỏe
Như vậy quá trình thay đổi hành vi diễn biến phức tạp theo nhiều bước và chịu nhiều
tác động. Để làm cho đối tượng thay đổi hành vi thì cần phải có một số điều kiện sau:
1. Đối tượng phải nhận ra họ có vấn đề sức khoẻ.
2. Họ quan tâm và mong muốn giải quyết vấn đề.
3. Họ hiểu rõ các hành vi lành mạnh để giải quyết vấn đề sức khoẻ.
4. Hành vi lành mạnh có khả năng thực hiện và được chấp nhận.
5. Đối tượng phải thử nghiệm và đánh giá được lợi ích của thực hiện hành vi mớị
6. Đối tượng phải chấp nhận và chấp nhận duy trì hành vi mới với sự hổ trợ cần thiết.
Tóm lại:
Đề cập đến những phương pháp để thay đổi hành vi, nhiều chuyên gia của Tổ Chức Y
Tế Thế Giói cho rằng: để thay đổi hành vi cần thực hiện những hoạt động truyền bá
kiến thức cho mọi người là điều quan trọng. Tuy nhiên, việc làm này chưa đủ, phải hiểu
rằng trong nhiều trường hợp không chỉ cá nhân mới cần thay đổi mà phải thay đổi cho cả
cộng đồng. Hơn thế nữa muốn thay đổi hành vi của cá nhân hay cộng đồng cần xem xét
cả những yếu tố bên trong lẫn bên ngoài ( Inside & Outside) ảnh hưởng lên hành vi
của họ,


nghĩa là nơi họ sinh sống, mối quan hệ họ hàng làng xóm, cơng việc họ đang làm, thu
nhập ra sao, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe kể cả đạo đức, thái độ, kỹ năng của người
cung cấp dịch vụ như thế nào? Nguồn lực của cộng đồng và mối quan tâm của những
người lãnh đạo đã ảnh hưởng như thế nào đến sự thay đổi các chương trình sức khỏe. Do
đó, tùy theo từng lý do đằng sau các hành vi hay các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi mà
chúng ta có những chính sách và chiến lược quan trọng để giúp cho sự thay dổi hành
vi sức khỏe
Mặt khác, thay đổi hành vi sức khỏe là một quá trình cần phải được tiến hành thường
xuyên và liên tục, quá trình này phức tạp bởi sự tác động của nhiều yếu tố. Muốn quá
trình thay đổi hành vi sức khỏe thành cơng, người làm chương trình giáo dục sức khỏe

cần phải quan tâm xem xét trên nhiều khía cạnh và quan trọng là tạo được sự quan
tâm và hợp tác của cộng đồng có như vậy chương trình giáo dục mới tạo được sự quan
tâm và bền vững trong cộng đồng


BÀI 3 : NGUYÊN TẮC TT-GDSK VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE
Mục tiêu
1. Trình bày được khái niệm về nguyên tắc giáo dục sức khỏe
2. Nêu được các nguyên tắc cơ bản trong giáo dục sức khỏe
3. Áp dụng được một số nguyên tắc trong một chương trình giáo dục sức khỏe cụ
thể
Nội dung
1. Khái niệm nguyên tắc giáo dục sức khỏe :
Nguyên tắc GDSK là những điều cơ bản đã được quy định để làm cơ sở cho các
hoạt động TT- GDSK trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức,
phương tiện và cách thực hiện GDSK. Nguyên tắc GDSK xuất phát từ mục đích,
nhiệm vụ, và bản chất của giáo dục sức khỏe cũng như ứng dụng các thành tựu y
học và các lĩnh vực khoa học khác như tâm lý, giáo dục...
2. Các nguyên tắc giáo dục sức khỏe:
2.1 Nguyên tắc tính khoa học:
Bản thân giáo dục sức khỏe là một mơn khoa học và đó là sự kết hợp giữa khoa
học hành vi, tâm lý học giáo dục và sức khoẻ cộng đồng. Cơ sở để ứng dụng của
các mơn khoa học trên được giải thích như sau:
2.1.1
Khoa học hành vi:
Là môn khoa học nghiên cứu cách ứng xử của con người. Có thể cho rằng
khoa học hành vi trong y học và y tế công cộng ra đời cùng với y tế công cộng vào
những năm đầu thế kỷ XX. Nói cách khác, vào thời đó, người ta đã ứng dụng khoa
học hành vi vào lĩnh vực y học và y tế công cộng. Các nhà y học, cụ thể là các thầy
thuốc làm công tác điều trị bệnh đã nhận thấy rằng ngoài các yếu tố do môi trường

và di truyền làm cho con người phát sinh bệnh tật, hành vi không lành mạnh của
con người cũng góp phần khơng nhỏ gây ra nhiều những bệnh nguy hiểm. Người ta
nhận thấy: chỉ có thể điều trị khỏi bệnh, một khi cá nhân đó nhận ra rằng những gì
cần phải làm chính là thay đổi hành vi sức khỏe khơng lành mạnh do chính mình
tạo ra.
Như chúng ta đã biết hành vi là một phức hợp những hành động chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố như mơi trường, xã hội, văn hố, kinh tế, di truyền. Mỗi hành vi
bao gồm 4 thành phần chủ yếu: Kiến thức, thái độ, niềm tin và thực hành. Hành vi
sức khỏe được thể hiện như sau:
- Nhận thức của con người về:
Tình trạng sức khỏe, bệnh tật của bản thân và cộng đồng.
Các dịch vụ y tế, các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe trong cộng đông
- Thái độ đối với:
Các vấn đề sức khỏe, thói quen, lối sống, phong tục tập quán
- Thực hành
Các biện pháp tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe,
Phòng chống bệnh tật và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe
Bàn về khía cạnh tâm lý học được ứng dụng trong giáo dục sức khỏe, người
ta nhận thấy rằng: xét ở một góc độ nào đó, tâm lý học chính là khoa học nghiên
cứu hành vi con người.


Nói cách khác người ta dựa trên cơ sở tâm lý học để phân tích các yếu tố tác
động đến hành vi con người.. Có thể nói rằng trong suốt quá trình khám chữa bệnh,
người thầy thuốc khám chữa bệnh cần phải hiểu về tâm lý và nhu cầu của họ, về
văn hóa phong tục tập qn, hồn cảnh kinh tế gia đình, tình trạng hơn nhân kể cả
những yếu tố xã hội khác liên quan đến sức khỏe và bệnh tật. Cịn trong y tế cơng
cộng, sự hiểu biết của con người khơng cịn mang tính cá nhân mà cho cả một cộng
đồng dân cư và mối quan hệ này liên quan đến những chính sách chiến lược vĩ

mơ. Những cơ sở tâm lý học sau đây được xem như là những môn khoa học căn
bản liên quan đến lĩnh vực y học và y tế công cộng :
2.1.2
Tâm lý học giáo dục:
GDSK chính là q trình dạy và học, để việc học đạt được kết quả tốt cần có
những điều kiện tâm lý cho việc học tập đạt kết quả như sự thoải mái về tinh thần,
mục đích của việc học để làm gì, tích cực và chủ động tham gia vào quá trình học,
nội dung giáo dục phải phù hợp với trình độ và phong cách riêng của mỗi người; tự
chịu trách nhiệm và tự kiểm soát mọi hoạt động của bản thân trong học tập cũng
như trong thực hành.
2.1.3
Tâm lý học xã hội:
Giáo dục số đông địi hỏi phải biết cách tác động có hiệu quả tới tinh thần và tính
tích cực của nhiều người. Ngược lại, sự tác động tích cực của tập thể và xã hội có
vai trị thay đổi sự nhận thức của từng cá nhân. Do đó, cá nhân hay con người
trong một xã hội chủ yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm
họ hài lịng và khuyến khích họ hành động. Đồng thời việc nhu cầu được thỏa mãn
và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người. Theo cách xem xét đó,
nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ
thay đổi được hành vi của con người.
Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên cao. Những nhu cầu ở cấp
cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng.
Bậc thang nhu cầu của MASLOW
Nhu cầu về sự tự hồn thiện
Nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng
Mức cao
Nhu cầu về quyền sở hữu và tình cảm (được u
thương).
Nhu cầu về an tồn và an ninh
Mức thấp

Nhu cầu về thể chất và sinh lý
Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con người gồm
nhu cầu ăn, mặc, ở... Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu được bảo vệ.
Nhu cầu an tồn có an tồn về tính mạng và an toàn về tài sản. Cao hơn nhu cầu an
toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ con người với
tổ chức hay quan hệ giữa con người với tự nhiên. Con người ln có nhu cầu yêu
thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để
phát triển. Ở trên cấp độ này là nhu cầu được nhận biết và tôn trọng. Đây là mong
muốn của con người nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người
xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” khơng thể thiếu trong
hệ


thống phân công lao động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng
cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng. Vượt lên trên tất cả các nhu
cầu đó là nhu cầu sự thể hiện. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn.
Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một cơng việc nào đó theo sở thích
và chỉ khi cơng việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lịng.
2.1.4
Tâm lý học nhận thức
Q trình nhận thức của con người có thể chia làm 2 giai đoạn: nhận thức cảm tính
bằng các giác quan và nhận thức lý tính bằng các thao tác tư duy (như so sánh,
khái qt hố, phân tích, tổng hợp…). GDSK khơng những chỉ giúp cho đối tượng
nhận thức bằng cảm quan mà quan trọng hơn là giúp cho họ chuyển được sang
nhận thức lý tính, tự nhận thức và cuối cùng là vận dụng được vào thực tế giải
quyết các vấn đề sức khoẻ của bản thân và cộng đồng nhằm thay đổi hành vi và lối
sống, biến thành thói quen có lợi cho sức khoẻ.
Như vậy q trình thay đổi hành vi sức khỏe là quá trình nhận thức từ thấp đến
cao. Q trình nhận thức địi hỏi phải có sự chú ý trong việc tiếp nhận thông tin. Sự
chú ý này phụ thuộc vào mức hấp dẫn, độ phức tạp thông tin và động cơ nhu cầu

của mỗi người Thông tin cũng cần phải được sắp xếp để đối tượng dễ cảm nhận.
Q trình nhận thức cịn mang đặc tính hiện thực: đó là một q trình mang tính
riêng biệt của mỗi người, nó phụ thuộc vào đặc điểm các nhân, trình độ học vấn,
lối sống và giới.
Hiểu được những đặc điểm trên sẽ giúp cho người làm công tác giáo dục sức khỏe
thành công trong việc thiết kế các chương trình giáo dục cho từng đối tượng klhác
nhau trong cộng đồng
2.1.5
Lý thuyết phổ biến sự đổi mới:
Những thay đổi hành vi sức khoẻ của con người được coi là sự đổi mới. GDSK bao
gồm những hoạt động truyền thơng nhằm đạt được sự đổi mới đó.
Ngồi ra, tính khoa học của GDSK được thể hiện trong việc xác định nội dung
GDSK, lựa chọn những phương pháp, hình thức, phương tiện GDSK và được ứng
dụng một cách cụ thể trong việc lập kế hoạch GDSK một cách hợp lý, phù hợp nhu
cầu cộng đồng, tiết kiệm nguồn lực.
2.2 Nguyên tắc tính đại chúng:
Để tiến hành một chương trình GDSK cần phải nghiên cứu đối tượng vì mỗi cộng
đồng đều mang một bản sắc đặc thù địa phương và có tính khép kín tương đối, nếu
khơng hiểu hết những đặc điểm ấy, sẽ không xây dựng được nội dung GDSK thích
hợp và sử dụng phương pháp GDSK phù hợp. Giá trị đạo đức, văn hoá, tinh thần
quyết định hành vi của các thành viên trong cộng đồng .
Những yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến việc hình thành hành vi sức khoẻ của mọi
người:
-Tục lệ, tính phong kiến
-Tơn giáo
-Trình độ học vấn
-Dân tộc, chủng tộc
-Nhóm tuổi .



GDSK phải xuát phát từ nhu cầu của cộng đồng. Do vậy đòi hỏi phải động viên
được mọi người cùng tham gia thực hiện GDSK, mặt khác GDSK là công tác
lâu dài, cần được xã hội hoá để trở thành phong trào quần chúng rộng khắp và liên
tục. Giáo dục sức khoẻ được tiến hành cho mọi người vì lợi ích của mọi người và
cộng đồng xã hội mà còn được mọi người tham gia thực hiện. Mọi người vừa là
đối tượng của GDSK vừa là người tiến hành GDSK.
Ví dụ: Bất cứ ai đã đến thăm vùng đồng bảo dân tộc sinh sống đều được mời uống
rượu như một biểu hiện của lòng mến khách và lòng tin. Tuy nhiên những lần mời
rượu như thế vậy thường dẫn tới việc uống quá nhiều. Đây không phải là hiện
tượng mới mà đã được nhắc đến từ nhiều thập kỷ trước ( Lewis, 1951). ở Việt
Nam, đặc biệt ở những vùng núi người ta thường nấu rượu tại nhà và trong rượu có
thể cịn chứa một lượng lớn methanol. Cả trẻ con và thanh niên đều uống rượu
thường xuyên (ADB, 2001c), uống quá nhiều rượu có thể gây ra nhiều tác hại hơn
người ta tưởng. Số liệu sơ bộ của cuộc điều tra sức khỏe toàn dân năm 2002 đã
khẳng định đồng bào dân tộc thiểu số uống rượu thường xuyên hơn người Kinh.
Do đó xuất phát từ vấn đề sức khỏe của cộng đồng, nguyên tắc đại chúng được áp
dụng trong ví dụ trên là:
- Cộng đồng phải hiểu rõ mối nguy hiểm của việc uống rượu.
- Các phương tiện, phương pháp giáo dục sức khỏe phải dựa trên vấn đề sức
khỏe thực tế của cộng đồng (việc uống rượu thường xuyên tại cộng đồng) để
phát triển những phương pháp, phương tiện giáo dục sức khỏe phù hợp và
được sự chấp nhận của cộng đồng.
Công tác giáo dục sức khỏe là cơng tác lâu dài, địi hỏi phải phát động thành những
phong trào quần chúng rộng khắp, liên tục. Trở thành loại hình hoạt động xã hội
được duy trì và phát triển.
Ngoài ra, giáo dục sức khỏe cũng cần đến những nguồn lực khác nhau, bao gồm
nguồn lực của nhà nước, của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và sự đóng góp
của người dân trong cộng đồng. Cần sử dụng nguồn lực một cách hữu hiệu để đạt
được mục tiêu cao nhất trong cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
2.3 Nguyên tắc tính trực quan :

Mọi yếu tố tác động trực tiếp đến các giác quan (tai, mắt...) của con người đều gây
được ấn tượng sâu sắc, do vậy nội dung GDSK phải được minh hoạ bằng những
hình tượng sinh động để đối tượng cảm nhận và nhớ lâu hơn.
Ví dụ: Hình quả cầu gai - trong áp phích về phịng chống HIV/AIDS có tác
dụng mạnh mẽ đến trực quan của mọi người.
Mục đích của việc sử dụng những phương tiện trực quan trong GDSK là nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho đối tượng suy nghĩ và hành động để đạt được mục tiêu đã
định (tránh lạm dụng) .
Bản thân người cán bộ y tế và cơ sở y tế với toàn bộ những họat động của mình
phải là những mẩu hình trực quan sinh động có tác dụng giáo dục mạnh mẽ nhất
đối với mọi người
2.4 Nguyên tắc tính thực tiễn :
Lý luận khoa học trong GDSK đều phải góp phần tích cực giải quyết vấn đề sức
khoẻ một cách thiết thực, mang lại hiệu quả cụ thể mới có sức thuyết phục cao.


Bản thân người dân bắt tay vào làm những công việc nhằm biến đổi chất lượng
cuộc sống của chính họ,trong đó có sức khỏe của chính họ
Lấy thực tiễn của kết quả hành động để giáo dục, đánh giá và cải tiến tồn bộ hệ
thống giáo dục sức khỏe
Ví dụ: Chương trình cung cấp nước sạch đã sử dụng giếng nước công cộng
tại các thôn của đồng bào dân tộc mang lại hiệu quả cao về tính thực tiễn, đồng
bào có thói quen sử dụng giếng nước cơng cộng, giảm thiểu đáng kể các bệnh gây
ra do nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước.
2.5 Nguyên tắc lồng ghép :
Lồng ghép không những là nguyên tắc quan trọng được áp dụng trong giáo dục
sức khỏe mà cịn là phương pháp cơng tác trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cho nhân dân. Lồng ghép trong giáo dục sức khỏe là sự phối hợp các mặt
hoạt động trong quá trình GDSK, đó chính là :
- Phối hợp một số hoạt động của các chương trình GDSK có tính chất giống nhau

hoặc liên quan với nhau để hổ trợ và tăng cường lẫn nhau.
- Phối hợp hoạt động GDSK với các hoạt động khác của ngành y tế và các ngành
khác, các đoàn thể nhân dân.
- Phối hợp mọi nguồn lực sẵn có để đạt hiệu quả cao hơn trong GDSK, tránh những
trùng lắp khơng cần thiết hoặc bỏ sót cơng việc, tiết kiệm nguồn lực, tránh lãng
phí và nâng cao chất lượng công tác GDSK
Lồng ghép giáo dục sức khỏe trong nghành y tế có thể được tiến hành trong:
- Các hoạt động chun mơn: phịng bệnh, chữa bệnh...
- Hoạt động của các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương
- Hoạt động của các cơ quan đào tạo cán bộ, nhân viên y tế
- Hoạt động của từng cán bộ nhân viên y tế
- Lồng ghép giáo dục sức khỏe với hoạt động của các nghành khác:
- Lồng ghép giáo dục sức khỏe trong nghành giáo dục: các chương trình
GDSK ở các cấp tiểu học , trung học ...
Lồng ghép giáo dục sức khỏe trong hoạt động của các cơ quan thông tin đại chúng
Lồng ghép giáo dục sức khỏe trong hoạt động của quần chúng nhân dân hằng
ngày tại các cộng động khác nhau
Lồng ghép giáo dục sức khỏe trong hoạt động của các nghành về kinh tế – xã hội
khác
Ví dụ: Chương trình dân số và KHHGĐ là sự lồng ghép của hai chương trình dân
số và KHHGĐ.
2.6 Nguyên tắc tính vừa sức và vững chắc:
- Nội dung và phương pháp giáo dục sức khỏe phải phù hợp với từng đối
tượng, nhu cầu, yếu tố tâm lý và độ tuổi. Các chương trình giáo dục sức khỏe
cũng cần phải lặp đi lặp lại dưới nhiều hình thức khác nhau để củng cố nhận thức
và thay đổi dần thái độ, những hành động cần trở thành thói quen, nếp sống mới
hằng ngày của đối tượng , tránh rập khn, nóng vội.Ví dụ: Thói quen đội mủ bảo
hiểm để phịng tránh tai nạn giao thơng chứ khơng phải lý do vì bị ép buộc
2.7 Nguyên tắc đối xử cá biệt và bảo đảm tính tập thể:
Nguyên tắc này nhấn mạnh đến cách tiếp cận và tác động khác nhau đối với từng

cá nhân, từng nhóm, từng tập thể. Cần phải biết tận dụng vai trị và uy tín của



nhân để phát huy tạo thành sức mạnh tập thể và dựa vào tập thể để giáo dục những
cá nhân chậm tiến
2.8. Nguyên tắc phát huy cao độ tính tích cực, tự giác, chủ động và sang tạo
Nguyên tắc này nhấn mạnh đến q trình giáo dục, mục đích của giáo dục sức
khỏe là nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của chính bản thân
những người trong cộng đồng bằng những hành vi sức khỏe và lối sống lành mạnh.
Kết luận: Trước khi muốn thực hiện một chương trình giáo dục hay một dự án về
giáo dục sức khỏe thì việc xem xét thực trạng sức khỏe, mơ hình để thay đổi hành
vi cũng như các yếu tố liên quan là điều quan trọng và vô cùng cần thiết. Tuy
nhiên, người làm công tác GDSK cũng cần phải cân nhắc và ứng dụng những
nguyên tắc GDSK để chương trình đạt được kết quả như mong muốn.


BÀI 4 : CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
Mục tiêu 1. Nêu được các nội dung giáo dục sức khoẻ nhằm thực hiện chiến lược
CSSKBĐ và nội dung giáo dục sức khoẻ ưu tiên trong giai đoạn hiện
tại.
2. Liệt kê nội dung chính của giáo dục dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe
ở trường học, giáo dục vệ sinh môi trường, giáo dục vệ sinh lao
động phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp, giáo dục phịng
chống bệnh tật nói chung.
Nội dung
Giáo dục sức khoẻ trong CSSKBĐ
GDSK là một nội dung quan trọng để thực hiện chiến lược
chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ). GDSK là nội dung cốt lõi
và trọng tâm của chiến lược CSSKBĐ. Trong hoàn cảnh của Việt nam

hiện nay, Chính phủ và Bộ Y tế đưa ra 6 nội dung ưu tiên trong công
tác GDSK là:
- Sức khoẻ bà mẹ trẻ em
- Dinh dưỡng
- Sức khoẻ ở trường học
- Vệ sinh và bảo vệ môi trường
- Vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp
- Phịng chống bệnh tật nói chung và các bệnh, nhóm bệnh nổi bật tuỳ
từng giai đoạn.
1. Giáo dục sức khỏe bà mẹ và trẻ em:
Bà mẹ và trẻ em chiếm 60 - 70 % dõn số, nếu sức khoẻ của bà mẹ
và trẻ em được nâng cao thì sức khoẻ tồn xã hội đó được tăng cường .
1.1. Những nội dung quan trọng cần tập trung GDSK cho
đối tượng bà mẹ trẻ em:
• Theo dõi thường xuyên sự phát triển của trẻ em bằng biểu đồ
tăng trưởng
• Bù nước uống khi trẻ bị tiêu chảy
• Cho trẻ bú mẹ và ăn bổ sung đủ về số lượng và chất lượng
• Tiêm chủng mở rộng phịng các bệnh nguy hiểm ở trẻ em.
• Phịng chống một số bệnh khác mà trẻ em hay mắc như nhiễm
trùng đường hô hấp cấp, thiếu Vitamin A, Thấp tim, Sốt rột,
Sốt xuất huyết Dengue, Viêm não, Viêm gan.
• Cung cấp đủ thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em
• Chăm sóc bà mẹ trước và sau sinh
• Giáo dục về Dân số, Kế hoạch hố gia đình
Nội dung GDSK BMTE có thể tóm tắt trong nội dung GOBIFFF của
UNICEF
( Growth chart, Oral rehydratation, Breatfeeding, Immunization,
Food supply, Family planning, Female education)
1.2. Các nội dung GDSK cần lưu ý trong chương trình tiêm

chủng mở
rộng:
• Tiêm chủng đầy đủ bao gồm đủ liều, đủ mũi cho từng loại bệnh.


•T

h
e
o
d
õ
i
s

c
k
h
o

tr

s
a
u
k
h
i
ti
ê

m

chủng tại khu vực tiêm ít nhất 30 phút và tại nhà ít nhất 2
ngày.


• Các phản ứng thông thường sau tiêm chủng và cách xử trí.
• Các phản ứng nguy hiểm sau tiêm chủng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.
2. Giáo dục dinh dưỡng :
2.1. Thực trạng:
Dinh dưỡng là nhu cầu thiết yếu, vấn đề của đời sống hàng ngày, liên
quan đến tất cả mọi người. Theo kết quả khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc
gia năm 2014, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam trong ba thập kỷ qua đã
được cải thiện đáng kể. Theo đó, tính từ năm 1985 đến năm 2014, tỷ lệ trẻ dưới 5
tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đã giảm từ 51,5% xuống còn 14,5 %. Tương tự,
tỷ lệ thấp cũi cũng giảm từ 59,7% xuống cũn 24,9 %. Tuy nhiờn, nếu tính theo tỷ lệ
này thì ở Việt Nam, hiện tại cứ 4 trẻ thì vẫn cũn 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi
(chiều cao thấp so với tuổi).
Nguyên nhân có thể là do tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam
vẫn còn cao: tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 29,2%, thiếu vitamin A tiền
lâm sàng là 14,2%, thiếu kẽm (81,2%), thiếu vit D (53,7% ở nông thụn, 62,1% ở
thành phố). Đặc biệt, khẩu phần của trẻ cũng chỉ đáp ứng được 60,3% nhu cầu
canxi và 10,6% nhu cầu vitamin D khuyến nghị, trong khi đây là những vi chất
quan trọng giúp trẻ tăng trưởng và khỏe mạnh. Tình trạng thiếu hụt vitamin D và
khẩu phần canxi thấp đang là những vấn đề ảnh hưởng đến thể chất và sức khỏe
của trẻ em Việt nam.
2.2. Mục tiêu của chiến lược dinh dưỡng quốc gia từ 2011 - 2020 và tầm
nhìn 2030
2.2.1. Mục tiêu chung
Đến năm 2020, bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối

hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh; suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể
thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt
Nam; kiểm sốt có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì góp phần hạn chế các
bệnh mạn tính khơng lây liên quan đến dinh dưỡng.
2.2.2. Các mục tiêu cụ thể
-

Mục tiêu 1: Tiếp tục cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người
dõn.

-

Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.

-

Mục tiêu 3: Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng.


-

Mục tiêu 4: Từng bước kiểm sốt có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì và yếu
tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính khơng lây liên quan đến dinh dưỡng
người trưởng thành.

-

Mục tiêu 5: Nâng cao hiểu biết và tăng cường thực hành dinh dưỡng hợp lý.

-


Mục tiêu 6: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng
tại cộng đồng và cơ sở y tế.
2.3. Tầm nhìn đến năm 2030

Đến năm 2030, phấn đấu giảm suy dinh dưỡng trẻ em xuống dưới mức có ý
nghĩa sức khỏe cộng đồng (suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 20% và suy dinh
dưỡng thể nhẹ cân dưới 10%), tầm vóc người Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Nhận
thức và hành vi về dinh dưỡng hợp lý của người dân được nâng cao nhằm dự
phịng các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng đang có khuynh hướng gia
tăng. Từng bước giám sát thực phẩm tiêu thụ hàng ngày nhằm có được bữa ăn cân
đối và hợp lý về dinh dưỡng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm nhu cầu
dinh dưỡng cơ thể và gúp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi đối tượng
nhân dân, đặc biệt là trẻ em tuổi học đường.
2.4. Giải pháp về truyền thông vận động và thông tin truyền thông giáo
dục dinh dưỡng giai đoạn 2015 -2020 bao gồm:
-

Đẩy mạnh công tác truyền thông vận động, nâng cao kiến về tầm quan trọng của
công tác dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm lý, thể chất và trí
tuệ của trẻ em cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý.

-

Triển khai các hoạt động truyền thông đại chúng với các loại hình, phương thức,
nội dung phù hợp với từng vùng, miền và từng nhóm đối tượng nhằm nâng
cao hiểu biết và thực hành dinh dưỡng hợp lý đặc biệt là phòng chống suy dinh
dưỡng thấp còi, khống chế thừa cân – béo phì và các bệnh mạn tính khơng lây
liên quan đến dinh dưỡng cho mọi tầng lớp nhân dân.


Tiếp tục thực hiện giáo dục dinh dưỡng và thể chất trong hệ thống trường học (từ
mầm non đến đại học): Xây dựng và triển khai chương trình dinh dưỡng học
đường (từng bước thực hiện thực đơn tiết chế dinh dưỡng và sữa học đường cho
lứa tuổi mầm non và tiểu học). Xây dựng mơ hình phù hợp với từng vựng miền
và đối tượng.
2.5. Nội dung của GDSK về dinh dưỡng cần tập trung vào các vấn đề
sau đây:


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×